What's new

Siem Reap - Vùng đất của những ngôi đền.

Em đi chuyến này hồi tháng 4. Hôm nay ngồi đọc lại, thấy bồi hồi quá. Siêm Reap thì mọi người ở đây đi hết rồi còn gì. Nhưng đó là chuyến đi em rất yêu thích. Chuyến đi của em bắt đầu từ Bangkok, chạy qua cửa khẩu poipet rồi đến Siem Reap luôn. Không có nhiều thời gian nên không qua Phnom Peng được (thời gian, tại sao lúc nào cũng là thời gian). Chẳng hiểu ngập ngừng thế nào mà mãi chả dám viết bài lên đây. Tự nhiên hôm nay, đọc lại phần hồi kí mình viết, lại có can đảm. Mong các bác ném đá... nhè nhẹ thôi ạ! hìhì

Phù, xong phần giới thiệu!

picture.php


đây là cái Map 3D. Nhưng em khôgn làm thế nào cho to lên được. Ai cần to ;) thì PM cái email cho em ạ!
 
Last edited:
Vẫn biết em lymy văn vẻ mướt mát nhá, nhưng mà vẫn chưa hết ngạc nhiên vì giờ lại thêm cả tài chụp ảnh nữa (beer)

cho chị ké tượng phật, của chị trông hiền lành hơn, lymy biến hóa thế nào mà trông hoành tráng thế, trông như Tôn Ngộ Không cân đẩu vân ấy :))

picture.php
 
Uầy, chị B có cái ảnh... làm nền cho cuốn sách Cam gối đầu giường của em nhá (Ancient Angkor ý chị). Chẹp chẹp!!!!
Cái đoạn biến hóa đấy, chị phải hỏi bác SonTT (tập shop kinh hoàng, em chỉ bắt chước)
 
Đền thờ Angkor trải dài hơn 40 dặm quanh vùng ngoại ô Siem Reap, khoảng 192 dặm từ thủ đô Phnom Penh của Cambodia. Chúng được xây dựng từ thế kỷ 8 đến TK 13 và được sắp xếp phức hợp từ những toà tháp đơn làm bởi gạch đến những đền thờ đá tảng. Có 2 vị trí chính đặt đền thờ Khmer. Phía đầu tiên là Rolous nằm phía Đông Nam khoảng 10 dặm từ ngoại ô Siem Reap, nơi chỉ có ít những đền thờ đầu tiên được xây dựng. Đây là thủ đô Khmer đầu tiên trong khu Angkor. Cuối thế kỷ 9, Yasovarman I chuyển thủ đô đến vùng phụ cận của Siem Reap. Vị trí này lớn hơn nhiều, nơi đặt đa số điện thờ Khmer. Nơi đây đuợc biết đến là thủ đô chính thức của Angkor. Có một số đền thờ khác trong khu vực, một số cách Siem Reap 20 dặm. Các đền thờ Khmer cũng có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên Cambodia, cũng như Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Ngày nay, khối lượng lớn công việc trùng tu nhiều đền thờ đã hoàn thành. Tuy vậy, do thiếu an ninh ở Cambodia và các cuộc nổi loạn liên tiếp quanh vùng Angkor, motọ số đền thờ đã đóng cửa không cho thăm quan. Các đền thờ chính, như danh sách dưới đây vẫn còn được mở cửa.

Các đền thờ chính ở Angkor


Angkor Wat

Được tôn kính như là một kiệt tác quan trọng nhất của kiến trúc Khmer, đền thờ kim tự tháp khổng lồ này được Suryavarman II xây dựng từ năm 1113 đến 1150. Nó được bao bọc bởi hào rộng 570 feet và dài 4 dặm. Khối lượng khổng lồ các bức phù điêu được chạm trổ với chất lượng cao nhất và được thể hiện đẹp nhất ở Angkor.

