What's new

Tản mạn Bắc Bộ

Cứ lập bừa cái topic để tản mạn về đồng bằng Bắc Bộ, cũng không cố định ở địa phương nào.
 
Hic, nhìn rau sống nhà mình mà thèm, AV chỉ thích ăn rau sống giống như ở VN, hành cũng vậy, hành (spring onion) ở Bắc Âu 1 là bé như que tăm, hai là to bằng đốt ngón tay :D

Bác Chitto có chuyện gì tản mạn về Bắc Bộ thì bác cứ viết tiếp đi ạ, ko cần đợi AV kết thúc bài Quê nhà nhé, AV sẽ viết tiếp sau khi có thời gian :)
 
Có lẽ ở miền Bắc và miền Trung mới có hình ảnh của chiếc gàu tát nước in sâu đậm đến thế. Hình ảnh tát nước gàu sòng và gàu dai đã quá thân quen, mà cũng thật lãng mạn đẹp đẽ.

Văn thơ thì ca ngợi thế, chứ thực tế tát nước đâu có lãng mạn gì....

 
Bếp quê và món ăn quê

Phần lớn các nhà quê tôi vẫn dùng bếp củi, bếp được đun bằng những cành cây khô hoặc thân cây ngô phơi khô

Không lần nào về quê (trừ lần rồi là tôi ko vào vì nhà bác tôi đang sửa) là tôi ko chui vào bếp, hè cũng như đông. Bao giờ tôi cũng phải hỏi "Còn khoai không bác" Mùa đông thì thường có nhưng mùa hè thì có khi chỉ có những củ khoai sót lại bé tí Tôi thích ăn khoai nướng, khoai lang thích hơn nhưng có khoai tây thì cũng ok Ngày xa xưa khi còn luộc bánh chưng trên thành phố, còn có cơ hội vùi khoai vào bếp nấu bánh chưng, khi đến thời bánh chưng được mua sẵn ở chợ thì chỉ có thể về quê thì mới được tận tay nướng khoai Nói vậy chứ có lúc vùi vào đó rồi quên tiệt mất hoặc đi chơi các nhà, lúc về nhớ ra thì đã cháy đen nếu mọi người cũng nhớ gẩy khoai ra bên cạnh bếp cho tôi

Trong bếp bao giờ cũng có sẵn những bó thân ngô đã phơi khô, 1 gian riêng nhỏ bên cạnh để những mẹt hành tỏi và khoại Riêng tỏi thì được bó thành bó (vẫn để khoảng 20cm thân) và treo lên mái bếp 10 năm trước, khi nước máy chưa về đến quê tôi và mọi người vẫn phải dùng nước giếng thì trước cửa bếp có cái chum đựng nước giếng, giếng cách đó khoảng 20m. Tất nhiên gáo múc nước giếng là gáo dừa còn miếng rửa bát là xác vỏ mướp khô

Có rất nhiều trường hợp khi mình nhìn thấy 1 ai đó, 1 vật gì đó, ngửi 1 mùi vị gì đó, khiến mình chợt nhớ đến những người, những gì đó rất thân thuộc với mình Mùi khói từ củi luôn đưa tôi trở về với Tết (khói thuốc pháo ngày xưa và bếp bánh chưng) và với bếp của quê tôi Bạn có tin điều này: tôi bắt gặp một vài hình ảnh thân thuộc về quê tôi ở 1 nước Bắc Âu, điều này khiến tôi rất thích thú.

