Bên dòng sông Thạch Hãn, tượng đài các giọt máu hình búp sen khá ấn tượng.
Tôi đã đi qua đây nhiều lần, đã dừng chân, tỷ mỷ đếm những giọt máu và cảm nhận sâu sắc sự hy sinh của những người con đất Việt đã chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Tượng đài này được xây dựng để tưởng niệm đội quân cảm tử đánh cầu Thạch Hãn năm ấy. Họ đã ra đi cả tướng lẫn quân, dẫu biết trước đây là trận đánh cảm tử mà vẫn xót lòng.
]
Em có thắc mắc Virgo ơi, em vửa quay về từ QT, và đã ghé thăm nơi này, tượng đài này được đặt nhằm tưởng niệm trung đội Mai Quốc Ca, tổng số giọt máu đào là 20, tượng trưng cho 20 chiến sĩ cảm tử, tuy nhiên số liệt sĩ được ghi danh trên đài chỉ có 19, thắc mắc mãi về nhà đọc hóa ra có 1 chiến sĩ vẫn còn sống sót chứ không phải họ ra đi cả tướng lẫn quân như Virgo nói thì phải
Cái này trên Nhân dân điện tử này:
Gặp người lính thắp hương trên... mộ mình
________________________________________
NDĐT - Nghĩa trang Triệu Phong (Quảng Trị
, một buổi sáng tháng Bảy nắng như đổ lửa. Một cựu chiến binh ngực gắn Huân chương ngồi bất động trước ngôi mộ trắng tinh. Anh vừa lấy vạt áo chùi vết rêu trên tấm bia đá khắc dòng chữ: Liệt sĩ Vũ Ngọc Thành, sinh năm 1953, hy sinh ngày 10- 4- 1972. Quê quán: Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Đơn vị: B2, C11, D3, E9, F304 vừa giới thiệu: "Đây là mộ của tôi..."
Và câu chuyện của người lính ấy đã khiến mọi người có mặt xúc động, ngỡ ngàng.
Đêm 9-4-1972 trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, một trung đội 20 người do thượng sĩ Mai Quốc Ca làm B trưởng được du kích xã Triệu Thượng huyện Triệu Phong dẫn đường bí mật thọc sâu chiêm giữ cầu Quảng Trị để cắt đứt tuyến quốc lộ 1A nối thị xã tỉnh lỵ Quảng Trị với căn cứ Đông Hà và sân bay Ái Tử.
Sáng 10-4, trước nguy cơ bị chia cắt, địch đã huy động ba tiểu đoàn dù và thủy quân lục chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và xe tăng hòng đẩy ta ra khỏi chốt. Cả ba mặt đều có địch.
20 chiến sĩ giải phóng quân đã quần nhau với địch suốt một ngày, từng mô đất, lùm cây, tiêu diệt hàng trăm tên, bắn cháy nhiều xe tăng, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Nhưng quân địch quá đông và hỏa lực quá mạnh, các chiến sĩ đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi tuốt lê xông lên giáp lá cà với bọn ngụy và từng người, từng người một trúng đạn, ngã xuống....
Thấy một người còn thoi thóp, giặc bắt đi. Còn 19 liệt sĩ, chúng dùng dây buộc vào xe jeep rồi kéo lê dọc theo quốc lộ 1A ra tận Ái Tử để thị uy dân chúng. Tiếc thương các anh, ngay đêm đó các mẹ, các chị ở thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng đã kéo ra đấu tranh, giành giật với giặc từng liệt sĩ một. Có mẹ lăn xả vào bánh xe để ngăn không cho chúng kéo lê các anh. Cuối cùng, bọn địch phải nhượng bộ. Bà con Triệu Thượng đưa thi hài 19 dũng sĩ về chôn cất trong làng...
Trả thù cho cho các anh, những đồng đội ở trung đoàn 9, sư đoàn 304 đã tiến công đạp bằng căn cứ Đông Hà, Ái Tử, La Vang, đêm 27-4 đánh sập cầu Thạch Hãn rồi vượt sông vào giải phóng tỉnh lỵ Quảng Trị ngày 1-5-1972...
Cựu chiến binh Vũ Ngọc Thành kể tiếp câu chuyện. Khi tỉnh lại, anh biết mình bị thương nặng và bị bắt. Sau đó anh bị đày ra nhà lao Phú Quốc. Năm ấy anh mới 19 tuổi.
Giấy báo tử của 20 liệt sĩ trung đội 2 đã gửi về đến quê nhà, trong đó có 13 liệt sĩ quê Thanh Hóa, bốn người khác ở Nghệ An, có đồng chí quê ở Hà Tây, Hà Tĩnh...
Năm ấy, mẹ Vũ Ngọc Thành đã 65 tuổi. Tin đứa con trai độc nhất hy sinh đến khi trên đầu bà khăn tang người chồng vừa mới được quấn lên. Nhưng cũng như bao nhiêu bà mẹ Việt Nam gửi con ra trận, mẹ vẫn tin Vũ Ngọc Thành sẽ trở về...
Và anh trở về thật. Ngày "liệt sĩ" Vũ Ngọc Thành vác ba lô về làng khiến thôn Đông Minh vui như hội. Bởi bao nhiêu trai làng ra đi mà không về...
Mừng vì may mắn hơn đồng đội, nhưng Vũ Ngọc Thành luôn canh cánh về những tháng năm chiến đấu ở chiến trường. Anh không thể nào nguôi quên trận chiến bên cầu Thạch Hãn 35 năm trước. Và dù cuộc sống của nhà nông không được dư dật, Vũ Ngọc Thành cũng cố tìm cách quay về chiến trường xưa, vào nghĩa trang Triệu Phong ngồi hàng giờ với đồng đội.
Trong nghĩa trang Triệu Phong, hàng mộ 19 liệt sĩ trung đội 2 vẫn chưa xác định được tên tuổi từng người. Họ đều mang một cái tên chung "Liệt sĩ Trung đội Mai Quốc Ca anh hùng". Riêng ngôi mộ mang tên liệt sĩ Vũ Ngọc Thành thì nằm ở khu mộ khác. Có lẽ khi hy sinh, có một liệt sĩ nào đó đã mang theo mình những thông tin của Vũ Ngọc Thành chăng?
" Người nằm dưới mộ này có thể là người tôi đã quen hay chưa hề gặp nhưng chắc chắn đó là một đồng đội của mình. Bởi vậy anh ấy chính là một phần của cuộc đời tôi." Vũ Ngọc Thành tâm sự.
Người lính cuối cùng của trung đội cảm tử đầu cầu Thạch Hãn năm ấy giờ đây là một thương binh ở làng Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.