What's new

Quan Lạn - Quan Lạn!

Nhiều bác đã có những kỷ niệm nhớ đời về Quan Lạn, xin hãy ủng hộ topic này bằng hồi ức và hình ảnh của các bác nhé.

Chương trình Quan Lạn:
Thời gian: 3 ngày cuối tuần

Chi phí: 600K

Phương tiện: Ô tô và tàu biển

Nhân dịp nắng nóng ngốt người, nằm trong nhà chỉ muốn bỏ quần bỏ áo, nhân dịp tình cảm đang dâng lên đậm đà giữa các thành viên... he he nhân dịp lâu lắm không được đi bơi ì oạp ngoài biển. Ra đảo bơi và tập bơi bà con nhé.

Là một đảo lớn nằm cách Hạ Long 45km về phía đông bắc, Quan Lạn có diện tích bằng phân nửa Singapore, người dân trên đảo sinh sống bằng nghề khai thác thuỷ sản và chuyển hàng hoá đường biển, đàn ông đi khơi, đi lộng, lặn bắt hải sâm, gà chim (nhím biển), đàn bà con trẻ đào sá sùng, trồng khoai, trồng sắn, đỗ lạc... Cuộc sống thanh bình và sung túc.

Thiên nhiên phú cho hòn đảo xinh nhỏ này cảnh quan thật thơ mộng và quyến rũ với những cồn cát lớn vàng óng chạy dài cả cây số, rừng dương xanh ngắt vi vút gió. biếc ngàn hoa muống biển, bãi tắm đẹp như mơ, nước trong nhìn thấy móng chân vàng, bãi cát dài mịn, sóng yên ả. Ban đêm tắm biển dưới trăng, trăng bạc biển cũng bạc. Các anh các chị thoải mái dắt tay nhau đi dưới trăng, hoặc nằm bên cạnh bờ biển, nghe nhạc ngắm trăng, buồn tè thì xuống biển tè, rùi lên nghe nhạc tiếp.

Bình minh trên đảo với mặt trời vàng óng (còn tuỳ thuộc vào hôm đấy có mặt trời hay không), nước cát biển cũng sóng sánh vàng theo... thả chân trần trên cát đi dưới bình minh, xung quanh tĩnh lặng và chỉ có các bạn, tha hồ mà chửi bậy.

Trên đảo có những con đường nhỏ làm bằng xi măng rộng chừng 2m, uốn lượn quanh co đi qua những bãi cát trắng, cỏ cây chen hoa lá, đá chen nhau, hai bên đường có hoa mua tím, nói chung hoa mua có thể có khắp mọi nơi.

Chương trình là tắm biển, tắm biển và tắm biển...

Nào lên xe đi thôi....

Ngày1:

8h00: Xe đón chúng ta tại điểm hẹn, khởi hành từ Hà nội đi Hòn Gai

11h30: Đến Hòn Gai, ăn trưa tại nhà hàng. Tiếp tục xuống bãi Vân Đồn và lên tàu ra đảo Quan Lạn với bao háo hức, mong chờ!

5h30: Sau khi đi qua vịnh Hạ Long, vượt trùng khơi, tàu cập bến Quan Lạn. Ai muốn ở nhà nghỉ thì vào nhà nghỉ, còn ai thích hú hí trong trại thì cũng nhau hạ trại trên bãi biển.

Ngủ trại dã ngoại và nghe những "lời thì thầm của gió"!

Ban đêm đốt một đống lửa to, ngửi mùi khói trong tiếng sóng, cùng nắm tay và cùng liếc nhau chan hoà tiếng cười. Sau khi mệt mỏi rã rời, đập muỗi và gãi toạc da, chui vào lều đi ngủ, văng vẳng trong giấc mơ tiếng cười hoà vào tiếng sóng biển.

Ngày 2:

Đi tắm sớm tinh mơi rồi về điểm tâm. Ngắm bình minh màu vàng và bạc. Mọi người có thể thuê xe máy hoặc bắt xe lam đi lòng vòng quanh đảo, mua sá sùng, hải sản hoặc trò chuyện với bà con. Họ có chất giọng đượm mùi biển, ăn sóng nói gió, tấm lòng rộng mở như biển khơi nơi họ đang sống.

