What's new

Phượt : Sài gòn - khánh hòa - ban mê - pleiku - kontum - đà lạt


Cách đây vài tuần mình Phượt cung đường như tựa, giờ mới có thời gian viết lách cách vài dòng, hầu mong cung cấp ít ỏi thông tin Cung đường này ; Mà chắc các Anh, Chị đã biết...

Bắt đầu là Bài cảnh báo trên Phượt mà Mình viết liền, vì khi vào tham quan Thác nước Draynur nổi tiếng thì thấy bảng thông báo tạm ngưng nhận khách! Không biết hôm nay viết bài này thì Thác nước Draynur đã mở cửa lại cho khách tham quan chưa???

https://www.phuot.vn/threads/138377...i-Ban-Mê-và-Tạm-đóng-cửa-thác-DrayNur-Draysáp!

Một vài thông tin cá nhân mình muốn chia sẻ : Sự nhiệt tình và chất lượng phòng ốc ở Nha Trang, ở KonTum...Con đường dễ dàng đi vào Ngã ba Đông Dương , Khu du lịch Măng Đen, Thủy điện Ialy ( Yaly ) ở Đaklak, Các món ăn ngon mà mình có gắng cập nhật hình ảnh và bản đồ còn lưu và nhớ được, Sự thân thiện và đáng yêu của Con người Tây Nguyên...

Lịch trình mình đi:

Ngày 1 : Sài Gòn - Nha Trang
Ngày 2 : Khám phá Nha Trang
Ngày 3 : Nha Trang - Khu du lịch Hòn Bà Khánh Hòa - Nha Trang
Ngày 4 : Nha Trang - Ban Mê
Ngày 5 : Một Vòng Ban Mê
Ngày 6 : Ban Mê - Pleiku
Ngày 7 : Pleiku - KonTum
Ngày 7 : KonTum - Ngọc Hồi - Pờ Y - Măng Đen
Ngày 8 : KonTum - Ban Mê
Ngày 9 : Ban Mê - Đà Lạt
Ngày 10 : Đà Lạt - Tối về Sài Gòn

Chuyến đi theo Mình khá ấn tượng, nhưng cũng không ít trục trặc!!!
 
Last edited:
@ Tiếp :

Ngày 3 : Nha Trang - Hòn Bà - Mộ Yersin Suối Dầu - Nha Trang

Đây là lần đầu mình đi Hòn Bà - trước đây cứ nghĩ Hòn Bà nằm ở phía Tây Bắc NT nữa chứ! ( Mình nghĩ đi từ Ngã ba Thành ra Phú Yên nhớ thấy một Núi cao bên trái đường là Hòn Bà !!! ) - Nhưng thật ra Hòn Bà nằm ở Tây Nam Khánh Hòa thuộc hành chánh Cam Ranh + Cam Lâm và huyện miền Núi KH giáp Lâm Đồng


Thông tin Hòn Bà - Wikipedia :

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hòn Bà là một khu rừng nguyên sinh độ cao 1.578m, mang khí hậu của vùng ôn đới, nằm trên ranh giới giữa hai xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía Tây Nam, và là nơi bác sĩ Yersin từng sống và làm việc vào đầu thế kỷ 20. Năm 1913, bác sĩ Yersin đã dựng một ngôi nhà gỗ lớn tại đây để ở và trồng cây canh ki na là cây được dùng làm nguyên liệu chế ra thuốc ký ninh trị bệnh sốt rét. Hòn Bà hiện là khu du lịch, do Khách sạn Yasaka Saigon Nha Trang quản lý, với ngôi nhà của bác sĩ Yesin đã được phục dựng, cùng nhà hàng, bungalow và các dịch vụ khác. Suốt chặng đường lên Hòn Bà cảnh quan thay đổi liên tục từ rừng đại ngàn, rừng lồ ô rồi tới rừng lá kim. Vượt qua hai con dốc sẽ gặp con đường bằng bám theo vách núi là nơi mặc sức cho dương xỉ và phong lan chen mọc trong sương, giữa trùng trùng cỏ xanh. Các nhà khoa học đã thống kê được tại khu vực Hòn Bà, tỉnh Khánh Hoà, có 41 loài thực vật và 59 loài động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ. Tại đây hiện có 559 loài thực vật nhiệt đới bao gồm 401 chi, 120 họ thực vật bậc cao và 4 lớp chim, thú thuộc 27 bộ, 88 họ với 255 loài .


