What's new

[Chia sẻ] TBG - Chuyện nước Úc

Úc là một cơ duyên - tôi đã đi Úc khá nhiều lần (tính từ lần đầu năm 2006 ) đến giờ có lẽ tính tới cả chục chuyến bay sang Úc. Ngay từ lần đầu, tôi đã được lang thang vào farm, đi săn thỏ, bắt cá, lái máy bay… cho đến giờ, khi mà cả nhà tôi đang sống ở Úc ít lâu. Sâu thẳm trong lòng, từ năm 2006, tôi có lòng cảm mến với con người, cảnh vật nơi đây. Và cảm giác mang nợ với vùng đất này, khi mà sự lười biếng không viết ra những câu chuyện thú vị về vùng đất mà dân Tây gọi là “ down under “ này, dịch ra tiếng Việt sẽ là “ xa tít mù tắp “ hay là xứ Mường Tè, Mù căng chải. Cho đến chuyến đi của Taybacgroup sang Úc năm 2012, tôi quyết tâm phải trả món nợ này, và cũng là chia sẻ với các bạn, nước Úc gần và dễ dàng hơn ta tưởng nhiều! Câu chuyện của tôi về nước Úc sẽ mượn bối cảnh của chuyến đi, và sẽ kể cả những chuyện không có trong chuyến đi này.

Hầu hết anh em ta khi nghĩ đến du lịch Úc, Mỹ … thì luôn cảm thấy có nhiều vướng mắc. Nào là visa, nào là chi phí cao. Phần visa đã có bạn hướng dẫn chi tiết nên tôi không ghi chép lại (https://www.phuot.vn/threads/16015-Kinh-nghiệm-xin-VISA-ÚC). Còn phần chi phí – một rào cản khá lớn đúng không? Đây, giải pháp : Chúng tôi quyết tâm khám phá một phần đất Úc với chi phí thấp nhất mà khi lên dự trù, nhiều bạn ở Úc dọa là không tưởng! Nhưng cuối cùng, chuyến đi đã hoàn tất với chi phí đúng như dự liệu, quá rẻ phải không ( nếu so với các chuyến như Nepal, Mông cổ, với tổng chi phí cũng từ 1500-2000 USD, và nếu so với các quảng cáo đầy rẫy cho tour Úc trị giá 3000-4000 USD cho 10-12 ngày)

1. Lên Lịch trình.

Lịch trình 16 ngày thì khá chặt chẽ và khó khăn nếu muốn khám phá Úc. Để dễ hình dung, nếu Úc rộng như một bàn tay thì trong 16 ngày, chúng ta sẽ đi được ba đốt ngón tay. – cứ xem cái bản đồ hành trình của chúng tôi sẽ thấy. Úc là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới – với gần 7,7 triệu km2, gấp tới hơn 20 lần nước ta. Tôi đã bảo với hội bạn, nếu muốn chơi chơi nước Úc cần khoảng 1 tháng, thế là ít rồi. Nhưng bọn tham việc tiếc tiền ở nhà khẳng định, 2 tuần là tối đa. Và phải đi hết nước Úc – chó nhợn, bọn nó nghĩ Úc như cái tỉnh Hà nội quê nhà chúng, đầu này đến đầu kia chỉ không quá 150 km! Thôi, đành giới hạn tí, hết Úc nghĩa là hết những địa điểm mà tour du lịch cho qua, và cộng thêm khoảng 40% mà tour du lịch không bao giờ dẫn mọi người đến? OK, thế là ổn- Chuẩn bị lên đường. Vậy sẽ đến những ch

Thời điểm cho chuyến đi Úc: đi Úc mùa nào cũng đẹp. Úc là đất nước có khí hậu cũng khá ôn hòa, thiên nhiên đẹp đẽ. Không quá lạnh vào mùa đông ( chỉ có một vài vùng núi cao ở Úc là có tuyết ) và không quá nóng vào mùa hè ( trừ mấy thành phố phía Bắc như Darwin, Carn – nhưng may quá, lịch trình của chúng tôi lại không qua đó ). Thành phố Brisbane nơi chúng tôi đang sống thì khí hậu khá giống Hà nội nhưng dễ chịu hơn. Mùa hè nắng gay gắt nhưng chỉ vào bóng râm là mát dịu rồi, còn mùa đông trời thì cứ nắng se se và lạnh dịu dàng, y hệt những hôm nắng đầu đông ở Hà nội.

