What's new

Tây Tạng- Những ngày xanh nắng hạ

Tôi nghĩ ít có nơi nào có nhiều mây trắng giữa trời xanh đến thế

4776008077_a2f452bec4_z.jpg


4775806391_20d058d402_z.jpg


4776437864_29cc9624ed_z.jpg


và bầu trời lại gần với mặt đất đến thế

4775819369_4198a4b951_z.jpg


Một ngày bão giông gió cuốn của Hà Nội càng khiến nỗi nhớ những ngày xanh nắng của một nơi rất xa kia nôn nao nhiều hơn... Tôi sẽ chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm vui buồn đầy ắp trong hành trình đi tìm mây trắng vào những ngày tháng sáu trên xứ sở mái nhà của thế giới- Tây Tạng.

Hành trình của chúng tôi từ Hà Nội (2 người) như sau:

attachment.php


11 /6 : Hà Nội- Nam Ninh- Thành Đô
12/6 : Thành Đô- Lhasa
13/6 : Trên tàu Thành Đô- Lhasa
14/6 : Lhasa
15/6 : Tu viện Drepung và Sera
16/6 : Potala và Jokhang
17/6 : Tu viện Ganden và hồ Namtso (ngủ đêm tại Namtso)
18/6 : Từ Namtso quay lại Lhasa
19/6 : Lhasa- Gyantse, thăm Pelchor Chode, Dzong
20/6 : Shigatse (thăm Tashilhungpo)- Sakya
21/6 : Tu viện Rongbuk và Everest Base Camp (ngủ đêm tại EBC)
22/6 : EBC- Saga
23/6 : Saga- Paryang
24/6 : Paryang- Hồ Manasarovar (ngủ đêm tại khu vực hồ)
25/6 : Tới Darchen
26/6 : Ngày 1 của kora vòng quanh Kailash (ngủ đêm tại tu viện Dira-puk)
27/6 : Ngày 2 của kora quanh Kailash, vượt con đèo cao nhất của hành trình là Drolmo-la (5630m) (ngủ đêm tại tu viện Zutul- puk)
28/6 : Ngày 3 của kora quanh Kailash- Darchen- Tirthapuri- Guge Kingdom
29/6: Thăm Tsaparang, Tholing ở thung lũng Zanda
29/6: Guge Kingdom- Paryang
30/6: Paryang-Zhangmu
1/7 đến 4/7: Kathmandu

Thành Đô là địa điểm chúng tôi hẹn gặp và bắt đầu hành trình tới Tây Tạng cùng 2 nhóm bạn đồng hành bay từ TPHCM qua KL/BKK và 1 nhóm từ Bắc Kinh tới.
 
Last edited:
Ganh tỵ ảnh hoa của đoàn này quá. Nhưng Yamdrok ứ bằng của mình, lại vui vậy :D

Mai tớ khoe Kailash ở Angkor cho thèm, hihi
 
Sáng ngày 20/6 chúng tôi rời Gyanste đi Shigatse. Chương trình ngày thứ 10 của hành trình dành cho 2 tu viện Tashilhunpo và Sakya.

Tạm biệt Gyantse trong nắng nhẹ buổi sớm mai

4923369719_4b8d56cda3_z.jpg


bọn cừu vẫn nhởn nha gặm cỏ

4923380491_327611645f_z.jpg


Tới Tashilhunpo là lúc trời bắt đầu nắng nóng gay gắt. Chúng tôi tự khám phá tu viện này trong khi hướng dẫn viên đi làm thủ tục cho các loại permit tiếp theo của hành trình.

Cùng với Drepung, Sera, Ganden ở Lhasa, Kumbum (Ta'er Si) và Labrang ở Amdo, Tashilhunpo ở Shigatse là 1 trong 6 tu viện lớn nhất thuộc phái Hoàng mạo ở Tây Tạng. Tu viện do Genden Drup- đệ tử của Tsongkhapa kiến lập vào năm 1447. Vị sư trưởng đầu tiên Genden Drup được phong là Dalai Lama đầu tiên, các sư trưởng kế tiếp được gọi là Panchen Lama. Khi Dalai Lama thứ 5 lên ngôi thầy của ông là Choki Gyeltshen trở thành Panchen Lama thứ 4. Cũng như Potala là cung điện của Dalai Lama thì Tashilhungpo là tu viện của các thế hệ Panchen Lama, 2 dòng có trách nhiệm giáo hóa của mình nhưng chính sự là do các vị Dalai Lama nắm giữ (LP)

Không có hướng dẫn viên, cả lũ cầm LP bước vào khuôn viên mênh mông của tu viện với một loạt các điện thờ lớn như Chapel of Jampa, Sisum Namgyel, Kelsang Temple... hệt như ma trận.

