What's new

Tây Ninh - Núi Bà - Hồ Dầu Tiếng - Noel SG - Chuyến đi bất chợt!

Chuyến đi này hòan tòan không định trước theo kế họach. Sáng ngày hôm đó mọi người nao nức cho chuyến Côn đảo, nhưng do tàu đình không báo trước. Có một đồng chí từ 4 g sáng hôm đó đã xuất phát từ Cần Thơ vượt gần 200 km lên TP. HCM.
Khi lên tới TP cũng là lúc báo hủy tàu, trước sau thì cũng đã lỡ một chuyến đi của anh ta, ngồi uống ly café tìm hướng giải quyết thế này cách tốt nhất hướng dẫn Bác đi Tây Ninh -Thánh Thất Cao Đài - Trung Ương Cục Miền Nam - núi Bà Đen – Hồ Dầu Tiếng, xem như là một phương án tốt cho một chuyến bụi vì bác ấy có dip đi Tây Ninh từ khi còn 7 tuổi, mà đến nay chưa có dịp trở lại,…
Khởi hành từ HCM lúc 11g trưa hai anh em trên một chiếc xe mô tô, hành lý đơn giản chỉ là một chiếc balo trên lưng bên trong 1 bộ đồ thay đổi!




Bánh canh Trảng Bàng


 
Last edited:
Cuối cùng cũng tới được cửa khẩu Xa Mát



Thấy mình nhấp nháy máy ảnh, 1 anh biên phòng bước ra hỏi anh em từ đâu tới, chổ này không cho chụp ảnh, nói chuyên lân la vài câu, anh ấy chỉ đường vao Cục R còn khoảng 1o km nữa, anh ta kêu đi lẹ đi, không thôi trời tối, hú hồn, cứ sợ bị lấy máy ảnh

Tiếp tục hành trình


 
Đường vào thì cứ thăm thẳm, hai bên đường cây rừng màu xanh`đã bắt đầu ngã sang màu đen của bóng đêm bao trùm, hai người cũng thấy lành lạnh. Không khí lúc bấy giờ lạnh hơn hay do mình sợ cũng không chừng, ngồi sau mong cho đừng bao giờ xe xẹp lốp, ở đây dẫn bộ cả chục cây số thế nào cũng bỏ của chạy lấy tiền hihi,...Đã vậy anh bạn mình chên vào, đây rừng rú không, giết người giấu xác là xong, sợ quá!






 
Cuối cùng thì cũng tới nơi, tranh thủ còn ánh nắng làm vài bức ảnh, nhìn quanh nhìn quẩn chắng thấy bòng ma nào, nhà lưu niệm thì đã khép cữa tự bao giờ. Tự nhiên nghe một tiếng ê, hết hồn. Một anh bước ra nói là " Chụp hình phải xin phép nhen", nghe cách nói chuyện có lẽ là anh ta không đùa. Mình bước lại chào anh ta, sau đó mình nói " đồng nghiệp không mà anh", sau đó mình nói mình cũng làm thuyết minh cho Bảo tàng Côn đảo 3 năm, thế là hai người bắt tay và có chung đề tài lịch sử để tám, anh bạn mình thì cũng góp phần không kém bằng những câu chuyện thời sự về các vị lãnh đạo, anh hướng dẫn kêu tranh thủ vào rừng chụp hình chứ không sẽ tối,....






 
Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) Đảng Lao động Việt Nam, họp ngày 23 tháng 1 năm 1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ, được thành lập tháng 10 năm 1954. Trung ương Cục miền Nam (trong bài này được viết tắt thành TWCMN) là một bộ phận của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ "...căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo cụ thể ở miền Nam" -(Lịch sử VP.TWCMN 1961 - 1975, Nxb Chính trị Quốc gia 2005, trang 30). TWCMN có các phiên hiệu là B2, R, Ông Cụ, dùng để bảo mật trong chiến trường. Địa bàn chỉ đạo lúc đầu là cả miền Nam Việt Nam, tức từ vĩ tuyến 17 trở vào, đến năm 1965 điều chỉnh lại chỉ còn phụ trách từ Khu VI (gồm Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận) trở vào đến Cà Mau. Từ Ninh Thuận trở ra do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo.

