What's new

[Chia sẻ] Sinbad đến Nam Phi

DSCF1032_resize.JPG

"V Afrike, Limpopo." (Doktor Aibolit)
"Suốt ngày dài, lại đêm thâu, chúng ta đi trên đất Phi Châu" (Hòn đảo thần Vệ Nữ)

Nam Phi, quốc gia phát triển thuộc G-20, từng là thuộc địa của Anh, chủ nghĩa Apartheid và Nelson Mandela.
Dân số khoảng bằng một nửa dân số VN, với khoảng 8,4 % da trắng, 80 % da đen. Dân số Cape Town khoảng 4 triệu với 32% da trắng, 16 % da đen và 44% da màu.

Những con số, những kiến thức mơ hồ nêu trên khác hẳn với thực tế đang chờ đợi Sinbad ở Mũi Hảo Vọng...
 
Rất cám ơn bạn vì đã dành thời gian chia sẻ về Cape Town. Mình cũng rất muốn được một lần đặt chân đến lục địa đen vì mình có người quen sang Libya để sinh sống và làm Cha Xứ ở đó. Hy vọng bạn có thể chia sẻ thêm về thông tin chuyến bay quốc tế đến Cape Town, bạn đi tour của đơn vị nào và chi phí ra sao ạ?
Như mình đã kể, rất ít người tới Cape để du lịch và làm ăn. Vì thế các đường bay chủ yếu tới Johannesburg rồi mới bay tiếp sang Cape Town. Chuyến mình bay là Sài Gòn - Singapore - Johannesburg - Cape Town với tổng thời gian trên không khoảng 16 hoặc 17 h. Mình không đi tour, dù chặng về mình thấy có đoàn khách du lịch Thái Lan đi tour.
 
67450034_10219296281747307_8520585902555136000_n.jpg

Người qua đường bất kể màu da, đều không mấy quan tâm đến tín hiệu giao thông. — in Cape Town, Western Cape.


67226925_10219283801835317_6138657607822344192_n.jpg



IMG20190715142706_resize.jpg

Xe bán giày dạo.


66931694_10219283832516084_5935415554897608704_n.jpg

Một cửa hàng phi chính thức tại khu trung tâm thương mại. Sau khi xây dựng khu này, chính quyền cho phép dân buôn bán phi chính thức vào mở bán tự do để khuyến khích thương mại. Có thể thấy giá hàng hóa cao hơn ở TPHCM. Chứng tỏ hoặc là sức tiêu thụ thị trường không cao, hoặc ngành công nghiệp tiêu dùng chưa phát triển mạnh. — in Cape Town, Western Cape.
 
67404430_10219283842516334_1755737615052570624_n.jpg

Tòa Thị chính Cape Town cũ. Xây năm 1905 bằng đá vôi vàng nhập từ Anh, quay mặt chính ra bãi Grand Parade (nơi duyệt binh) và ở phía Tây của pháo đài cổ.


67266694_10219287507407954_1988737348887642112_n.jpg



66491666_10219287481247300_3099828676645093376_n.jpg

Tượng vua Anh Edward Vll giữa quảng trường Grand Parade. Là vị vua tiến hành Chiến tranh Boer với người Hà Lan bản xứ Nam Phi.


67442193_10219287518088221_2518918892273795072_n.jpg

Ở ban công có đặt tượng đồng Nelson Mandela, phục dựng cảnh ông này diễn thuyết trước vài trăm người dân Nam Phi ngay sau khi được thả khỏi nhà từ Apartheid ngày 11/2/1990.


67407192_10219287531888566_7358573949342449664_n.jpg



67148201_10219287533568608_6193799193992101888_n.jpg
 
67053736_10219287929338502_9124546187993546752_n.jpg

Ký ức kinh khủng của công cuộc thực dân hóa khai thác Lục địa Đen.
Chú thích trên bức tường: "Between the years 1841 and 1921 some 7,000 "destitute children" were identified, advertised in the Cape 'Government Gazette' and, if not claimed by someone able to support them, were indentured as labourers.
This memorial represents their stories. It is a street archive. This past is captured in the image of a child. Close up you can read the story of each child. Move away and the image of the face take form. Distance creates clarity.
The frame incorporates drawings and writings of children on the streets of Cape Town today."

Dịch nghĩa:
"Trong khoảng thời gian từ năm 1841 đến 1921, khoảng 7.000 "trẻ em nghèo" bị lập hồ sơ và được công bố trên tờ 'Công báo Chính phủ' của Cape Town và, nếu không được ai đó tuyên bố là có thể hỗ trợ chúng, chúng sẽ bị coi là người lao động.
Đài tưởng niệm này đại diện cho câu chuyện của họ. Nó là một kho lưu trữ đường phố. Quá khứ này được ghép lại thành hình ảnh một đứa trẻ. Bước lại nhìn gần, ta có thể đọc câu chuyện của từng đứa trẻ. Di chuyển ra xa, chúng hội thành hình ảnh của một khuôn mặt. Khoảng cách sẽ khiến sự nhận thức rõ ràng thêm.
Trên phần khung hình có gắn các bức tranh và bài viết của trẻ em trên đường phố Cape Town ngày nay."

