What's new

Sài Gòn - Độc hành xe máy từ Nghệ An tháng 2/2011.

Chào cả nhà, đầu năm rảnh rỗi mình có làm cung Nam tiến dài ngày xin pot lên để anh em cùng chia sẻ cho vui nghe! Thực ra chuyến đi cũng có chuẩn bị từ lâu nhưng ăm rằm tháng giêng xong tớ phi sang Lào 4 ngày xong về ngứa chân quá zọt luôn trướic dự định mấy nghày lận.Lịch trìng của tớ như sau:

Ngày 1 : Xuất phát từ nhà mình ở Yên Thành , vào Thanh Chương rồi theo đường HCM vào Phong Nha, tối ngủ Phng Nha.

Ngày 2 : Chơi Phong Nha.

Ngày 3 : Phong Nha theo Tây TS vào Khe Sanh.

Ngày 4: Khe Sanh theo con đường rừng đi ALưới xuống Huế theo QL49.

Ngày 5 : Chơi Huế.

Ngày 6 : Huế vượt Hải Vân qua Đà Nẵng.

Ngày 7 : Bà Nà - Hội An.

Ngày 8 : Hội An - Mỹ Sơn - Vượt sông Thu Bồn qua Ái Nghĩa.

Ngày 9 : Ái Nghĩa lên đường HCM vào Plei Kần.

Ngày 10 : Plei Kần - 14C - Sa Thầy - Kon Tum - Ba Tơ.

Ngày 11 : Ba Tơ - Quy Nhơn . Chui vô hang của Bác Sĩ Đặng Thuỳ Trâm nhưng vô hổng nổi nên quay ra. Ngày này bị bể sô mấy lần do lên rừng ở Vĩnh Thạnh bị tắc nên dông tuốt xuống biển đi ven biển vào Quy Nhơn qua đầm Thị Nại chứ quyết không đi QL1A.

Ngày 12 :Quy Nhơn - Phú Phong - Tuy Hoà.Đoạn này cũng bể sô do tắc đường núi.

Ngày 13 : Tuy Hoà - QL25 - Pleiku - Tuốt thẳng vào gần 14C đoạn Sê San.

Ngày 14 : YAKRAI theo đường lô cao su qua Chư Ty rồi cứ đường đất đỏ qua Easuop đến Buôn Ma Thuột.

Ngày 15 : BMT - khu bảo tồn Easô - Vạn Giã (lại xuống biển).

Ngày 16 ;Vạn Giã - QL26 qua đèo Phượng Hoàng lên BMT.

Ngày 17 BMT lễ hội cà phê.

Ngày 18 : BMT - SG . Cung này có một đoạn đi vào con đường 14c gần cửa khẩu Bù Đrăng ở Kon Tum xong ra Kiến Đức về Đồng Xoài - ĐT741 vvề SG.

Lịch trình sơ bộ là vậy, chuyến đi được sự giúp đỡ của rất nhiều bạn trên Phượt như bác Thiên Sơn ở Quảng Nam hay bạn Nhanvan_hoang giúp chỗ ngủ ở BMT..và nhiều bạn nưã.....

Rất mong cả nhà vào ủng hộ để tớ có tinh thần viết tiếp nghe. Thân!!!!!


Untitled-1.jpg
 
Last edited:
Lâu nay bận phượt quá, hết Lò Gò - Xa Mát bây giờ chuẩn bị VQG Pù Mát , hẹn các bạn tuần sau trở lại tiếp tục nghe!!!Thân!!
 
Hang Thiên Đường dài mấy chục km nhưng đoạn đưa vào khai thác du lịch chỉ gần 1 km và cũng đang hoàn thiện chứ chưa xong, đang tối lắm, chỉ có một du khách mà có tới 2 ông kèm 2 bên vừa bảo vệ vừa hướng dẫn khiến cho mình cảm thấy cũng đáng đồng tiền bát gạo. Sau một lúc tham quan thì mình chia tay 2 anh để đi sang Hang Tám Cô ngay ngã 4 Trạ Ang lên theo đường 20 khoảng 2 km.

