What's new

Tây Nguyên – Độc hành bằng xe máy từ Sài Gòn tháng 2/2010.

Đầu năm nay em bỗng nhiên nổi hứng muốn làm quả Tây Nguyên độc hành bằng xe máy thế là gói gém hành lý ( cả xe) lên xe đò từ Nghệ An vào Sài Gòn rồi xuất phát từ SG đi lên Tây Nguyên trong 8 ngày.
Thông tin về Tây Nguyên thì có nhiều nhưng em thấy nếu chịu khó tìm thì trên Phượt là đủ, nhiệt tình, vô tư, có những bạn còn gọi đt chỉ bảo tận tình như Nhanvan¬_hoang cho thông tin về ngã 3 Đông Dương...v.v.
Mình đi vào tháng 3 nên theo như thông tin thì đây là mùa đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên.Đây là chuyến Phượt đầu tiên đi xa và cũng là lần đầu đi TN nên cứ mạnh dạn lên đường.
Lịch trình đi trong 8 ngày (lịch này là sau khi đi về đúc kết lại:
Ngày 01- Sài Gòn- Đồng Xoài- Sóc Bom Bo – Bù Lạch- Gia Nghĩa.
Ngày 02- Gia Nghĩa – Buôn Ma Thuột.
Ngày 03- Buôn Ma Thuột – Pleiku theo đường tỉnh lộ 1 vào Bản Đôn rồi theo lối mòn qua rừng Easup sang Gia Lai, cunng này phê lắm, em sẽ kể cho các bác sau.
Ngày 04- Pleiku-Biển Hồ- Thuỷ điện IaLy – Măng Đen –Kon Tum.
Ngày 05- Kon Tum- Ngọc Hồi – sang Lào tí xíu – cột mốc Đông Duơng- quay lại Pleiku.
Ngày 06- Pleiku- Buôn Ma Thuột – Đà Lạt.
Ngày 07 – Đà Lạt- Bảo Lộc.
Ngày 08- Bảo Lộc- ngã 3 Ông Đồn(Xuân Lộc)- Sài gòn.

Có thể có người bảo đi gì mà khiếp thế nhưng theo em nghĩ hạnh phúc không phải là đích đến, đơn cử như khi em đi từ Gia Nghĩa lên BMT để vào thác Draysap thì trên đường đi khối chuyện hay nhưng vào thác thì chán chết, nước ít quá vì mùa khô thuỷ điện không xả nước, nói chung là con thác này đang hấp hối, một cách ngắn gọn là như vậy để các bác thấy là đích đến dở hơn trên đừong đi. Em lại có sở thích là đi xe máy mấy cũng không chán nên nhiều khi đến khu du lịch nhưng dò hỏi thông tin thực tế (cái này có những lúc khác với thông tin trên mạng đấy nhá) không thích là không vào chứ không theo cái kiểu tới Sài Gòn là phải vào Ding Độc Lập đâu. Lan man hơi nhiều để các bác đợi nha, bây giờ ta vào chủ đề chính nào, ảnh ọt..v.vv.
 
Trước khi vào thăm di tích Ngục Kon Tum em mời các bác xem qua về di tích này ạ.


Di tích lịch sử Ngục Kon Tum được Bộ VHTT ra Quyết định 1288, ngày 16.11.1988 công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia sớm nhất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.Nhà tù nằm ở phía tây thị xã Kon Tum.
Thực dân Pháp trong những ngày chiếm đóng Tây Nguyên đã buộc những người tù khổ sai phải chặt cây, phá đá, làm đường để thực hiện ý đồ khai thác thuộc địa. Trong 6 tháng - từ tháng 12 năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 - đã có 170 người bỏ xác chốn rừng xanh. Cũng tại nhà ngục Kon Tum, ngày 25.9.1930, chi bộ đã được thành lập, nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh, tuyên truyền đường lối cách mạng cho các cư dân bản địa Kon Tum.
Đến với Kon Tum, không ai quên được một dòng sông rất lạ - dòng sông Đak Bla chảy ngược giữa lòng thị xã, như dải lụa hồng vắt ngang bộ ngực thanh xuân thiếu nữ về phía Tây, đổ ra Biển Hồ mênh mông rồi lại quay về Việt Nam qua hệ thống sông Cửu Long. Con sông "như một tiếng tù và thổi qua lòng xanh thị xã", đưa du khách ngược dòng thời gian trở về những năm tháng tranh đấu hào hùng, đầy máu và nước mắt của dân tộc nói chung, đất và người Kon Tum nói riêng. Đứng bên dòng sông đỏ nặng phù sa hiền hoà xuôi về phía mặt trời mọc, chúng ta như nghe văng vẳng bên tai tiếng hô vang của những chiến sĩ cách mạng trong cuộc "Đấu tranh Lưu huyết" và "Đấu tranh Tuyệt thực" tại Ngục Tù Kon Tum - nơi một thời giam cầm các nhà hoạt động cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trịnh Quang Xuân, Võ Trọng Bành, Trương Quang Trọng, Ngô Đức Đệ... năm xưa vọng lại. Vùng đất ấy, hôm nay trở thành một vườn hoa tuyệt đẹp, điểm hội tụ truyền thống, khu di tích lịch sử hấp dẫn.
Từ đường Phan Đình Phùng, thị xã Kon Tum rẽ vào đường Trương Quang Trọng khoảng 800m, Ngục Kon Tum hiện lên trang nghiêm trước mắt du khách với hàng xà cừ cao vút, biểu hiện sinh động cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm của các chiến sĩ cách mạng. Về với di tích lịch sử Ngục Kon Tum, chúng ta sẽ được tham quan quần thể di tích, bao gồm nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, cụm tượng đài "Bất khuất" và hai ngôi mộ tập thể nằm bên bờ sông Đak Bla lộng gió.