Và trên báo Tuổi Trẻ :

Hòn Bà cách trung tâm thành phố Nha Trang 57km. Có thể đến Hòn Bà bằng phương tiện xe máy hoặc ôtô.

Từ Nha Trang đi về hướng nam trên quốc lộ 1A, đến Suối Dầu cách Nha Trang 20km thì rẽ vào cầu Suối Dầu bên phải và tiếp tục đi theo con đường nhựa để lên Hòn Bà. Có thể thuê xe tại các khách sạn đang lưu trú ở Nha Trang. Hiện chưa có phương tiện công cộng lên Hòn Bà. Nhớ mang theo áo mưa và áo lạnh vì vào buổi chiều trên đỉnh núi hay mưa và nhiệt độ lạnh hơn cả Đà Lạt.

Có thể nghỉ tại các bungalow với giá 500.000 đồng/đêm. Hiện nhà hàng ở Hòn Bà chỉ bán thức uống và các món ăn đơn giản như mì, phở, các món xào… nên khách có thể tự mang thức ăn theo nhu cầu.



Hướng đi : Từ NT các bạn đi hướng Lê Thánh Tôn > Chùa Long Sơn > Bên xe Phía nam > Ngã Ba Thành Diên Khánh ( 12 km) > theo quốc lộ 1A về hướng Sài Gòn > qua luôn hai ngã ba đi Đà Lạt > tới ngã ba Suối Dầu ( ngã ba Thành cũ tới N3 Suối Dầu là 7 km nha, hay ngã ba đường mới đi ĐL tới SD là 6 km - Cái này mình ngừng xe lại ghi Km nên xác nhận nha ) > Quẹo phải vào Suối Dầu và Hòn Bà >35 km từ Ngoài quốc lộ sẽ tới đỉnh Hòn bà!

Vừa vào ngã ba Suối Dầu sẽ qua một cây cầu lớn nên các bạn không lẫn lộn đâu, đi tý nữa là gặp bảng này :

attachment.php


02 điểm trên bảng mình thấy không quan trọng nên không vào là Nhà cổ địa phương và khu suối thạch lâm - Cũng nằm chung đường đi Hòn Bà

Trên đường đi gặp Hồ SD rất đẹp :

attachment.php


Mình thấy Hồ đã cải tạo thành hệ thống tưới tiêu cho Vùng, có cả cô dâu chúe363 đi chụp ảnh cưới ở cửa đập Hồ và trên đường đi Hòn bà

Đâu đó lưng chừng đèo :

attachment.php


1 chuyện hơi buồn cười : Mình nghĩ 37 km đường đèo không có trạm tiếp xăng nên mang theo 1 chai 3 xị đầy xăng thủ thế - Kể cả lên Ban Mê và Kon Tum - nhưng ít khi dùng đến, vì nếu Các bạn đổ đầy bình thì kể cả đi - về cũng không sợ!

Đèo Hòn Bà - nhiều đoạn phải đi số 1 nha :

attachment.php


1 góc khác gần đỉnh núi :

attachment.php


Cuối cùng cũng chạm mức :

attachment.php


Và nhận được kết quả :

attachment.php
!!!
 
@ Tiếp nha :

Chiến mã của mình đây :

attachment.php


Một số hình ảnh Hòn Bà -Đối diện nhà lưu niệm nơi Bác Sỹ yersin ở là khu vực để xe cho khách tham quan và trên cao là trạm biên phòng HB đó :

attachment.php


Chụp bảng giá duy nhất và cũng khó đọc nhất :

attachment.php


Riêng nhà Phượt lưu ý có 3 cách lưu lại Hòn Bà

1 là Thuê phòng tập thể - Trong hình phòng tập thể là lầu trên tòa nhà đối diện nhà Yersin - phía dưới là quán cafe, nhà hàng phục vụ khách tham quan - dĩ nhiên là Phượt nữa chứ :

attachment.php


Mình nhìn trộm vào thấy Niệm khá lịch sự - Rất có cảm tình với mấy anh Yasaka Nha Trang đang quản lý và phục vụ trên đỉnh Núi - Họ rất lịch sự và cởi mở!

02 là Các bạn nào dư dả và muốn tý time cá nhân thì thuê hẳn dạng nhà nghỉ trên núi này nha - mình nhớ khoảng 8-10 nhà như vậy , khá là lịch sự và kín đáo! Vị trí ngay sau lưng khu nhà nghỉ tập thể!

