What's new

[Chia sẻ] Sinbad đến Nam Phi

DSCF1032_resize.JPG

"V Afrike, Limpopo." (Doktor Aibolit)
"Suốt ngày dài, lại đêm thâu, chúng ta đi trên đất Phi Châu" (Hòn đảo thần Vệ Nữ)

Nam Phi, quốc gia phát triển thuộc G-20, từng là thuộc địa của Anh, chủ nghĩa Apartheid và Nelson Mandela.
Dân số khoảng bằng một nửa dân số VN, với khoảng 8,4 % da trắng, 80 % da đen. Dân số Cape Town khoảng 4 triệu với 32% da trắng, 16 % da đen và 44% da màu.

Những con số, những kiến thức mơ hồ nêu trên khác hẳn với thực tế đang chờ đợi Sinbad ở Mũi Hảo Vọng...
 
IMG20190714094758.jpg

Trên máy bay, người ngồi cạnh Sinbad là một phụ nữ da trắng lớn tuổi người Cape Town. Sau chút e dè ban đầu, bà chia sẻ rằng bà vừa từ Hà Nội về, đi thăm con gái đang làm việc ở VN. Bà tỏ ý hết sức khâm phục người Việt chịu khó làm việc (hard working), hiền lành và an ninh, nhưng giao thông xe máy ở HN quả thật là dangerous. Bà dặn dò rằng ở Cape Town tương đối an toàn tại khu trung tâm nhưng ở vùng xung quanh rất nguy hiểm, nhiều tội phạm, và người Nam Phi bà nhấn mạnh là "lazy"! Tỷ lệ thất nghiệp của Nam Phi khoảng 28 % theo bà một phần vì lý do này... Kinh tế Nam Phi đang thụt lùi tăng trưởng âm, bà khâm phục VN về mặt này. Những dặn dò của bà bắt đầu làm Sinbad cảm thấy lo lắng, nhưng thực tế sau đó ở Cape Town còn ghê hơn...
Sân bay quốc tế Cape Town không đông khách. Lý do sau này tôi mới hiểu: không như HCM hay Hanoi đông khách du lịch và người đến làm ăn, khách đến Cape Town chủ yếu để làm việc (rất ít). Cape Town là thành phố nằm ngay mũi Hảo Vọng, có cái tên Hà Lan là Kaapstad, và tên thông tục là Thành phố Mẹ. Cape là một điểm dân cư cổ từ hơn 12.000 năm, do ở đây có núi, tức là có các con suối nước ngọt, điều hiếm thấy trong lục địa Africa.
 
IMG20190714095228.jpg

Sân bay quốc tế vắng vẻ vào 11h sáng. — at Cape Town International Airport.

IMG20190714100128.jpg

Dọc đường từ sân bay về Cape Town là miên man những khu ổ chuột (1 tầng) ghép bằng tôn. — in Cape Town, Western Cape.

67398573_10219267051896579_3695251902833885184_n.jpg

Hoặc các khu nhà xã hội do chính phủ xây sang trọng hơn. Đặc biệt người Châu Phi rất thích sự sặc sỡ. — in Cape Town, Western Cape.

67417638_10219267051536570_1387046133326413824_n.jpg

Một sân bóng đá khoảng 85.000 chỗ từng phục vụ World Cup 2010. — in Cape Town, Western Cape.


IMG20190714101355.jpg

Tiếp xúc đầu tiên với thực tế xã hội tại đây là cảnh một người da đen ăn xin trên đường vào trung tâm TP. — in Cape Town, Western Cape.
 
Last edited:
IMG20190714101512.jpg

Những dấu vết quốc tế hiện dần ở Cape Town. Tòa nhà cũ Seafare House, mặt tiền có đắp nổi huy hiệu hình sói mẹ đang cho Romulus và Remus bú, chứng tỏ ngôi nhà có thể thuộc sở hữu hoặc liên quan nào đó tới thành phố Roma. — in Cape Town, Western Cape.