Ngục tù Kon Tum chính là nơi giam cầm những tù chính trị bị bắt trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Thực dân Pháp đã bắt giam đầy ải trên 500 lượt tù chính trị và gần một nửa trong số đó đã phải nằm lại Ngục Kon Tum và dọc con đường 14. Đứng trước cái chết, những người tù chính trị đã phải tìm cho mình một con đường sống, biết rằng con đường sống đó cũng có thể trả giá bằng chính sự sống của bản thân cũng như của anh em đồng chí. Song, họ hy vọng rằng "sau khi ta chết rồi, hoạ may mấy anh em mới còn phương sống".

Ngày 12.12.1931, thực dân Pháp đã chĩa súng, xả đạn vào những người tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà lao, kể cả những người tù chính trị biểu tình tuyệt thực đã 4-5 ngày, không còn sức lực. Vì vậy, chỉ trong vòng mấy phút đồng hồ, trong số 40 người đã có 8 người bị chết, 8 người bị thương.

Trong 6 tháng - từ tháng 12.1930 đến tháng 6.1931, đã có 170 người bỏ xác chốn rừng xanh. Cuộc "Đấu tranh lưu huyết" của những người tù chính trị tại ngục Kon Tum chính là sự phản kháng mãnh liệt chống lại bộ máy cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân. Tinh thần đấu tranh của tù chính trị đã thể hiện rõ ý chí kiên cường, bất khuất, không run sợ trước kẻ thù. Sự đàn áp dã man của kẻ thù không thể dập tắt được tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước của người dân Việt Nam.(sưu tầm)
 
Cổng vào.

P1060390.jpg


Tượng đài trung tâm.

P1060375.jpg


Trong cơn thịnh nộ năm 2009 , nàng ĐĂKBLA xinh đẹp đã mang thông điệp của quỷ (lũ lâm tặc ấy) trút xuống đầu dan nghèo.Chính những người đang công tác tại đây và cả công nhân đang trùng tu di tích họ cũng bảo với em rằng phá rừng nhiều quá, gỗ trôi theo lũ về không biết bao nhiêu mà kể, nước lũ to kem theo gỗ chẳng khác nào lửa đỏ bỏ thêm dầu.
Cũng không nên trách nàng ĐĂBLA mà tội nghiẹp cho nàng, trách là trách "lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ" thôi các bác ạ.
Cơn lũ xâm lăng của đế quốc không đánh sập được ý chí của những người Cộng Sản thế mà nay cơn lũ năm 2009 mang theo thông điệp của quỷ(gỗ) đã đánh sập Ngục KON TUM , những người Cộng Sản được an táng nơi đây họ đã một đời đau khổ cho Cách Mạng, giờ tưởng an lành bên dòng ĐĂKBLA thơ mộng, nào ngờ chúng đã chuyển nơi đây thành 36 tầng địa ngục chứ không là 18 nữa rồi.

Ngục Kon Tum bị đánh sập bên dòng ĐĂKBLA năm 2009

P1060386.jpg


P1060387.jpg


Và tan hoang.

P1060373.jpg


P1060364.jpg


Mực nước lũ năm 2009 nơi còn ngấn màu vàng trên tường.

P1060366.jpg
 
Last edited:
Em cũng xin các bác đừng cho em là quá quoắt, là chua ngoa nhé, nhất là khi nghĩ đến cảnh những ngôi mộ này chìm trong biển lũ lâu ngày. Mà các bác biết "thầy" lúc đó đang ở đâu không, thầy đang ở dưới Sài Gòn chở vợ bằng xe BMW đi mua sắm trong Parkson hay Thuận Kiều PLAZA nhé. "thầy"để mặc cả sống lẫn chết đang kêu cứu trong tuyệt vọng.Thầy hôm nay đi dạo được dưới SG dứt khoát phải nhờ công lao những người nằm dưới mộ kia thầy ạ.