BAKONG
Đền thờ trung tâm trong thành phố của Indravarman I tại Hariharalaya. Đây là một đền thờ kim tự tháp lớn, diện tích khoảng 180 feet vuông nền. Nó được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 9.

BANTEAI SREI:
Đền thờ thanh tú và nhỏ nhắn này nằm cách làng Siem Reap khoảng 15 dặm, được Jayavarman V xây dựng và hoàn thành năm 968 sau CN. Đây là một ví dụ cho ý tưởng xây dựng đền kết hợp một số kiểu kiến trúc, và đặc trưng bởi một số chạm trổ tinh vi trên Cẩm sa thạch (Pink Sandstone).

THE BAPHUON:
Đền thờ kim tự tháp lớn được Udayadityavarman II xây dựng từ năm 1050 đến năm 1066. Nó đặc trưng bởi những trạm trổ xinh đẹp chứa Tượng Phật nằm 131 feet.

PREAH KO
Đền thờ sớm nhất ở Rolous cách Siem Reap 10 dặm, được Indravarman I xây dựng vào thế kỷ 9.

PREAH KHAN:
Được Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ 12, đền thờ rộng lớn này vẫn còn tốt và đặc trưng bởi những trạm trổ tuyệt vời.

TA PROHM
Đền thở rất rộng lớn được bao phủ bởi hào rộng phức tạp. Đây là một trong những đền đẹp nhất Angkor vì không được phục chế, nhưng lại được bao quanh bởi rừng rậm. Được Jayavarman VII xây dựng cuối thế kỷ 12.
TAKEO
Đền thờ sa thạch được Jayavarman V xây dựng từ năm 968 đến 1001 sau CN. Đây là một toàn tháp trung tâm lớn được bao bởi 4 toà tháp nhỏ.
 
Thiết kế và kiến trúc

( phần này sưu tầm - dành cho các bác thích tìm hiểu kĩ hơn về kiến trúc Angkor).

Dòng dõi Ấn độ
¬Kiến trúc Khmer là kiểu kiến trúc độc nhất vô nhị, là đỉnh cao trong các sáng tạo của những công trình tưởng niệm tôn giáo lớn nhất mà thế giới biết đến. Cũng như nhiều khía cạnh văn hoá khác, Cambodia thừa hưởng phong cách kiến trúc Ấn Độ và sau đó tiếp thu nó trở thành phong cách kiến trúc riêng. Từ thế kỷ 7 đến 8 sau CN, khi uy thế của Ấn độ lên vương quốc không còn quan trọng, , kiến trúc Khmer bắt đầu phát triển độc lập. Nó rất hưng thịnh dưới thời các vị vua đầy tham vọng, những người đã trị vì một đế chế giầu có về người và của. Tất cả những yếu tố đó là thiết yếu cho việc đảm bảo kế hoạch xây dựng những công trình lớn hơn ở Angkor vào thế kỷ 11 và 12.
Phong cách kiến trúc và nghệ thuật Ấn Độ.
¬Vương quốc Funan được toạ lạc trên vùng đồng bằng châu thổ sông Tonle Sap. Đá rất hiếm chỉ được tìm thấy ở vùng đồi xa. Do vậy mọi công trình và tượng đài đều được làm từ gỗ và gạch.
Phong cách kiến trúc Ấn được dùng cho những công trình tôn giáo đầu tiên ở Funan. Tháp vuông đơn xây từ gạch với mái cao được coi là đền thờ. Đá đôi khi được dùng làm cột trụ và dầm đỡ cửa. Bên trong là buồng nhỏ tối chứa tượng thần.
Có rất ít vật trang trí trong những đền thờ đầu tiên. Những tượng đài đầu tiên trong đền thờ được sao chép như của Ấn Độ. Tuy vậy, người bản xứ nhanh chóng sửa đổi phong cách Ấn theo gu thẩm mỹ của mình, hình thành nên tượng đài phong cách Căm có một không hai. Rất ít trong số những đền thờ theo phong cách Ấn còn tồn tại trong sự hư hại nhiều phần Cambodia và một số tượng tồn tại từ thời gian đó cũng đã được tìm thấy.