Tháng 10 năm 1961 tại căn cứ Mã Đà, miền Đông Nam Bộ - vùng Trị An ngày nay - TWCMN họp phiên đầu tiên gồm có các ông: Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Võ Toàn (Võ Chí Công, Năm Công), Phan Văn Đáng (Hai Văn), Trần Lương (Trần Nam Trung, Hai Hậu), Phạm Văn Xô (Hai Xô), Phạm Thái Bường (Ba Bường), Võ Văn Kiệt (Sáu Dân), Nguyễn Đôn, Trần Văn Quang (Bảy Tiến), Trương Chí Cương (Tư Thuận).
Hội nghị bầu ra ban thường vụ gồm 5 người với chức vụ sau:
• Nguyễn Văn Linh - Bí thư TWCMN
• Võ Chí Công - Phó bí thư TWCMN
• Phan Văn Đáng - Phó bí thư TWCMN
• Phạm Văn Xô - Ủy viên thường vụ
• Trần Lương - Ủy viên thường vụ
Nguyễn Đôn và Trương Chí Cương được cử làm Bí thư và Phó Bí thư Khu V. Đặc biệt hội nghị quyết định thành lập các T1, T2, T3, T4... thay cho các liên tỉnh ủy trước kia; quyết định chuyển căn cứ từ Mã Đà về bắc Tây Ninh. Lúc này Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 nhưng chưa có lãnh tụ, do đó hội nghị tập trung chỉ đạo việc giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Việc giải thoát thành công tại Phú Yên (đêm 30 tháng 10 năm 1961, tại mộ bà Du Ký vùng chân núi Chóp Chài, Tuy Hòa), vào cuối tháng 11 năm 1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh.
Ngày 1 tháng 1 năm 1962, Trung ương Cục miền Nam ra tuyên bố thành lập Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam, và công bố cương lĩnh hoạt động của mình.
Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm chủ tịch.
Năm 1963, Trần Văn Trà (Tư Chi) vào thay Trần Văn Quang ra Trung ương.
Cuối năm 1963, Lê Đức Anh (Sáu Nam) rời Hải Phòng vào Nam nhận nhiệm vụ Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền.
Tháng 10 năm 1964, Nguyễn Chí Thanh được Trung ương cử vào làm Bí thư Trung ương Cục, kiêm Bí thư Quân ủy Miền. Ông truyền đạt nghị quyết Trung ương 9 khóa III, điều chỉnh lại công tác tổ chức chỉ đạo, từ đó TWCMN phụ trách trực tiếp từ Ninh Thuận vào đến Cà Mau. Phân công Võ Chí Công về khu V làm Bí thư Khu ủy, kiêm Chính ủy quân khu.
Đầu năm 1965, Trần Độ (Chín Vinh) được Trung ương cử vào bổ sung thêm cho Trung ương Cục.
Tháng 7 năm 1967, Nguyễn Chí Thanh đột ngột qua đời do bị đau tim. Tháng 10 năm 1967 Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, được Trung ương cử vào thay thế. Tiếp đến, Hoàng Văn Thái (Mười Khang), Ủy viên Trung ương Đảng, được Trung ương tăng cường vào làm Phó Bí thư TWCMN, kiêm Phó Bí thư Quân ủy Miền.
Đầu năm 1968, Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, được Trung ương bổ sung vào làm Phó Bí thư TWCMN, nhưng đến tháng 5 năm 1968 được chuyển sang công tác ngoại giao. Vào thời kỳ này Nguyễn Văn Linh kiêm thêm Bí thư Khu trọng điểm gồm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và một số huyện của các tỉnh phụ cận.
Ngày 6 tháng 6 năm 1969, tại căn cứ Tà Nốt, Bắc Tây Ninh. Đại hội đại biểu quốc dân toàn miền Nam đã họp và bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Hậu thuẫn cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình miền Nam Việt Nam (Mặt trận 2), cùng các đoàn thể cách mạng do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo.


Suối tiên cô

186.jpg[/IMG][/URL]
 
Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) Đảng Lao động Việt Nam, họp ngày 23 tháng 1 năm 1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ, được thành lập tháng 10 năm 1954. Trung ương Cục miền Nam (trong bài này được viết tắt thành TWCMN) là một bộ phận của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ "...căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo cụ thể ở miền Nam" -(Lịch sử VP.TWCMN 1961 - 1975, Nxb Chính trị Quốc gia 2005, trang 30). TWCMN có các phiên hiệu là B2, R, Ông Cụ, dùng để bảo mật trong chiến trường. Địa bàn chỉ đạo lúc đầu là cả miền Nam Việt Nam, tức từ vĩ tuyến 17 trở vào, đến năm 1965 điều chỉnh lại chỉ còn phụ trách từ Khu VI (gồm Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận) trở vào đến Cà Mau. Từ Ninh Thuận trở ra do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo.

