What's new

[Chia sẻ] Siberia, nước Nga trong lòng nước Nga.

Trên một trang web về du lịch mình từng đọc, có nói, đại loại: Bạn đã từng tới Moscow, chỉ là một thành phố thủ đô khác. Giờ hãy tới nước Nga thật sự, tới một nơi giữa Siberia, nơi bạn chưa từng tưởng tượng là sẽ có thể tới được chỉ trong vòng 10 năm trước. Đó thực sự là một cuộc phiêu lưu. (You've been to Moscow: just another capital city. Now come to the real Russia, to a place in the middle of Siberia that you could never imagine visiting even a decade ago. It's an adventure!)

Đây là vùng đất hoang dã và ngập tràn tuyết trắng với đủ cả những câu chuyện thần thoại cũng như kinh dị về nơi này. Vùng đất mà từ thời Sa hoàng cho đến nhà nước Liên Xô, đồng nghĩa với lưu đầy, rét buốt, chết chóc, những trại lao động cưỡng bức Gulag, những ngôi làng hay cả thành phố được xây dựng bằng sức tù binh thế chiến. Một vùng đất rộng hơn 13 triệu cây số vuông và chỉ khoảng hơn 40 triệu người. Tuy nhiên, nó lại được coi như kho của cải để dành của nước Nga với đủ loại từ lương thực, gỗ, khoáng sản cho đến tài nguyên nước ngọt.

Bản đồ vùng Siberia mở rộng (không chính xác với cách chia địa giới hành chính của nước Nga hiện nay), bao gồm cả Siberia và Viễn Đông.
64388-004-06049D9C.gif


Thực ra giấc mơ khám phá vùng đất này của mình bắt đầu nhen nhóm từ thời sinh viên, khi khám phá thế giới diệu kỳ về nước Nga và Siberia trong series game Syberia của Benoit Sokal. Cũng chẳng nghĩ có ngày thành hiện thực, tất cả cũng là nhờ cơ duyên. Hiện giờ, vì công việc, mình được sống tại nơi này trong một thời gian. Những lúc rảnh rỗi là thời gian dành cho những chuyến đi khám phá. Trong topic này mình sẽ gói gọn những chuyến đi, có ngắn, có dài, những nơi mình đã trải qua, thời gian cũng khá dài, có đủ cả xuân , hạ, thu, đông, cố gắng với tiêu chí mỗi bài viết sẽ về một điểm du lịch đáng nhớ ở vùng đất này. :D

Hình tượng vùng đất Siberia qua game cùng tên của Benoit Sokal
syberia_101002_024-452811.jpg


Kras-18_zpsy0ulkgbe.jpg
 
TOMSK (Đông)
XIII. Sông băng

Mùa đông, các con sông ở vùng Siberia hầu hết đóng băng (trừ loại đặc biệt như sông Yenisei ở Krasnoyarsk thì không chấp vì nước nóng từ nhà máy thủy điện cùng các nhà máy khác đổ ra nên không bao giờ đóng băng trong mọi thời tiết). Khi sông đóng băng, mặc nhiên có thêm một khoảng không gian rất rộng cho đủ mọi trò chơi, hoạt động, thể thao.

Bình thường, theo khuyến cáo an toàn, với độ dày lớp băng khoảng 20 cm là có thể đi lại bình thường, tuy nhiên vào chính đông thì độ dày lớp băng ở đây có thể dao động từ 80 - 100 cm, thoải mái chơi bời. Hoạt động thường thấy nhất chính là câu cá trên băng. Người dân mua khoan, khoan 1 lỗ nhỏ đường kính khoảng 20 cm trên băng và thường dựng lều kèm đồ sưởi, thức uống, bếp núc để câu trong vòng 3-4 ngày liền.

Mặt băng xanh ngắt trên sông. Thường thì nhiệt độ phải xuống thật nhanh, tránh được tuyết rơi thì mới thấy được cảnh sông/ hồ băng xanh như thế này. Lạnh từ từ tuyết rơi trước thì chỉ có 1 màu trắng chán phèo.

Tom-136_zpsatsdn5yu.jpg


Khoan lỗ để câu cá. Khi nước đóng băng, oxy sẽ giảm. Do đó tại vị trí những lỗ khoan này, oxy sẽ giầu hơn 1 chút thu hút cá mú các loại đến nên câu thể loại này khá hiệu quả.

Tom-137_zps6xzbdgjs.jpg


Với thời tiết -25 độ trở xuống, chuyện ngồi ngoài trời dăm tiếng cầm cần câu là điều không thể, vì thế người ta mắc dây câu vào 1 nhánh cây và bỏ đó. Nước đóng băng sẽ góp vai trò giữ chắc dây khi có cá cắn. Sau 1 đêm, chỉ việc quay lại, đục băng và kéo dây câu lên là chắc chắn có cá.