Ảnh hưởng của tôn giáo lên kiến trúc
Tôn giáo Hindu đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển đền thờ Khmer. Tôn giáo này được thành lập ở Cambodia khoảng thế kỷ thứ 2 hoặc 3 và các đền thờ được xây nên để thờ phụng Thần Hindu.
Chính Jayavarman II (800 đến 850 sau CN) là người đã đưa giáo phái Devaraja vào Cambodia, vị vua này được xem là đại diện của thần Siva của Hindu. Từ thời điểm này các đến thờ được xây dựng thờ cả thần và vua. Trong suốt hai triều đại sau, chính thức hình thành thông lệ mỗi vị vua mới xây đền thờ riêng sẽ trở thành lăng mộ khi vua qua đời.

¬Cũng chính Jayavarman II là người cho xây dựng đền thờ kim tự tháp tạo những nỗ lực đầu tiên mô phỏng ngọn núi không lồ Mount Meru của thần thoại Hindu. Hình thể này dần dần tiến triển hơn 350 năm trở thành sáng tạo phức tạp và thông thái nhất, Đền thờ Angkor.

Giáo phái DEVARAJA.
Năm 802 sau CN, Jayavarman II cho phép ở Kambuja các thầy tu Bàlamôn tự do công khai tổ chức các nghi lễ tôn giáo của vương triều Saliendra trong cung điện nhà vua. Trong suốt buổi hành lễ, các thầy tu xông khai điều khiển, nhà vua đảm nhiệm vị trí thần.
Sự hiện hiện hình thái tôn giáo như là sự tuyến bố độc lập khỏi Java. Lễ kỷ niệm này đưa đến sự phát triển giáo phái thần-vua ở Cambodia, được biết đến bằng tên “ DEVARAJA”, và trở thành cơ sở của tôn giáo Cambodia mới dựa trên nền tảng đạo Hindu của Ấn độ. Linga, biểu tượng bộ phận sinh dục nam, được thờ phụng và được các thầy tu trong sạch giữ gìn trong đền thờ. Họ tổ chức các nghi lế tắm rửa quanh Linga. Nước trở thành phần không thể thiếu trong tôn giáo, và cuối cùng các đền thờ có hào xung quanh để cung cấp nước. Linga vừa là biểu tượng uy quyền cao siêu của nhà vua, vừa là của thần Siva Ấn độ.
Từ thời Jayavarman II trở đi, các vị vua của Kambuja được coi như “một nửa thần linh” và tôn giáo xoay quanh việc thờ phụng linga hoàng gia trở thành một biểu tượng tôn giáo chính thống. Mỗi vị vua xây nên đền thờ để đặt linga và đền thờ trở thành mộ khi vua băng hà.
 
Sự phát triển trong kiến trúc của Quần thể Angkor

Sự phát triển trong kiến trúc của Quần thể Angkor

Có rất nhiều cách để tham quan Angkor, và đôi khi mọi người sẽ có cảm giác... bội thực đền thờ và không còn thấy thú vị. Nhưng thật ra, có một cách tham quan Angkor được giới thiệu trong A.A và LP đó là: Tham quan dựa trên tiến trình lịch sử của nó, từ đó ta mới thấy được sự phát triển khủng khiếp của kiến trúc Angkor.

prerup01.jpg


Hệ thống Pre Rup là đền thờ đầu tiên của đế chế Khmer, xây bằng gạch. Lúc tôi đến, nó đã bị phá hủy gần hết và đang trong quá trình phục chế. Đó là kiến trúc đơn tầng. Không nhiều người chọn địa điểm này vì ... không có nhiều thứ để xem. Tôi may mắn ghé qua được đây vì tôi đã đi Beng Mealea (sẽ giới thiệu ở phần sau).