IMG20190714121554.jpg

Thực tế khắc nghiệt đầu tiên.... Như thường lệ, Sinbad rời khách sạn đi bộ khám phá Cape Town. Đi khoảng hơn 100m, lập tức có người đeo huy hiệu ở ve áo đến hỏi... Anh ta cho biết mình là Cảnh sát du lịch (sau này được biết, Chính quyền Liên bang Nam Phi chi tiền rất ít cho ngành Cảnh sát, do đó họ thiếu cả nhân lực lẫn vật lực để giữ an ninh chung. Chính quyền các địa phương phải tự bỏ tiền ra tổ chức bảo đảm an ninh cho mình, và nếu vùng nào không có tiền thì vùng đó nằm trong tay các băng đảng). Ở trung tâm Cape Town, mỗi khu vực đều có cảnh sát du lịch đứng. Muốn đi bộ ở Cape Town phải tới cây ATM gần nhất, in một phiếu Visa hoặc Master Card của mình ra để người cảnh sát (một dạng dân vệ khu vực) đóng một con dấu vào dùng làm giấy thông hành tạm thì mới được đi tiếp...

IMG20190714121610.jpg

Một nhóm thanh niên không làm việc đang tụ tập.
 
67234118_10219274641286309_7795339322680410112_n.jpg

Một cây xanh ven đường được chăm sóc rất tốt.

67206299_10219281757824218_6006319198597283840_n.jpg

Từ Nam Phi đầu tiên mà Sinbad được bà Nam Phi bay cùng chuyến dạy cho, đó là "boho" tức giếng nước khoan. Đối với những gia đình da trắng có tiền, mỗi nhà tự đào giếng để sử dụng. Chi phí đào giếng khoan theo bà là khá cao, và chính quyền cũng đang chuẩn bị đánh thuế các giếng này. Dĩ nhiên thành phố Cape Town có nước cấp sinh hoạt, và nước này uống trực tiếp được. Tuy nhiên, nước sạch là vấn đề gay gắt của Châu Phi. Mấy tháng trước, Sinbad có xem một chương trình phim tài liệu trên kênh DW của Đức, phỏng vấn người dân Nam Phi, họ phát biểu "nước ở đây quý như kim cương". Tuy nhiên, nhìn từ trên máy bay xuống, quanh thành phố có đến 2-3 sân golf. Tất cả các vòi nước nhà vệ sinh đều dạng xịt sương nước, bồn cầu không có vòi xịt và không có bồn tắm nằm trong khách sạn.

67591369_10219280849921521_6027057319337000960_n.jpg

Nước dùng tưới cây, thận trọng dùng bảng này có lẽ để người thiếu nước thông cảm

67659757_10219281756024173_5874225117176791040_n.jpg

Vòi nước dạng phun sương


67205306_10219281756984197_1754612063038078976_n.jpg



67346057_10219281314493135_8278232477273686016_n.jpg
 
Tiếp tục đi cụ. E chưa có điều kiện đi châu Phi lần nào, nhất là Nam Phi. Nghe nói nhiều rồi mà chưa có một lần được biết.
 
Một đoàn làm phim người Ý, trong lúc đang quay phim cho phim tài liệu ”Africa Addio”, đã bay qua biển Zanzibar ngày 12/1/1964. Tại đây, họ đã tình cờ quay được những thước phim gây sốc cả thế giới (tuy nhiên không sốc với những người xem cả bộ phim vì bản thân phim tài liệu này đã có quá nhiều cảnh kinh dị khác). Trong các đoạn phim, người ta nhìn thấy hàng dài tù nhân Arab bị dẫn đến mộ tập thể, bị người da đen chôn sống, xác chết người Arab chồng chất mà tác giả miêu tả là ”những bóng trắng giống ma hơn là người”, những người Phi hoảng hốt khi thấy máy bay,…Cuối cùng là cảnh quay rất đau lòng khi hàng chục nghìn người Arab tuyệt vọng chạy ra bờ biển để trốn khỏi cuộc thảm sát. Để hôm sau khi đoàn phim quay lại, bãi biển đầy xác người. Đến nay những cảnh phim này là tư liệu thị giác duy nhất về các vụ tàn sát tại Zanzibar năm 1964, và được coi là ”thước phim có giá nhất, làm nên cả bộ phim” do không có bất cứ thước phim nào khác ghi lại cảnh này.

