What's new

Tây Nguyên – Độc hành bằng xe máy từ Sài Gòn tháng 2/2010.

Đầu năm nay em bỗng nhiên nổi hứng muốn làm quả Tây Nguyên độc hành bằng xe máy thế là gói gém hành lý ( cả xe) lên xe đò từ Nghệ An vào Sài Gòn rồi xuất phát từ SG đi lên Tây Nguyên trong 8 ngày.
Thông tin về Tây Nguyên thì có nhiều nhưng em thấy nếu chịu khó tìm thì trên Phượt là đủ, nhiệt tình, vô tư, có những bạn còn gọi đt chỉ bảo tận tình như Nhanvan¬_hoang cho thông tin về ngã 3 Đông Dương...v.v.
Mình đi vào tháng 3 nên theo như thông tin thì đây là mùa đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên.Đây là chuyến Phượt đầu tiên đi xa và cũng là lần đầu đi TN nên cứ mạnh dạn lên đường.
Lịch trình đi trong 8 ngày (lịch này là sau khi đi về đúc kết lại:
Ngày 01- Sài Gòn- Đồng Xoài- Sóc Bom Bo – Bù Lạch- Gia Nghĩa.
Ngày 02- Gia Nghĩa – Buôn Ma Thuột.
Ngày 03- Buôn Ma Thuột – Pleiku theo đường tỉnh lộ 1 vào Bản Đôn rồi theo lối mòn qua rừng Easup sang Gia Lai, cunng này phê lắm, em sẽ kể cho các bác sau.
Ngày 04- Pleiku-Biển Hồ- Thuỷ điện IaLy – Măng Đen –Kon Tum.
Ngày 05- Kon Tum- Ngọc Hồi – sang Lào tí xíu – cột mốc Đông Duơng- quay lại Pleiku.
Ngày 06- Pleiku- Buôn Ma Thuột – Đà Lạt.
Ngày 07 – Đà Lạt- Bảo Lộc.
Ngày 08- Bảo Lộc- ngã 3 Ông Đồn(Xuân Lộc)- Sài gòn.

Có thể có người bảo đi gì mà khiếp thế nhưng theo em nghĩ hạnh phúc không phải là đích đến, đơn cử như khi em đi từ Gia Nghĩa lên BMT để vào thác Draysap thì trên đường đi khối chuyện hay nhưng vào thác thì chán chết, nước ít quá vì mùa khô thuỷ điện không xả nước, nói chung là con thác này đang hấp hối, một cách ngắn gọn là như vậy để các bác thấy là đích đến dở hơn trên đừong đi. Em lại có sở thích là đi xe máy mấy cũng không chán nên nhiều khi đến khu du lịch nhưng dò hỏi thông tin thực tế (cái này có những lúc khác với thông tin trên mạng đấy nhá) không thích là không vào chứ không theo cái kiểu tới Sài Gòn là phải vào Ding Độc Lập đâu. Lan man hơi nhiều để các bác đợi nha, bây giờ ta vào chủ đề chính nào, ảnh ọt..v.vv.
 
Đoàn...một quân bắt đầu nam Tây nguyên thẳng tiến.

Chu choa, thằng này đi đâu mà sau xe cũng mang gùi như mình nhể ? mặc kệ bả nói sao cũng được, con làm hàng xong con biến thôi mẹ.

P1070089.jpg


Có những phút làm nên lịch sử.....
Có những lời hơn muôn vạn bài ca.
Có những con người do ....VÔ Ý SINH RA..

khà khà..vui quá .bực mình nhưng vẫn vui. Nó là 190 km chứ không phải 90km.

P1070090.jpg


Bắt đầu QL27 A. May có bà cụ đứng hướng dẫn giao thông chứ "các bác" về nghỉ trưa hết rồi.

