What's new

Phượt nhậu Hà nội…Trên đường đổi mới.

Status
Not open for further replies.
Hôm nay thứ sáu ngày 13, mưa to mà HN ko lụt, có lí do để đi nhậu hưởng ứng bác He, cơ mà hội nghị (beer) là mở rộng hay thế nào ấy đấy?
 
Hero định cuối tuần ngắm nghía cái đất gái đẹp của anh à? Mưa gió thía này chui lên đó óe có giề đâu? Buồn thối ruột mà ko đi đâu đc cả

IMG_0176-1-1.jpg

Đường sá thía này thì đi đâu hả chú =))
 
Em đang định lên cái đập trên Hàm Yên câu cá, dã ngoại đến Chủ Nhật về nhưng điện thoại cho thằng bạn thấy nói đêm qua mưa to. Sợ lên đấy chả được việc gì, đi cũng dở ở cũng chả xong, lại lôi nhau vào nhà nghỉ ăn ...với nhậu thì buồn...
Anh Voong tư vấn cho ý kiến nhỉ?
 
Chú thích câu cá thì đúng rồi...thiếu gì chỗ câu ở cái đất Hàm yên đấy. Thế nên thích câu thì cứ đi ko ngại đâu. Mưa gió mới có cái để cảm nhận và thú vị hơn nhiều chứ.
Mà chú định câu sông hay câu hồ?
 
Hồ Khởn (hay Hồ Khửn) rộng hơn 60 ha, nằm ở phía tây bắc xã Thái Sơn, tiếp giáp thị trấn Tân Yên (Hàm Yên). Theo tiếng Tày, “khửn” nghĩa là bước lên, đi lên (khửn lườn: mời vào nhà). Tháng 12-2006, sau kỳ họp của HĐND huyện Hàm Yên, hồ chính thức đổi tên thành hồ Thái Sơn.
Tháng 8-1979, người dân xã Thái Sơn với kinh phí hỗ trợ của nhà nước đã đóng góp công lao động, đắp một con đập ngăn suối lấy nước tưới cho ruộng đồng. Ông Hứa Công Chủ, Bí thư Đảng ủy xã, người đã tham gia vào việc “khai sinh” con đập và cái hồ, cho biết: “Những ngày ấy chưa ai nghĩ con đập và hồ nước sẽ trở thành điểm du lịch. Ý nghĩa của nó chỉ là để bảo đảm nguồn nước tưới cho hơn 38 ha ruộng của 6 thôn thuộc xã Thái Sơn mà thôi”.

Trên hồ có hơn chục hòn đảo lớn nhỏ. Hơn 10 năm nay, người dân quanh vùng chèo thuyền, đi cole vào các đảo trồng rừng, trồng cây ăn quả. Nhìn những hòn đảo lúp xúp cây như những cái bát úp, ai cũng tò mò muốn được đến tận nơi, xem thực hư người dân ở đây làm ăn thế nào… Và bắt đầu từ những năm 1990, nhân dân thị trấn và các xã lân cận biết đến hồ Khởn như một điểm nghỉ ngơi vào những ngày cuối tuần.

Từ năm 2005, huyện Hàm Yên đã xây dựng kế hoạch đầu tư, coi hồ Khởn là một trong ba trục phát triển du lịch sinh thái của huyện, gồm: động Tiên (xã Yên Phú) – rừng Cham Chu (xã Phù Lưu) – hồ Khởn (xã Thái Sơn). Hiện nay, huyện và xã đã sơ bộ thống nhất quy hoạch, xã Thái Sơn cũng đang đẩy mạnh xã hội hoá du lịch, coi du lịch như một phương án điểm giúp dân thoát nghèo, đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tại hồ Khởn, những đảo cây ăn quả, cây bóng mát đang phát triển khá nhanh. Nhiều du khách sau khi tham quan hồ đã ghé thuyền đến các đảo, xin phép gia chủ thăm vườn cây và thưởng thức “đặc sản” ngay tại vườn, nhiều nhà vườn mặn mà đãi khách không lấy tiền.