Nếu đi Úc, dịp mùa hè ( tháng 12-3 ) thì tha hồ tắm biển và ngắm các em gái chân dài tới bikini phơi làn da rám nắng trên những bãi biển đẹp mê hồn. Mùa thu ( tháng 3-5 ) thì cảnh lá đổ vàng rực cũng lãng mạn không kém. Mùa đông ( tháng 6-9 ) có thể lên núi tuyết ở gần Sydney . Mùa xuân ( tháng 10-12 ) thì cả thiên nhiên cứ phơi phới.
Kem chống nắng: Kem chống nắng là cần thiết. Các nhà khoa học nói là ở ngay trên bầu khí quyển của Úc, đặc biệt là bang Queensland, có một lỗ thủng tầng Ozon, nên ánh nắng ở Úc nhiều tia tử ngoại. Bang này cũng có cái slogan là “ Sunshine state “. Do vậy, tỉ lệ mắc ung thư da ở Úc là rất cao, vậy nên dùng kem là quan trọng. Thường thì ra ngoài trời là đã bôi kem chống nắng rồi. Bọn trẻ con, cứ ra khỏi nhà là bôi kem. Riêng mình thì nghi là các “ nhà khoa học “ ở đây hầu hết để là tay trong của mấy hãng sản xuất kem chống nắng! Thật đấy, nếu vào mua kem chống nắng thì không phải nó bán cái tuýp 50 – hoặc cùng lắm là 250 ml như ở mình, ở Kmart nó bán cái can đựng kem chống nắng 2 lít.

Nhưng lưu ý tránh dịp ngày nghỉ giữa kỳ của học sinh ( đến ngày này là cha mẹ con cái kéo nhau đi chơi khắp nơi nên giá cả cũng tăng hơn ) – để biết những ngày này, mọi người hỏi hộ anh Google với từ khóa School holidays ( và mỗi bang cũng lệch nhau chút xíu )

Thật ra, nói là chọn thời điểm thích hợp cho hoành tráng – chứ thật ra, chúng tôi chọn thời điểm mà Air Asia khuyến mãi, giá thấp nhất. Không may, thời điểm chọn lại trùng với dịp lễ Phục sinh – là dịp nghỉ lễ quan trọng thứ hai, sau lễ Giáng sinh – do vậy, mọi thứ đều bị đắt đỏ hơn, và cũng khá khó kiếm nơi ở.

Chúng tôi chọn lịch trình đi qua các điểm sau:

Sydney và phụ cận ( khu vực Blue Mountain ) : 3 ngày

Albury ( nằm giữa Sydney và Melbourne ) – được giới thiệu là một thành phố “ Úc hơn cả Sydney hay Melbourne “. Từ đây cũng có thể đi chơi khu vực Snowy Mountain – nếu có tuyết. Và hơn cả là được đến thăm và ở lại nhà gia đình một người bạn Úc : 3 ngày

Melbourne và Great Ocean road : 3 ngày

Brisbane và Gold Coast : 3-5 ngày - dĩ nhiên là Gold Coast vì mua vé máy bay của Air Asia tới thành phố này – và ngoài ra, dù ít du khách Việt nam biết – nhưng Gold Coast là thành phố du lịch quan trọng thứ 3 của Úc, với du khách hàng năm là khoảng 10 triệu. Và lúc đặt vé từ 10/2011 thì AA ( AA viết tắt ở đây là Air Asia nhé, không các bạn tra nhầm là American Airline ) chưa bay tới Sydney.

Lý do cá nhân là về Brisbane còn để chăm sóc gia đình một tí!!!
 