Hình nó đây :

attachment.php


03 là Các phượt nhà ta di chuyển lên Hòn Bà và mang theo lều trại - Có thể nghỉ ngơi ngay tại khu vực Bãi xe như hình phía trên mình post hay sau lưng khu nhà nghỉ cá nhân có một khu picnic!

Chú ý là xe máy, xe ô tô con di chuyển dễ dàng nha! Còn xe lớn thì rất khó nếu không nói khó lên tới đỉnh vì đèo mới làm lại nhưng khá nhỏ, khó tránh xe qua lại!

Một lưu ý như Mình vừa đi xe máy là : Các bạn thật cẩn thận vì lúc lên hay xuống đèo phải chạy ôm cua thật chậm nha! Vì Cua đèo rất nhiều và hầu như MÌnh không thấy bất cứ tấm gương lồi nào! Rất nguy hiểm cho ai đó chủ quan!

Mình xin thông tin anh quản lý Hòn Bà cho Phượt đây : anh Tuyền 01224549950 = Theo lời Anh các Phượt có thể liên hệ trước lấy giá cả, chổ ở theo 3 hình thức và nhờ các anh trên HB chuẩn bị sẳn thức ăn và củi lửa cho các bạn một cách chu đáo!

Nhà lưu niệm Yersin :

attachment.php


Góc khác :

attachment.php
 
@ Tiếp ngày 3 :

attachment.php


Một số hình ảnh bên trong nhà lưu niệm :

Bảng đo nhiệt độ - Sao nó có tiếng Tàu nhỉ???

attachment.php


Máy chụp hình

attachment.php


Hồ Cổ!!!

attachment.php


Thật sự rất ý nghĩa khi mình vào nhà lưu niệm ( Có bảng yêu cầu tháo rời giày dép ở ngoài ), đứng trước bàn thờ nghi ngút khói nhang ( Mình để ý Mấy anh quản lý vào thắp nhang trước Di ảnh Yersin rất trang nghiêm - Một hình ảnh uống nước nhớ nguồn rất đáng tự hào! ) - Đứng trước di ảnh Người ( Bác Sỹ Yersin ) để chiêm nghiệm và thắp 1 nén nhang giữa đỉnh Hòn Bà và thử suy nghĩ rất lâu trước đó - Ở một vùng hoang sơ Đông Dương - có một người đến từ Âu Châu đã dấn thân và cống hiến tài, sức ...ở một đất nước xa lạ! Đất nước mà Yersin đã nằm lại vĩnh viễn!

Thông tin Wikipedia :

Yersin là con út trong gia đình có ba người con. Họ là thành viên Giáo hội Tin Lành Cải cách bang Vaud (L'Église évangélique réformée du canton de Vaud). Mẹ ông là hậu duệ của những người Huguenot ở Cévennes phải đào thoát khỏi nước Pháp để tránh bị bức hại tôn giáo sau khi Louis XIV ra Chỉ dụ Fontainbleau năm 1685 thu hồi Chỉ dụ Nantes do Henri IV ban hành năm 1598. Lúc ấy bang Vaud còn thuộc lãnh thổ Savoie, sau giành được độc lập ngày 24 tháng 1 năm 1798 và gia nhập Thụy Sĩ ngày 14 tháng 4 năm 1803.

Thân phụ ông, giáo viên môn khoa học tự nhiên tại những trường trung học ở Aubonne và Morges, qua đời chỉ ba tuần lễ trước khi Yersin chào đời.[1] Mẹ ông một mình nuôi ba con (Emily, Franck, và Alexandre), dời đến sinh sống ở Morges.

Từ năm 1883 đến 1884, Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ; sau đó tại Marburg, Đức, rồi đến Paris, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm Paris (École Normale Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận án Étude sur le Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm) và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris mới được thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).

Để hành nghề y tại Pháp, Yersin đã xin lại và nhận được quốc tịch Pháp vào năm 1888. Sau đó (1890), ông rời Pháp đến Đông Dương (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp) để làm bác sĩ trong công ty Messageries Maritimes (Vận tải Hàng hải) trên tuyến đường Sài Gòn-Manila và sau đó tuyến đường Sài Gòn-Hải Phòng. Quyết định của Yersin rời bỏ môi trường học thuật tại Paris để đến một xứ thuộc địa khiến bạn hữu và đồng sự kinh ngạc.

Với nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe thủy thủ đoàn và cấp giấy chứng nhận y tế, Yersin có nhiều thì giờ nhàn rỗi để học hỏi về hàng hải và hải đồ dưới sự chỉ dẫn của thuyền trưởng. Kiến thức thu lượm được trong những chuyển hải hành giúp ích cho ông trong công cuộc thám hiểm trong nội địa Đông Dương sau này.

