What's new

Tăng học phí, đẩy con nhà nghèo vào ngõ cụt!

Chuối đây

Chuối cả nải
Mời các phượt gia cho ý kiến. Iem tháng 8 này định cho thằng thứ 2 vào Mầm non B mà đọc xong hoảng quá, e lại trái tuyến nữa chứ:( :( :(
Tăng học phí, nên chăng
Ngược lại với VN thì Thái lan muốn phủ sóng miễn phí bậc đại học
Và anh bạn Cu ba xa xôi thì miễn luôn cả chi phí y tế cho người dân trong khi kinh tế bộn bề cấm vận!
 
Cho nó lên mầm non tư thục bắc hà gần nhà tao học đi, chiều cho ông bà nội qua lượm về.

Cô giáo ân cần ra mở của ôtô đưa cháu vào, phê vãi!

Riêng chuyện học phí thì éo biết :D!
 
Cho nó lên mầm non tư thục bắc hà gần nhà tao học đi, chiều cho ông bà nội qua lượm về.

Cô giáo ân cần ra mở của ôtô đưa cháu vào, phê vãi!

Riêng chuyện học phí thì éo biết :D!

Kô biết là phát biểu lung tung à:T :T :T :T
 
Cho nó lên mầm non tư thục bắc hà gần nhà tao học đi, chiều cho ông bà nội qua lượm về.

Cô giáo ân cần ra mở của ôtô đưa cháu vào, phê vãi!

Riêng chuyện học phí thì éo biết :D!

Giời...khoe khéo. Học phí lại chả đến 150$ 1 tháng í chứ! :D
 
Vẫn đang nghe ngóng để cho vào mầm non B, đúng cái trường có danh sách black list, thế mới cay:(
 
Giời...khoe khéo. Học phí lại chả đến 150$ 1 tháng í chứ! :D

Sáng nào bố cháu cũng gạ đưa cháu đi học, mặc dù từ cửa nhà cháu ra đến cửa lớp cháu có đúng 50m :D
 
Thế này thì muốn có con đành nhắm mắt gửi thằng hàng xóm một đứa thôi. Chứ lương ba cọc ba đồng làm sao mà đủ cho cả bố cả con học được.
 
Đây một 1 quan điểm trái ngược, mời các bác tham khảo
Xin đừng thù địch với TIỀN
Nguồn ở đây

Dư luận gần đây lại xôn xao về câu chuyện tăng học phí của ngành giáo dục. Tăng học phí là một điều gì đó lạ lẫm đối với 1 ngành nhiều chục năm nay lấy tiêu chí “không mất tiền” làm kim chỉ nam, như là dấu hiệu ưu việt của thể chế, như là mục đích phấn đấu (và như thế nó biện minh luôn cho phương tiện).

1. Nhưng nhiều thập kỷ trôi qua, tôn chỉ “không mất tiền” đó của ngành giáo dục có lẽ mang chức năng biểu tượng nhiều hơn là giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Chẳng thế mà dù chính thức hay không chính thức, ngành giáo dục VN đến nay buộc phải thừa nhận những sự thật rằng:


Chất lượng giáo dục nhìn chung thấp (Giáo dục Đại học, đầu tàu của ngành Giáo dục - không có trường đại học nào lọt đến top 500 của thế giới). Phương pháp giáo dục phản khoa học (tiêu biểu nhất là đọc chép ở mọi cấp độ). Nội dung giáo dục không phù hợp với thực tiễn (liên tục cải cách trong những năm gần đây mà không có kết quả). Kiến thức phổ thông thì quá tải, nhưng ngược lại - kiến thức đại học lại sơ sài và lạc hậu (lạc hậu ngay từ gốc rễ lý luận) Giáo dục phổ thông không đảm bảo tính giáo dục kiến thức cơ bản, đồng đều (chức năng của giáo dục phổ thông), giáo dục đại học không đạt yêu cầu đào tạo nghề nghiệp (chức năng của đại học, cao đẳng), đào tạo sau đại học không đạt yêu cầu nghiên cứu khoa học. Thiếu trầm trọng trang thiết bị dạy và học, cơ sở vật chất nghèo nàn, hệ thống thiết bị thực nghiệm thiếu thốn và lạc hậu. Giáo dục, đào tạo, nghiên cứu không gắn liền với thực hành, thực nghiệm. Đời sống giáo viên/ giảng viên thấp (đến mức nâng cao thu nhập của những người làm giáo dục được coi là nhiệm vụ cấp thiết của Bộ trưởng đương nhiệm) Tràn ngập các tiêu cực trong giáo dục (sơ kết phong trào nói KHÔNG, trung bình ngành Giáo dục cứ 2 ngày có 1 vụ tiêu cực)Để giải bài toán nan giải này, tăng học phí là một giải pháp.

