What's new

Tách từ topic "Chùa đất Việt"

Status
Not open for further replies.

tranquang

Phượt thủ
Trong Thiền-na, cái "hình" và "tướng" thì không chấp (nữa là cái "danh", đây là ảnh hưởng của Đạo gia, một nửa của Thiền) nên mới có tôn chỉ chỉ thứ tư trong "tứ yếu chỉ" - Kiến tính thành Phật.

Mặt khác, trong cái lịch sử lem nhem của nước ta chẳng có một văn bản nào đáng tin thì may ra có một văn bản nguyên gốc (Trúc Lâm tôn chỉ nguyên thanh) thì giới học thuật hay kẻ có lòng đều mừng rơn lên rồi tóm chặt lấy mà tra xét, không phải kiểu như:

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết thì tra Gúc-gồ :D

Chưa kịp xem lại để viết tiếp, nhưng tôi ngờ rằng trong thiền giáo những kẻ chưa "xuất gia" (khái niệm của Phật giáo Đại thừa) nắm ngôi vị cao trong giáo phái cũng không ít.

Chuyện xuất gia của Ngô gia thì không có tài liệu nào viết vì những gì dính đến ông bị Nguyễn Ánh - Đặng Trần Thường tiêu hủy. Bản thân bộ "Trúc Lâm tôn chỉ nguyên thanh" cũng do hai đệ tử Hải Âu - Hải Hòa ghi lại (như các bộ Luận Ngữ, Nam Hoa Kinh, Mạnh tử...) nên không mất.

Rất mong có thêm nhiều ý kiến để lão phu sáng mắt khi xem các di chỉ của Trúc Lâm.
 
cái "hình" và "tướng" thì không chấp (nữa là cái "danh", ...

Đúng, trong Thiền thì cái Danh không chấp đến.

Thế thì tại sao phải cố "nhét" lên đầu ông Ngô Thì Nhậm cái "danh" Tứ tổ ?

Sư phụ ông Ngô gọi ông ấy thế chăng ? Ông Ngô tự nhận thế chăng ? Hay là đời sau tâng bốc ông ấy ?

Dù trường hợp nào thì cũng đều lạc lõng cả, và chỉ càng phải làm cho người đọc, người xem mệt óc ra thắc mắc mà thôi. Mà có giải quyết xong thắc mắc cũng không đem lại cái gì hay hơn.

Vậy ông ấy được cha mẹ đặt tên là Ngô Thì Nhậm thì cứ gọi là Ngô Thì Nhậm đi, chụp vào đầu ông cái hư danh ảo vị Tứ tổ Trúc Lâm chẳng hóa làm hỏng mất cả phật tính của ông ấy ru ?
 
Thế thì tại sao phải cố "nhét" lên đầu ông Ngô Thì Nhậm cái "danh" Tứ tổ ?

Sư phụ ông Ngô gọi ông ấy thế chăng ? Ông Ngô tự nhận thế chăng ? Hay là đời sau tâng bốc ông ấy ?

Dù trường hợp nào thì cũng đều lạc lõng cả, và chỉ càng phải làm cho người đọc, người xem mệt óc ra thắc mắc mà thôi. Mà có giải quyết xong thắc mắc cũng không đem lại cái gì hay hơn.

Vậy ông ấy được cha mẹ đặt tên là Ngô Thì Nhậm thì cứ gọi là Ngô Thì Nhậm đi, chụp vào đầu ông cái hư danh ảo vị Tứ tổ Trúc Lâm chẳng hóa làm hỏng mất cả phật tính của ông ấy ru ?

Đọc "Đại Chân Viên Giác thanh" thì khắc biết tại sao là Hải Lượng thiền sư và Trúc Lâm Tứ tổ.

Thế đệ Nhất tổ đến đệ Tam tổ thì sao? Tác giả của Khóa Hư Lục (Trần Thái Tông) thì sao? Các vị ấy bị ai nhét, hay là cứ nói váng lên như vậy.

Nếu đệ Tứ tổ mà viết một cuốn sách giảng về Thiền và nói rõ lý thuyết của Trúc Lâm (khác Lâm Tế, Tào Động... ra sao, thanh sắc hình tướng là thế nào?...) chẳng nhẽ không hơn một Thị lang Ngô Thì Nhậm viết à?