Mới đây có đoàn nhạc sĩ từ Hà Nội lên sáng tác ca khúc về Hàm Yên, có ghé thăm hồ Khởn. Họ rất thích không khí cũng như phong cảnh nơi đây. Ai cũng động viên phải đầu tư và gìn giữ để hồ Khởn được nhiều người biết đến hơn nữa.

Không chỉ có tiềm năng về du lịch, mà hồ Khởn còn được biết đến như một nơi cung ứng các loại cá nuớc ngọt của huyện. HTX xã Thái Sơn đã cho thả nhiều loại cá, như cá trắm, cá trôi, cá rô phi, cá chép… với sản lượng lên đến 30 tấn.

Vừa qua, Sở Thương mại và Du lịch đã tổ chức cho cán bộ xã đến tham quan mô hình phát triển du lịch sinh thái tại Đại Lải (Vĩnh Phúc). Ông Hứa Công Chủ cho biết: Sau chuyến đi, xã đã có khá nhiều dự định, trong đó tâm đắc nhất là dự định làm dịch vụ câu cá tại hồ Khởn, đây chính là mô hình kết hợp giữa du lịch và thương mại…


Nơi em đinh đến đây anh Voong?
 
Em chào cả nhà ạ.

Cả nhà chào em..

Hôm nay thứ sáu ngày 13, mưa to mà HN ko lụt, có lí do để đi nhậu hưởng ứng bác He, cơ mà hội nghị (beer) là mở rộng hay thế nào ấy đấy?

Ngày này xui lắm cô nương ơi.

Lão her "vợ đếch cần" đâu...? Nhà Vịt do xong anh dẫn đoàn định đi vào đốt nhà phuợt ĐN đấy. Lão có tham gia không?
 
Cả nhà chào em..



Ngày này xui lắm cô nương ơi.

Lão her "vợ đếch cần" đâu...? Nhà Vịt do xong anh dẫn đoàn định đi vào đốt nhà phuợt ĐN đấy. Lão có tham gia không?

Có cái thân em đây ạ, không biết các bác định đốt nhà Phượt Đà Nẵng vào ngày nào ạ, để nhà em còn thu xếp công việc?
 
Hồ Khởn (hay Hồ Khửn) rộng hơn ...(trích dẫn hơn 20 dòng).....đây chính là mô hình kết hợp giữa du lịch và thương mại…
Nơi em đinh đến đây anh Voong?
:D Ok con gà đen. Thế nói nhanh cho ló vuông: túm lại là chú có đi không? thời gian dư thế là dư thế lào??? Chú vẽ ra 1 cái plan cho cả nhà còn ném đá và chuẩn bị (beer)(beer)(beer) chứ. Tớ vừa đánh dây thép cho Chấn Hưng tìm ít cá mòi sông Hồng (hình như mùa này mới có thì phải) để làm bữa cá rán thôi. Chẹp... chẹp... thèm quá... ;)
 
Cụ Đêm chuẩn (c), chú Hero ko đi bụi kiểu anh em mình đc đâu :shrug: . Tuyền kết hợp nhậu với làm cán bộ phong trào phụ nữ thoai =)). Nên anh iem ta cứ chủ động thăm cái Khởn khẻo gì gì =))ấy trước nhẩy, cái xã Thái sơn là xã nhà iem mừ...mà cụ oánh dây thép cho Hưng có ổn ko ? vụ cá đặc sản đấy khó kiếm lắm ,cụ làm em dãi dớt loòng thòng rồi,đại thể nó dư lày :