— at Central Library Cape Town.


67268419_10219288042181323_5777708547676569600_n.jpg

Một thằng bé da màu, tự xưng là Anthony khoảng 9 tuổi, được đưa tới Ban Trẻ nghèo này. Nó nói cha mẹ nó đã chết.
Những người thân của ANTHONY nói trên đã được ở đây thông báo là nếu không có ai trong số họ xin nhận trong vòng 6 tuần kể từ ngày này, nó sẽ được cho học nghề một người xứng đáng theo quy định Pháp luật.
J.M. HILL, Chánh tòa Hộ tịch.
Văn phòng hộ tịch Cape Town.
ngày 8 tháng 12 1960.

DSCF1584_resize.JPG



DSCF1586_resize.JPG



Sự thịnh vượng của Đế quốc Anh xuất phát từ thương mại liên lục địa. Nó bắt nguồn từ những buôn bán sản phẩm thô từ Châu Phi sang Châu Mỹ, và món hời được chuộng nhất của nó là nô lệ da đen. Tuy nhiên, khi cộng đồng nô lệ ở Châu Mỹ (nhất là Nam Mỹ) đã có thể sinh sản tăng so với mức tử, ngành buôn nô lệ dần kém hấp dẫn. Lập tức, Chính quyền Anh tuyên bố chống lại việc buôn nô lệ, và tàu chiến của Nữ hoàng Anh có quyền tấn công, tịch thu mọi thuyền nước ngoài có chở nô lệ mà họ bắt gặp trên biển. Trong tuyên truyền ngày nay, nước Anh đi đầu trong công cuộc giải phóng nô lệ, hệt như nước Mỹ sau này đi đầu trong công cuộc dân chủ hóa thế giới. Giải phóng nô lệ và dân chủ đều là những điều tốt đẹp và xứng đáng ca ngợi, nhưng cái cách mà giới chủ tư bản hiện nay đang lợi dụng những điều tốt đẹp này để hưởng lợi thì không thay đổi theo dòng lịch sử, giống hệt những gì cha ông họ đã làm cách đây nhiều thế kỷ trên khắp thế giới.
 
67314648_10219288265666910_1113210941362667520_n.jpg

Church Square lies on the corner of Parliament and Spin streets, just south-west of St George's Cathedral and the Slave Lodge.

The little cobbled square, though perhaps not much to look at, has only recently been reclaimed from its former role as a parking lot. The square is surrounded by architecturally impressive buildings and provides a surprisingly quiet space in the heart of Cape Town (one of the better ways to enjoy it is from one of the coffee spots on the square).

On the square is Groote Kerk (Dutch Reformed Church), which has stood here since 1704. The site was originally an abandoned garden plot at the bottom end of the Company Gardens. Back in those days Spin Street was referred to as Plein Straat, or even Kleine Plein Straat.

The Social History Centre also stands on the square (although few realise this because it is housed in The National Mutual Building) overlooking the statue of Oom Jan (the parliamentarian Jan Hendrik Hofmeyr who fought for the rights of Dutch as a language equal to English)

The interesting aspects to Church Square are the invisible bits of history. For instance, the square once functioned as a slave market connected to the Slave Lodge (built in 1679 and thus a contemporary of Groote Kerk), which lies just west of the square and is a very important part of the Cape's history.

Between 1730 and 1753 Church Square became a meeting place for local dogs. They became such a menace for church goers that the city employed a dog-whipper to stop them harassing those attending church (historians believe the dog menace was directly related to the small pox epidemics of 1713 and 1750 when, at the church graveyard, bodies piled up at a rather alarming rate).

The graveyard was thought to extend towards Longmarket Street.

A spinning factory used to lie on Church Square's eastern boundary, and a slave tree once stood in the square, a place for slaves to wait whilst their owners went to church. The tree was removed in 1916 but the space remains commemorated.

Eleven granite blocks were erected as a memorial to the enslaved. Two are raised on a plinth to the south west of the square close to the Slave Lodge, whilst the other nine are grouped together in a grid near the Slave Tree plaque. Their sides are engraved with the names of former slaves – previously forgotten names, now remembered by all who walk by.



67275797_10219291940278773_2578965833606758400_n.jpg

Slave Lodge
The Slave Lodge is the second oldest building in Cape Town and has a stark, sombre history. It was built by the Dutch East India Company in 1679 to house the thousands of slaves brought to Cape Town during the 17th through 19th centuries. After slavery was abolished, the Slave Lodge served as government offices, a supreme court, and the SA Cultural History Museum. In 1998, the building was converted into a museum that today explores the long history of slavery in South Africa. The museum’s permanent and temporary exhibitions raise awareness of and address issues around human rights.
Đây là tòa nhà cổ thứ hai ở Cape, từng là nơi giam giữ và làm việc của các nô lệ ở Cape.