Tom-138_zpsmsexihlr.jpg


Lều của những người đi câu. Người ta thường mang theo bếp cồn khô, trà, và tất nhiên là rượu vodka để có thể bám trụ vài ngày trên mặt sông.

Tom-139_zpsvhe4m1sq.jpg


Sông đóng băng rộng rãi, đua xe trượt tuyết thì không gì sướng bằng.

Tom-140_zps9yver1em.jpg


Đến tầm giữa tháng 4, khi thượng nguồn tuyết đã tan và nước dồn về (thượng nguồn trên dãy núi Altai, ở phía Nam, sông chảy đổ ra biển Bắc Băng Dương nên nóng hơn, tuyết sẽ tan trước), người ta phải dùng thuốc nổ để đánh tan lớp băng này đi, nếu không nước ứ lại, các mảnh băng khổng lồ sẽ có thể đẩy sập cầu hoặc gây lụt lội.

Tom-141_zps0xasqdxq.jpg
 
Phụ chương: MÓN ĂN - p1

Về các món ăn vùng Siberia (ít nhất là ở các tỉnh mình đã đi qua), ngoài các món đã nổi tiếng của nước Nga nói chung như bánh mỳ (đen, nâu, vàng, trắng...), borsch (súp củ cải đỏ), salyanka (súp thịt), pelmenhi, varennhi, rau tỏi, sữa và các sản phẩm liên quan ... thì còn một số món ăn đặc trưng du nhập Trung Á hoặc của sẵn các tộc người Siberia bản địa. Về đặc điểm chung thì đồ ăn nói chung sẽ không thích hợp với khẩu vị của dân ta, vì món nào mặn thì rất mặn, nhạt thì lại quá nhạt và ít dùng các gia vị có mùi. Các món ăn cũng giầu năng lượng để thích hợp với thời tiết giá lạnh + ít rau cỏ.

Cá hồi, cá trích hay cá nục tươi được ướp muối, ngâm dầu, khá là mặn, thường được ăn kèm bánh mì và hành/ tỏi tươi. Tanh và khó ăn hơn Sashimi nhiều. Bình thường dân Nga rất vệ sinh và kỹ tính nhưng thưởng thức món này thì kể cả mấy cô gái thuộc loại chảnh nhất vẫn sẵn sàng dùng tay không bốc và chén ngon lành.

Food_zpstvdwjucw.jpg


Một suất ăn gọi quá tay tại 1 nhà hàng Kazakhstan hồi mình mới sang. Với người Nga có lẽ 2-3 người mới chén hết được suất này. Cuối cùng sau 1 nỗ lực không nhỏ trong hơn nửa tiếng đồng hồ mình cũng đánh bại được nó.
Trái sang phải, trên xuống dưới:
- Gan cừu xào với cà rốt. Ăn vị đặc trưng, có chút gia vị như tiêu hay hoa hồi gì đó, khá nhạt.
- Salad olivski, thông dụng hơn ở VN với cái tên đơn thuần là salad Nga.
- Khoai tây rán sơ xào với xúc xích. Xúc xích chắc loại rẻ tiền nên nhiều mỡ ăn chán hơn cả Đức Việt. Kinh hoàng nhất khi giải quyết hậu quả là món này vì nhiều dầu mỡ quá.
- Shaklyk (thịt nướng xiên) gà. Dân Hồi không ăn lợn mà bò cừu thì đắt, ăn bt, nói chung thua shaklyk Nga bán ngoài đường.
- Nước: Kompot

Food-2_zpsnniw8xu8.jpg



Cơm căng tin. Trái là món plob, miễn cưỡng có thể gọi là cơm rang nhưng cách nấu hoàn toàn khác. Cả gạo, cả thịt, cà rốt được vứt vào chảo, đổ nước, đun sôi đến cạn nước, đổ dầu và đảo đều. Hạt gạo thường còn sống trong nhân và ăn rất chối tỉ . Giữa là 1 loại bánh nướng đặc bằng bột mì trắng, ít bột nở, mình không nhớ tên, nhưng nói chung là chán nhất trong số các loại bánh mì đã từng ăn, chỉ ăn 1 lần là mình cạch đến già. Bên phải là khoai tây hầm thịt bò, ăn tàm tạm. Nước uống là kompot nấu từ quả lê khô, ngon nhất trong số họ hàng nhà kompot. (Dở nhất là kompot nấu từ cherry :)) ).