P1070091.jpg


P1070094.jpg


P1070095.jpg
 
Đây mới là "nguyên đai nguyên kiện" . QL 26 đi ngã 3 Ninh Hoà. Như vậy là ngày hôm nay .PLEIKU- BMT =190. BMT - Đà Lạt = 190. Tổng 190 + 190 = 380km.
Không sao, không sao. Bần tăng vẫn mạnh khoẻ mặc dù chưa ăn.Làm hàng vẫn tốt, thậm chí hăng hơn.

P1070096.jpg


P1070099.jpg


P1070102.jpg


P1070105.jpg
 
Last edited:
Rừng thông Buôn Ma Thuột. Không đẹp . Muỗi. Chẳng qua ở đây có cha thằng Thuột nên nhờ ổng lăng xê mới nổi tiếng chứ rừng thông trên đèo Hà Lan "hát "hay hơn nhiểu . Chao ôi, ngẫm sự đời vì xa xôi cách trở mà " thui chột một tài năng".
Ông Thuột ơi ông Thuột, ông xuống Buôn Hồ lăng xê cho em nó với.

P1070105.jpg


P1070114.jpg


P1070122.jpg


Đang bực mình vì ông Thuột thì bống..vèo.. sao nó vẽ giống thế ta, làm em tưởng thật.

P1070129.jpg


P1070131-1.jpg


Vỡ mộng, khả năng nó bay nhiều quá nát hết cả đường.

P1070132.jpg
 
Các thiên thần đi học về.

P1070135.jpg


Đây là huyện CƯKUIN. Xã thì em quên hỏi nhưng xác định trên bđ thì km11-12 này là xã EAKTUR.

P1070139.jpg


Bần tăng cũng đổ xăng tại KM 12 QL27A.Lâm hà 149km.

P1070154.jpg


P1070140.jpg


Mấy anh đồng bào mời uống rượu nhưng bần tăng đâu có uống, bần tăng chỉ ăn....thịt chó thui.

P1070146.jpg


Í lộn, thịt lợn.

P1070141.jpg


Cơ Ho (còn gọi là Cờ Ho, Kơ Ho, hoặc Kơho theo chính tả tiếng Cơ Ho) là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1989, dân tộc Cơ Ho có trên 82.917 người, đến 1 tháng 4 năm 1999 có 128.723 người[1]. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc này là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều nhóm địa phương như Cơ Ho Srê, Cơ Ho Chil, Cơ Ho Nộp, Cơ Ho Lạch, Cơ Ho String và Cơ Ho Cờ Dòn.

Cơ Ho Srê là nhóm có dân số đông nhất trong các dân tộc Cơ Ho.
Nhóm Cơ Ho Chil (ngày 1 tháng 4 năm 1989) có khoảng 18.000 người. Trước đây, họ cư trú rải rác trên vùng núi cao thuộc thượng lưu sông Krông Knô (Bắc và Tây-Bắc cao nguyên Lang Biang). Nhưng do sống du canh, du cư, nên từ lâu, họ đã di chuyển xuống phía Nam (vùng Bắc và Đông- Bắc thành phố Đà Lạt) kế cận với địa bàn cư trú của nhóm Cơ Ho Lạt, người Chu Ru và Raglai. Hiện nay, họ cư trú trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương và vùng phụ cận thành phố Đà Lạt...
Nhóm Cơ Ho Lạt cư trú tập trung ở Xã Lát và một số vùng thung lũng xung quanh thành phố Đà Lạt. Do có điều kiện tiếp xúc, giao lưu lâu dài với người Kinh, nên đời sống kinh tế nhóm này có những tiến bộ nhất định so với các nhóm Cơ Ho Dòn, Nộp, Chil...
Nhóm Cơ Ho Nộp cư trú phía Nam Di Linh, ven đường số từ Di Linh đi Phan Thiết. Do quá trình giao lưu văn hóa xã hội lâu đời với các dân tộc anh em ở Bình Thuận, nhất là người Chăm, nên người Cơ Ho Nộp còn lưu giữ một số yếu tố văn hóa của các dân tộc đó như tục ăn trầu, và trồng trầu, cau xung quanh địa điểm cư trú của mình.
Nhóm Cơ Ho Cờ Dòn cư trú ở miền núi phía Đông-Nam Di Linh, gọi là vùng Gia Bắc, kế cận với địa bàn cư trú của người Cơ Ho Nộp, tập trung đông nhất tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh.
Nhóm Cơ Ho T'ring cư trú rải rác ở Khánh Hòa, Lâm Đồng.