Bạn có thể hỏi còn những điều bất tiện thì sao. Học hành của các con là một vấn đề với các gia đình có con nhỏ. Một lần tôi gặp một gia đình người Australia trạc tuổi chúng tôi, vợ là y tá, có hai con 7 tuổi và 4 tuổi, đã nghỉ việc một năm và đi du lịch vòng quanh Australia. Lũ trẻ tiện đâu học đó trên đường du lịch. Lúc về chúng lại đi học bình thường. Nhưng rõ ràng không thể ổn định như học ở trường rồi.

Vệ sinh là vấn đề khác. Tôi đã gặp mẹ của ba đứa con lít nhít khác vừa đi cắm trại hai tuần về, tá hỏa khi phát hiện thấy chấy trên đầu con. Đi cắm trại dù ở các nơi khá tiện lợi nhưng rõ ràng điều kiện vệ sinh không thể hoàn toàn sạch sẽ giống như nhà mình được. (ghi chú là nhà này cắm trại ở ngoài rừng chứ không phải cắm ở các khu du lịch cắm trại)

Lũ ruồi, muỗi ở những khu cắm trại ven hồ hay ngoài trời cũng là một bất tiện khi ở ngoài thiên nhiên. Thêm vào đó, nhiệt độ ban đêm và ban ngày ở Australia rất chênh lệch. Trong xe caravan khá kín nên ấm áp, nhưng cắm trại bằng lều ngủ đêm không đủ chăn ấm thì rất lạnh do nhiệt độ ban ngày và ban đêm ở Australia thường chênh nhau đến 15 độ.

Và những ngày mưa thì nhất định không vui rồi. Trên xe caravan dù sao so với một cái nhà nơi đất rộng người thưa như Australia thì vẫn là quá chật chội. Một lần tôi thấy trong chương trình buổi sáng của kênh 7 xuất hiện một gia đình vừa hoàn thành chuyến đi vòng quanh Australia 8 tháng.

Lũ trẻ khi được phỏng vấn liền nói rằng "không đời nào chúng cháu đi lại xe caravan nữa, vì ngủ trên cái giường bé tí xíu thật là chán. Ngoài ra, chẳng có Internet như ở nhà nên có iPad cũng thành vô dụng. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng những bất tiện này so với việc khám phá thiên nhiên tươi đẹp ở Australia thì có thấm gì. Với người ưa khám phá thì những điều đó cũng đáng để đánh đổi.

Thỉnh thoảng sau những bãi biển hoang vắng, những hàng cây đẹp tuyệt, lũ thú hoang và chim liệng bay, bò cừu thong thả trên đồng cỏ, những thị trấn nhỏ xinh với nhà thờ, nhà ở, trường học, cửa hàng, trung tâm buôn bán cũ mới, quán bar ấm áp và ồn ào. Tất cả là những điểm nhấn trong sự khám phá không ngừng.

Buổi tối nằm giữa thênh thang ngắm sao đầy trên bầu trời, sáng thì ra biển ngắm mặt trời lên. Ngày thì tự nấu ăn ở bếp chung của khu trại hay tự nấu một bữa ăn ngon, vác một chai bia lang thang sang trại bên cạnh tán phét với các gia đình hay anh chị cũng đi cắm trại như mình. Thật là một thứ giải trí thú vị, gần với thiên nhiên đầy tiện lợi lại không quá tốn kém. Xứ miệt dưới có thật nhiều nơi để hấp dẫn thú lang thang của bạn.

Nguyên thủy, việc cắm trại là do nhu cầu lang bạt kiếm sống của lối sống du mục của người Tây (ảnh năm 1911).

images


giờ đây đã là thú vui yêu thích của dân xứ này:

camping-rentals.jpg


Có hội nhà giàu thi còn camping bằng trực thăng:

australian-outback.jpg


Còn hội nhà nghèo thì vải để may váy chả có, lấy đâu ra mà may lều:

camping-in-australia.jpg
 
Chào Tabalo,

Mình đang thành lập nhóm đi Úc 2 tuần, tối thiểu chi phí giống nhóm bạn vào giữa năm 2015. Bạn có thể cho mình thông tin liên hệ, email, số điện thoại để mình liên hệ được ko? Mình cũng muốn xin bạn lộ trình chi tiết và dự toán chi phí và các hồ sơ, giấy tờ nếu bạn thấy có ích cho chuyến đi sắp tới của nhóm mình. Rất mong nhận được sự trợ giúp của bạn.
 
mình đã inbox cho bạn, bạn cứ lên lịch trình cơ bản, có gì mình sẽ hỗ trợ, bạn định đi tháng nào?
 