Food-3_zpsebsmjqu6.jpg


Lại là món Trung Á, không rõ từ nước nào. Mì sợi kéo từ bột gì đó khá giống bún của ta, nhưng sợi nhỏ hơn nhiều. nấu lõng bõng với kolbasa và vài thứ gia vị lạ. Ăn mát mát cũng tạm.

Food-4_zpsuqhxalki.jpg


Bên phải là Shaklyk, không cần nói nhiều về nó nữa. Bên trái người ta gọi là cốt lết, nhưng đại loại là thịt (bất cứ con gì, gà, lợn, cá...) được nướng cùng pho mát, mayonaise và cà rốt bào. Tất nhiên là không ướp. Cá nhân mình thấy nếu ướp với bột ngũ vị hương rồi nướng tương tự thì ngon hơn nhiều :))

Food-5_zpsoul3bw1m.jpg


Và cuối cùng của post, là 1 món đến từ Mông Cổ do mấy đứa bạn Mông Cổ nó xách sang mời. 1 món tương tự như pelmenhi, tức là sủi cảo nhân thịt cừu, vỏ bột mì, nấu với bơ tươi và sữa ngựa. Không gia vị, tất nhiên, quan điểm của dân Mông Cổ thì gia vị làm mất mùi thịt, và khoai tây thì tính là rau nên phải ăn riêng không cho vào món ăn. Nói chung cũng là 1 thách thức cho bạn nào không có khả năng ăn tạp.

Food-6_zpsbttoyvpi.jpg
 
MÓN ĂN p2 - Ăn vặt đường phố.

Vì tính cách người Nga không thích vừa đi vừa ăn, vả lại họ lại sính ngoại mấy món Tây như pizza, mì Ý hơn nên mấy kiểu quầy ăn vặt ngoài đường khá hiếm, đbl ở Siberia, khi mùa đông không có hoạt động nào diễn ra ngoài trời lâu được thì thức ăn đường phố quả là 1 thứ gì xa xỉ. Do đó, thức ăn đường phố đặc trưng ở nơi này chỉ loanh quanh mấy thứ sau:

Shaklyk. Nếu vodka là quốc ẩm thì shaklyk là quốc thực của người Nga rồi. Một gia đình không thể không có một bộ nướng thịt và các ngày lễ lạt cũng không thể không có các hàng thịt nướng. Thịt gà hoặc lợn được ướp gia vị đặc trưng, nướng xiên ăn với hành tây muối chua và bánh mì khô. Giá cả thì cả năm nay không thay đổi, rơi vào tầm 150 - 160 rúp/ xiên 250g.

Một hàng Shaklyk ở công viên:

Food-7_zpsxn3dse0m.jpg


Suất tiêu chuẩn, với bánh mì khô và hành muối.

Food-8_zps5rbnkofl.jpg


Món phổ biến thứ 2 có thể kể đến lại không phải là món Nga, đó chính là Shaurma của Thổ Nhĩ Kỳ. Món ăn đơn giản này được làm bằng thịt bò, dưa chuột, cà rốt muối chua, thêm sốt , pho mát bọc trong bánh mỳ cán mỏng Lavash và nướng. Ăn khá ngon nhưng hơi bẩn tay. Giá từ 100 - 130 rúp/ cái (350g)

Biển hiệu đơn giản. Ảnh này chụp từ 2014 nên giá còn ở mức 100 rúp (cho cái to) và 70 rúp (cho cái nhỏ)

Food-9_zps8ra2zyn4.jpg


Trên tay, không được đẹp như quảng cáo nhưng ăn khá ngon, cái to thì đủ no.

Food-10_zpsnpeppa9t.jpg



Bánh mỳ xúc xích nướng, chắc là món du nhập, nhưng có chế cháo theo kiểu Nga. Bánh mỳ trắng khoét ruột nhét xúc xích vào nướng cùng mayonaise, ketchup. Nói chung là sau khi ăn Shaurma rồi ăn sang cái này sẽ thấy là khá tệ hại. Có điều rẻ bèo, chưa bằng 1 nửa cái Shaurma. Âu cũng là tiền nào của đó.

Food-11_zps9mpypf3q.jpg


Blinnưi siberia. Đây là món truyền thống của Nga. Bánh bột tráng bọc với nhân. Có nhiều lựa chọn nhân đủ loại từ cá hồi tươi, trứng cá hồi, các loại thịt, rau cỏ, nấm... cho khách tự build. Khá thú vị nhưng có vẻ bụt chùa nhà không thiêng nên cũng không đông khách lắm. Giới trẻ thích junk food kiểu KFC hay McDonald hơn.