Về kiến thức thì dễ lắm, nhất là văn bản lại còn.

Tôi thì chả bao giờ dám gọi huỵch toẹt Trần Khâm, Đồng Kiên Cương hay Lý Đạo Tái cả... có lẽ tại mình cổ lỗ sĩ quá chăng? Chấp quá chăng!

"Tiên học lễ hậu học văn" là chấp quá chăng?

Phượt trong tinh thần và ý thức (theo tôi) là một thứ phượt vô cùng sảng khoái và lý thú. Còn gì hay bằng đến một ngôi chùa có thể hiểu tại sao lại có tượng chỗ này, chỗ kia. Tại sao lại ao bán nguyệt hay tượng la hán, kim cương. Đọc vài cái câu đối hay hoành phi rồi tấm tắc vài kiểu chữ tồn cổ... Thú vị vô cùng!

Chỉ bằng đầu óc mình mà xuyên được cả không gian và thời gian, còn gì hay hơn nữa.

Tất nhiên là khó, nó cần nhiều thứ hơn xăng xe và máy ảnh.
 
Last edited:
Đọc "Đại Chân Viên Giác thanh" thì khắc biết tại sao là Hải Lượng thiền sư và Trúc Lâm Tứ tổ.

Phật pháp không thể rời Thế gian pháp. Đã dùng đến Danh, mà Danh là cái thuộc về thế gian, thì cũng cần tôn trọng cái lý của thế gian.

Nếu đặt Ngô Thì Nhậm làm Tứ tổ, thế thì bao nhiêu vị Tổ kế thừa sau Huyền Quang tôn giả để vào đâu ? Nếu theo "Đại Nam Thiền uyển", thì các vị An Tâm, Tĩnh Lự, Vô Trước,.... không đáng coi ra gì, mà phải chờ đến 400 năm sau mới sinh ra được một Tổ nữa hay sao ???

Hay trong Thiền thì không cần đến thứ tự nhỉ ? Không phải. Rõ ràng trong dòng Thiền vẫn phải tôn trọng thứ tự, như Tổ Đạt Ma Bồ Đề là Tổ thứ 28 Thiền tông Tây Thiên, khi sang Trung Hoa thì gọi là Sơ tổ Thiền Tông Trung Hoa, phải thêm chữ Trung Hoa để không được nhầm với Sơ tổ Ca Diếp của Ấn Độ. Lục tổ Huệ Năng của Trung Hoa thì là Tổ 33 của Thiền tông. Như thế, chư vị ấy vẫn phải dùng cái thứ tự thế gian để gọi cho chính danh.

Tương tự, Trần Nhân Tông là Sơ tổ Trúc Lâm, nhưng cũng chỉ là Lục tổ của sơn môn Yên Tử, cái danh phận vẫn cần rõ ràng.

Vì thế mới có gọi là "truyền đăng" - truyền ngọn lửa đèn liên tục.

Nay bỗng dưng đưa Ngô Thì Nhậm làm Tứ tổ Trúc Lâm, thì mấy chục vị Tổ trong bốn trăm năm của dòng này thành vô danh vô vị không đáng nói cả hay sao? Ngọn lửa bị tắt 400 năm rồi thì có còn gọi là "truyền đăng, kế đăng" nữa chăng?

Vì vậy, gọi Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang là Sơ tổ, Nhị tổ, Tam tổ là phù hợp với Thế gian pháp, bản thân từ "tổ" là rất đơn giản chẳng có gì là xưng tụng cả. Nhưng gọi Ngô Thì Nhậm là Trúc Lâm Tứ tổ thì theo tôi là cái danh không chính, là tâng bốc.