Năm 1891, Yersin xin thôi việc ở Messageries, quyết định đến sống tại Nha Trang, và bắt đầu thực hiện kế hoạch thám hiểm vùng cao nguyên Trung Việt, khi ấy còn là một vùng đất hoang dã và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. Muốn tìm một con đường bộ vào Sài Gòn, Yersin đi ngựa đến Phan Rí, thuê người dẫn đường vào rừng, ông tìm ra cao nguyên Di Linh,[5] nhưng không thể đi tiếp, phải trở lại Phan Thiết, rồi lấy thuyền về Nha Trang.[1]

Ngày 23 tháng 9 năm 1892, đoàn thám hiểm gồm bảy thành viên dưới sự lãnh đạo của Yersin khởi hành từ Nha Trang ra Ninh Hòa rồi lên Ban Mê Thuột, đến Stung Treng bên bờ sông Mekong, về Phnom Penh rồi theo đường thủy ra Phú Quốc về cảng Sài Gòn. Yersin chụp ảnh, vẽ họa đồ, và khảo sát phong tục tập quán các bộ tộc sinh sống trong vùng ông đi qua.[1]

Tháng 6 năm 1893, với sự ủy thác của Toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan, Yersin tổ chức đoàn thám hiểm có bốn người Việt theo đường bộ từ Biên Hòa ra Đồng Nai, lên Di Linh, cuối cùng khám phá Cao nguyên Lâm Viên. Trong nhật ký đề ngày 21 tháng 6 năm 1893, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D'Lat[6] nằm rải rác trong vùng, "Từ trong rừng thông bước ra tôi sửng sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này."[7] Đến năm 1899, tại vùng đất được Yersin khám phá, Toàn quyền Paul Doumer cho thiết lập một khu nghỉ dưỡng cho người Âu châu, sau trở thành Đà Lạt.[1]

Cuối năm 1893 có thêm một cuộc thám hiểm của Yersin, khởi hành từ Biên Hòa lên Đà Lạt, đi tiếp đến cao nguyên Đắk Lắk, vào Attopeu ở nam Lào, rồi đi theo hướng đông ra biển. Yersin đến Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 5 năm 1894. Cuộc khảo sát lần thứ ba này thăm dò một vùng đất rộng lớn trải rộng từ vĩ tuyến 11 ở phía nam đến vĩ tuyến 16 ở phía bắc, và từ sông Mekong ở phía tây đến bờ biển Việt Nam ở phía đông.[7] Trang nhật ký ngày 11 tháng 4 của Yersin ghi, "Đường đi thật là khủng khiếp. Trong 4 ngày liên tiếp, chúng tôi phải vượt qua một vùng núi hiểm trở, trèo xuống, leo lên, cứ đơn điệu như thế mãi làm cho chúng tôi rất mệt mỏi. Cây cối chen chúc. Không có đường mòn. Chúng tôi phải khòm lưng chui qua các bụi tre. Vì trời mưa nên rừng có nhiều vắt không thể tả được. Những người Việt Nam đi cùng với chúng tôi bị sốt rét mặc dầu đã uống thuốc ngừa..."

Năm 1892, ít lâu sau vụ thám hiểm lần thứ nhất, theo lời khuyên của Albert Calmette, Yersin gia nhập đoàn y sĩ hải ngoại để khỏi phải lo lắng về mặt tài chính.[1] Sau 28 năm phục vụ, năm 1920 ông về hưu với cấp bậc Đại tá Quân y.

Trong khi Yersin đang chuẩn bị cho cuộc thám hiểm thứ tư thì bệnh dịch đã bộc phát ở miền Nam Trung Hoa và lan truyền xuống Đông Dương. Năm 1894, dịch phát mạnh tại Hồng Kông, gây tử vong cao. Nhà cầm quyền thuộc địa cử Yersin đến Hồng Kông để nghiên cứu bệnh dịch.[4]

Ngày 15 tháng 6 năm 1894, Yersin đặt chân đến Hồng Kông, ba ngày sau khi Kitasato đến đây cũng để nghiên cứu về bệnh dịch. Với sự hỗ trợ dồi dào từ người Anh, Kitasato lập một phòng thí nghiệm trong bệnh viện Kennedy Town, Yersin được phép đến quan sát nhóm Kitasato làm việc. Năm ngày sau, Yersin quyết định hoạt động độc lập, ông nhờ người mua tử thi để khám nghiệm, và tìm ra nguyên nhân của bệnh này.[4]