2470426158_3cdbe71386.jpg

Hệ thống đền đá đầu tiên phải tính đến Phnom Bakheng (ngôi đền hoàng hôn)- vẫn xây dựng theo hệ kiến trúc đơn giản.

Đền thờ kim tự tháp
Đền thờ Khmer được xây dựng để chứa các tượng thờ thần linh, đại diện cho ngồi nhà đầu tiên của họ, và cũng là biểu tượng quyền lực của nhà vua.
Tuy nhiên, họ cũng xây dựng vì những mục đích khác. Trong thần thoại Hindu, lục địa Jambudvipa là trung tâm của thế giới. Nó được bao bọc bởi sáu vòng rặng núi và bảy đại dương và tất cả đểu được bọc bơở những bức tường đá khổng lồ. Tại chính trung tâm là núi thần thông Mount Meru với 5 đỉnh núi. Đó chính là nhà của thần linh.
Đền thờ Angkor được xây dựng đại diện cho mái nhà của thần linh. Các hiệu quả nhất xây dựng ngọn núi này là xây dựng bậc rút xuống như kim tự tháp, do đó có tên là “đền thờ kim tự tháp”. Năm ngọn tháp đại diện cho các ngọn tháp Mount Meru. Các hào bao bọc đền thờ dại diện cho biển vây quanh núi.

Phức hợp đền thờ - Kiến trúc đánh dấu sự phát triển cực thịnh của đế chế Khmer
bantei.jpg

Đền Banteai Srei cũng quan trọng trong tiến triển kiến trúc Khmer như là quần thể đền đầu tiên. Nó được lập kế hoạch công phù và được bố trí một loạt các công trình bao quanh một vài lăng chính.
Những công trình trên được xếp quanh sân, và mỗi sân được nối bởi con đường lớn. Những khu nhà ít quan trọng hơn được đặt ở rìa ngoài của quần thể, khu nhà quan trọng nhất và lăng mộ được đặt ở trung tâm
Toàn bộ quần thể được hào bao quanh. Khu vực này có một số thầy tu ở để trông mộ và tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Dần dần hình thái này được mở rộng ra thành những quần thể đồ sộ của Angkor Wat, Ta prohm và Bayon, trong đó có hàng ngàn thầy tu cư ngụ.


Dù không thể đi theo lịch trình này (vì các đền thờ cứ nằm rải rác không theo trình tự thời gian) nhưng nếu cứ hiểu như thế thì... có khi đi cả tuần vẫn thấy... thú vị thật đấy ạ!
 
Last edited:
ảnh lymy chụp công nhận ngon thật, chắc vừa đi về. Hồi mình đi là cuối tháng 9, vẫn mùa mưa, ko chụp được cái nào hoàng hôn hết, cái nào cũng trong vắt sau mưa nhưng dĩ nhiên, tối sầm, hehe.
tớ ké topic up ảnh còi lên được ko? vì đợt trước về ko dám mở topic mới, thấy các bạn đi SR và ảnh SR cũng nhiều rùi
 
7 kỳ quan của thế giới cổ đại là ở quanh vùng Địa Trung Hải và Trung đông cơ mà. Và bọn Angkor này cũng xuất hiện muộn hơn thời cổ đại nhiều
Nhưng dù sao mình cũng đồng ý với bạn là nó hoàn toàn xứng đáng là kỳ quan thế giới
Bạn kể chuyện rất thú vị, nhiều thông tin và kinh nghiệm bổ ích, tiếp tục đi nhé, tks nhiều
 
ảnh lymy chụp công nhận ngon thật, chắc vừa đi về. Hồi mình đi là cuối tháng 9, vẫn mùa mưa, ko chụp được cái nào hoàng hôn hết, cái nào cũng trong vắt sau mưa nhưng dĩ nhiên, tối sầm, hehe.
tớ ké topic up ảnh còi lên được ko? vì đợt trước về ko dám mở topic mới, thấy các bạn đi SR và ảnh SR cũng nhiều rùi