Điện thờ đầu tiên Jamkhang Chenmo là nơi thờ Phật Tương lai Di Lặc Bồ Tát (Maitreya) có lẽ là khu vực ấn tượng nhất trong cả tu viện bởi trong chính điện có một bức tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất thế giới, một bức tượng quá vĩ đại và quá đẹp đến nỗi chúng tôi quên cả việc chưa trả tiền đã chụp ảnh (phí chụp ảnh ở khu vực này là 150 tệ, quay phim hình như lên tới vài ngàn tệ)

4918527411_ccbd4dd205_z.jpg


Năm 1914, Panchen Lama thứ 9 đã cho đúc bức tượng Phật Di Lặc này với hơn 300kg vàng và vô số đá quý dát trên áo của Ngài. Chỉ riêng các ngón tay của bức tượng đã dài hơn 1m. Công trình này có sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân và người lao động người Tây Tạng, Nepal để hoàn tất nó trong 4 năm.

Không có hướng dẫn viên, chúng tôi lọ mọ tìm các điện thờ lưu giữ mộ phần của Dalai Lama thứ nhất, Panchen Lama thứ 1, 3, 4, 9 và 10 theo LP một cách khó nhọc và tới giờ thì thực sự không thể phân biệt được cái nào với cái nào nếu không đem ảnh chụp đối chiếu với bản đồ và hỏi bác Gúc...

Uể oải rời Tashilhunpo, xe lại lên đèo Tropu-la (4950m), mây trắng vẫn bồng bềnh trôi giữa trời xanh

4923388439_f6b0914be7_z.jpg


Xuống đèo, hai bên đường ngập tràn hoa tím nhạt bé li ti

4923398167_ebd4982002_z.jpg


và chúng tôi dừng ở Sakya

4919136748_7a842a4ce2_z.jpg
 
Ganh tỵ ảnh hoa của đoàn này quá. Nhưng Yamdrok ứ bằng của mình, lại vui vậy :D

Mai tớ khoe Kailash ở Angkor cho thèm, hihi

Nếp ơi , các bạn khác trong đoàn có nhiều ảnh đẹp lắm đừng có mừng vội hehe.. Ảnh của June đoạn đó có vài cái, lúc í phê như con tê tê, thậm chí không thèm nhìn luôn í
 
Nếp ơi , các bạn khác trong đoàn có nhiều ảnh đẹp lắm đừng có mừng vội hehe.. Ảnh của June đoạn đó có vài cái, lúc í phê như con tê tê, thậm chí không thèm nhìn luôn í

Đang chờ nghe đoạn Kailash đây
 
4923380491_327611645f_z.jpg


Ới June ơi !

Em ước chi mình là Su Cừu
Nhởn nhơ gặm cỏ chẳng phiền ưu
Bác nông dân người Tạng tốt bụng
Xoa đầu em bảo : ăn đi cừu ! =))

(bác ấy đây nàyyyyyyyyyyyyyyyyy)
4779814371_3e3e161bb9_z.jpg
 
4923380491_327611645f_z.jpg


Ới June ơi !

Em ước chi mình là Su Cừu
Nhởn nhơ gặm cỏ chẳng phiền ưu
Bác nông dân người Tạng tốt bụng
Xoa đầu em bảo : ăn đi cừu ! =))

(bác ấy đây nàyyyyyyyyyyyyyyyyy)
4779814371_3e3e161bb9_z.jpg

Ngoài bác ấy ra còn có nhiều rất nhiều chó sói nữa Su Cừu ơi...mà chó sói thì chả cười bao giờ, chỉ nhe nanh thôi!
 
Ngoài bác ấy ra còn có nhiều rất nhiều chó sói nữa Su Cừu ơi...mà chó sói thì chả cười bao giờ, chỉ nhe nanh thôi!

Úi, bạn Gió dọa em sợ quá, hic hic !

Cơ mà bạn có xem Shaun The Sheep chưa ?
Khi vắng mặt ông chủ tốt bụng thì bạn Chó là bạn thân của các bạn Cừu đấy ạ ! :D
Cho nên Cừu Su không sợ Sói nhà.

Nhưng sợ mấy bạn Sói gộc thảo nguyên thật, hức hức !
"Sói đói thì lông không phát sáng !" :D

Chỉ mong các bạn Chó nhà đều giỏi như Ba Lưa thôi ! :)
 
Last edited:
Chịp, June vốn sợ mấy con be bé như sâu bọ rắn rết giun sán cơ mà lại không sợ Sói nhà lẫn Sói gộc thảo nguyên Su Cừu ạ......... càng mê say khi sói khát mồi thì lông phát sáng, tỏa sáng không cần cắm điện =))

Hơi bị thích quyển Tôtem Sói đới!!!!

...................................................