Bởi vì những tường trình ban đầu của Kitasato còn mơ hồ và đôi khi có những mâu thuẫn, nhiều người tin rằng Yersin là người duy nhất tìm ra trực khuẩn.[8][9] Tuy nhiên, một cuộc phân tích hình thái học về những gì Kitasato khám phá cho thấy "Kitasato đã khảo nghiệm trực khuẩn gây bệnh ở Hồng Kông vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1894", chỉ một thời gian ngắn sau khi Yersin công bố khám phá của ông (ngày 20 tháng 6). Do đó, "không thể bác bỏ sự đóng góp" của Kitasato.[10] Cũng nên biết rằng, trực khuẩn gây bệnh phát triển tốt hơn trong môi trường nhiệt độ thấp, vì vậy, phòng thí nghiệm được trang bị kém của Yersin lại có lợi thế hơn trong cuộc chạy đua với Kitasato.

Ông cũng là người lần đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, vì thế đưa ra cách giải thích phương thức truyền bệnh. Cùng năm đó, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).

Từ năm 1895 đến 1897, Yersin nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch. Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh, (năm 1905 viện này trở thành một chi nhánh của Viện Pasteur). Năm 1896, ông thành lập trại chăn nuôi Suối Dầu, nuôi ngựa để sản xuất huyết thanh. Năm 1896 tại Quảng Châu và Ma Cao, và tại Bombay trong năm 1897, Yersin đã thử nghiệm huyết thanh gởi đến từ Paris nhưng huyết thanh không có hiệu quả.
.....


Phía ngoài ngôi nhà :

attachment.php


Chụp xa :

attachment.php
 
Last edited:
@ Tiếp :

Ngày 3 : Hòn Bà - Mộ Yersin

Sau khi tham quan xong HB, mình quay lại Nha Trang.

Sau khi trở lại ngã ba ngoài ( Quốc lộ 1A ), thay vì quay lại Nha Trang thì Mình theo hướng Nam về Cam Ranh khoảng 1 km thì tới ngã ba nhỏ vào Mộ Yersin

Phái ngoài chổ vào rất dễ nhớ :

attachment.php


Nếu các bạn đi xe từ hướng Nam ra hay Bắc vào cứ để ý cột Km 1473 là tới khu vực Mộ Yersin ở xã Suối Dầu, huyện Diên Khánh!

Phần đất nơi có Mộ Yersin hình như thuộc Viện Pastuer NT thì phải? Mình thấy từ ngã ba có một cổng sắt nhỏ, nếu không chạy lại gần cứ nghỉ cổng bị khóa, không thể vào bên trong, nhưng thật ra có 1 cổng phụ có thể dễ dàng lái xe vào khoảng 600 mét thì tới phần Mộ:

attachment.php


Bạn để ý thấy cột km phía sau bảng chỉ dẫn đó!

Lối chính vào phần Mộ , cũng đóng cửa - Mình thấy không một ai chăm nom khu vực này - Phải tự mở cổng đi bộ lên _ Phần mộ nằm trang nghiêm trên một ngọn đồi nhỏ

attachment.php


May mắn là cổng cũng không khóa!

Bia Mộ :

attachment.php


Và

attachment.php


Theo Wikipedia :

Tháng 7-1891 – ông đến Nha Trang lần đầu tiên. Đến cuối năm 1899 ông trở lại Nha Trang thành lập viện Pasteur. Gần 50 năm sống độc thân ở Nha Trang ông đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp khoa học, nghiên cứu thành công cho việc sản xuất thuốc chữa bệnh dịch hạch. Ông sống giản dị gần gũi với nhân dân xóm Cồn nên được mọi người quý mến.

Ngày 1/3/1943, Yersin mất tại Nha Trang. Theo di chúc, khi khâm liệm người ta đặt ông nằm sấp, đầu quay về biển để ông mãi mãi ôm mảnh đất quê hương của mình.[1] Ngôi mộ hình chữ nhật xây bằng ximăng, sơn màu xanh. Trên bề mặt có chữ Alexandre Yersin. (1863-1943).

Tỉnh Khánh Hoà có 3 khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin tại thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh. Ba khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin:

Thư viện của Bác sĩ Yersin tại viện Pasteur Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Chùa Linh Sơn, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (phòng làm việc của Bác sĩ ở Suối Dầu trước đây).
Phần mộ của Bác sĩ Yersin, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.