67283823_10219296263546852_1752122322036195328_n.jpg

Người Cape Town giới thiệu điểm thú vị về logo này: người ta nhận xét con Sư tử Anh quốc trông quá khiêm nhường so với con Kỳ lân tượng trưng cho Scotland.


67827923_10219336721198268_4679917999195422720_n.jpg

Đây là con đường dẫn trẻ em nô lệ tới xưởng lụa để làm công việc tuốt sợi từ kén tằm, công việc cần sự khéo léo và tỉ mỉ của những bàn tay trẻ em.
 
67246064_10219296333468600_4468320551252787200_n.jpg

Khu vực trung tâm Cape. Từ 3h chiều là các hàng bán đã lục tục đóng cửa, tới 4h là đã vắng hoe rồi.


67310253_10219296859241744_5518857186643542016_n.jpg

Từ 4 giờ chiều, ở khu trung tâm Cape Town đã bắt đầu vắng người, các cửa hàng bắt đầu đóng cửa. Cả khu trung tâm chỉ có 5.000 người ở. Khi được hỏi, các nhà quản lý cho hay rằng lý do là vào thời Apartheid 1960s, người ta đã di dời 65.000 người ra khỏi khu trung tâm nên giờ muốn thu hút người định cư trở lại rất khó. Nạn trộm cướp và sự mất an ninh cũng gia tăng. Giới giàu có (chủ yếu da trắng) sống tại các khu ven Cape có bảo vệ riêng, ở đó gần như là khu vực tài phán của riêng họ. Cảnh sát trung ương gần như không có, còn cảnh sát địa phương (bán chuyên) do chính quyền thành phố Cape thuê thì quá mỏng.


67323201_10219296853521601_1399293808096575488_n.jpg

Ông thị trưởng và bài diễn văn 30p. Sự quan liêu của chính quyền thể hiện qua nhiều nét. Quan chức thích diễn thuyết tràng giang đại hải bất kể người nghe có ngáp hay không. Tất nhiên là sau đó khán giả vỗ tay ầm ầm. Cơ cấu cũng ổn định (dựa theo các hình chụp chân dung các quan chức treo trong Tòa thị chính) là Thị trưởng luôn là da đen, còn phó thị trưởng luôn là da trắng. Vấn đề là thị phó không phải người gốc Cape, mà là dân nhập cư từ Châu Âu sang.
 
67131295_10219296879562252_5544126253067403264_n.jpg

Bầu trời gần cực nam trong vắt. Thời tiết Nam bán cầu là nghịch đảo của Bắc bán cầu - nếu ở VN đang là mùa hè thì ở Nam Phi hiện là mùa đông.


67139971_10219303816975683_7153664568638570496_n.jpg

Lên đường tới Harare, một quận ổ chuột thuộc Khayelisha, thị trấn phía đông thuộc Cape Town. Dọc đường cao tốc là các khu nhà nghèo.


67534626_10219303848576473_4576704961500413952_n.jpg



67783122_10219305448656474_2186968381863755776_n.jpg

Phim trường (từng là studio quay phim Black Sails) ven đường đi Khayelitsha.

67509932_10219305480777277_1379699819399872512_n.jpg



67283629_10219305466736926_5794336320289505280_n.jpg
 
67557598_10219305482777327_1087590855851638784_n.jpg

Cảnh thi công ven đường


67442204_10219305491017533_9168966277367070720_n.jpg

Một công trường khai thác cát.


67332131_10219313045606393_888391638462758912_n.jpg

Cảnh thiên nhiên mùa đông Nam bán cầu.


67402462_10219316585294883_4806703247634989056_n.jpg

Bãi biển nơi quay phim "Black Sails"


67360528_10219322211435533_1977263197727490048_n.jpg

Sát bãi biển là khu sinh hoạt cộng đồng, thể thao, giáo dưỡng rất đẹp "Waves for Change Khayelistsha". Cảnh mở đầu thật như thiên đường.

Khayelitsha là một thị trấn khoảng 400.000 dân. Theo người ở đây cho hay, từ "khaye" tiếng Nam Phi có nghĩa là ngôi nhà. Khayelitsha dịch ra là "Our New Home" - Nhà Mới của Chúng tôi. Thị trấn là sản phẩm trực tiếp của thời kỳ Apartheid khi họ di dời cưỡng bức dân nghèo trong Cape Town ra đây. 99,5 % dân ở đây là người da đen thuần. Gần 0,5 % còn lại là da màu.

67668056_10219322519243228_6507462824577466368_n.jpg


https://en.wikipedia.org/wiki/Khayelitsha
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,219
Members
192,401
Latest member
Xuanbaongoc
Back
Top