2. Cuối nhiệm kỳ trước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục ĐT Nguyễn Minh Hiển đã trình làng 1 đề án tăng học phí đại học. Kết quả là đề án bị giới truyền thông vùi dập tơi bời và rốt cuộc ông Bộ trưởng đã không chịu nổi nhiệt, buông súng đầu hàng dư luận. Bản đề án bị xếp xó, tiếc thay lại là điểm sáng hiếm hoi trong suốt 2 nhiệm kỳ dài dằng dặc lãnh đạo ngành giáo dục của vị cựu Hiệu trưởng ĐHBK HN.

Gần 2 năm sau, Bộ trưởng kế nhiệm Nguyễn Thiện Nhân sau thành công của mấy lần “nói không” đã trình làng đề án tăng học phí lần 2, mở rộng việc tăng học phí đến mọi cấp giáo dục và đào tạo. Không ngoài dự đoán, một số bộ phận có chức năng phát ngôn lại bắt đầu sôi sục. Lý do cơ bản là:

Tăng học phí tạo ra sự bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh ở các thành phần khác nhau (con nhà giàu học trường tốt, con nhà nghèo học trường thường) Tăng học phí thì ở 1 mức độ nào đó học sinh nghèo không theo học được Ở các nước khác trường học Nhà nước không mất tiền/ mất ít tiền, VN sao lại mất tiền
Những lập luận trên không nhìn vào nguyên nhân cơ bản, gốc rễ gây nên sự yếu kém của Giáo dục VN – đó là đầu tư vào Giáo dục – Đào tạo không đủ (bên cạnh đó là quản lý nguồn lực thiếu hiệu quả).

Những lập luận đó cũng không đề cập đến 1 khía cạnh vô cùng quan trọng của câu chuyện học phí là học phí thấp thì gây nên những hậu quả gì?

Hàng năm, 2% GDP được dành cho giáo dục không phải tỷ lệ quá thấp, nhưng con số tuyệt đối lại là quá thấp do tổng GDP của VN thấp, nhất là khi 2% đó lại gánh vác nhiệm vụ giáo dục cho 1 đất nước 80 triệu dân (ước tính VN có 25 triệu học sinh phổ thông, 50% dân số dưới 25 tuổi). So với nước láng giếng Thái Lan, đầu tư cho Giáo dục trên đầu người ở Thái cao gấp 8 lần VN.

Không được đầu tư đủ nên chất lượng giáo dục đương nhiên không thể đạt yêu cầu. Giáo viên không đủ sống thì sẽ không có nhân tài làm giáo dục. Không có đầu tư thì không có cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, thiết bị thực nghiệm, nghiên cứu. Đầu tư kém thì làm gì có sản phẩm tốt.

Vd như GD đại học, mỗi năm NN chi cho việc đào tào SV khoảng 6 triệu đồng/người (vật giá năm 2000, và con số này cũng được coi là không đủ), nhưng học phí thu từ SV cao nhất chỉ là 180.000/ tháng. Phần thiếu hụt còn lại bù lỗ từ ngân sách.

Đầu tư không đủ vì nguồn lực Nhà nước cấp không đủ. Nếu nguồn lực NN không đủ thì nên huy động từ các nguồn khác trong nhân dân, từ nước ngoài .v.v giống như đã làm với các ngành kinh tế khác.

Nếu cứ lấy giáo dục công lập làm nền tảng trong khi chính khối giáo dục công lại không đủ nguồn lực phát triển, thì có nghĩa là đang kìm hãm Giáo dục thay vì tưởng rằng đó là cách để phát triển Giáo dục.

Tăng học phí chính là một cách huy động nguồn lực, đồng thời là công cụ hữu hiệu kích cầu cho việc xã hội hóa giáo dục và giải phóng năng lực của khối giáo dục tư. Nhờ đó mới có tiền để trả cho giáo viên và giáo viên giỏi, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình học, các môn học bổ trợ, nâng cao điều kiện dạy và học .v.v., tăng sức cạnh tranh của nhà trường

3. - Tăng học phí thì ở 1 mức độ nào đó học sinh nghèo không theo học được hay không?

Cần phải tư duy rằng tăng học phí chính là một cách huy động nguồn lực cho Giáo dục từ nhân dân. Tăng học phí là mở cho người có khả năng đầu tư vào Giáo dục có mục đích đầu tư, người học có điều kiện hơn được trả tiền cho điều kiện học tập tốt hơn.

Vắn tắt là ngành kinh tế giáo dục vận hành theo quy luật cung - cầu, hoạt động hiệu quả, sinh lợi nhuận, đóng thuế cho NN. Thuế đấy cộng với khoản bù lỗ không phải bỏ ra nữa, NN đầu tư cho giáo dục công ích, ở những vùng sâu, vùng xa và những nơi thiếu những điều kiện tối thiểu để Giáo dục hoạt động ở mức cơ bản.