Mình thấy có để sẳn nhang cho khách thăm quan có thể đốt nhưng tìm hoài không thấy bật lửa ở đâu - Mà mình không biết hút thuốc nữa - Nên đành kính cẩn nghiêng Mình thêm một lần nữa trước Người!

Phía trước Cổng chính Mộ là một không gian trầm mặc - Xứng đáng là nơi an nghỉ của Con người đáng kính !

attachment.php


Tạm biệt Suối Dầu - Mình quay lại NT!
 
Last edited:
@ Tiếp :

Ngày 3 : Khám phá ẩm thực Nha Trang

Quay lại Nha Trang đã gần tối.

Mò mẫn vào khu Chợ Mới Nha Trang để tìm các món ăn địa phương giới thiệu cho Phượt nữa chứ! Khổ thật!

Quán đặc sản NT :

attachment.php


Đoạn đường này là góc Trần Nguyên Hãn - Trương Định nha! Quán bánh xèo Nha Trang : bánh nhỏ, không to như bánh xèo Nam bộ nên các bạn có thể ăn 5- 10 cái thoải mái!

Giá : 4.000 đ một nhân ( thịt hay tôm, hay mực...Mình thấy 3 loại nhân chính và bánh ...không nhân thui ! ); 6.000 bánh thập cẩm nha!

Không ngon đảm bảo các bạn complain Mình nhá! Mình phải mò lắm mới ra quán này đó - Cô bán hàng đã lớn tuổi, Và chú ý quán chỉ bản chiều tối thui nhá!

Người bạn và cách làm bánh rất thủ công - Quán nhỏ nhưng khá có tiếng và đông khách! Mình kêu 5 bánh xèo nhân thập cẩm phải ăn 2 bánh Cô đưa trước vì phải xoay vòng cho người mua khác nữa! Có 1 anh đợi không nổi phải tính tiền giữa chừng đấy...

attachment.php


Tiếc nhất tấm ảnh quan trọng lại thế này - Bạn nào ghé quán chụp lại dùm mình nha :

attachment.php


Mình thấy bí quyết là : bánh xèo + nhân + đĩa rau sống + nước mắm pha đậu phộng + thêm nước chấm khác na ná như mắm nêm dùng để chấm khi dùng bánh hay chan thẳng vào chén đựng bánh rất hay ! Cái hay là bánh rất nóng và dòn vì dùng ngay khi làm!

Ăn hết 5 cái = 30.000 mà sướng như điên!!!

Mình chú ý Bánh xèo chứ không phải bánh căn nha, vì ngày hôm sau mình tìm được một quán khác ăn sáng - Quán này bán bánh căn miền Trung đây! Sẳn post chung ngày thứ 2 luôn:

attachment.php


Bạn thấy không : Bột bánh có pha trứng cút + Chanh + ớt + nước mắm có hành thái nhỏ + nước chấm như mắm niêm y chang chổ bánh xèo + đĩa xoài thái mỏng ! Tới giờ vẫn thèm món ấy!

Quán này nằm góc đường Đống Đa nha! Cũng một quán nhỏ gần ngã tư nhỏ nhưng rất đông khách - Vẫn phải đợi chờ! Đoạn này có 1 quán thui! Các bạn cứ tìm sẽ thấy!

Nếu cho chắc ăn nhớ tìm...nửa mặt cô Chủ quán bánh Căn nhá :

attachment.php


Nếu bạn chưa no Mình khuyến mãi thêm tô Phở Hồng Lê Thánh Tôn NT còn lưu trong máy tính đây :

attachment.php


Và tặng thêm một tô phở Hòa Pastuer Sài Gòn còn lưu để so sánh :

attachment.php


Mình thấy đầu đường Hoàng Hoa Thám ngay khách sạn Friendly có một quán Bún bò Huế khá đông khách và có tiếng! Nhưng mình thấy khách du lịch ăn ở đó cũng khá nhiều nên không thử! Bạn nào đã thử cho ý kiến với!

Còn mình ...sau khi nghiệm thu xong món bánh xèo thì về nghỉ ngơi, trả xe máy cho Cô chủ khách sạn và dành sức cho Chặng Nha Trang _ Ban Mê ngày thứ 4 ! Hẹn gặp Bạn nào mê ăn uống như mình ở đặc sản Ban Mê, Pleiku và KonTum - Đà lạt nha!
......

( Còn tiếp! )
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top