ca20moi1.jpg

Mùa xuân, khi cái lạnh đã tan dần, khí trời ấm áp hơn và dòng sông Hồng nước chảy hiền hoà, không còn buốt giá nữa thì cá mòi về. Cá mòi là giống cá sinh sống ở vùng biển và vùng nước lợ cửa sông, nhưng tới mùa sinh sản chúng lại ngược về sông Hồng để đẻ trứng.
Cá mòi cũng xuất hiện rải rác ở một số sông khác nhưng những người sành về ẩm thực đều khẳng định rằng cá mòi ở sông Hồng mới là ngon nhất. Cá mòi chỉ lớn hơn cá diếc một chút, màu trắng bạc, vây lưng lại có chiếc “cờ” dài nhô lên nên rất dễ nhận biết. Mình cá dày, nhiều thịt, xương nhỏ nhưng có nhiều xương răm, đầu rất nhỏ, vảy bạc li ti.
Thịt cá mòi ngọt và thơm, trứng cá lại càng ngon hơn, những người đã một lần được nếm thử thì không thể quên, thậm chí, nhiều người đâm “nghiện” loài cá bé nhỏ này. Người Hưng Yên đi làm xa hay khách ẩm thực ở các tỉnh, thành lân cận cứ tháng Hai, tháng Ba âm lịch hàng năm lại tìm về Hưng Yên để thưởng thức. Sau rằm tháng Giêng là lúc cá lên rộ, con nào cũng béo và còn nguyên buồng trứng, những lứa cá đầu tiên là những lứa ngon nhất

Nhưng chính xác thì cá mòi có một đồng hồ sinh học đặc biệt, khá giống với loài cá hồi của phương Tây. Chúng được cá bố, mẹ sinh ra ở sông nhưng lại bơi ra biển để sống, chỉ tới mùa xuân, mùa sinh sản chúng mới trở về. Như một quy luật sinh tồn, cá cái phải vượt dòng nước chảy và về đúng nơi mình sinh ra trước kia vào đúng mùa xuân để đẻ trứng. Và đó cũng là mùa mà các ngư dân vùng sông Hồng có thể đánh bắt món quà thú vị này của thiên nhiên.

XINHXINH_144335781.jpg

Nhưng để có một bữa cá mòi khó quên thì chế biến cũng khá công phu. Làm cá mòi không mổ dọc bụng như các loại cá khác, sau khi đánh sạch vảy cá chỉ cần cắt ngang một lát vừa tầm ở phía dưới mang rồi moi mật, ruột ra, dùng tay móc mang cá, và tiện dao khía những đường nhỏ quanh sườn cá. Con cá không to nhưng phải làm nhiều công đoạn và phải rất khéo léo để mật không vỡ, trứng còn nguyên, mình cá sạch vảy.
Bởi vậy các cụ ta ngày xưa thường quan sát người con gái làm cá mòi để xem người con gái ấy có cẩn thận không, khéo tay không. Sau khi làm sạch thì phải ướp muối, gừng, nghệ giã nhỏ cùng dưa chuột thái lát mỏng chà sát lên mình cá để khử sạch mùi tanh. Chế biến cá mòi cũng có nhiều cách: có người thích rán, có người thích nướng, có người lại ưa món cá mòi băm chả. Nhưng có một cách chế biến khá cầu kỳ nhưng lại rất ngon như sau: Sau khi ướp cá nửa giờ, dùng que tre tươi cặp ngang thân cá và đem nướng trên bếp than hoa. Cá đã nướng thơm thì gỡ khỏi que tre và cho ngay vào chảo mỡ nóng, rán nổi trên mỡ.

Ca-trung-rim-xot-tieu-den_Tin180com_0011.jpg

Mỡ rán cá phải là mỡ lợn chứ không phải dầu thực vật, khi rán phải tập trung để khi cá chuyển màu vàng nâu là vớt ngay. Mùi thơm của cá khiến ai thoáng cảm nhận đã thấy hấp dẫn. Cá rán xong phải ăn nóng mới giữ nguyên được hương vị, kèm theo đĩa rau thơm và chén nước mắm chanh ớt. Nhiều người lại thích chấm cá với tương Bần, thêm chút tỏi băm nhỏ, vị mặn vừa và độ ngọt thơm của tương sẽ càng làm tăng thêm vị ngon ngọt của cá.
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,473
Members
192,526
Latest member
8xbetirish
Back
Top