Theo lời người Zanzibar nói với Sinbad, Zanzibar ngày nay vẫn chủ yếu thu nhập từ xuất khẩu đinh hương (clove).

Theo tuyên truyền phương Tây, cuộc tàn sát Zanzibar bắt nguồn trực tiếp từ kích động giai cấp (người Arab bị quy là kẻ bóc lột còn người da đen là người bị bóc lột). Nhưng theo Sinbad, kẻ có tội phải bị truy từ xa hơn, tức là từ chủ nghĩa thực dân thế kỷ 18-19 đã gây chia rẽ, hận thù để cai trị lục địa đen.
 
DSCF1060_resize.JPG

Một cầu vượt chờ xây ở trung tâm Cape Town.

Tại Cape Town Sinbad được gặp các bạn từ Johannesburg, Zanzibar và Zemba (đảo quốc Zanzibar), Nairobi (Kenya), Dakar (Senegal), Monrovia (Liberia), Chungking (Trung Quốc). Qua trao đổi thì được biết hiện nay các nước Châu Phi phần lớn đều có bán và dùng rộng rãi gạo VN, dù trước đây họ ăn thứ ngũ cốc khác. Ví dụ Liberia sau 40 năm nội chiến thì các cánh đồng ngũ cốc của nước này bị tàn phá hết, nên hiện tại họ chỉ ăn gạo nhập chủ yếu từ Việt Nam (thông tin cần kiểm chứng).


DSCF1066_resize.JPG

Giao thông ở trung tâm Cape Town khá Ăng lê.


bg-oldmap.jpg

Bản đồ Cape Town 1884. Nếu so sánh với không ảnh hiện tại, ta thấy bãi biển ngày xưa nằm sâu hơn trong đất liền khoảng 500m. Pháo đài cổ khi này nằm sát biển. Do sát cạnh là một dãy núi (đỉnh núi chính là Lion Head, kế đó là Table Mountain rồi Signal Moutain) nên các dòng suối trên núi chảy xuống là nguồn nước ngọt cho cư dân. Các di tích khảo cổ cho thấy con người đã sống ở đây từ 15.000-12.000 năm trước. Suối đưa người từ đất liền ra, còn biển đưa các kẻ xâm lược tới và hai giống người này kết hợp nhau trở thành người Nam Phi ngày nay.


67484307_10219276815420661_2271735247987015680_n.jpg

Cape Town ngày nay. Ta thấy pháo đài Cape Hope (hình ngôi sao 5 cánh) tụt sâu mãi trong đất liền, nấp trong khu cảng và nhà ga đường sắt.
 
Hóng bài viết của bác.

e cũng lên kế hoạch đi gia đình, qua đó thuê xe lái mà nghe bác nói về an ninh sao thấy ngán quá.

cám ơn.
 
Hóng bài viết của bác.

e cũng lên kế hoạch đi gia đình, qua đó thuê xe lái mà nghe bác nói về an ninh sao thấy ngán quá.

cám ơn.

Mình sẽ kể dần tình hình an ninh bên đó, nhưng theo phóng sự CNN mới đây thì mỗi ngày tại Xhosa (một quận thuộc Cape Town) có 58 án mạng. Ngay giữa trung tâm Cape xin thuốc lá không cho bị rút súng bắn chết là bình thường. Tuy vậy ta vẫn thấy có các tour du lịch đến Johan và Cape Town - những nhóm khách dụ lịch này chắc chắn được bảo vệ nếu đi trong phạm vi hướng dẫn của họ. Giống như mình khi đi bên này theo nhóm WB luôn có bảo vệ 1 - 2 lớp xung quanh.
Hồi xưa xem phim Chappie của Hollywood lấy bối cảnh Johannesburg quá bạo lực và hỗn loạn mình không ngờ, vậy mà đến nơi thì thực tế là vậy.
Nguyên nhân tình trạng bạo lực này mình sẽ cố gắng phân tích ở phần sau, trên cơ sở không cố gắng đổ lỗi cho bên nào (người giàu da trắng hay người nghèo gốc Phi) và bắt nguồn từ lịch sử.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,180
Members
192,392
Latest member
rip_indra2000d
Back
Top