What's new

[Chia sẻ] Sìn Hồ độ cuối đông

Mất 1 ngày để nghĩ tới điểm đến Lai Châu, 1 tiếng để check thông tin về Sìn Hồ, và 1 phút để thuyết phục bạn đồng hành. OK, lên đường.

Xe khách nhé, cho chủ động, 230k/người/lượt Hà Nội - Lai Châu. Nhưng ngay sau khi chúng em về HN thì được tin nhà xe rẻ nhất này cũng đã nâng giá vé lên 260k cho bằng bạn bằng bè, may thế!

Xe xuất phát từ bến Giáp Bát, 7h tối, 7h sáng hôm sau đã có mặt ở bến xe thị xã Lai Châu. Những đứa quen đi phượt bằng xe máy như tụi em không thể ngờ là ở một THỊ XÃ hẳn hoi, mà tìm thuê cái xe máy nó khó thế. Sau bao gian nan, cuối cùng cũng kiếm được em Wave ZX. 61km, trực chỉ (chính xác là "ngoằn ngoèo chỉ") Sìn Hồ theo đường tỉnh lộ 129 (bác nào thích đi đường "mua" thì xuôi theo quốc lộ 4D, em chưa đi, biết đâu nó đẹp hơn tỉnh lộ).

Nhưng tỉnh lộ của em thì nhìn được thế này:
Mênh mang
4321690543_1b5cb27be6_o.jpg


Đường đi nói chung là đẹp, chỉ hơi giống cách mà các lãnh đạo trả lời chất vấn ở nghị trường tí thôi (quanh co), kiểu như cung đường từ Quản Bạ lên Đồng Văn - Mèo Vạc, khác là có rất nhiều cây và tần suất ôm cua cao hơn.

Được 2/3 quãng đường (khoảng 40km) thì thấy một cảnh khá thơ mộng: một em gái (Mông thì phải, trông khang khác trên Hà Giang, Lào Cai, hay Sơn La) ngồi đạp máy khâu trước cửa nhà. Em ấy đang may cái dải thắt lưng. Phải rồi, hôm nay là thứ 7, sáng mai chủ nhật chợ phiên Sìn Hồ đông vui nhất tuần. Lại chụp, nhỉ?
4322463116_9d6e6d550f_o.jpg


Vẫn biết là với những bộ đồ sặc sỡ của bà con dân tộc, thì chụp ảnh đen trắng là một sự xúc phạm cỡ vừa, nhưng em mê ảnh b&w quá nên hơi lạm dụng.

Chúng em tới trung tâm thị trấn Sìn Hồ lúc gần trưa, sau khoảng 2,5 tiếng vừa chạy xe vừa nghỉ. Phải nói là Lai Châu đã nghèo, Sìn Hồ dĩ nhiên phải nghèo hơn, nhưng không ngờ là ở xó này cũng có một cái khách sạn kha khá, mang tên Thanh Bình - ngay đầu thị trấn. Có vẻ tư duy của ông chủ của nó hơi phức tạp, nên kết hợp giữa bồn tắm và bồn rửa mặt hiện đại là bộ màn khung cực cải lương. Thôi, chẳng mong gì hơn với 200k/ngày đêm/phòng 2 giường cá nhân.

Tranh thủ lượn ra chợ thị trấn, thứ 7 nghe nói cũng là ngày đông vui (tuy không bằng chủ nhật), nhưng thấy hẻo quá. Phải đợi tới sáng mai thôi.

Kế hoạch ban đầu là sẽ đi Pú Đao, nhưng còn có nửa ngày, mà xem bản đồ thì thấy quãng đường đến Pú Đao chí ít cũng xấp xỉ đoạn đã đi buổi sáng. Phương án B được chọn: Tả Phìn, cách thị trấn khoảng 5km.

Em ấn tượng với cái tên Tả Phìn (và những gì phát âm tương tự) lắm. Hà Giang có Tả Phìn, Lào Cai có, đây cũng có, mà trước đó 3 tuần đi Mộc Châu còn ghé vào... Tà Phình. Mỗi nơi một vẻ, riêng Tả Phìn ở Sìn Hồ thì có nhiều nét giống... Tây.