- Tăng học phí có tạo ra sự bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh ở các thành phần khác nhau làm hay không?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên hãy xoay lại góc nhìn. Bình đẳng trong cơ hội tiếp cận Giáo dục không có nghĩa là tước bỏ cơ hội được tiếp cận dịch vụ giáo dục tốt hơn của những người có điều kiện hơn. Nếu nghĩ bình đẳng là cào bằng sẽ dẫn đến việc tất cả cùng kéo nhau ở lại trong vũng lầy giáo dục.

Đừng nghĩ đến việc cào bằng hoặc san bằng sự chênh lệch giáo dục. Khoảng cách đó là thực tế không chỉ ở VN mà trên toàn TG. Việc có thể làm không phải là san bằng khoảng cách giáo dục, mà là xóa bỏ những “điểm mù” giáo dục và nâng mức đáy giáo dục lên mức có thể chấp nhận được.

- Ở nước ngoài giáo dục công trả rất ít tiền hoặc không phải trả tiền, sao VN lại làm ngược lại? Vấn đề là giáo dục ở Bển lấy giáo dục và đào tạo tư TƯ làm nền tảng, hoặc đất nước họ đủ giàu để đầu tư đủ tốt cho khối giáo dục công (như Đức, Pháp .v.v.). Còn nhìn chung các trường ĐH hàng đầu TG, nơi sản sinh ra nhân tài đều là trường tư cả, các trường này học phí đều.. đắt cả.

Dám chắc là sau 10 năm nữa ở VN, những trường có học phí cao sẽ chính là nơi có chất lượng Giáo dục tốt nhất, có nguồn nhân lực được giáo dục và đào tạo tốt nhất.

Nếu cần phải tranh luận thì hãy tranh luận về lộ trình và các khía cạnh mang tính kỹ thuật của việc triển khai nó hơn là tranh luận về chủ trương.

Nếu cần “đột phᔠgì trong Giáo dục, thì thay đổi tư tưởng về câu chuyện học phí nên là điểm đầu tiên cần đột phá.

4. Trước đây, giáo sư Văn Như Cương – người mở trường phổ thông dân lập đầu tiên ở HN có lần đã nói đại ý như thế này: “Chữa bệnh không mất tiền thì bệnh khó khỏi, đi học không mất tiền thì học khó giỏi”.

Vấn đề là ở chỗ Giáo dục VN có những khúc mắc mang tính “biểu tượng”, chính vì thế người ta không dám nhìn thẳng vào sự thật rằng Giáo dục – Đào tạo về bản chất là một ngành dịch vụ.

Vấn đề này còn được luật hóa trong Bộ Luật Giáo dục với điều khoản “không thương mại hóa giáo dục”.

Vấn đề này còn được củng cố một cách kiên định về mặt lập trường tư tưởng, là phải “chống lại xu hướng thương mại hóa giáo dục”.

Sống trong 1 xã hội mà slogan là “Dân giàu, nước mạnh…”, khi mà cả nước làm kinh tế, mở cửa, hợp tác, lấy kinh tế làm mũi nhọn .v.v. không hiểu sao lại có tư tưởng thù địch với tiền, đồng nghĩa “thương mại hóa” với cái xấu?

Vì vậy, xin hãy có cái nhìn lý tính hơn về câu chuyện giáo dục. Giáo dục VN đã 1 lần lỡ cơ hội bắt đầu thay đổi, trong bối cảnh u ám của nhiệm kỳ Bộ trưởng Hiển. Xin đừng tiếp tục nói KHÔNG với tăng học phí, bởi vì mọi thay đổi của Giáo dục VN dù có bắt đầu ngay bây giờ thì thực sự là cũng đã không còn sớm sủa gì.
 
Bạn Bob nhà em học tư thục Chip chip ở Trần Xuân Soạn ... cũng mới tăng học phí thêm khoảng 30% more làm em khóc ngất trời lun :( :))

Nghe đồn có trường bán công Linh Đàm chất lượng tốt, mỗi cái phải tay trong tay ngoài, xếp hàng nửa đêm... em cũng tính chuyển về... nhưng viễn cảnh cũng ngao ngán quá...:(

Lại thêm đến xem c.trình tổng kết cuối năm của Chipchip hoành tráng quá... mới ngộ ra chân lý thôi thì tiền nào của ấy;) ... nhà trường cũng cần tiền để đầu tư cơ bản chớ...thế là đành nghiến răng ken két các bác ợ...:)

Thế bạn Ba béo có được cô giáo dắt tay vào lớp luôn không? Cả bố cả con cùng học vui lắm nhỉ, khéo tranh nhau làm siêu nhân =))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,997
Members
192,330
Latest member
sangtenxe
Back
Top