Lái xe ở Úc

Từ khi còn bé, bố mẹ đã dạy bạn đi lề bên phải. Khi đi học lái, bạn cũng lái xe bên phải. Rồi một hôm bạn mang tấm bằng lái Việt nam để lái xe ở Australia, bạn bỗng dưng trở thành một người lái xe bên lề trái !!!! ( người Úc thì lại nói là họ lái mới là phải, còn mình là lái trái - phải trái lung tung xoèng cả)

Cái đã gọi là thói quen ấy cần được thay đổi, để làm quen với cách lái xe mới, làm quen với luật giao thông mới và bạn phải đối phó với những căng thẳng kiểu mới. Tất nhiên quà tặng của việc bạn có thể tự lái xe cũng rất nhiều.

Mua một chiếc xe hơi ở Australia thật đơn giản. Lên Ebay, Gumtree (trang rao vặt của dân Oz), carsales.com.au là có thể kiếm được, giá rẻ chỉ vài ngàn đến vài chục là kiếm được xe rồi.

Người Australia thì có dòng xe Holden với biểu tượng con sư tử chồm lên quả địa cầu là hàng nội địa. Xe này cũng khá nồi đồng cối đá. Các hãng khác như KIA, NISSAN… cũng đều là những dòng xe đơn giản dễ bán và rẻ tiền. Với 2.500 đến 6.000 AUD (híc, đi làm vài ba tuần tuần là kiếm tạm đủ rồi), bạn đã có thể làm chủ một chiếc xe hơi thường thường nhưng cũng oách chán, vì nếu ở Việt Nam bạn thường phải trả gấp hai đến ba lần mới mua được một chiếc xe như thế.

Bên này thì ai cũng chạy xe chính chủ cả. Đăng ký xe cũng rất đơn giản. Chỉ mất mười lăm phút với chi phí chừng 100 AUD là đã có một tờ giấy chứng nhận sở hữu của một cái ô tô cũ. Tiếp theo là trả tiền bảo hiểm chừng vài trăm đô nữa. Mỗi năm nộp phí để lưu hành xe khoảng 600-800 AUD một năm.

Nếu bạn ở đây bốn năm, tiền bảo hiểm và lệ phí khoảng chừng 5.000 AUD nữa. Ai định mua xe đi trong bốn năm thì ước tính tốn khoảng 10.000 AUD (gần 9.000 USD). Tất nhiên sau đó, nếu may mắn thì bạn cũng bán lại được với giá 60-70% giá mua ban đầu.

Mua xe là phần dễ nhất, lái xe mới khó hơn nhiều. Nhưng phải nói là dễ hơn ở Việt nam nhiều...

Tôi lên kế hoạch tập lái chừng 1.000 km cho quen trước khi có thể tự chủ động chạy khắp nơi ( hơi cẩn thận đấy nhé). Cung đường chinh phục đầu tiên là đường từ nhà ra ngõ nhập vào đường chính rồi chạy vào những điểm mình hay đến cách nhà hơn hai cây số.

Tôi thường lái xe lúc 5 giờ sáng khi đường còn rất vắng để đỡ ngợp. Vừa chăm chú nhìn phía trước, vừa liếc ba chiếc gương trái phải giữa, vừa phải nhấn ga đạp phanh, căng thẳng.
Mất vài tuần đầu, lúc chuẩn bị lái xe cứ quen mở cửa xe bên trái, trong khi tay lái ở Australia lại đặt ở bên phải. Tôi còn phải bỏ thói quen nhớn nhác khi lái xe ở Hà Nội, đang chạy trên đường thẳng cứ nơm nớp một tên nào đó nhô từ trong ngõ ra. Bên này quyền ưu tiên rất rõ ràng, nếu bạn đang chạy xe thẳng, những người rẽ nhập vào đường của bạn đều phải nhường bạn. Những người định rẽ trái hay phải đều phải đợi đến khi an toàn mới rẽ.