Giả sử đặt ra một dòng Thiền gọi là dòng Nguyên Thanh đi, thì có tôn xưng Ngô Thì Nhậm là bậc Sơ tổ Nguyên Thanh cũng được, chẳng ai thắc mắc.

thấy rất nhiều thư tịch tôn xưng ông là Trúc Lâm đệ tứ tổ

Nếu dựa vào các thư tịch cổ, thì ta nên gọi Nguyễn Huệ và Lê Ngọc Hân là Ngụy Huệ và Ngụy hậu, vì các sử sách chính thức, chính thống của triều Nguyễn trong hơn trăm năm đều gọi như vậy
 
Last edited:
Chưa kịp xem lại để viết tiếp, nhưng tôi ngờ rằng trong thiền giáo những kẻ chưa "xuất gia" (khái niệm của Phật giáo Đại thừa) nắm ngôi vị cao trong giáo phái cũng không ít.

Giữa "nắm ngôi vị cao" và là "Tổ truyền đăng" khác nhau hoàn toàn. Ngôi vị có thể do quyền lực tạo ra, như Tăng Thống, Tăng Cang, Pháp Chủ mà chẳng phải là vị Tổ nào.

Tôi ngờ vực đoạn "xuất gia" là của riêng Đại Thừa ! Phải chăng trong Phật giáo Nguyên thủy không có khái niệm xuất gia ? Thế Tăng già (shangha) là ai ?

Nếu có ai chưa từng xuất gia, thụ giới mà được gọi là Tăng, là Tu sĩ, Tỳ kheo thì thật quá mới mẻ với tôi ! Ngay như Lục tổ Huệ Năng, lĩnh hội hết yếu chỉ Thiền Tông, thế mà sau 15 năm vẫn phải làm lễ thụ giới từ đầu để chính thức bước vào Tăng già. Có lẽ ngoại trừ Phật Thích Ca, chẳng ai qua được lý đó, và đó là luật Phật chế.

Tất nhiên có chứng quả, giác ngộ hay không với Thụ giới hay không là khác nhau, có thể không xuất gia, thụ giới mà vẫn chứng đắc - cái này là tư tưởng Đại Thừa. Nhưng trong cái Danh của thế gian, vẫn phải phân biệt Tu sĩ và Cư sĩ (Tỳ kheo và Ưu bà)

Nếu Ngô Thì Nhậm chưa từng xuất gia thụ giới mà lại được coi là Tăng, là Thiền sư, là Sư tổ thì thực là điều độc đáo (mà tôi chưa từng gặp).


Còn đoạn dưới bạn viết trong bài đó, khiến tôi thắc mắc không hiểu bạn có ẩn ý gì chăng ?

...
Tất nhiên là khó, nó cần nhiều thứ hơn xăng xe và máy ảnh. .
 
Chắc bác Trần Quang muốn nói đến "đó là kiên thức thâm sâu" chứ không phải cứ đổ xăng là chạy,cầm máy là bắn thì làm sao hiểu hết được những cái mình đã đi qua và mình đã cảm nhận.
 
Phượt trong tinh thần và ý thức (theo tôi) là một thứ phượt vô cùng sảng khoái và lý thú. Còn gì hay bằng đến một ngôi chùa có thể hiểu tại sao lại có tượng chỗ này, chỗ kia. Tại sao lại ao bán nguyệt hay tượng la hán, kim cương. Đọc vài cái câu đối hay hoành phi rồi tấm tắc vài kiểu chữ tồn cổ... Thú vị vô cùng!

Chỉ bằng đầu óc mình mà xuyên được cả không gian và thời gian, còn gì hay hơn nữa.

Tất nhiên là khó, nó cần nhiều thứ hơn xăng xe và máy ảnh.

