nguyenhoangha
Độp độc hành
Trước khi vào thăm di tích Ngục Kon Tum em mời các bác xem qua về di tích này ạ.
Di tích lịch sử Ngục Kon Tum được Bộ VHTT ra Quyết định 1288, ngày 16.11.1988 công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia sớm nhất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.Nhà tù nằm ở phía tây thị xã Kon Tum.
Thực dân Pháp trong những ngày chiếm đóng Tây Nguyên đã buộc những người tù khổ sai phải chặt cây, phá đá, làm đường để thực hiện ý đồ khai thác thuộc địa. Trong 6 tháng - từ tháng 12 năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 - đã có 170 người bỏ xác chốn rừng xanh. Cũng tại nhà ngục Kon Tum, ngày 25.9.1930, chi bộ đã được thành lập, nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh, tuyên truyền đường lối cách mạng cho các cư dân bản địa Kon Tum.
Đến với Kon Tum, không ai quên được một dòng sông rất lạ - dòng sông Đak Bla chảy ngược giữa lòng thị xã, như dải lụa hồng vắt ngang bộ ngực thanh xuân thiếu nữ về phía Tây, đổ ra Biển Hồ mênh mông rồi lại quay về Việt Nam qua hệ thống sông Cửu Long. Con sông "như một tiếng tù và thổi qua lòng xanh thị xã", đưa du khách ngược dòng thời gian trở về những năm tháng tranh đấu hào hùng, đầy máu và nước mắt của dân tộc nói chung, đất và người Kon Tum nói riêng. Đứng bên dòng sông đỏ nặng phù sa hiền hoà xuôi về phía mặt trời mọc, chúng ta như nghe văng vẳng bên tai tiếng hô vang của những chiến sĩ cách mạng trong cuộc "Đấu tranh Lưu huyết" và "Đấu tranh Tuyệt thực" tại Ngục Tù Kon Tum - nơi một thời giam cầm các nhà hoạt động cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trịnh Quang Xuân, Võ Trọng Bành, Trương Quang Trọng, Ngô Đức Đệ... năm xưa vọng lại. Vùng đất ấy, hôm nay trở thành một vườn hoa tuyệt đẹp, điểm hội tụ truyền thống, khu di tích lịch sử hấp dẫn.
Từ đường Phan Đình Phùng, thị xã Kon Tum rẽ vào đường Trương Quang Trọng khoảng 800m, Ngục Kon Tum hiện lên trang nghiêm trước mắt du khách với hàng xà cừ cao vút, biểu hiện sinh động cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm của các chiến sĩ cách mạng. Về với di tích lịch sử Ngục Kon Tum, chúng ta sẽ được tham quan quần thể di tích, bao gồm nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, cụm tượng đài "Bất khuất" và hai ngôi mộ tập thể nằm bên bờ sông Đak Bla lộng gió.
Ngục tù Kon Tum chính là nơi giam cầm những tù chính trị bị bắt trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Thực dân Pháp đã bắt giam đầy ải trên 500 lượt tù chính trị và gần một nửa trong số đó đã phải nằm lại Ngục Kon Tum và dọc con đường 14. Đứng trước cái chết, những người tù chính trị đã phải tìm cho mình một con đường sống, biết rằng con đường sống đó cũng có thể trả giá bằng chính sự sống của bản thân cũng như của anh em đồng chí. Song, họ hy vọng rằng "sau khi ta chết rồi, hoạ may mấy anh em mới còn phương sống".
Ngày 12.12.1931, thực dân Pháp đã chĩa súng, xả đạn vào những người tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà lao, kể cả những người tù chính trị biểu tình tuyệt thực đã 4-5 ngày, không còn sức lực. Vì vậy, chỉ trong vòng mấy phút đồng hồ, trong số 40 người đã có 8 người bị chết, 8 người bị thương.
Trong 6 tháng - từ tháng 12.1930 đến tháng 6.1931, đã có 170 người bỏ xác chốn rừng xanh. Cuộc "Đấu tranh lưu huyết" của những người tù chính trị tại ngục Kon Tum chính là sự phản kháng mãnh liệt chống lại bộ máy cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân. Tinh thần đấu tranh của tù chính trị đã thể hiện rõ ý chí kiên cường, bất khuất, không run sợ trước kẻ thù. Sự đàn áp dã man của kẻ thù không thể dập tắt được tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước của người dân Việt Nam.(sưu tầm)
Di tích lịch sử Ngục Kon Tum được Bộ VHTT ra Quyết định 1288, ngày 16.11.1988 công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia sớm nhất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.Nhà tù nằm ở phía tây thị xã Kon Tum.