Mình gọi 1 suất với nhân trứng cá hồi và cá hồi sống hun khói. Phải nói bánh rất ngon, vỏ mềm và thơm ngon hơn cái vỏ lavash của Shaurma Thổ nhiều lần. Nhân cũng ngon tuyệt, giá cũng đắt hơn hẳn, tầm 180-200 rúp/ cái.

Food-12_zpsxlytjqhf.jpg


Bên trái là quầy bán bánh Pirozhki. Pirozhka ̣(đuôi ki là số nhiều) là loại bánh nướng mềm, nhân tùy ý thích người làm, ngọt, mặn, khoai tây nướng, bắp cải muối cho đến thịt cừu, trứng cá tuyết đều có. Thông thường giá 15-20 rúp/ cái khá bình dân thích hợp ăn chơi.
Bên phải là bán kẹo bông quay từ đường. Cái này chắc khỏi phải giới thiệu nữa :))

Food-13_zps6n5apayz.jpg


Kem. Đây cũng có thể coi là 1 nét văn hóa luôn. Nhất là vào tiết trời -30 độ ăn cái kem ấm hết cả mồm. Cầm que kem đi thong dong không ăn nhanh nó đóng lại thành nguyên cục đá không gặm nổi nữa thì thôi :))

Food-14_zps3yu4p0ij.jpg
 
Cám ơn bạn có cái obzor (tổng quan) về món ăn Nga nhà hàng bình dân và ngoài đường. Món bánh rán nhân thịt bạc nhạc rất rẻ và không ngon lắm nhưng nó là món ưa thích của những người bình dân như sinh viên khi đói. Ảnh tôi down trên mạng đây. Những ai từng ở Nga chắc không thể quên món Pirozhki này và nước uống KVAS thân yêu.

 
Cám ơn bạn có cái obzor (tổng quan) về món ăn Nga nhà hàng bình dân và ngoài đường. Món bánh rán nhân thịt bạc nhạc rất rẻ và không ngon lắm nhưng nó là món ưa thích của những người bình dân như sinh viên khi đói. Ảnh tôi down trên mạng đây. Những ai từng ở Nga chắc không thể quên món Pirozhki này và nước uống KVAS thân yêu.

[/URL]
Ảnh bác post là nhân nấm thịt loại ngon rồi.
Rẻ nhất vẫn là nhân khoai tây hoặc bắp cải, 10 rúp 1 cái, 3 cái là no ạ.
Mà em vẫn kể thiếu món bánh Samsa, cũng khá ngon nên mỗi khi mua ăn thường ăn vèo cái hết không kịp chụp ảnh :))
 
MÓN ĂN - p3. Đồ uống.

Những thứ đã quá nổi tiếng của nước Nga mà nhiều người đã biết đến như Kvas hay Vodka không ai là không biết nên mình cũng không đả động đến nhiều nữa. Vodka thì có đến hàng trăm loại thượng vàng hạ cám thỏa mãn nhu cầu túi tiền của mọi tầng lớp người, tuy nhiên mình là người thích xê dịch, công việc đặc thù cần tỉnh táo + tửu lượng thấp nên cũng ít thử món này. Kvas thì ngoài Kvas đóng chai với nhiều thương hiệu khác nhau còn có món kvas tươi, tức là lên men xong không diệt trùng và bán thẳng. Món này rất thơm, ngọt nhưng cũng chóng lên men thành bia nên phải bảo quản lạnh và uống chớp nhoáng. Nó chỉ có bán tại xung quanh các nhà máy bia và ngon hơn cả kvas xe. (Kvas bán trên xe vàng thì cũng là loại đã pasterized rồi nên cũng không được như kvas tươi nguyên).

Kompot.
Món này cũng khá phổ biến. Vào mùa hè, các loại quả như táo, lê, dâu đất, quả rừng chín nhiều, việc bảo quản hay ép nước tươi khi khoa học chưa phát triển là rất khó khăn. Vì thế theo truyền thống người Nga sẽ sấy khô chúng, sau đó từ thứ quả khô này nấu cùng mật ong hoặc rẻ tiền hơn là đường sẽ ra thứ nước uống có tên là kompot. Món này rất ngon, thơm mùi quả khô, khói, ngọt ít chua và rất rẻ, là món uống không cồn thường thấy ở các quán ăn bình dân với giá chỉ 10-15 rúp/ cốc 200 ml.

Một hộp kompot quả mọng đóng sẵn 2 lít , thương hiệu Vườn trái cây. Giá chỉ 85 rúp (~ 30K VNĐ).