Đây là mùa đông trắng bên Âu
4321770225_d423424106_o.jpg

Nêm tí màu cho lạc quan nào
4321783425_0f51b03b3b_o.jpg


Thôi dừng chất Tây ở đây nhé. Bịch, rơi trở lại An Nam.
Kẹo nào, các cháu.
4322525808_afb3d71d1f_o.jpg

Lại b&w nhé: heo mọi
4321798067_81786e8f90_o.jpg


...
Đặt gạch vậy đã, sẽ tiếp sau. Đang say quá, mấy hôm chưa tỉnh hơi men. (beer)
 
À, vì em quen gọi dân ta là An Nam thay cho Việt Nam bác ạ!
Bó tay nhà bác, gọi là công dân Việt Nam đi bác. Giờ này mà bác còn công dân An Nam,:D. Em đang hóng hình ảnh và cảm xúc của bác về chuyến đi này, bác chụp ảnh trắng đen ok lắm lắm.
 
À, vì em quen gọi dân ta là An Nam thay cho Việt Nam bác ạ!

An Nam là cách mà người Tàu gọi dân ta khi chúng muốn đô hộ nước ta nhưng không được.

An Nam cũng là cách mà thực dân Pháp gọi dân tộc mà chúng đô hộ, bóc lột.

An Nam cũng là phần đất còn lại mà Pháp chừa cho nhà Nguyễn, thể hiện rằng những phần khác (Tonkin, Cochinchina) không còn của người Việt nữa.

Người Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ khi nào giành lại được độc lập đều căm ghét và không sử dụng cái từ đó. Khi dùng từ đó là thể hiện giai đoạn mình đang làm nô lệ, đang bị đô hộ, đang bị cai trị bởi ngoại bang.

Thích gọi người Việt Nam là dân An Nam, có lẽ cũng thích được làm thần dân của Trung Quốc thiên triều và làm dân dưới thời Mẫu quốc Pháp.
 
Mình thực sự rất dị ứng với việc sử dụng 2 chữ An Nam để gọi tên đất nước thay cho 2 chữ Việt Nam. Mới đây, nghe chuyện có một con tàu chạy tung tăng ở vịnh Hạ Long với 2 chữ An Nam viết to đùng trên thân tàu mà thấy buồn.

Chuyến đi của bạn thú vị, ảnh chụp hay, nhưng bạn nên xem lại cách sử dụng 2 chữ An Nam. Còn tại sao lại như thế thì mọi người có lẽ cũng nói khá đủ trong topic này rồi.

Không muốn làm loãng topic nhưng không thể không để lại vài lời khi đã trót ghé vào đây...
 
Có nửa ngày không online mà cái topic em lập đã được các bác quan tâm quá, đa tạ.

Vạn bội đa tạ, khi các bác còn không ghét bỏ mà dạy cho nhà em một bài học về lòng tự tôn dân tộc.

Thú thật, em là kẻ lang bạt, chữ ngắn mà cái đầu thì lại ngang tàng, nên nhiều khi ăn nói bỗ bã vô chừng, có xúc phạm đến bác nào thì xin lượng thứ.

Em có đôi lần đi lạc vào nhà hát Lớn, trong đôi ba buổi biểu diễn của vài nghệ sĩ mà nhà tổ chức bảo là lừng danh thế giới, những tưởng sẽ được hòa mình vào một không gian toàn thượng lưu trí thức, chí ít cũng phải là con cháu của các "member" của hội Khai trí Tiến đức ngày nào. Ấy vậy mà vẫn có vài bác vào đến đó rồi vẫn xì xào tán chuyện, nói năng còn bỗ bã hơn nhà em.

Thế nên em - lại ngang tàng - tự cho phép mình gọi họ là An Nam. Chứ em không dám gọi các bác là An Nam đâu ạ, quảng đại quần chúng thì càng không.

Các bác bỗ bã ấy mà không muốn bị em gọi là An Nam, thì phải biết cư xử văn hóa hơn, ít nhất thì cũng phải được như một vài phượt tử đã rộng lượng chỉ giáo cho em trong topic này. Đấy, em có gọi phượt tử nào là An Nam đâu :shrug:

Nhưng mà em cũng chả thích chữ Việt Nam lắm đâu các bác ạ. Nguyên do nó là thế này: "Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804." (http://vi.wikipedia.org/wiki/Quốc_hiệu_Việt_Nam). Cái thằng Wiki này còn dẫn ra một giả thuyết khác, mà em mong là giả thuyết khác ấy, nó đúng. Mời các bác xem kỹ ở link trên ạ.