Theo tôi thì tốt nhất cần cả 2 yếu tố:
1- (Mục đích)Phượt bằng tinh thần, đầu óc mình, bằng cả con mắt và các giác quan khác ....
2- (Phương tiện) Phượt bằng xăng xe (xe máy, xe hơi, máy bay...)... túm lại là money.
Yếu tố thứ 1 là tinh thần, đầu óc, cảm nhận của mỗi người, là mục đích. Nhưng thiếu yếu tố thứ 2 thì cũng khó mà thực hiện được yếu tố 1. (Có thực mới vực được đạo mà).
Giả dụ muốn tới 1 nơi nào đó để cảm nhận = tinh thần, đầu óc ,v.v... thì bạn đương nhiên phải có money (chưa nói tới thời gian, sức khỏe,v.v...) thì mới tới được. Ko có money thì chỉ du lịch qua màn ảnh nhỏ, CPU để cảm nhận (qua con mắt của người khác: nhiếp ảnh gia, quay phim gia...) thôi.
Có những người có nhiều money chưa chắc họ dùng tiền để đi du lịch (cho đó là phù phiếm, hoặc ko có thời gian...), hoặc họ thích cất money trong két hơn:D
CÓ những người thích du lịch để tự cảm nhận, nhưng money lại ko có ... thì làm sao đây?
CÒn về cái máy ảnh: cái máy ảnh chỉ là 1 vật dụng phổ biến thời nay, nhưng để có được những bức ảnh với góc nhìn đẹp, thì còn phụ thuộc vào "con mắt" và tâm hồn người cầm máy nữa, mà điều này thì ko hề đơn giản chút nào. Hơn nữa có hình ảnh để chia sẻ với bạn bè, những người chưa có điều kiện phượt thì cũng thú hơn là chỉ cảm nhận riêng mình chứ nhỉ.
 
Tôi thì chả bao giờ dám gọi huỵch toẹt Trần Khâm, Đồng Kiên Cương hay Lý Đạo Tái cả... có lẽ tại mình cổ lỗ sĩ quá chăng? Chấp quá chăng!

"Tiên học lễ hậu học văn" là chấp quá chăng?

Phượt trong tinh thần và ý thức (theo tôi) là một thứ phượt vô cùng sảng khoái và lý thú. Còn gì hay bằng đến một ngôi chùa có thể hiểu tại sao lại có tượng chỗ này, chỗ kia. Tại sao lại ao bán nguyệt hay tượng la hán, kim cương. Đọc vài cái câu đối hay hoành phi rồi tấm tắc vài kiểu chữ tồn cổ... Thú vị vô cùng!

Chỉ bằng đầu óc mình mà xuyên được cả không gian và thời gian, còn gì hay hơn nữa.

Tất nhiên là khó, nó cần nhiều thứ hơn xăng xe và máy ảnh.

Ha, "Tiên học lễ hậu học văn" dẫn ra ra đây để bắt bẻ câu chữ thì TQ nên xem lại mình đi, đừng xưng "lão" ở đây khi đóng góp của bạn chưa thể hiện được điểm gì ngoài vài câu mập mờ (kể cả khi nói về tuổi tác có thể giờ bạn cũng sắp tới giờ xuống lỗ) trong khi người bạn muốn chỉ chích đã được cộng đồng ở đây ghi nhận bằng bài viết giá trị. Đừng đao to búa lớn bằng những từ ngữ màu mè vì sân chơi này là chỗ chia sẻ của những người thuộc nhiều lĩnh vực nhành nghề khác nhau trong xã hội, tìm đến đây cốt chia xẻ một sở thích chung, có thể nhiều người không uyên thâm về văn hóa tư tưởng nhưng không có nghĩa là bạn hiểu biết còn mọi người thì không (có thể trong lĩnh vực sở trường của bạn sẽ đúng nhưng không thể là tiêu chí chung cho mọi người).

Về chuyện danh nhân trên có phải là xyz như bạn muốn nói hay không tôi tin chắc ngài chẳng quan tâm nhưng nếu bạn quan tâm hãy đăng đàn trên nhưng văn đàn chính luận (tạp chí, báo... càng gần chủ đề bạn muốn đề cập càng tốt) vì tôi tuy không thường xuyên theo dõi nhưng vẫn nhận thấy vấn đề bạn đưa ra sẽ điểm nóng cho dư luận hiện tại và chắc bạn cũng hiểu rằng khoa học cần phản biện nên những phản biện từ đó tốt nhiều so với sân chơi này.

Chốt lại với câu chốt của bạn: "Tất nhiên là khó, nó cần nhiều thứ hơn xăng xe và máy ảnh" - đừng kể cả miệt thị người khác nếu bạn thực lòng muốn chỉ bảo ai đó, với tôi thì có xăng xe có máy ảnh và có nhiệt huyết để lên đường đã là một điều quý so với những phù du thị thành ra đường ai cũng gặp bây giờ.

Cũng chẳng thân mến lắm./.
 