Cả ngày ngoài biển cũng được, bóng đá, bóng chuyền, bóng bay... Cùng nhau hú hí cả ngày và đêm, quên mịe nó đi cái máy tính và ttvn cùng với đống bát đĩa chưa rửa.

Ngày 3:

Dậy sớm, đánh chén một bữa rồi lên tàu quay về Hòn Gai, luyến tiếc nhìn góc thiên đường ta đã nếm trải trong mấy chục giờ đồng hồ.

Ăn trưa trên tàu, bữa cơm của sóng và gió

Chiều: Lên xe về Hà nội

18h00: Có mặt tại Hà nội, kết thúc chuyến đi!

Bà con có thể lựa chọn hai hình thức là ở trong nhà nghỉ hoặc cắm trại tại bãi Sơn Hào. Còn bãi Minh Châu tuyệt cbn vời thì có khu rừng nguyên sinh bao vòng quanh bờ biển hông có nhà nghỉ à nha.

COPYRIGHT@WINDYSMILE
:LL
 
Huyện Đảo Vân đồn thuộc miền Đông tỉnh Quảng Ninh. Đảo lớn là Đảo Cái Bầu cách đất liền 7km đường bộ, qua 2 chiếc cầu bắc nối qua 1 hòn đảo nhỏ nằm giữa Cái Bầu và Phường Cửa Ông thị xã Cẩm phả. Huyện có 11 xã và một thị trấn. Riêng Cái Bầu đã có 6 xã: Bình dân, Đài xuyên, Đoàn kết, Đông xá, Hạ long, Vạn yên và Thị trấn Cái Rồng. Các xã còn lại nằm trên các đảo khác: Bản Sen, Minh Châu, Quan lạn, Ngọc Vừng, Thắng lợi. Tớ nghĩ: nếu admin, các mod gom tất cả những potic về vùng này thành một Supe Potic bà con hẳn dễ theo dõi hơn.

Quạn lạn có lễ hội mang đậm màu sắc của người dân biển đảo, đồng thời cũng mang nhiều ý nghĩa tưởng nhớ các vị tiền bối đã khai sơn phá thạch lập làng và tôn vinh những tiền nhân đã hi sinh, lập nên những chiến công oanh liệt giữ nước, giữ làng mà điển hình là Tướng quân Trần Khánh Dư và 3 anh em họ Phạm.
Lệ làng quy định bắt đầu từ 10/6 không người dân nào được rời khỏi đảo, chỉ những người làm ăn xa và du khách được phép về dự lễ. Ngày 16/6 bà con tổ chức rước thần từ đình sang Nghè thờ Tướng Trần Khánh Dư. Lễ cúng có xôi nếp gà luộc và các loại cá đặc trưng của đảo. Sau tuần cúng lễ hòm sắc phong được rước về đình đặt lên bàn thờ và tiếp tục cúng một lễ cúng lớn. Lễ rước sắc phong này nhằm mời Đức thánh Trần Khánh Dư về duyệt quân. Ngày 17/6 binh khí, tế khí được rước sang miếu Đức Ông Phạm Công Chính và tế lễ suốt đêm. Hôm sau dân làng tổ chức diễu binh có hề trò đi trước, sau đến phường bát âm, cờ xí, kiệu thần. Đoàn diễu vòng qua các xóm, đến mỗi xóm có thêm dân xóm tham gia. Sau khi diễu quanh một vòng đoàn diễu quay về miếu Đức Ông mở hội đua thuyền. Ngày 19/6 dân chúng làm cỗ tại nhà, ôn lại lịch sử quê hương. Ngày 20/6 sắc thần được rước trả về Nghè và làm lễ đóng cửa Đình, kết thúc lễ hội.
Tớ đi thì hết hội rồi, mượn tạm ảnh nhà Black để cho mạnh chuyện đỡ nhạt vậy. Tks Back :)

1334678adcbb9642.jpg
[/url]

Lễ rước kiệu của Hội đình Quan Lạn.

