What's new

Quảng Trị - Mảnh đất kiên cường

Tôi vốn không sinh ra ở mảnh đất này nhưng cảm thấy rất yêu quý và gắn bó với Quảng Trị. Quảng Trị - mảnh đất của gió Lào cát trắng, của một thời đạn bom khói lửa. Quảng Trị là một chiến trường ác liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ với các địa danh nổi tiếng như: Cầu Hiền Lương, Cửa Tùng, Vĩ tuyến 17, địa đạo Vịnh Mốc… Chia lửa với Quảng Trị, miền Bắc chắt chiu từng viên đạn, hạt muối, hạt gạo gởi vào Quảng Trị và hàng vạn chàng trai từ khắp mọi miền Tổ quốc đã lên đường tòng quân. Nhiều người đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất này. Có lẽ không có nơi đâu trên dải đất hình chữ S này có nhiều nghĩa trang như Quảng Trị, 72 nghĩa trang liệt sỹ trong đó có có 2 nghĩa trang liệt sỹ cấp quốc gia: Nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang đường 9. Quảng trị - nơi có 2 thị xã là Đồng Hà và Quảng Trị, nơi có 2 dòng sông mãi khắc ghi vào lịch sử: sông Bến Hải và sông Thạch Hãn.

Hàng năm cứ ngày 27/7, hình ảnh người dân và những đồng đội đã từng sống chiến đấu taị Quảng trị thả những bông hoa tươi thắm bên dòng sông Thạch Hãn, những nọn nến được thắp sáng lung linh ở Nghĩa trang Trường Sơn vẫn luôn ám ảnh tôi. Năm nay chọn đúng dịp 27/7, tôi lại về Quảng trị, hòa vào dòng người đổ về Nghĩa trang Trường sơn, Nghĩa trang đường 9 để thắp những nén nhang cho những chiến sỹ đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Đã được gửi đăng bởi 2Su! (20/01/2011)
 
Last edited by a moderator:
Đây là cây bồ đề thiêng tự mọc sau Đài tưởng niệm Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn đúng ngày khánh thành nghĩa trang này (được coi là một điềm lành) giờ đã to lớn, tỏa bóng che chở cho Đài tưởng niệm các hương hồn liệt sỹ.



 
Mình không phải người Quảng Trị, nhưng cũng đã nhiều lần đến Quảng Trị và cảm thấy rất yêu quý mảnh đất và con người nơi đây.
Từ những năm 2000, hầu như năm nào mình cũng đến (hoặc qua ) Quảng trị, những địa danh như Thành Cổ, sông Thạch Hãn,Bến Hải, cầu Hiền Lương , địa đạo Vĩnh Mốc; Các nghĩa trang Trường Sơn, Đường Chín....luôn làm cho mình trào dâng những cảm xúc về một vùng đất anh dũng kiên cường...
Năm kia, khi bọn mình vào Thành cổ, trạm đón tiếp khách của Thị Xã tổ chức đón tiếp, nhưng các bạn có biết không, các cán bộ trong đó đã mấy tháng chưa có lương, điều kiện kinh tế rất khó khăn (mà toàn là lãnh đạo Thị xã, lãnh đạo phường 1, phường 2 khu vực thành cổ). Bon mình ngại quá, mời các bác ấy đi ăn uống nhưng ai cũng từ chối (mãi sau mới biết các bác ngại vì dân trong đó đang rất khó khăn, lãnh đạo đi ăn nhậu sợ mang tiếng). May hôm đó mình gặp thầy giáo cũ ở Học viện Chính tri quốc gia HCM vào trong đó dạy lớp Chính trị của tỉnh (mà các lãnh đạo thị xã, phường cũng đang là học trò) lên nhờ thầy mời anh em mới đi, mà đi ăn rõ xa, ra khỏi thị xã, trên đoạn đường đi Lao Bảo mới ăn.
Các anh em trong đó rất nhiệt tình, chân thành, mến khach.
Tháng 4 mình đang dự định vào trong đó 1 chuyến
 
Chúng tôi rời Nghĩa trang Trường Sơn lúc trời đã tối hẳn với ánh trăng 14 vằng vặc dẫn đường. 6 cô gái trên 3 chiếc xe máy chạy từ từ giữa bạt ngàn rừng cao su thẳng tắp. Không ai nói ra nhưng tôi biết nỗi lo lắng sợ hãi thoáng qua với những người bạn đồng hành. Bóng tối bao trùm lên cảnh vật nơi đây, giữa cái vắng vẻ và hơi lạnh của núi rừng. Muốn trêu mọi người vài câu nhưng rồi lại không dám ;)

Chúng tôi không quay trở lại Đông Hà mà chạy tiếp ra bãi biển Cửa Tùng. Trên đường đi chúng tôi lại thấy những ánh nến lung linh và khói hương nghi ngút tại những Nghiã trang liệt sỹ của các làng xã. Và nến không chỉ được thắp trên những tấm mồ liệt sỹ mà còn được thắp sáng trên bàn thờ của các gia đình có người đã hy sinh. Khung cảnh làng quê thật thanh bình và đầm ấm.
 