Phật pháp không thể rời Thế gian pháp. Đã dùng đến Danh, mà Danh là cái thuộc về thế gian, thì cũng cần tôn trọng cái lý của thế gian.

Nếu đặt Ngô Thì Nhậm làm Tứ tổ, thế thì bao nhiêu vị Tổ kế thừa sau Huyền Quang tôn giả để vào đâu ? Nếu theo "Đại Nam Thiền uyển", thì các vị An Tâm, Tĩnh Lự, Vô Trước,.... không đáng coi ra gì, mà phải chờ đến 400 năm sau mới sinh ra được một Tổ nữa hay sao ???

Hay trong Thiền thì không cần đến thứ tự nhỉ ? Không phải. Rõ ràng trong dòng Thiền vẫn phải tôn trọng thứ tự, như Tổ Đạt Ma Bồ Đề là Tổ thứ 28 Thiền tông Tây Thiên, khi sang Trung Hoa thì gọi là Sơ tổ Thiền Tông Trung Hoa, phải thêm chữ Trung Hoa để không được nhầm với Sơ tổ Ca Diếp của Ấn Độ. Lục tổ Huệ Năng của Trung Hoa thì là Tổ 33 của Thiền tông. Như thế, chư vị ấy vẫn phải dùng cái thứ tự thế gian để gọi cho chính danh.

Tương tự, Trần Nhân Tông là Sơ tổ Trúc Lâm, nhưng cũng chỉ là Lục tổ của sơn môn Yên Tử, cái danh phận vẫn cần rõ ràng.

Vì thế mới có gọi là "truyền đăng" - truyền ngọn lửa đèn liên tục.

Nay bỗng dưng đưa Ngô Thì Nhậm làm Tứ tổ Trúc Lâm, thì mấy chục vị Tổ trong bốn trăm năm của dòng này thành vô danh vô vị không đáng nói cả hay sao? Ngọn lửa bị tắt 400 năm rồi thì có còn gọi là "truyền đăng, kế đăng" nữa chăng?

Vì vậy, gọi Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang là Sơ tổ, Nhị tổ, Tam tổ là phù hợp với Thế gian pháp, bản thân từ "tổ" là rất đơn giản chẳng có gì là xưng tụng cả. Nhưng gọi Ngô Thì Nhậm là Trúc Lâm Tứ tổ thì theo tôi là cái danh không chính, là tâng bốc.

Giả sử đặt ra một dòng Thiền gọi là dòng Nguyên Thanh đi, thì có tôn xưng Ngô Thì Nhậm là bậc Sơ tổ Nguyên Thanh cũng được, chẳng ai thắc mắc.

Thực sự kẻ hèn này chưa bao gờ được nghe nói đến cái gì là "Thế Gian pháp".
Nguyên thanh chưa bao giờ là một "dòng Thiền" mà chỉ là tên một cuốn "tự truyện" của Hải lượng Đại thiền sư mà thôi. Y như là "Luận ngữ" hay "Mạnh tử"... vậy.

Riêng cái chuyện chính danh là một khái niệm thuần túy Nho gia (khác xa Lão - Trang và Phật học). Duy Ma-Cật có đáng được coi là Phật hay không? Kinh Duy Ma vứt vào sọt rác hay sao? Bất chính danh?

Giữa "nắm ngôi vị cao" và là "Tổ truyền đăng" khác nhau hoàn toàn. Ngôi vị có thể do quyền lực tạo ra, như Tăng Thống, Tăng Cang, Pháp Chủ mà chẳng phải là vị Tổ nào.

Tôi ngờ vực đoạn "xuất gia" là của riêng Đại Thừa ! Phải chăng trong Phật giáo Nguyên thủy không có khái niệm xuất gia ? Thế Tăng già (shangha) là ai ?

Nếu có ai chưa từng xuất gia, thụ giới mà được gọi là Tăng, là Tu sĩ, Tỳ kheo thì thật quá mới mẻ với tôi ! Ngay như Lục tổ Huệ Năng, lĩnh hội hết yếu chỉ Thiền Tông, thế mà sau 15 năm vẫn phải làm lễ thụ giới từ đầu để chính thức bước vào Tăng già. Có lẽ ngoại trừ Phật Thích Ca, chẳng ai qua được lý đó, và đó là luật Phật chế.