Từ đây xuống Lâm Đồng là thủ phủ của người Cơ Ho.Mấy bác kia cũng là Cơ Ho.

Báo hại các bác đá thuốc lá , thuốc lào, rượu xong các bác ấy...ho..phả cả khói vào mặt em , làm em cũng...ho..giãn cả cơ .Khỉ thật, Cơ ho với chả ho cơ.
 
Last edited:
Không biết hàng tiền đạo ra sao vì vướng khẩu trang nhưng dàn hậu vệ và thủ môn rất chuẩn.Khả năng bắt bóng chính xác , đừng hòng lọt lưới nhé.

P1070157.jpg


P1070158.jpg


Đường đoạn này ngon,chắc tại ít máy bay nên mới thế chứ đoạn đầu ngã 3 nó bay tợn quá nát hết cả đường.

P1070160.jpg


P1070161.jpg
 
Quốc lộ 27A là tuyến đường quốc lộ theo hướng đông tây, kết nối các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk
Điểm đầu của tuyến là tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), theo hướng tây, vượt qua đèo Ngoạn Mục tới Thị trấn Liên Khương, Đức Trọng, (Lâm Đồng). Từ Liên Khương tiếp tục theo hướng tây bắc qua các huyện Lâm Hà, Đam Rông (Lâm Đồng) và Lắk, Krông Ana (Đắk Lắk) và kết thúc tại Thành phố Buôn Ma Thuột
Tổng chiều dài của Quốc lộ 27A khoảng gần 300km, đoạn từ Phan Rang đi Liên Khương dài khoảng 120km. Đoạn từ Liên Khương đi Buôn Ma Thuột dài khoảng 170km.
Ngoài ra còn có (dĩ nhiên có A phải có B chứ không phải có Du là không có Lượng như Tam quốc đâu ) QL27B dài 48km từ Cam Thịnh Đông (Cam Ranh) lên TT Tân Sơn - Ninh Sơn - Ninh Thuận.
Em nhớ đến đâu em viết đến đó các bác nhé.
 
Giáo xứ Giang Sơn , xã Hoà Hiệp, huyện Cư Ku in.

Năm 1957, khi làn sóng đồng bào di cư vào Nam, vài chục gia đình giáo dân thuộc Giáo phận Bùi Chu và Hưng Hoá được Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ đưa vào vùng đất Kim Châu – Phát và Giang sơn.

Khi vừa đặt chân đến vùng đất bên bờ sông Krông Ana hoang dại , với bản chất cần cù nhẫn nại của nhưng người nông dân quen một nắng hai sương , nhóm người đầu tiên ấy đã biến vùng chiêm trũng lau sậy thành những cánh đông lúa bát ngát.. Giang sơn trở thành vựa lúa cho Tỉnh Banmê bấy giờ - đồng thời với sự phát triển kinh tế cùng lòng đạo đức vốn có họ đã quy tụ trở thành xứ đạo . Đức Cha Paul Seitz Kim đã ký văn bằng nâng lên hàng giáo xứ ngày 29/09/1957 với tên gọi là Giáo xứ Giang Sơn thuộc Giáo phận Kontum, với Cha Xứ tiên khởi là Cha Giuse Maria Nguyễn Hữu Nghị .

Nhà thờ mới hiện nay.