Thôi, em lại rong chơi tiếp nhá. Mong các bác còn giữ được trái tim nóng và cái đầu lạnh, để trước là đi phượt, sau là nếu có khả năng thì trị nước cứu đời. Còn kẻ tài hèn sức mọn như em, chỉ xin được hai chữ "lượng thứ" nếu có nói gì làm các bác phật lòng.

Nay kính!
 
Quay lại Sìn Hồ...

Em đã kỳ vọng trong chuyến đi này, sẽ được thưởng thức cái rét cắt da cắt thịt của vùng núi heo hút Tây Bắc mà vốn trước đó chỉ được nghe nhiều trong chương trình... dự báo thời tiết. Ngay buổi sáng ở TX Lai Châu, một anh bộ đội ngồi ăn sáng cùng bàn cũng cảnh báo là Sìn Hồ sẽ lạnh ít nhất là 10 độ C.

Vậy mà khi chúng em đến, nắng ấm tưng bừng. Hơi hụt hẫng một tí, nhưng bù lại là con đường từ Lai Châu tới Sìn Hồ rất đẹp, bản Tả Phìn cũng rất đẹp, dù chúng em mới chỉ dừng ở đầu bản thôi, do con đường đi tiếp đang ngập những đống đá nhỏ và công nhân thi công.

Người dân ở Sìn Hồ (không biết có phải bản địa không) thì để lại trong em nhiều ấn tượng trái chiều. Người Mông người Dao thì hiền lành chân chất, và có vẻ gì đó mà em cảm nhận là họ "sợ" người Kinh. Em đi các tỉnh Tây Bắc khác cũng thấy gần gần như thế, và rất thương họ. Nhưng, ấn tượng ngược lại thì được thấy ở 1 quán cơm ở trung tâm thị trấn: chị chủ hàng cơm thì ăn nói rất chi là "An Nam", còn 1 anh công an mặc áo xanh ngồi ăn bàn bên cạnh thì mặt vênh váo như gã lý trưởng vừa trói chị Dậu vào cột đình rồi ngồi uống rượu lòng lợn để xỉ nhục chị, và ngôn từ của anh cũng "An Nam" không kém (chính xác thì gọi là văng tục ạ).

Dẫu sao thì Sìn Hồ cũng là điểm đáng để đến, đến với con người bản địa hiền lành chân chất, với phong cảnh nhiều góc cạnh đẹp. Nhưng để thấy những điều đó thì phải đi sâu vào các bản, những nơi mà văn minh còn chưa kịp làm thịt văn hóa. Chỉ mong các bác lưu ý, ít nhất ở Tả Phìn thì gần như nhà nào cũng nuôi chó.

Bạn đồng hành của em bảo: "Sao dân thì hiền mà chó dữ thế" =))
Chúc các bác thượng lộ bình an.
 
ồ.mình ở Sìn Hồ mà nay mới biết đến bài viết này.
nhưng mình thấy hơi lạ là mình chưa bao giờ nghe đến đá sét cả?hay nó còn có tên khác chăng?
 
Có thể là loại đá sét này chăng?

"Chẳng hạn, lâu nay, mọi người vẫn tưởng rằng mái vòm đá của Nhà hát Lớn Hà Nội sử dụng đá ác-đoa mang từ Pháp về. Nhưng qua KSTL, khán giả mới biết đó là một loại đá sét rất đặc biệt của Việt Nam. Việc vận chuyển nhiều khối đá qua đại dương bất tiện và tốn kém, nên người Pháp đã tìm ở Việt Nam và phát hiện một mỏ vật liệu đặc biệt tại Sìn Hồ, Lai Châu: mới đào lên thì mềm như đất sét, có thể nặn theo các hình dáng khác nhau, nhưng sau thời gian lại như đá."

Nguồn: Một bộ phim lạ về Thăng Long - Hà Nội
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,305
Bài viết
1,174,990
Members
192,033
Latest member
cmd368vnccloud
Back
Top