Ui, cho lên đây đi bạn zim mơ. Hồi lym đi là tháng 4 (năm nay), trước đợt 30/4 khoảng 10 ngày nên nắng gió ngút trời, mấy cái hoàng hôn với bình minh là lộ hết cả, vô cùng ... phê!!! Có lẽ ở những ngôi đền như thế, thời khắc bình minh hay hoàng hôn mang ý nghĩa trọng đại lắm. Bỏ qua... hơi phí:p Hay là đi lại...(NT)
 
Angkor Thom thì to khỏi nói, và thế nào bà con đi cũng phải vòng qua AT mấy lần vì đi tour nhỏ phải lượn nhờ qua sân AT. Nhưng AT bản thân nó cũng là một kiến trúc đáng đến, đó là một "thành phố đền thờ" gồm nhiều tổ hợp nhỏ được xây dựng dưới thời Surjavarman VII. Nó rộng đến nỗi, tốt nhất là kiếm cha Tuk tuk nào đấy chờ ở mỗi đền nhỏ cho chắc cú, nếu bạn muốn đi nhanh để còn... thăm thú khu đền khác.

2477914053_aa236d20da.jpg


Tôiđến AT vào Chính Ngọ, vì sáng tôiđi Ta Prohm cơ. Đấy là ngược lịch trình mọi người, bà con ai cũng TP sáng, AT chiều, nhưng mà thế chen nhau thì nhỏ bé gầy yếu như tôichịu sao nổi. Ấy thế mà chạy trời không khỏi nắng, vẫn đông như thường!!!!!!!!! Cơ mà chẳng gặp bà con Vịt nhà mình mấy, đến lạ!

Vào từ.. cổng sau, tiếng Hán gọi là Hậu Môn, tiếng anh gọi là West Gate, nơi có cái nhà vệ sinh... đẹp nhất Siêm Reap, không những sạch sẽ đẹp đẽ, lại còn phục vụ chu đáo, ra nó lại còn giơ biển hỏi "thế mày, à không, quý khách có hài lòng về nhà vệ sinh của chúng tôi không ạ!!!"

2478725272_d205d5141a.jpg


Hành trình của tôigiở từ... đít sách lên, tức là đi Tep Pranam trước, hôm nay Phật đã được mặc áo, ngồi ngay ngắn, cao hơn 4m bằng đá tảng. Preah Pithu nhỏ bé và đổ nát, được thiên nhiên che chở bằng 4 cây đại thụ lớn phủ bao quanh. Rồi Royal Pond, dẫn tiếp đến Royal Palace

2472316735_3e64725683.jpg


Tôingồi ở một tảng đá. Lá rơi xột xọat trên đường đi. Thỉnh thoảng các cơn gió làm bay mồ hôi, nhàn nhạt! Giữa trưa nắng, chả có du khách nào đả động đến mình, giờ vẫn còn tiếc làm sao không... nằm trên lá đánh 1 giấc, có khi lại có giấc mơ hoành tráng kiểu Tomb Raider, chết thôi!!!

2477914345_f556df4482.jpg


Lò rò vào đến Sân vua hủi, tôimới ngỡ ngàng đến một kiến trúc chưa được đọc (chả hiểu sao bà con không nhắc trên LP) đó là một ma trận nhỏ xây bằng các bức tường nối nhau trong khuôn viên hẹp, trên đó là tầng lớp các phù điêu các nhân vật trong truyền thuyết Hindu. Nơi đây biểu thị cho Địa ngục, nơi chất vấn và luận tội những kẻ.... chắc là bất lương, may mà mình trong sạch, đi vào xong... vẫn đi ra được! Phù

2477914895_3950c5a040.jpg


Rắn thần Naga của Hindu giáo.