(
 
Last edited:
@: dontcrygnr
Từ Hà nội có xe từ Mỹ đình, Lương yên bạn đều có xe đi Cái Rồng. Tớ thì không rõ giờ giấc ntn bạn có thể hỏi thêm. Còn đi từ Hạ long thì chừng 50km, từ năm 2007 đã có xe Bus từ Bãi cháy đi Vân đồn đi chừng hơn 1h. Thuận tiện lắm không ngại đâu. Vân đồn cũng rất nhiều nhà nghỉ, có khó khăn thuê xe ôm chừng 15' đến Bãi Dài còn rất vắng. Ở đó bãi biển, vịnh Bái tử long phong cảnh cũng rất đẹp:

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


Bãi Dài có khu du lịch sinh thái Bái Tử Long. Bọn tớ đi đem theo lũ nhóc không dám bụi bặm nhiều nên trọn ở đây:

picture.php


Cảnh quan khá đẹp:

picture.php


Đặc biệt khu nghỉ là 11 nhà sàn riêng biệt mỗi nhà có 4 phòng ngăn vách gỗ, mỗi đầu nhà 2 phòng, ở giữa là gian chung khá hợp lý, có điều bài trí sơ sài giá cũng không rẻ: 470K một phòng 2 giường.

Trong phòng:
picture.php
 
Last edited:
Ở Quan Lạn có rất rất nhiều nhà nghỉ bạn yên tâm ko sợ bị bơ vơ giữa đường đâu.

@ Fia: Bạn Mơ còn nói thế thì bạn tỉnh lo gì :D. Bây giờ các dịch vụ ở Cái Rồng, Quan lạn thì bạn không phải lo bơ vơ. Khéo khéo thì túi ấm áp hơn thôi. Nhưng ở Quan Lạn thì ưu thế về Đình, Nghè, Miếu và chứ tắm táp, hưởng cảnh thiên nhiên hoang dã, tìm hiểu tự nhiên thì bạn nên đến xã Minh Châu. Tàu ra Quan lạn cũng ghé bến Minh Châu trước. Bến tàu nó đây:

picture.php


Ảnh này mượn của Zorzo. (Chưa kịp hỏi, nhưng cùng trong topic này nên tiền trảm hậu tấu, chắc Zorzo thông cảm :) .)

Tớ đến lúc gió quất mưa rát rạt, nên nhảy lên xe lam, vậy là quen với anh bạn Hoàng Ân, biết thêm nhiều thông tin nữa, bạn ấy bảo có gì cần giúp bác cứ bảo em。 Có chỗ phòng bất trắc rồi, các bạn nếu cần cũng gọi được cả, dịch vụ mà:
picture.php


Còn BQL Vườn Quốc Gia Bái Tử Long giới thiệu: Quan lạn còn có nhà nghỉ Phương Hoàng nữa, Đt: 0333.877.345 Tớ chưa đến nên không biết chất lượng giá cả thế nào. BQL Vườn giới thiệu chắc cũng không quá tệ
 
Last edited:
Giữa Bến Minh châu và bến Quan lạn còn bến Cát Vân hải - bến Cái Làng trong thương cảnh Vân đồn xưa. Nay là bến chuyển cát thủy tinh khai thác trên đảo của Cty Vigracera. Hôm đó gió lớn sóng to nên tàu bọn tớ đi không vào bến Minh châu được phải vào bến này:

picture.php
 
Bến Cát Vân hải nằm phía tây đảo hướng về vịnh nên sóng êm, gió lặng. Từ đây lên Bến Quan lạn hay bến Minh Châu đều chừng 7km, bằng đường bê tông xuyên đảo trên chiếc xe lam, phương tiện di chuyển chính ở đảo thì chừng 20', giá 10k/người:

picture.php
 
Last edited:
Xã Minh Châu nằm phía bắc đảo Quan Lạn. Cả xã nằm trong địa giới Vườn Quốc gia Bái Tử Long (VQG), còn nhiều hoang sơ rất đáng được khám phá. Người dân cũng rất hồn nhiên thân thiện. Hôm tớ đi xe lam từ bến Cát về, đi cùng mấy bác dân đảo, các bác ấy mua từ đất liền mấy can xăng làm chị em trong đoàn kêu la rầm rĩ, các bác ấy rất áy náy, thanh minh suốt:

Ở đảo tụi em là thế, cái gì cũng phải mua về,không như đất liền các bác.