Tôi không phải dun bếp củi ở Bắc Âu nhưng tôi phải châm lò đun sauna ở vùng thôn quê. Hơn cả ở quê mình, tôi cầm rìu bổ củi như ai (tất nhiên thử bổ vài nhát cho biết :) ). 1 hình ảnh khác là giếng nước

Ngoài món khoai nướng nhảm nhí kể trên Tôi thích món bánh Tét và giò thủ hoặc giò lụa do các bác tôi làm, rồi cả tương chấm nữa Bánh Tét là 1 dạng bánh chưng (hình như cũng có vài vùng ở VN gói bánh này) nhưng gói thành hình tròn dài (đường kính khoảng 8cm ?)và được cuốn rất chắc, hơn cả bánh vuông bình thường Không hiểu sao gọi là Tét nhỉ Dù it nhân hơn nhưng tôi rất thích bánh Tét, đặc biết là khi rán lên. Ko năm nào nhà tôi trên HN lại không có bánh Tét nhà quê cả Giò lụa thì do mọi người ở quê tự giã và cuốn, giò thủ cũng vậy Nhưng ko phải nhà nào cũng làm chất lượng giống nhau đâu nhá, bác này của tôi làm món này ngon nhưng bác kia lại làm món kia ngon hơn, hoặc người khác trong làng làm ngon hơn và mình phải mua Ví du bánh đa thì phải qua làng khác, làng mà cô tôi làm dâu

Chõng tre để ngồi ăn ngoài sân tối mùa hè cũng là phổ biến trước đây nhưng có lẽ giờ khi nhiều nhà đã xây cất mới lại, ko nhiều nhà ngồi ăn chõng tre nữa

Ki cuối: 1 số ảnh và 1 số chuyện kể lặt vặt không đề (BB)
 
Giếng nước nhà bác gái tôi Từ lâu không còn dùng nữa vì đã có nước máy và 1 bể lớn chứa nước mưa Góc xa của ảnh nơi có cây chuối có 1 ô cửa sổ bé tí trước kia để ra đường tránh đi nhờ qua sân nhà hành xóm Lũ bọn tôi rất thích đường này vì nó như kiểu đường đi bí mật vậy, chui 1 phát là đã ra ngoài đường làng rồi :)

Nước giếng rất mát, nhất là ngày hè đi đâu về, được rửa mặt bằng nước giếng thì tuyệt vời Người ta cũng có nhiều cải tiến để kéo nước từ dưới giếng lên như cần kéo, bơm tay. nhưng tôi cũng thích hì hục lấy nước từ giếng lên, phải giật khéo gầu để nó chìm xuống rồi từ từ nhấc lên Phù, tất nhiên chỉ thích kéo cùng lắm 2-3 gầu nước thôi Vậy nên người ta phải thay sang nước máy cho tiện và vệ sinh hơn



Còn đây là giếng ở Bắc Âu (có cái mái gỗ bên trên), cũng lâu ngày ko dùng nữa rồi nên cây cối mọc lùm tùm xung quanh

 
Last edited:
Trên đất Việt, số Văn Miếu không còn nhiều. Thường chỉ từ hàng tỉnh trở lên (cao hơn tỉnh có thể là Phủ hoặc Trấn, tùy triều đại), mới được lập Văn Miếu. Hàng dưới thì chỉ được lập Văn chỉ thôi.

Ở miền Bắc còn một số Văn miếu chính thức: Nổi tiếng và quan trọng nhất là Văn Miếu Thăng Long, ở Hà Nội, với 82 tấm bia Tiến sĩ là báu vật quốc gia. Văn miếu Hưng Yên, vì phố Hiến xưa là đất thứ nhì chỉ sau Kinh kì. Văn Miếu Bắc Ninh ở thị xã Bắc Ninh, cũng có 11 tấm bia tiến sĩ ghi danh những tiến sĩ quê ở vùng đất này.

Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương trùng tu lại sau này, trong đó không có bia, nhưng có bài vị của 8 vị Nho gia nổi tiếng có quê hoặc liên quan với đất Hải Dương: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Đình Hồ....

Ngoài ra, có đền Lũng ở Bắc Ninh, hay còn gọi là Lăng Sĩ Nhiếp cũng được coi là Văn miếu, vì Sĩ Nhiếp được tôn là Nam Giao học tổ, ông tổ của nền Nho học Việt Nam.
 