2478726502_9272632f4b.jpg


Thần bảo hộ tay cầm vũ khí. Dưới ánh nắng chiếu xiên qua góc tường, trông mặt các thần rất chi là... có thần nhá, đang lơ mơ vì say nắng đôi lúc sờ vào tường tưởng các thần... nhẩy xổ ra cho mình bài học! Hé hé, để nói là độ tinh xảo của các phù điêu tại đây là vô địch!!!

2477914629_3bd71f3a73.jpg


Càng đi vào trong, nắng càng giảm dần, "địa ngục" chuyển mầu đỏ máu rất ấn tượng. Trên một bức tượng chính giữa, thần Visnu cưỡi voi oai vệ. Có lẽ đang phán xử tội nhân nào đó...

2477915509_52a8e577c8.jpg


Đang lò rò ở cuối "địa ngục" tôinghe văng vẳng thứ tiếng quái lạ nào đó lửng lơ trên đầu!!! hé hé, đừng sợ, không phải quỷ thần hiện hình đâu, hướng dẫn viên người Cam đang giới thiệu khách đấy. Bọn đấy chả biết sợ thần kính phật gì cả, đứng ngay trên đầu ma trận mà thao thao bất tuyệt, toàn những giời ơi đất hỡi gì đấy. Chắc sợ không dám xuống dưới này. Có phải ai cũng trong sạch như mình đâu! Thiện tai! Thiện tai!!!
 
2473138888_5da3335b7a.jpg


Sân voi dài chừng 3km, các bức tường trạm những con voi to lớn đang nắm đuôi nhau dải khắp sân. Có lẽ thời hoàng kim của Surjavarman VII, cả khu sân rộng lớn này là để voi xếp hàng, phía trên kia là nơi vua chúa và quan khách làm lễ. Đứng phía trên mát vô cùng vì có hàng cổ thụ soi bóng, đảo mắt về sân rộng lớn thấy sư kẹp ba chạy trên đường, thật là thanh thản...

2472316127_2575fb9acc.jpg


Đi tiếp lên phía trên là đền Baphuon. Điều đặc biệt nhất của ngôi đền này là do hội Pháp mang lại. Chả là hồi mới khảo ra cái đền, các chú Tây mò mẫm ra được cái kiến trúc kì vĩ của nó, nhưng than ôi lúc đó ngôi đền đã xập xệ khá nhiều nên các chú nghĩ ra một cách: Xếp lại đền (hoành chưa). Việc đầu tiên là: đánh số các viên gạch theo thứ tự nhất định, sau đó là dỡ nó ra, và định bụng xếp nó lại cho.. chuẩn. Công việc xuôi chèo mát mái đến đoạn dỡ gạch, sau đó thì Pol Pot đến cải cách văn hóa, ...

2473138678_8495669499.jpg


Câu chuyện ngày nay là: cho dù là những cái đầu tóan học hàng đầu cũng không sao giải mã nổi các bố ngày xưa đánh số kiểu gì, thế là đành ca bài ca "chúng tôi là những con bò vui nhộn". Baphuon trở thành "Trò chơi xếp hình lớn nhất thế giới" cho đến nay vẫn chưa có ai giải được, âu cũng là vì đầu óc các bác oánh số e rằng đã nhiễm toán Ma trận quá nặng, thật tai hại!!!

2472315945_e813ef9d17.jpg


Một cánh cửa đền, bằng một cách nào đó, đã được trùng tu lại một phần. tớ đoán chả phải giải mã dựa trên con số đâu, cũng giống mình chơi ghép hình ý mà, khớp vào mà ăn là ăn luôn. Chứ số đấy mà giải được, thì cái đền này chả xong từ đời nào rồi!!! Quả là khó khăn...

(hết phần 1, phần 2 nói về ngôi đền nổi tiếng nhất Angkor Thom, mà vì nó và một cảnh quan "ít người được chiêm ngưỡng", tớ đã hùng hục phi đến Cam vào một ngày... chả giống ai! Đón xem)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,323
Latest member
vanchuyenoto
Back
Top