Tất nhiên có chứng quả, giác ngộ hay không với Thụ giới hay không là khác nhau, có thể không xuất gia, thụ giới mà vẫn chứng đắc - cái này là tư tưởng Đại Thừa. Nhưng trong cái Danh của thế gian, vẫn phải phân biệt Tu sĩ và Cư sĩ (Tỳ kheo và Ưu bà)

Nếu Ngô Thì Nhậm chưa từng xuất gia thụ giới mà lại được coi là Tăng, là Thiền sư, là Sư tổ thì thực là điều độc đáo (mà tôi chưa từng gặp).

Còn đoạn dưới bạn viết trong bài đó, khiến tôi thắc mắc không hiểu bạn có ẩn ý gì chăng ?

Có bằng chứng gì nói Ngô gia chưa xuất gia, thụ giới? Đọc kinh văn đó chưa đủ hay sao? Hay là chưa đọc?

Đọc cũng mệt.

Huệ Năng chỉ là 1 kẻ đốn củi,làm vài câu vớ vẩn thế là "trực chỉ nhân tâm"

Ha, "Tiên học lễ hậu học văn" dẫn ra ra đây để bắt bẻ câu chữ thì TQ nên xem lại mình đi, đừng xưng "lão" ở đây khi đóng góp của bạn chưa thể hiện được điểm gì ngoài vài câu mập mờ (kể cả khi nói về tuổi tác có thể giờ bạn cũng sắp tới giờ xuống lỗ) trong khi người bạn muốn chỉ chích đã được cộng đồng ở đây ghi nhận bằng bài viết giá trị. Đừng đao to búa lớn bằng những từ ngữ màu mè vì sân chơi này là chỗ chia sẻ của những người thuộc nhiều lĩnh vực nhành nghề khác nhau trong xã hội, tìm đến đây cốt chia xẻ một sở thích chung, có thể nhiều người không uyên thâm về văn hóa tư tưởng nhưng không có nghĩa là bạn hiểu biết còn mọi người thì không (có thể trong lĩnh vực sở trường của bạn sẽ đúng nhưng không thể là tiêu chí chung cho mọi người).

Về chuyện danh nhân trên có phải là xyz như bạn muốn nói hay không tôi tin chắc ngài chẳng quan tâm nhưng nếu bạn quan tâm hãy đăng đàn trên nhưng văn đàn chính luận (tạp chí, báo... càng gần chủ đề bạn muốn đề cập càng tốt) vì tôi tuy không thường xuyên theo dõi nhưng vẫn nhận thấy vấn đề bạn đưa ra sẽ điểm nóng cho dư luận hiện tại và chắc bạn cũng hiểu rằng khoa học cần phản biện nên những phản biện từ đó tốt nhiều so với sân chơi này.

Chốt lại với câu chốt của bạn: "Tất nhiên là khó, nó cần nhiều thứ hơn xăng xe và máy ảnh" - đừng kể cả miệt thị người khác nếu bạn thực lòng muốn chỉ bảo ai đó, với tôi thì có xăng xe có máy ảnh và có nhiệt huyết để lên đường đã là một điều quý so với những phù du thị thành ra đường ai cũng gặp bây giờ.

Cũng chẳng thân mến lắm./.

Tôi cũng chẳng thân mến lắm.

Tôi đăng đàn chính luận nhiều rồi, vào đây mới ngơ ngác rằng có người còn ngơ ngác hơn mình. CÁc ngài cứ gõ "Trần Quang" vào Gúc-gồ mà tra.

"Đóng góp" của bạn muốn ám chỉ cái gì? Đo bằng gì? ki-lô-gram à? :LL

"Lão" à? Tuổi tôi cũng có thể xưng hô ở đây được như thế rồi đấy, chưa kể nếu bạn xa lạ thì có thể tham khảo về tiếng Việt ở chỗ khác.

Tôi viết ở đây vì tưởng rằng ở đây người ta tôn trọng văn hóa tư tư tưởng (Chùa chiền mà) và tôi chỉ góp vài cái biết nhỏ bé của tôi vào cái rừng Thiền này thôi.