Văn miếu Mao Điền nằm bên Quốc lộ 5, từ xa đã có thể nhìn thấy, vì nằm giữa đồng trống. Một chiếc cầu cong, một cây gạo già, một toà tam quan...

Nói chung, tớ không thích lắm những công trình được tu sửa làm lại mới, vì nó mất hồn xưa nhiều quá. Nhưng đúng là với văn miếu Mao Điền, di tích cũ không còn gì, mà dựng lại được thế này cũng đã là một công trình tốn nhiều công sức. Hoành phi câu đối tuy không được nét chữ đẹp như các cụ ta xưa, nhưng cũng có nhiều phong độ, thành tâm, còn hơn chán vạn nơi khác.

Gốc gạo này mà ra Tết, hoa đỏ rực chắc là đẹp lắm.

 
Cây xấu hổ mọc bờ ruộng
DSC04798.jpg


Đám cây sắn trồng trên mô đất cao giữa đồng lúa
DSC04799.jpg


Đám lúa bị gió thổi bạt
DSC04805.jpg


Đi giữa 2 bờ ruộng, quay lại chụp xe sau
DSC04804.jpg


Mương nước và đường làng
DSC04811.jpg


Biển chỉ bến đò ở cuối làng
DSC04813.jpg


Ao bèo
DSC04814.jpg
 
Có mấy ảnh ở các bài trước hơi bị to, xin lỗi các bạn :)

Nhà bác gái
DSC04818-1.jpg

Có 1 đặc điểm các nhà trong làng, kể cả nhà cũ và nhà mới là nền nhà được tôn cao, ngoài giúp cho không khí trong nhà mát mẻ mùa hè còn giúp hạn chế ẩm ướt mùa nồm.

Nói đến mùa hè lại nhớ đến quạt, quạt tay là quạt bằng cái mo cau (quạt thích lắm nha) và quạt điện, nhưng quạt điện để đi ngủ buổi tối có 1 thời gian (mà có thể giờ vẫn còn người dùng) rất kì, như quạt trần nhưng bé tí xíu và treo ngay giữa đỉnh màn chống muỗi, quạt chạy kêu ro ro nhè nhẹ

Nhà bác gái tôi rất sạch sẽ, gọn gàng, và cực kì mát mùa hè với nền nhà cao, mái ngói, tường gạch, cà hàng cửa ra vào là bằng gỗ, các cột kèo trong nhà cũng bằng gỗ Tôi cũng thích chui vào bếp nhà bác gái. Nếu về quê ngủ 1-2 tối, bao giờ tôi cũng qua nhà bác gái ngủ. Bác gái sống 1 mình sau khi bác trai mất nhiều năm trước và con cháu lên thị xã đi làm và học Bao giờ cũng vậy, khi tôi tỉnh dậy và đi tìm bác, bác chỉ có thể ở bếp và đang chuẩn bị bữa ăn sáng cho tôi. Nếu là dịp Tết sẽ là miếng bánh tét rán, còn không sẽ là bát mì trắng ! Và bao giờ cũng vậy, bác sẽ bảo :"Để bác đi xem có gì cho cháu cầm về thành phố không"

Nhà bác gái tôi có 1 cây nhãn, 2 cây ổi nhưng những năm gần đây, cây bị sâu hay thế nào đó mà chẳng ra quả Chứ hồi cây còn ra trái, không tháng 7 tháng 8 âm lịch nào tôi ko ổi và nhãn để ăn, nếu không về quê thì các bác tôi cũng sẽ gửi ai dó mang lên HN cho tôi

Giàn mướp
DSC04819-1.jpg


Bể nước mưa
DSC04822.jpg
 
Last edited:
Những bức ảnh cuối cùng tản mạn về quê Bắc Bộ của AV

DSC04837.jpg


DSC04840.jpg


DSC04851.jpg


DSC04849.jpg


DSC04850.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,169
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top