Đường lên Hang Tám Cô.

IMG_1380.jpg


Nhà ban quản lý.

IMG_1381.jpg


Các anh ở đây đều mặc đồng phục líng Trường Sơn .

IMG_1396.jpg


Mình vừa dựng xe làm hàng thì phát hiện ra xe bị thủng xăm, lại lúi húi thay xăm giữa trưa nắng.

DSC_7120.jpg
 
Hang Tám Cô thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cách thành phố Đồng Hới 55km về hướng Tây Bắc, hang đá nhỏ bé này ghi dấu sự hy sinh to lớn của lực lượng TNXP trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiều 14-11-1972, B.52 ném bom rải thảm tuyến đường 20 từ km 16. Đội thanh niên xung phong 163 của ban 67 đang ở hiện trường vội vã chạy vào hang đá bên đường trú ẩn. Tiểu đoàn pháo phòng không lập tức tổ chức đánh trả. Cả quãng đường qua Km 16 bị bom cày nát, một loạt bom đã khiến năm chiến sĩ pháo binh hi sinh phía cửa hang và liền ngay sau đó một tiếng ầm khủng khiếp vang lên. Tảng đá hàng ngàn tấn trên cửa hang bị sập xuống bịt kín miệng hang. Trong hang có tám thanh niên xung phong đều cùng quê Hoằng Hóa (Thanh Hóa) là Trần Thị Tơ, Lê Thị Mai, Đỗ Thị Loan, Lê Thị Lương và Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Mậu Kỷ, Hoàng Văn Vụ. Tất cả đều đang tuổi 19-20.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/316462/Hang-Tam-Co-va-con-duong-tuoi-20.html

Thông tin về Hang Tám Cô rất nhiều và cũng có một số thông tin chưa được kiểm chứng, ở đây mình chỉ đưa ra một số thông tin trên báo Tuổi Trẻ và cũng xin nói rằng chả hiểu vì sao mà mọi người hay gọi là Tám Cô chứ chính ra là 4 Cô và 4 Anh chứ nhỉ ?

Danh sách 8 Liệt Sĩ Thanh Niên Xung Phong và 5 LS Pháo Binh.

IMG_1382.jpg


Lưu bút của Giáo Sư Vũ Khiêu.

DSC_7119.jpg


Lối xuống hang 8 Cô.

IMG_1390.jpg


Trong hang.

IMG_1394.jpg


Tấm bia tưởng niệm các LS của một du khách rất ý nghĩa.

IMG_1392.jpg


Đền LS TNXP bên cạnh Hang 8 Cô.

IMG_1388.jpg


IMG_1386.jpg
 
Dự định trong ngày hôm nay buổi sáng đi hang Thiên Đường và Hang Tám Cô còn trưa và chiều tham quan động khô , động nước của Phong Nha nhưng do xe bể bánh nên chiều chỉ đi được động nước, động khô đành lỡ hẹn nhưng có lẽ động khô sẽ không đẹp bằng động Thiên Đường .

Con đường về lại Phong Nha chạy cặp sát mé sông Son.

DSC_7124.jpg


Dòng người đang chờ đi đò ngay bến thuyền Phong Nha(bến phà Xuân Sơn cũ) để đi tham quan động.Lại tiếc cho Thiên Đường do xa quá , trái nẻo với khâu tiếp thị cũng kém nên vắng khách.