Những người Cộng Sản nằm dưới mộ kia đa số là đồng hương với em , rất gần nhà em.

P1060382.jpg


P1060382-1.jpg


P1060379-1.jpg


P1060379.jpg
 
Cách đây 2 năm, e đã có dịp lên KT chơi, đã được đến di tích Ngục KT, khi đó mọi thứ còn khá đẹp, đường vào bên ngoài cổng là 2 hàng tre xanh mướt, bên trong ngục, trên lối vào trồng nhiều hoa và đặt nhiều chậu cảnh...nhưng đó là chuyện của 2 năm trước rồi, bây giờ nhìn lại những bức hình của a Hà mà lòng thấy đượm chút buồn, hy vọng chính quyền sẽ sớm khôi phục lạ hình ảnh ngày xưa vì nơi đây không chỉ là di tích lịch sử mà còn là nơi an nghỉ của những người cha, người anh đã hy sinh mạng sống vì lý tưởng của mình và trên hết là vì sự tư do của dân tộc...
 
Trò chuyện với mấy bác công nhân một lát rồi em chia tay . Kế hoạch lúc này có chút thay đổi, lúc đầu em đinh nghỉ lại Kon Tum nhưng bây giờ tuy trời sắp mưa nhưng vẫn còn sớm nên em quyết định đảo một vòng xuống cầu treo rồi về PLEIKU vì từ đây về PLEIKU cũng chỉ có 50km.Trên đường xuống cầu treo KON KLOR sẽ qua Nhà thờ gỗ, nhà rông KON KLOR và dĩ nhiên là có nàng ĐĂBLA xinh đẹp đang chờ rồi.

Cầu ĐĂKBLA nhìn từ hướng Kon Tum sang Gia Lai.

P1060392.jpg


Tượng đài gần cầu.

P1060391.jpg


P1060393.jpg
 
Thật tội nghiệp cho nàng ĐĂKBLA xinh đẹp khi phải "đợi chờ (anh Hà) trong cơn mưa". Thôi cứ để nàng chờ , em cũng tiện đường đảo qua nhà thờ gỗ tí rồi em mới xuống, có muă thì cũng mưa rồi.

Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng ở trung tâm thị xã từ năm 1913, tới năm 1918 thì hoàn thành. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na, là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc. Tuy gồm nhiều công trình nhưng do sắp xếp hài hòa nên bố cục tổng thể nhà thờ không bị phá vỡ, ngược lại thánh đường còn được tôn thêm vẻ đẹp nhờ khu hoa viên với nhà rông cao vút, điểm xuyết các bức tượng làm bằng rễ cây có tính mỹ thuật cao.

Đứng từ rất xa, du khách đã có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ với mầu nâu ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của cao nguyên. Qua các đường phố, tản bộ trên đường Nguyễn Huệ, du khách bước vào giáo đường thênh thang và cảm giác đầu tiên có thể cảm nhận là mình thật nhỏ bé bên hàng cột gỗ hai người ôm không xuể giờ đã ngả mầu đen bóng. Cung thánh nhà thờ được trang trí hoa văn nghệ thuật mang bản sắc Tây Nguyên, tạo ấn tượng vừa trang nghiêm huyền bí vừa hết sức gần gũi.

Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu như ở các nhà rường cổ của người Kinh nhưng chính những hoa văn có đường nét phóng khoáng đã thể hiện được cái chất của người Tây Nguyên, hồn nhiên và khỏe mạnh. Thánh đường có rất nhiều khung cửa piarô kính mầu vẽ các điển tích trong kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ rực rỡ, tráng lệ cho giáo đường. Không bêtông cốt thép, không một chút vôi vữa, nét độc đáo của ấn tích này là tất cả các bức tường đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà của người miền trung, dù gần một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp.

Một vị linh mục cho biết, nhà thờ Gỗ được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người Kinh từ Bình Định, Quảng Nam và cả từ miền bắc vào đã làm nên điều kỳ diệu đó. Đến với nhà thờ Gỗ Kon Tum, du khách được ngắm một công trình nghệ thuật đã tồn tại cả trăm năm.(Theo báo Công An TP HCM)

P1060409.jpg


P1060402.jpg


P1060415.jpg


P1060417.jpg


Nhà thờ Tân Hương cũng nằm trên đường xuống cầu, trên nhà thờ gỗ.