Lái xe bên trái ở Úc;

Unknown.jpg


nhưng ngồi bên phải - nên người Úc vẫn bảo là thế mới là lái phải - còn bọn mày là lái trái

ciLn2GmBms8kKwj4PulzWNR7JDeGmd1wW1wilxELQj4=w576-h432-no


Lái xe ở Úc: Cấm uống rượu & bia trong cái ly này

do-not-drink-driving-lawyers.jpg
 
Last edited:
Có hai thứ khó nhất khi chạy xe ở Australia là theo đúng làn đường và đi vào và ra khỏi bùng binh. Ngoài việc phải cắm cúi chạy bên trái đường thì bạn phải chạy đúng làn mình đang đi. Nếu muốn sang làn, phải xi nhan chuyển làn. Nghe đơn giản vậy nhưng lúc đầu cũng không dễ.

Được cái các biển báo bên này rất rõ ràng, các biển "keep left" (đi theo bên trái) làm ta biết phần đường mình đi. Làn đường được kẻ rõ ràng ở mọi con đường. Ở các lằn ranh đường còn gắn những biển phản quang hơi gồ lên để ban đêm giúp mọi người nhìn làn đường rõ hơn. Nó sẽ sần sật ngay dưới bánh xe nếu bạn chạy lấn lên vạch kẻ phân làn.

Tuy đường kẻ rõ ràng nhưng thời gian đầu tôi vẫn bị nhầm. Một lần tôi thấy GPS nói là rẽ phải, tôi ung dung rẽ phải và thấy một chiếc xe đi ngược lại ngay vào mũi mình. Tuy nhiên, người lái xe ở đây cực kỳ nhã nhặn. Họ không hề tức giận, bấm còi để cho bõ tức mà nhẹ nhàng chuyển sang làn khác để tôi có thời gian chạy qua đúng làn của mình. Đến khi nhập vào làn trái xong xuôi tôi mới thấy run sợ. Nếu lúc đó tôi gặp một anh cảnh sát thì chắc chắn đã ăn một cái vé phạt.

Vào bùng binh thì bạn phải nhường xe đã ở trong bùng binh và nhường xe bên phải. Có lần khi đợi ở một ngã tư, tôi đợi đến năm phút, biết bao xe vượt qua mặt mình rồi và sau mình các xe đọng lại cũng dài một hàng làm tôi đầy sốt ruột. Nhìn thấy cái xe bên phải cũng còn xa xa, tôi vội vàng vọt lẹ mà cho rằng như thế cũng đủ an toàn. Nhưng đen đủi thay, vớ ngay một anh cảnh sát đang lái chiếc xe đó, lập tức tôi bị dừng lại.

Anh ta đến hỏi tên tuổi, địa chỉ của tôi rồi nói tôi đã không nhường đường an toàn. Anh lập tức viết cho tôi phiếu phạt 300 AUD. 300 AUD là bằng 6 triệu đồng ở Việt Nam, đủ mua hai chiếc xe đạp thể thao hay một chiếc xe máy nhàng nhàng. Tiếc tiền là một chuyện nhưng khi bị phạt, mình cũng bủn rủn chân tay. Đến nỗi hôm sau xách xe ra đường rồi, tôi run quá lại phải đưa xe về cất rồi đi bộ. Tuy nhiên sau đó thì tôi lái xe tử tế hẳn nên sự trừng phạt trong trường hợp này là cần thiết.

Tốc độ cũng là một thách thức khi bạn mới tập lái xe. Đường ở Australia thường cho phép lái xe rất nhanh. Nhiều đường núi uốn khúc quanh co, vận tốc cho phép vẫn là 60 km/h, đường cao tốc thì 80, 90 đến 110km/h.