P1070163-1.jpg


Đồi Thánh Giá được xây dựng vào năm 1961. Nơi đây được đặt 14 chặng đàng Thánh Giá trải dài 1,5 km từ dưới chân đồi cho tới đỉnh có Nhà Táng xác Chúa. Năm 2001 đã được Giáo Xứ trùng tu để trở thành nơi hành hương cho mọi tín hữu gần xa muốn thông chia sự Thương khó với Chúa vào các Ngày thứ Sáu đầu tháng, và đặc biệt Thứ Sáu Tuần Thánh hàng năm với Lễ Nghi tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa thật trang trọng. Nhìn vào hàng ngàn người im lặng, sốt sắng tiếp bước theo Thập Giá những ngày thứ Sáu trong Mùa Chay Thánh đã đánh động tâm hồn bao người trở về với Chúa …

P1070164-2.jpg


Đồi Đức Mẹ.

P1070187.jpg


Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng bên cạnh bờ sông, hiện nay chỉ còn trơ lại cây tháp cổ năm 1960 do Cha Giuse Maria Nguyễn Hữư Nghị. Năm 1963 được Cha Phaolô Lê Thanh Thiên mang lên cao và được trùng tu như hiện nay.

P1070166-2.jpg


P1070168.jpg


Nguồn : http://gpbanmethuot.vn/node/9

Hai mẹ con cô này vào từ đời bố cô ấy.

P1070172.jpg
 
Last edited:
Gia đình sông.
Sông Bố.
Sông Krông Nô hay còn gọi là Krông Knô là một trong những con sông lớn ở Đắk Lắk, bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (> 2.000m) chạy dọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới phía Tây) và nhập với sông Krông Ana để trở thành dòng Serepôk thác ghềnh. Tổng diện tích lưu vực sông là 3920 km² và chiều dài dòng chính là 156 km.
Krông Nô hiện đang là con sông ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng với Đắk Lắk và giữa Đắk Lắk với Đắk Nông, dọc theo con sông này là rất nhiều buôn làng người dân tộc bản địa với nhiều truyền thuyết về tên của dòng sông và vùng đất Krông Nô một huyện cùng tên thuộc tỉnh Đắk Nông.

Sông Mẹ.

Sông Krông Ana là một chi lưu của sông Serepôk và là một trong những con sông chính ở Đắk Lắk.
Sông Krông Ana là hợp lưu của một số dòng sông nhỏ như Krông Buk, Krông Pắk, Krông Bông, Krông K’mar, diện tích lưu vực 3.960 km², chiều dài dòng chính 215km. Sông có dòng chảy tương đối hiền hòa, không có ghềnh thác, đoạn hạ lưu thuộc Lăk – Buôn Trấp có độ dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mở ven sông. Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước.

Sông con.

Sông Krông Ana hợp nhất với sông Krông Knô ở ngã ba buôn Kuốp để trở thành dòng serepốk hùng vĩ và thác ghềnh)
Serepôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km.

Như vậy trên con đường này sẽ gặp cả Bố và Mẹ.Con thì em đã gặp rồi.
 
Last edited:
Đây là 3 con sông nổi tiếng của tỉnh ĐẮKLẮK nên trước khi chia tay ĐẮKLẮK để xuôi Nam Tây Nguyên em muốn hợp cả 3 dòng sông này lại một chỗ để các bác dễ hình dung và em cũng không muốn để họ xa nhau trước lúc chia tay em.

Sông bố tại xã mang tên bố luôn.

P1070379-1.jpg


Cầu bắc qua sông bố cũng tại xã mang tên bố.

P1070375.jpg


Sông mẹ tại xã Hoà Hiệp(gần Giáo xứ Giang Sơn).

P1070176.jpg


Cầu bắc qua sông mẹ tại Hoà Hiệp.

P1070173.jpg


P1070175.jpg


Sông con tại bản Đôn.

P1020511-1.jpg


Cầu bắc qua sông con tại cửa ngõ phía Nam TP Buôn Ma Thuột , còn gọi là cầu SEREPOK hay cầu 14.

P1010967.jpg


Như vậy là trọn bộ hình ảnh về gia đình mẫu mực, rất là kế hoạch hoá này.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,808
Bài viết
1,138,876
Members
192,766
Latest member
itmarketing
Back
Top