P1060398.jpg
 
Last edited:
Nhà thờ lúc này đang có cuộc họp ở phía sau nên em cũng ngại, vả lại họ đóng cửa nên chả biết làm sao(với lại trời cũng sắp mưa nữa) không lẽ bảo họ mở cho mình chụp hình nên em chỉ có những tấm phía ngoài, dưới đây là nhưng tấm của Huyenmeo09 tặng em.

IMG_0586.jpg


IMG_0587.jpg


IMG_0590.jpg


IMG_0591.jpg


IMG_0596.jpg


IMG_0597.jpg


IMG_0605.jpg
 
Rời nhà thờ gỗ lúc trời bắt đầu mưa nhẹ.
Đúng là cơn mưa em bất chợt nhưng tình yêu thì không bất ngờ đâu em , anh đã được nhạc sĩ Nguyễn Cường mai mối cho em từ lâu lắm rồi.
Đợi hoài em mãi đợi nhưng anh sẽ tới ngay bây giờ.

Và rồi trời không chiều lòng người, gần đến cầu thì mưa to và em tấp vào một quán kế bên nhà rông, chưa kịp gặp nàng ĐĂKBLA thì đã gặp một chàng BANA thất tình ngồi đợi chờ em trong cơn mưa.

P1060421.jpg


Chàng Ba Na này thất tình thật đấy, kỹ năng "ngồi lê"của em các bác còn lạ gì nữa, sau 5 phút là "con ong đã tỏ đường đi lối về "nhay thôi mà.

P1060423.jpg


Lúc này em đang....nọng ...trong người vì muốn gặp nàng nên xài DrThanh còn chàng đang rất buồn nên không thích nước ngọt, chàng muốn ly cà phê để tiễn đưa "lời đắng cho một cuộc tình" thôi....khà khà ...sến chưa, zậy nó mới hợp cảnh hợp tình chứ các bác nhỉ.

P1060420.jpg


........Và rồi nàng đi lên.....nhưng không phải...nàng này không phải là nàng ĐĂKBLA của đời em mà nàng nào lạ hoắc,sau khi tác nghiệp từ chàng thì hoá ra đây là một nàng Ba Na tân thời chứ không phải nàng ĐĂKBLA , em cũng nghĩ thế, nhìn không giống mà.Ông Nguyễn Cương ổng đã miêu tả nàng cho em rồi , làm sao em quên được cơ chứ.

P1060424.jpg


Nàng đi tắm dưới sông về,khi em giơ máy lên thì nàng bỏ chạy nên chỉ chụp được mỗi tấn này chứ thực tế gay cấn hơn nhiều.
Những đường....thẳng..(chứ không cong) trên cơ thể nàng làm em....ngây.....xong em...ngất. Báo hại chàng Ba Na thất tình hoảng hốt cứ ..anh ơi..anhơi..sao thế!!!

Khi nàng đi rồi mãi sau em mới tỉnh, hú vía. Đúng là :

Người đi một nửa hồn tan nát.....một nửa hồn kia...bỗng.....cứng....đờ.....khà khà ....sảng khoái chưa các bác.Quẳng gánh lo đi mà đi phượt nhá....hay lắm sướng lắm các bác ơiiiiiiiiiiiiiii..ha ha..
 
Trời lúc này cũng đã tạnh mưa tuy nhiên mây đen vẫn nhiều, em cũng tỉnh không ngất nữa, chỉ hơi ngây tí thôi nên em từ biệt chàng Ba Na rồi lên đường.
Mà nói chi lên đường cho nó xa xôi,nhà rông KON KLOR ngay kế bên luôn và cách đó 100m cũng là cầu treo KON KLOR bắc qua dòng ĐĂKBLA.
Bây giờ mới thấy câu nói nổi tiếng của Che:
Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích mà là trên từng chặng đường đi.
Cũng như em đã nói ở đầu topic, không cứ gì vào SG là phải tới Dinh Độc Lập.
Chặng đường đi rất thú vị nhưng đích đến thì ôi thôi, cửa đóng then cài.

Em đành đứng ngoài tác nghiệp. Cổng khoá nhưng cửa nhà vẫn mở và em cũng không muốn trèo vào nữa

P1060427.jpg


P1060428.jpg


Nhưng em cũng có mấy tấm của Huyenmeo09 tặng các bác cho nó đủ bộ.

IMG_0616.jpg


IMG_0617.jpg


IMG_0622.jpg


IMG_0625.jpg


Và lại càng bực mình hơn khi nhận được tin này.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/377804/Kon-Tum-hoc-sinh-lop-9 dot-nha-rong-Tay-nguyen .html

Nó đã bị thiêu rụi dưới tay mấy thằng nhóc thiếu giáo dục. Tấm hình này em copy từ báo Tuổi Trẻ.

417539.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,810
Bài viết
1,138,856
Members
192,767
Latest member
jihadmia1243569
Back
Top