Hôm qua say quá, lại thêm cái mùi mưa rào gây gây nên chưa trả lời ngay được... Khổ quá!

Chẳng ai gọi sơ tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông cả, vì cái đó đã thuộc về bố của ông ấy rồi - Tuệ Trung thượng sĩ Trần Cảnh, tác giả của "Khóa Hư lục" bất hủ, và ông con cứ đọc mãi rồi Trúc lâm ra đời có đi ra ngoài đường ray ấy đâu...

Mệt mỏi lắm!!!

Không mệt vì học, mà mệt vì ... 8888!

Rất cảm ơn phuot.com vì những tranh cãi đầy học thuật và tôi phải xem lại nhiều, nhưng còn gì nữa... chắc là banne nick vì ... láo!

Các bạn cứ chửi tôi nhiều nữa đi, tôi muốn vậy bởi vì tôi muốn biết nhiều hơn, nhưng tôi không bao giờ dùng cái "hacker mũ trắng" để xử lý các bạn đâu.

Đấy là cái "Tiên học lễ..." đó, bạn có muốn học không?
 
Last edited:
Ha ha, đọc xong bài này của "lão phu" Tranquang thì tôi cũng tin rằng đang có thêm một NLK nữa trong Phượt (lần này về Phật pháp chứ không phải lòng Ái quốc nữa). Và rất hay là lại trong topic của tôi lập ra.

Thực sự kẻ hèn này chưa bao gờ được nghe nói đến cái gì là "Thế Gian pháp".

"Phật pháp bất ly thế gian pháp", lời dạy của chính Đức Phật trong kinh A Hàm, bạn chưa được nghe nói bao giờ thì bây giờ nghe vậy.

Nguyên thanh chưa bao giờ là một "dòng Thiền" mà chỉ là tên một cuốn "tự truyện"

Thế thì việc gì mà phải căn cứ vào đó để tâng bốc Ngô Thì Nhậm làm Tổ cho khổ ông ta? Muốn tôn ông ấy làm Tổ thì phải tạo ra cái gì cho ông ấy chứ. (trong bài trước bạn còn có khái niệm "Thiền giáo" - nó cũng sáng tạo như thế đấy)

Duy Ma-Cật có đáng được coi là Phật hay không?

Ai gọi Duy Ma Cật là Phật đâu, đưa đây tôi xem ? Duy Ma Cật là Cư sĩ giác ngộ, đây là tư tưởng của Đại Thừa cho thấy người Cư sĩ cũng có thể giác ngộ như Tu sĩ, người tại gia cũng có thể giác ngộ như xuất gia; nhưng chẳng ai gọi Duy Ma là Tu sĩ, là thuộc Tăng già, là Thiền sư, là Tổ cả. (Dù tiền kiếp là Bồ Tát).


Có bằng chứng gì nói Ngô gia chưa xuất gia, thụ giới? Đọc kinh văn đó chưa đủ hay sao? Hay là chưa đọc?

Thế có bằng chứng gì nói Ngô Thì Nhậm đã xuất gia? Xuất gia với ai? Thụ giới bao giờ, với ai ? Chỉ căn cứ vào mỗi bản kinh văn đó (lại là do đệ tử chép lại) thôi à?


Huệ Năng chỉ là 1 kẻ đốn củi,làm vài câu vớ vẩn thế là "trực chỉ nhân tâm"

Huệ Năng có "Kiến tính thành Phật" thì sau 15 năm vẫn phải làm lễ Thụ giới với đủ Tam sư Thất chứng để thành Sư, thành Tổ, thu nhận đệ tử được.


Tôi đăng đàn chính luận nhiều rồi, vào đây mới ngơ ngác rằng có người còn ngơ ngác hơn mình. CÁc ngài cứ gõ "Trần Quang" vào Gúc-gồ mà tra.

HAAAAAAAA.

Vào diễn đàn Du lịch khoe mình đăng đàn chính luận về Phật giáo nhiều rồi. Bạn thật biết làm trò cười.
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,890
Bài viết
1,172,381
Members
191,763
Latest member
8kbetcompe
Back
Top