Tháng 10 năm 1961 tại căn cứ Mã Đà, miền Đông Nam Bộ - vùng Trị An ngày nay - TWCMN họp phiên đầu tiên gồm có các ông: Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), Võ Toàn (Võ Chí Công, Năm Công), Phan Văn Đáng (Hai Văn), Trần Lương (Trần Nam Trung, Hai Hậu), Phạm Văn Xô (Hai Xô), Phạm Thái Bường (Ba Bường), Võ Văn Kiệt (Sáu Dân), Nguyễn Đôn, Trần Văn Quang (Bảy Tiến), Trương Chí Cương (Tư Thuận).
Hội nghị bầu ra ban thường vụ gồm 5 người với chức vụ sau:
• Nguyễn Văn Linh - Bí thư TWCMN
• Võ Chí Công - Phó bí thư TWCMN
• Phan Văn Đáng - Phó bí thư TWCMN
• Phạm Văn Xô - Ủy viên thường vụ
• Trần Lương - Ủy viên thường vụ
Nguyễn Đôn và Trương Chí Cương được cử làm Bí thư và Phó Bí thư Khu V. Đặc biệt hội nghị quyết định thành lập các T1, T2, T3, T4... thay cho các liên tỉnh ủy trước kia; quyết định chuyển căn cứ từ Mã Đà về bắc Tây Ninh. Lúc này Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 nhưng chưa có lãnh tụ, do đó hội nghị tập trung chỉ đạo việc giải thoát luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Việc giải thoát thành công tại Phú Yên (đêm 30 tháng 10 năm 1961, tại mộ bà Du Ký vùng chân núi Chóp Chài, Tuy Hòa), vào cuối tháng 11 năm 1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh.
Ngày 1 tháng 1 năm 1962, Trung ương Cục miền Nam ra tuyên bố thành lập Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam, và công bố cương lĩnh hoạt động của mình.
Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm chủ tịch.
Năm 1963, Trần Văn Trà (Tư Chi) vào thay Trần Văn Quang ra Trung ương.
Cuối năm 1963, Lê Đức Anh (Sáu Nam) rời Hải Phòng vào Nam nhận nhiệm vụ Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền.
Tháng 10 năm 1964, Nguyễn Chí Thanh được Trung ương cử vào làm Bí thư Trung ương Cục, kiêm Bí thư Quân ủy Miền. Ông truyền đạt nghị quyết Trung ương 9 khóa III, điều chỉnh lại công tác tổ chức chỉ đạo, từ đó TWCMN phụ trách trực tiếp từ Ninh Thuận vào đến Cà Mau. Phân công Võ Chí Công về khu V làm Bí thư Khu ủy, kiêm Chính ủy quân khu.
Đầu năm 1965, Trần Độ (Chín Vinh) được Trung ương cử vào bổ sung thêm cho Trung ương Cục.
Tháng 7 năm 1967, Nguyễn Chí Thanh đột ngột qua đời do bị đau tim. Tháng 10 năm 1967 Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, được Trung ương cử vào thay thế. Tiếp đến, Hoàng Văn Thái (Mười Khang), Ủy viên Trung ương Đảng, được Trung ương tăng cường vào làm Phó Bí thư TWCMN, kiêm Phó Bí thư Quân ủy Miền.
Đầu năm 1968, Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, được Trung ương bổ sung vào làm Phó Bí thư TWCMN, nhưng đến tháng 5 năm 1968 được chuyển sang công tác ngoại giao. Vào thời kỳ này Nguyễn Văn Linh kiêm thêm Bí thư Khu trọng điểm gồm Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và một số huyện của các tỉnh phụ cận.
Ngày 6 tháng 6 năm 1969, tại căn cứ Tà Nốt, Bắc Tây Ninh. Đại hội đại biểu quốc dân toàn miền Nam đã họp và bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch. Hậu thuẫn cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình miền Nam Việt Nam (Mặt trận 2), cùng các đoàn thể cách mạng do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo.


Suối tiên cô


 
Hai anh em lang thanh về thị trấn cũng gần 8g tối, tìm Khách sạn Côn đoàn ( Thiên ngân) lên nhận phòng. Anh bạn mình quất 1 giấc khò khò, còn mình xem tivi. Hơn 11 g mình đánh thức anh ta dậy và cùng nhau đi Tòa Thánh,....





Tới cổng tranh thủ làm vài bức vì chưa tới giờ làm lễ, và cửa còn đóng khép, anh bạn Cần Thơ thì đi tìm ca phê cho tình giấc,...







 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,811
Bài viết
1,138,736
Members
192,758
Latest member
gamebaidoithuonguscom
Back
Top