...Lần đầu lái xe lên núi Tamborine, tôi rón rén lái xe chầm chậm. Đường núi lại chỉ có hai làn một lên một xuống nên thỉnh thoảng tôi thấy sau mình dồn một hàng xe dài. Chắc các lái xe sau tôi phải sốt ruột lắm vì tôi quá chậm so với tốc độ cho phép. Vậy mà các lái xe ở Australia tử tế lắm, không hề sốt ruột bấm còi, cứ nhẫn nại đi sau đuôi xe tôi. Thỉnh thoảng tôi phải tạt vào lề cỏ để các xe sau được giải phóng. Nhiều lúc dừng lại, tôi đếm được đến 15, 16 chiếc xe đang vui mừng vượt qua tôi. Tôi cứ làm kỳ đà cản mũi như thế trong nhiều ngày cho đến khi quen rồi thì chạy băng băng.

Đi vào đường cao tốc lúc đầu tôi cũng sợ. Các xe đều chạy 90, 100 km/h. Chỉ mong được chạy chậm hơn. Nhưng cuối cùng, tôi phát hiện ra chạy đường cao tốc cũng không khó và đến khi quen rồi thì thấy thật là phấn khích. Thậm chí nếu cho chạy hơn 120k/h mình cũng chạy được.

Với người mới lái xe như tôi, phải mất chừng một tháng tôi mới hết bị áp lực khi lái xe. Khi thành thạo rồi thì việc lái xe đi chơi thật dễ dàng. Bạn có thể đi nhiều nơi xa trong thời gian rất ngắn. Đi cách nhà hơn 100 km đã không còn là điều gì đáng ngại khi bạn chỉ cần chạy xe chừng một tiếng đồng hồ là đến nơi. Sau khi lái xe chừng nửa năm ở Australia, chồng tôi, tôi và các bạn của mình đã thuê xe lái hàng nghìn cây số từ Melbourne sang Sydney. Đi dọc những con đường sạch sẽ, hai bên là những hàng cây cổ thụ, là cánh đồng và trang trại, là những thành phố lớn và thị trấn nhỏ, đó là lúc bạn thấy việc mình biết lái xe thật tuyệt như thế nào. Biết lái xe bạn sẽ đi được xa hơn, biết nhiều nơi hơn.

Bây giờ, khi ai có ý định tới ở Australia, tôi đều dặn "Nhớ chuẩn bị lái xe và mang bằng lái khi sang Australia nhé!".

Kinh nghiệm chuẩn bị lái xe ở Australia

Hãy học lái xe từ khi còn ở Việt Nam và lấy bằng ở Việt Nam, nếu không bạn lại phải qua Australia học mất thời gian và tốn tiền. Nhớ là học thật cẩn thận, càng kỹ bao nhiêu, thạo bao nhiêu, cẩn thận bao nhiêu, qua đây chuyển tay lái nghịch càng dễ dàng.

Đi bộ và đạp xe bên trái cho quen với việc đi bên trái trước khi lái xe.

Khi đi xe bus hay taxi hoặc được ai có xe cho đi nhờ ở Australia, bạn nên ngồi cạnh hoặc gần chỗ người lái, quan sát cách họ lái xe để dễ hình dung.

Nhờ những người giỏi lái xe chỉ cho bạn. Các thầy luyện lái xe bên này lấy công theo giờ chừng 50 AUD/h. Ai biết lái ở Việt Nam rồi học nhanh chắc mất khoảng năm bảy buổi, mỗi buổi một tiếng là lái được. Ai không nhanh cũng phải luyện thêm 10, 20 tiếng.

Thời gian đầu mới lái nên có người biết lái ngồi cùng bạn để nhắc bạn đi đúng luật.

Luôn tôn trọng luật giao thông.

Hãy tập sử dụng GPS.

Người lái xe ở Australia rất văn minh lịch sự, bạn hãy tập cho mình thói quen đó.

nhớ đúng luật - phạt ở Úc rất nặng -- cảnh sát cũng cho bạn: 5 phút gọi điện cho người thân -- (để chuẩn bị tiền phạt)

drinkdriving.jpg


phạt thế, để bạn còn an toàn mà ngắm bọn chân dài bên đường ngúng nguẩy:

driving-in-australia-1.jpg


Up nhầm ảnh ... ảnh chính là đây... vậy bạn chọn gì? rượu bia hay Aussie Beauty?