Chợt thấy cảm giác được sự khác biệt đầu tiên của đảo và đất liền. Khác biệt về điều kiện sống, khác biệt thái độ ứng sử. Có cái gì như cam phận, như kém cỏi. Ấy là các bác ấy ngợp với văn minh thị thành đấy thôi, chứa trước biển thì các bác ấy cứ như đi trong vườn nhà ấy. Quả thật cuộc sống ở đây cũng còn nhiều điều không thuận tiện. Mọi thứ đều phải mua từ đất liền, gạo rau đảo cũng không đủ, đến cát xây nhà cũng phải cát ngọt chứ cát sẵn ở đó cũng không xây được.

Toàn đảo chưa có điện lưới, không cây xăng, Minh Châu không có cả chợ. Với 5121ha và 978 nhân khẩu năm 2207 Minh châu còn nhiều hoang sơ cho những ai muốn khám phá thiên nhiên hoang dã.

Tâm điểm cũng là nơi dễ đến nhất, nhiều người đến nhất là bãi biển Chương Nẹp ( Bãi Minh Châu). Cát ở đây rất mịn, không có phù xa nên không dính chân, đi tắm về bạn để chân khô rũ mấy cái là cát rơi sạch. Sóng cũng không lớn, bạn bơi thoải mái mà không sợ nguy hiểm như các bãi phía Đông của đảo. Hiện nay bãi hãy còn rất vắng và yên tĩnh. Cắm trại đốt lửa trại, đón bình minh ở đây quả là tuyệt đỉnh:

picture.php


Tiếc rằng sáng hôm chúng tôi ở đó thì trời giông gió, mây mưa vần vũ nên không có ảnh bình minh:

picture.php


picture.php
 
Last edited:
Giáp bãi Chương Nẹp phía bên phải 500m có bãi Cồn Trụi còn có tên là bãi Dưới là bãi đẻ của Vích một loài Rùa Biển.

picture.php


Đây là bãi cát sóng lớn thường xuyên thay đổi khi lở khi bồi, khi trồi khi thụt, độ dốc lớn, rất nguy hiểm với hoạt động của con người.

Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, vào những đêm có dông tố và mực nước thủy triều lên cao nhất thường có rùa vào đẻ. Nếu rùa đẻ vào ngày nước kém khả năng tồn tại sinh trưởng của trứng sẽ rất thấp. Vì thế phải cứu hộ các ổ trứng đó lên vị trí cao tránh bị ngập nước quá lâu. Các anh chị nhân viên vườn cứu hộ, kiểm lâm vẫn thường tuần tra cứu hộ rùa vào những đêm dông bão ấy. Đây là công việc rất vất vả, phải tuần tra ít nhất 2h/lần. Như vậy mới đảm bảo phát hiện ngay khi rùa đang đẻ và cứu hộ kịp thời. Phôi trứng rùa phát triển ngay từ trong bụng mẹ và chỉ tạm ngừng khi rùa đẻ. Sau đó phôi lại tiếp tục phát triển, thường sau khi đẻ 6h mới phát hiện di chuyển trứng thì rất dễ đứt mạch máu phôi làm phôi chết.

Rùa đẻ tập trung nhất vào tháng 6-7 hằng năm. Đêm dông bão, khi các loài khác lo ẩn nấp thì mẹ rùa leo lên bãi, tìm một chỗ an toàn bắt đầu bới cát bằng 2 chân trước. Đến khi ngập nửa người trong hố (khoảng 50-70cm) thì đổi sang bới bằng 2 chân sau. Kết quả là cả thân rùa mẹ nằm gọn trong hố cát tròn. Khi đó rùa mẹ mới lim dim mắt đẻ từng quả trứng bọc màng mền to bằng quả bóng bàn. Mỗi mẹ rùa thường đẻ 7-8 chục có khi lên đến trên trăm quả. Đẻ xong, mẹ rùa lại dùng chân lấp cát lại, lấy ức đầm cát cho khá chặc rồi mệt mỏi, nước mắt giàn dụa chầm chậm bò xuống biển để lại trên cát vệt bò như vệt xe tăng. (Cái này Vườn QG tả thế không hề bịa chút nào đâu đấy- có điều tớ không tận mắt thấy thôi (NT). Sau 40-50 ngày thậm trí có khi là 70 ngày rùa con nở ra. chúng chờ nhau nở hết rồi đồng loạt đội cát chui lên lau nhau đua nhau chạy xuống biển. ( Khôn phết, chờ nhau đi để bớt nguy cơ bị chim, rắn, thằn lằn...nó chén. Con này bị thì con kia còn thoát. Lũ nhóc được thần thiên nhiên ban cho bài học bản năng hay thật (c))
 