Chúng tôi tới Sakya khá muộn vào buổi chiều, lại mất thời gian tranh luận tìm nơi ở buổi tối nên hơn 3h mới vào tu viện.

Sakya Kloster được Khon Konchog Gyalpo, người sáng lập của dòng phái Sakya cho xây dựng vào cuối thế kỷ 11 bên bờ phía bắc của sông Chun Qu, 127km về phía Tây của thị trấn Shigatse. Tu viện này khác hẳn tất cả những tu viện mà chúng tôi nhìn thấy trước đó trên đất Tạng vì sắc xám của màu tường nổi bật ngoài vạch kẻ đỏ trên nền trắng.

4928174103_89cd52957f_z.jpg


4767537978_389585c939_z.jpg


"Sakya" theo tiếng địa phương nghĩa là "grey soil". Nó vốn luôn được coi là Đôn Hoàng thứ 2 vì tu viện là nơi lưu trữ bộ sưu tập khổng lồ các bản Kinh Phật, tranh tường, thangkas Tây Tạng. Có khoảng hơn 10.000 tập kinh Phật trong đó có tập Kinh Phật lớn nhất trên thế giới ghi lại lịch sử, tôn giáo, triết học, nông học của người Tạng được đặt trong giá sách dài 57m, cao 11m và rộng 1m tại tu viện này.

Sakya bị tàn phá nặng nề trong cách mạng văn hoá, có thể nhìn thấy các tòa nhà đổ nát ở khu vực phía Bắc của làng. Khu vực điện thờ phía Nam còn nguyên vẹn của tu viện nơi chúng tôi tới thăm thì trông hệt như một pháo đài bao quanh bằng một hào nước sâu. Ấn tượng đầu tiên vào tu viện là Lakhang Chenmo (Main Chanting Hall) với sức chứa cả 10000 tăng sĩ ngồi thiền cùng một lúc. Trong 40 cái trụ đỡ khổng lồ cho mái nhà có 4 cái cột có đường kính 1m.

4928231941_0c13b331e4_z.jpg
- Ảnh Vitbau. Cảm ơn Vitbau rất nhiều vì là người rất chăm trả phí chụp ảnh trong các tu viện thay cho toàn bộ anh chị em

Chúng tôi đã tới tu viện khá muộn giờ trong ngày nghỉ nên nhiều khu vực đóng cửa. Một số bạn tiếc rẻ quyết định giữ vé để sáng sớm hôm sau quay lại. Thế là cả bọn theo chân những người Tạng đang miệt mài lướt tay trên hàng chuyển pháp luân bằng đồng dài như vô tận

4767534368_5a2f360892_z.jpg


4928269289_091e9b443d_z.jpg


4928863872_fcf5f960b2_z.jpg


@ Joey: Vẫn còn đang lang thang ở Tsang, còn xa mới đến Kailash nàng ạ, còn những 5 ngày đường đua xe với các bạn Ấn trong cát bụi và gió cuốn nữa cơ. Theo bọn này đi ra cánh đồng làng Sakya đã nhé
 
Last edited:
Tu viện đóng cửa sớm nên sau khi kết thúc kora quanh tu viện Sakya chúng tôi đi vào làng. Gió chiều thổi mạnh, cát bụi mù mịt

4878745162_ef643fa62b_z.jpg


Cũng như tu viện, những ngôi nhà ở làng này đa phần có màu tường xám với kẻ sọc đỏ trắng. Nhiều ngôi nhà mới vừa xây xong năm ngoái

4931980551_de253ca837_z.jpg


Lang thang quanh làng chúng tôi nhìn thấy mấy phụ nữ đang ngồi xe sợi len.

Chị này rất vui vẻ làm mẫu, vừa làm việc của mình vừa cười rất tươi tắn trước ống kính

4767546112_3617f4041d_z.jpg


Trong khi đó có 2 bà cụ ngượng nghịu lấy mũ che mặt, trông rất buồn cười

4932537154_110640d2b2_z.jpg


4931972097_9574a47f3b_z.jpg


Qua chiếc cầu bắc qua hào nước mùa hè cũng đã cạn khô thì ra tới cánh đồng làng...Lọt giữa những rặng núi trơ trọi là một cánh đồng mênh mông hoa cải vàng, tuy không rực rỡ như ở thung lũng Kyi-chu trên đường tới Ganden nhưng vẫn khiến cả lũ vô cùng thích thú. Buổi chiều muộn ấy thật nhẹ nhõm thảnh thơi biết chừng nào sau gần chục ngày hùng hục di chuyển, thăm thú hết tu viện này đến tu viện khác...

Hoa cải vàng Sakya đây

4766916601_296dbe5d1c_z.jpg


Lại còn chen cả hoa tím nữa Nếp ơi hehe

4932640510_1eeb68529d_z.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,135,002
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top