Thực dân Pháp trong những ngày chiếm đóng Tây Nguyên đã buộc những người tù khổ sai phải chặt cây, phá đá, làm đường để thực hiện ý đồ khai thác thuộc địa. Trong 6 tháng - từ tháng 12 năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 - đã có 170 người bỏ xác chốn rừng xanh. Cũng tại nhà ngục Kon Tum, ngày 25.9.1930, chi bộ đã được thành lập, nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh, tuyên truyền đường lối cách mạng cho các cư dân bản địa Kon Tum.
Đến với Kon Tum, không ai quên được một dòng sông rất lạ - dòng sông Đak Bla chảy ngược giữa lòng thị xã, như dải lụa hồng vắt ngang bộ ngực thanh xuân thiếu nữ về phía Tây, đổ ra Biển Hồ mênh mông rồi lại quay về Việt Nam qua hệ thống sông Cửu Long. Con sông "như một tiếng tù và thổi qua lòng xanh thị xã", đưa du khách ngược dòng thời gian trở về những năm tháng tranh đấu hào hùng, đầy máu và nước mắt của dân tộc nói chung, đất và người Kon Tum nói riêng. Đứng bên dòng sông đỏ nặng phù sa hiền hoà xuôi về phía mặt trời mọc, chúng ta như nghe văng vẳng bên tai tiếng hô vang của những chiến sĩ cách mạng trong cuộc "Đấu tranh Lưu huyết" và "Đấu tranh Tuyệt thực" tại Ngục Tù Kon Tum - nơi một thời giam cầm các nhà hoạt động cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trịnh Quang Xuân, Võ Trọng Bành, Trương Quang Trọng, Ngô Đức Đệ... năm xưa vọng lại. Vùng đất ấy, hôm nay trở thành một vườn hoa tuyệt đẹp, điểm hội tụ truyền thống, khu di tích lịch sử hấp dẫn.
Từ đường Phan Đình Phùng, thị xã Kon Tum rẽ vào đường Trương Quang Trọng khoảng 800m, Ngục Kon Tum hiện lên trang nghiêm trước mắt du khách với hàng xà cừ cao vút, biểu hiện sinh động cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm của các chiến sĩ cách mạng. Về với di tích lịch sử Ngục Kon Tum, chúng ta sẽ được tham quan quần thể di tích, bao gồm nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, cụm tượng đài "Bất khuất" và hai ngôi mộ tập thể nằm bên bờ sông Đak Bla lộng gió.
Ngục tù Kon Tum chính là nơi giam cầm những tù chính trị bị bắt trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Thực dân Pháp đã bắt giam đầy ải trên 500 lượt tù chính trị và gần một nửa trong số đó đã phải nằm lại Ngục Kon Tum và dọc con đường 14. Đứng trước cái chết, những người tù chính trị đã phải tìm cho mình một con đường sống, biết rằng con đường sống đó cũng có thể trả giá bằng chính sự sống của bản thân cũng như của anh em đồng chí. Song, họ hy vọng rằng "sau khi ta chết rồi, hoạ may mấy anh em mới còn phương sống".
Ngày 12.12.1931, thực dân Pháp đã chĩa súng, xả đạn vào những người tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà lao, kể cả những người tù chính trị biểu tình tuyệt thực đã 4-5 ngày, không còn sức lực. Vì vậy, chỉ trong vòng mấy phút đồng hồ, trong số 40 người đã có 8 người bị chết, 8 người bị thương.
Trong 6 tháng - từ tháng 12.1930 đến tháng 6.1931, đã có 170 người bỏ xác chốn rừng xanh. Cuộc "Đấu tranh lưu huyết" của những người tù chính trị tại ngục Kon Tum chính là sự phản kháng mãnh liệt chống lại bộ máy cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân. Tinh thần đấu tranh của tù chính trị đã thể hiện rõ ý chí kiên cường, bất khuất, không run sợ trước kẻ thù. Sự đàn áp dã man của kẻ thù không thể dập tắt được tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước của người dân Việt Nam.(sưu tầm)