Bãi biển Cửa Tùng được Vua Bảo Đại phong "Nữ hoàng của các bãi biển". Mấy năm trước bãi biển này còn rất hoang sơ với lác đác vài hàng quán nhưng nay đã có rất nhiều nhà hàng khách sạn mọc lên.

Khách sạn chúng tôi ở



Biển xanh cát trắng



Kè đá xa xa nếu chụp gần

 
IMG_0596.jpg
 
Thank bác Virgo, em cũng từng đến Quảng Trị hồi tháng 2. Mảnh đất kiên cường và thấm đầy máu của những người anh hùng. Em đã khóc khi đọc lại topic của bác.

Khi đứng trước bạt ngàn ngôi mộ của những Liệt sỹ chưa biết tên, em đã tự hỏi mình làm được gì cho đất nước để xứng đáng với sự hy sinh của các anh.

@anh: Cảm ơn anh đã đưa em về chiến trường xưa, cảm ơn anh đã chia sẻ những cảm xúc về mảnh đất anh hùng Quảng Trị.

Dòng Đakrông:

IMG_1837copy.jpg


IMG_1848copy.jpg


IMG_1973.jpg
 
Địa đạo Vịnh Mốc

Dường như không có một địa danh nào trên mảnh đất Quảng Trị này không in đậm dấu vết của một thời khói lửa. Buổi chiều khi đến Địa đạo Vĩnh Mốc, chúng tôi đã không khỏi kinh ngạc cho ý chí và sức sống mãnh liệt của con người.

Làng địa đạo Vịnh Mốc – một lâu đài trong lòng đất Quảng trị. Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện VĨnh Linh, tỉnh Quảng trị có gần 100 nóc nhà cách bãi tắm Cửa tùng 5km về phía Bắc, cách đảo Cồn cỏ 28km về phía Tây. Bắt nguồn từ một cột mốc cắm trên eo vịnh nhỏ giữa hai ngôi làng nay đã sáp nhập thành một: Làng Vịnh Mốc ra đời từ đấy!

Trên đường đi

picture.php


picture.php
 
Last edited:
picture.php


Trong bảo tàng là câu nói nổi tiếng

picture.php


và hình ảnh

picture.php


Năm 1964, khi đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Vĩnh Linh (Quảng Trị) trở thành địa đầu của chiến tuyến hai miền, phải gánh chịu hơn chục ngàn tấn bom đạn. Với khẩu hiệu "một tấc không đi, một ly không rời", mỗi làng xã, mỗi người dân Vĩnh Linh dưới làn bom đạn thi nhau kiến tạo một hệ thống ăn sâu vào đất. Họ đào hơn 3,7 triệu mét khối đất để có hệ thống địa đạo Vịnh Mốc đi vào lịch sử với tên gọi "tuyến đường huyền thoại" dưới lòng đất. Sau hơn ba tháng lao động với hơn 18000 ngày công, địa đạo Vịnh Mốc được hình thành.

Địa đạo có: - Chiều sâu từ 20-28m, chiều dài 2.034m, trục đường chính dài 769m
- Chiều cao từ 1,5-1,8m, rộng từ 1,1-2m.
- Địa đạo có 13 cửa, 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi. Tại các cửa hầm đều có làm khung gỗ chống sập.
 
Có rất nhiều du khách nước ngoài khi nghe hướng dẫn đã không khỏi trầm trồ thán phục sức chịu đựng kiên cường của những người dân nơi đây.

Trong hoàn cảnh lúc đấy, người dân Vịnh Mốc đứng trước 2 lựa chọn hoạc bỏ làng đi hoặc bám trụ thì phải chui vào lòng đất. Và cuối cùng họ đã ở lại và họ đã tồn tại. Tồn tại không phải cho bản thân họ mà cho cả một dân tộc.

picture.php


Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời, tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,719
Bài viết
1,136,143
Members
192,496
Latest member
screenreach
Back
Top