Last edited:
Trên đường chính xuống bãi tớ gặp đám cỏ lông chông:

picture.php


Khi còn nhỏ đọc cuốn chuyện kể về chuyến đi của cậu bé đi theo thuyền dọc biển miền Trung ra Bắc có kể về loại cỏ này mà bọn trẻ con bờ biển ngắt thả chạy lông chông trên bãi cát. Đến giờ con cái bằng tuối khi đó chính mình mới tận mắt thấy. Đúng là "Ngố Rừng":D. Ấy thế mà không ngắt về cho lũ trẻ xem, tuân thủ nội quy của VQG, lại bị mắng là ngố lần nữa=)).
 
Last edited:
Minh Châu còn có một đặc sản nữa là Sá sùng, dân đảo gọi là con Mồi. Sá sùng sống trong bãi cát có thủy triều lên xuống. Sá sùng Minh Châu nổi tiếng vì thơm ngon, dày thành, màu trắng ngà hấp dẫn. Sá sùng nhiều nơi vẫn mượn tiếng Sá sùng Minh châu để bán cho đắt hàng. Ngày nước cạn, trời nắng ấm áp, ban ngày từ tháng 4- đến tháng 8 mới đào được Sá sùng, những hôm trời lạnh, mưa gió hoặc nước lớn Sá sùng chui sâu dưới cát không biết hang nơi nào mà đào. Tớ ở đó đúng ngày trời giông biển lạnh chạy ra bãi biển hỏi bà con thì được bà cụ chỉ chỗ cho nhưng cũng bảo luôn:

- Hôm nay mưa lạnh thế này thì làm gì có.

Đành thôi, chưa có duyên ra đúng ngày giông gió thì nghé qua bãi và nghe kể chuyện vậy. Bãi Sá sùng Minh châu nó đây (nhìn về phía cảng Minh Châu):

picture.php



Đến chỗ này bên trái là bãi Vích đẻ, bên phải là bãi Sá sùng:

picture.php
 
Last edited:
Đường xuống bãi Sá sùng:

picture.php


Bãi Sá sùng nhìn về phía cảng Cát Vân hải

picture.php


Đây là bãi triều rộng lớn đến 500ha bên bờ sông Mang lịch sử. Ngày đẹp trời khi nước triều vừa rút bà con đi đào từ sáng sớm, mang theo chiếc mai nhẹ, cứng mỏng. Đào sá sùng phải rất nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, khéo léo. Vì nếu có động thì chúng sẽ chui nhanh vào trong hang cát. Phát hiện chúng bằng vệt xúc tu vươn ra kiếm ăn quanh miệng tổ như hình bông hoa to chừng miệng chén uống nước, cách đó chừng 20cm có một lỗ thoát hơi nhỏ. Khéo léo, nhanh nhẹn xắn mai từ miệng lỗ về phía bông hoa một nhát mai lật lên sẽ được một con sá sùng trắng ngà to cỡ cây bút bi, dài hơn đôi chút. Sá sùng tươi sào rất ngon, giòn và ngọt. Sá sùng khô chừng 1,5 triệu/kg nấu nước hàng rất ngọt. Quảng ninh có phở sá sùng nổi tiếng, có điều tớ chưa gặp được để chén ;). Mà đào sá sùng thì chỉ có phụ nữ và các em gái, hầu như nam giới trên đảo không ai làm. Chắc họ đi thuyền hoặc làm việc nặng hơn hay còn quy định gì chăng, bạn nào đi hỏi thêm với.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,767
Bài viết
1,137,067
Members
192,599
Latest member
zeovncamap
Back
Top