DSC_7140.jpg



Gần vị trí cầu Xuân Sơn trên đường Hồ Chí Minh hiện nay là bến phà Xuân Sơn, một địa danh bị đánh phá ác liệt được ví như “túi bom” của vùng chảo lửa. Năm 1966, do yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam, cùng với việc mở đường 20 Quyết Thắng nối Đông-Tây Trường Sơn, phà Xuân Sơn do ty Giao thông Quảng Bình phụ trách phà 18 tấn hoạt động. Đến tháng 12-1966 thì đại đội 16 của Binh trạm 14 thuộc Đoàn 559 đảm nhiệm bến phà này. Đại đội có 125 người, lực lượng chủ yếu là bộ đội công binh và TNXP, phương tiện gồm ca nô và cầu phao, chủ yếu hoạt động từ 7 giờ tối hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Ban ngày tránh máy bay địch, tháo dỡ phà cho ca nô kéo vào trú ẩn trong động Phong Nha. Vũ khí đạn dược có khi cũng tập kết cất giữ luôn trong đó.

Bến phà Xuân Sơn hiện nay và bia di tích(bên kia sông).

DSC_7141.jpg


Nhận thấy phà Xuân Sơn trên quốc lộ 15A có vị trí chiến lược quan trọng, giặc Mỹ đã tập trung đánh phá hết sức ác liệt cả ngày lẫn đêm nhằm nung chảy cái yết hầu của vùng “cán xoong”, hòng cắt đứt mạch máu giao thông của ta. Bao đồng đội đã hy sinh, bao chuyến hàng bị cháy nhưng ý chí của cán bộ, chiến sĩ Đại đội 16 vẫn vững vàng. Năm 1967, Binh trạm quyết định mở thêm bến phà B mang tên Nguyễn Văn Trỗi, nhằm noi theo tấm gương anh hùng bất khuất trước kẻ thù của anh. Đảng ủy, chi bộ lựa chọn những người ưu tú, gan dạ và dũng cảm, dám hy sinh để trực và chiến đấu trên bến phà này. Bến phà B cách bến phà A chừng 4km về phía thượng nguồn và cách cửa động Phong Nha khoảng 1km, như vậy vừa dễ “chia lửa” vừa gần hang, cơ động nhanh hơn...(sưu tầm).

Ngồi trên du thuyền vào cửa động, nhìn về bờ Nam sông Son, nếu để ý thì bạn sẽ thấy một bến phà cũ, tuy cây cối rậm rạp nhưng vẫn trông rõ dòng chữ khắc trên vách đá: “Bến phà Nguyễn Văn Trỗi”. Vâng, đây chính là bến B của phà Xuân Sơn, được vinh dự mang tên người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, cũng là nơi đã in dấu giày của hàng vạn chiến sĩ vào Nam ra Bắc thời đánh Mỹ.

Bến phà Nguyễn Văn Trỗi hay còn gọi là bến phà B.

DSC_7252-1.jpg


DSC_7258-1.jpg


DSC_7260.jpg


Gần đó là đại bản doanh của VQG Phong Nha Kẻ Bàng.

DSC_7262.jpg
 
Sau khoảng 30 phút đi thuyền thì du khách sẽ tới được cửa động Phong Nha.

Trên sông Son thỉnh thoảng có những bãi đá ngầm đẹp nhưng cũng rất nguy hiểm.

DSC_7152.jpg


DSC_7267.jpg


Bên kia sông.Những con thuyền du lịch đang chờ khách.

DSC_7151.jpg


Những gốc cây trơ rễ do xói mòn về mùa lũ.

DSC_7268.jpg


Từ trên thuyền có thể nhìn thấy rõ cây cột đá...hồ đồ.

DSC_7265.jpg


DSC_7264.jpg


Nhà nghỉ Phương Hà nơi mình ở mặt sau là sông Son.

DSC_7279.jpg
 
Cám ơn bài viết của bác rất nhìu. em đang tính làm 1 tuyến ngược lại từ kontum ra hòa bình bằng đg HCM đây! Bác cho e hỏi là dọc đường HCM có nhìu chổ đổ xăng kg? và chặng dài nhất kg có cây xăng là bao nhiêu km?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,192
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top