Về quê
Vậy tôi thường phải đi như thế nào nếu ko tự lái xe máy hoặc đi ô tô để Về quê???:
1. Đi taxi/xe ôm xuống bến xe Hà Đông, hoặc đi xe buýt sang bến xe Gia Lâm (tôi ở khu Nam Đồng nhá và rất tự hào là quân khu Nam Đồng, hoặc chí ít là em út của dân quân khu
)
2. Mua vé xe khách Hà Nội - Thái Nguyên. Đây thường là đoạn cực hinh nhất vì cho cả đến giờ không có xe chất lượng cao tuyến này, xe khách ở cả 2 bến tôi đi dù xe đã bán hết ghế nhưng họ vẫn rầy rang chạy tới chạy lui hoặc chạy cực chậm trong thành phố để câu thêm khách ngồi giữa hai hàng ghế Cách đây 3 tuần tôi về đi vẫn xảy ra tình trạng này Anh trai tôi cứ làu bàu bực mình bên cạnh, còn tôi thì tự nhiên thấy chả sao cả, tôi được dịp ôn lại cái kiểu đi đã tồn tại hàng chục năm và chả biết bao giờ mới được thay đổi, ít nhất đến cái mức bằng nước láng giếng thôi
Những lần về quê trước Tết ngày trước mới thật là hãi, có khi đi theo kiểu xe chở hàng do ai đó chỉ cho, ngồi lên cả hàng hóa hoặc hàng chất đầy sau lưng Xa lắm rồi, có lẽ khoảng 10 năm trước, tôi nhớ mờ nhạt vậy
3. Tôi không cần đi đến Thái Nguyên, tôi dừng ở cầu Đa Phúc hoặc ngã ba Thanh Xuyên và mấy năm gần đây thêm lựa chọn cầu Vát, ngã ba đối diện là n/m Yamaha
Ngày trước đường xá tồi tệ, nghe đên phố Nỉ rồi cầu Đa Phúc là thấy xa xôi lắm, đi mãi mới đến, ngay cả Thanh Xuyên sau cầu Đa Phúc vài cây thôi là cũng đã thấy xa hơn rất nhiều Giờ đi theo đường qua khu CN Nội Bài, qua Đông Anh, đến Sóc Sơn, qua SS một tí là đến cầu Đa Phúc rồi
Cầu Đa Phúc có gì, dưới chân cầu người ta khai thác cát, một hình ảnh rất quen thuộc và ăn sâu vào trí nhớ của tôi, hơn cái ngã ba Thanh Xuyên, vì đó là cách mà bố tôi thường đi về ngày tôi còn bé Bố tôi theo tiêu chuẩn chức vụ và cấp bậc có lái xe riêng và có xe U oát và cái xe gì của bộ đội mà đằng sau có 2 hàng ghế ý Vì tôi là con gái "rượu" (hic, tự nhiên nghĩ ko hiểu sao dân ta lại có sự ví von ngộ quá vậy, ví con mình với rượu
) nên bố tôi thường cho đi cùng, còn anh tôi luôn ở nhà
Cách bố tôi thường về quê là chạy xe đến cầu Đa Phúc rồi rẻ phải theo con đường quê quoanh co khoảng 5km Đôi khi tôi về sau cũng theo cách đi này, dừng ở cầu Đa Phúc rồi bắt xe ôm về làng của tôi
Mấy năm gần đây, người ta xây 1 cái cầu, gọi là cầu Vát bắc qua sông Cầu ở mạn gần Sóc Sơn, nếu tôi túc tắc có thời gian, tôi có thể đi 2 chặng xe buýt của xe buýt Hà Nội đến bến này rồi đi xe ôm chạy thẳng về cửa nhà bác Ô tô theo cách này cũng về thẳng được nhưng hình như có đoạn đường ruộng nhỏ hẹp ko tốt lắm
4. Xe khách dừng ở cầu Đa Phúc / Thanh Xuyên tôi đi xe ôm tiếp về bến đò. Đường từ cầu Đa Phúc về bến đò làng tôi là đường đê, đê thật sự và ngày trước, khi đường đê chưa rải nhựa, vẫn là đường đất đỏ thì thôi rồi những ngày đông mưa phùn gió bấc hay những ngày hè mưa bão Tôi đã từng nhiều lần ngồi trên xe U oát về quê ngày trước, ổ voi, ổ gà, bùn đất, trượt bánh Xe của bố tôi đã từng trượt bánh xuống ruộng nhưng lần đó không có tôi và mọi người đều không sao cả Còn chuyên mọi người tụ họp uống bia rươu say rồi ngã nhào từ đê xuống ruộng là chuyện bình thường, anh trai tôi có lần cũng vậy cùng với ông chú tôi
Nếu tôi đi từ Thanh Xuyên thì không phải đi đường đê mà đi đường bằng, qua 1 cái chợ tên rất buồn cười: chợ Chã, bên kia chợ Chã là làng Thủ Cốc, cô tôi làm dâu làng này mà tôi thường qua khi cô tôi vẫn còn sống Làng tôi cách đó 2km, xuôi tiếp theo sông Cầu về phía Hà Nội
Tất nhiên tôi thích đường đê hơn, vì tôi có tầm nhìn rộng hơn khi đi trên đê, vì đê ngoằn nghèo đi qua nhiều làng, vì tôi được đi cùng với bố tôi trước kia Tôi nhớ những cảnh trẻ em quê nghèo không có quần áo mặc, chúng thường chạy từ dưới làng ở chân đê lên bờ đê nhìn xe của chúng tôi chạy qua 1 cách lạ lẫm và tò mò Thậm chí bây giờ vẫn vậy, có chăng khác là ko còn hoặc ít đứa trẻ thiếu quần áo mặc hơn Cuộc sống phải thay đổi chứ !
Ah, có 1 lần duy nhất tôi và 1 đứa em đi bộ lếch thếch 3km dưới trời hè nắng gắt từ Thanh Xuyên về làng (đi đường TTX thì ngắn hơn)
5. Xe dừng lại bến đò, chúng tôi phải chờ đó, rồi đi đò qua sông Cầu
6. Từ bến đò về đến nhà bác tôi còn 1km nữa - > đi bộ tiếp
Phù, mệt quá