Food-15_zpsrcuitrp5.jpg


Nước bạch dương, ép từ nụ lá gì đó. Cái này thì mấy shop đồ Nga ở Việt Nam cũng có lúc em thấy bán loại tương tự. Trong đồ uống không cồn thì nó thuộc hàng top đắt vì nghe nói cũng thuộc loại bổ thượng bổ hạ, nói chung là bổ tứ tung. Giá khoảng ~ 100 rúp/ lít (36K)

Food-16_zpspshmczbf.jpg


Nước khoáng mặn Karachin. Tất nhiên là ngay ở Siberia thì cũng có hàng chục thương hiệu khoáng mặn khai thác từ nguồn, nhưng mình thích loại Karachin này nhất vì vị giống nước khoáng Quang Hanh quê mình. Cộng với việc giá rẻ (25 rúp ~ 9K VNĐ 1 chai lít rưỡi), thì khoáng Karachin ướp lạnh pha siro hoa quả đúng là khó có gì sánh bằng.

Food-17_zpsmgzv8mmr.jpg



Sữa từ hạt thông đỏ. Có thể để nguyên vị, hoặc pha thêm mật ong hay hương socola. Món này cũng khá đặc trưng và đắt (110 rúp ~ 40K/ chai 250 ml, đắt hơn cả sữa hạt óc chó) , được cái uống thơm và chắc là bổ.

Food-18_zpswf3t8nig.jpg


Từ phải sang trái:
- Nước uống có gas hương dâu, hình như là đồ nhập khẩu vớ vẩn, không phải bàn nhiều
- Giữa là nước quả mọng, ngoài việc rẻ ra thì cũng không có gì đặc sắc.
- Ngoài cùng bên trái, đây mới là món đáng lưu tâm. Nó được gọi là "Coca Xô viết" thương hiệu Baikal. Chuyện là vào những năm 60-70, khi thấy coca của bọn đế quốc Mẽo tràn lan phổ biến thế giới, các nhà khoa học Liên Xô đã được giao nhiệm vụ tạo ra một loại nước để đánh bại nó. Vì thế, một loại nước được nấu từ các loại thảo mộc đặc hữu tại vùng hồ Baikal đã ra đời, được đặt cho biệt danh Coca Xô Viết. Nó có tác dụng chống lạnh, khá tốt cho sức khỏe nhưng ngày nay thì không phổ biến lắm, chỉ xuất hiện ở loanh quanh Siberia và Viễn Đông. Hồi ở Moskva mình cũng thử tìm trong Ashan nhưng không thấy có.

Food-19_zpszzolrh5k.jpg


Cốc bên trái: Trà sữa ngựa Mông Cổ, pha bằng gói pha sẵn. Được tặng chục gói nhưng vứt đâu đó cái vỏ rồi. Nói chung uống thoang thoảng tí vị trà, còn lại là vị sữa ngựa khô, cũng khá hay.

Food-20_zpscaaws2lv.jpg


Kisel
Đây là món mấy quả mọng tươi nấu cùng với tinh bột khoai tây (khraxman) ra 1 thứ mà khi để lạnh sẽ đông lại như thạch của ta. Ăn khá mát và ngon. Ảnh tự nấu kisel của mình có lẽ đã bị mất cùng đợt máy hỏng nên lấy tạm cái ảnh trên mạng.

kisel_1-e1453321817162.jpg



Ngoài ra còn ti tỉ các loại trà cỏ, rễ cây, nước lá thông, vỏ thông, cherry nấu quế, trà gừng mật ong... nữa, nói chung mấy món nước nấu vùng này phong phú không kém bất cứ nơi nào trên thế giới. :D
 
Góp cùng bác chủ về đồ ăn Nga. Nước sok bạch dương được chiết xuất từ cây bạch dương uống rất tuyệt vời. Tôi có ảnh down trên mạng về cách lấy nước từ bạch dương:



Còn trong nhà ăn (nhà hàng) Nga, họ bày đồ cũng theo kiểu Nga, phục vụ kiểu tự lấy. Ảnh này tôi chụp ở St Petersburg năm 2014


 
Còn trong nhà ăn (nhà hàng) Nga, họ bày đồ cũng theo kiểu Nga, phục vụ kiểu tự lấy. Ảnh này tôi chụp ở St Petersburg năm 2014



Cách phục vụ thì đúng là ở chỗ nào nước Nga em đã từng đi qua cũng như vậy cả. Có điều giá cả ở Peterburg có khác, chỗ em kompot có 10 rúp, mors 12 rúp thôi :))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,143
Bài viết
1,173,961
Members
191,970
Latest member
intuikraftf
Back
Top