10320468_796029193742131_8361557444303166646_n.jpg
 
Chào Tabalo,

Mình đang thành lập nhóm đi Úc 2 tuần, tối thiểu chi phí giống nhóm bạn vào giữa năm 2015. Bạn có thể cho mình thông tin liên hệ, email, số điện thoại để mình liên hệ được ko? Mình cũng muốn xin bạn lộ trình chi tiết và dự toán chi phí và các hồ sơ, giấy tờ nếu bạn thấy có ích cho chuyến đi sắp tới của nhóm mình. Rất mong nhận được sự trợ giúp của bạn.

Anh Tabalo có thể gửi giúp cho em các thông tin này được không ạ?
 
Chào anh tabalo & mọi người, mình đang plan chuyến đi Úc vào mùa xuân (cuối tháng 10), nhờ mọi người dành chút thời gian tư vấn giúp mình nhé:

Hành trình (ideal) 13 ngày dự kiến là :

HCM -----> Melbourne ------> Kununurra/Ayers Rock/Darwin (sẽ chọn đi chỉ 1 cái national park ở 3 chỗ trên, Purnululu or Kakadu or Uluru) -------> Proserpine (Withsunday island) ------> Sydney ------> HCM

Day 0: HCM -----> Melbourne

Melbourne (5 days):

Day 1: tham quan thành phố

Day 2, 3, 4, 5: thuê xe lái đi Great Ocean Road (Melbourne -----> Torquay -----> Lorne -----> Port Fairy (12 apostles) -----> Halls Gap -----> Melbourne

Day 5 : bay đi 1 trong 3 cái national park trên

Kununurra/Ayers Rock/Darwin

Day 6: National park

Day 7: bay đi Withsunday island

Withsunday island

Day 8: snorkling, sailing.....etc

Day 9: Bay đi Sydney

Sydney (3 days)

Day 9: Darling Habour, Circular quay, Opera house, Watson bay, vịnh Sydney, Bondi beach

Day 10: Thue xe lái đi Blue moutains

Day 11: Chơi loanh quanh những chỗ còn lại ỏ Sydney. Chiều tối bay về VN

Day 12: tới VN

Mọi người tư vấn dùm mình những điểm sau

- Ở Úc có cho thuê xe tự lái ko mọi người?

- Trong 3 cái national park thì nên đi cái nào Purnululu or Kakadu or Uluru? Xem hình trên mạng thì mình thích nhất Purnululu vì thấy nó unique nhưng đường đi đến đó hơi oải :). Bay từ Melbourne đến Kununurra (cái town gần nhất) tốn $360 lận nên cái này là least preferred option). 2 cái còn lại thì giá vé máy bay cũng tương đương nhau, nhưng xem hình thì thấy Uluru ở Ayers rock có vẻ lạ hơn. Vì mình chưa đi bao giờ nên chỉ xem hình mà đoán thì cũng hơi khó.

- Có cách nào rút ngắn hành trình 4 ngày Melbourne -----> Torquay -----> Lorne -----> Port Fairy (12 apostles) -----> Halls Gap -----> Melbourne xuống còn 3 ngày ko nhỉ? Cái này mình google Great Ocean road trip thì ra cái lịch đi nhu trên. Mình thì chủ yếu muốn xem cảnh dọc đường bờ biển + 12 apostles, chứ ko nhất thiết xem hết tất cả các attractions trên đường đi. Cái nào ko quá đẹp, hoành tráng thì bỏ cũng được

- Có ai đã đi Withsunday island chưa thì cho mình xin cái recommendation luôn. Có khả năng chắc mình chỉ chọn hoặc Withsunday hoặc National park thôi vì bay thì 1 trong 3 cái national park trên đến Withsunday vé đắc quá. Mình prefer national park hơn vì cảnh lạ còn beach thì chắc về Philipines đi Boracay cũng Ok, hi hi. Nói chung là chưa đi nên đoán thế thôi
Ah mà mùa xuân thì nước có đủ ấm để bơi chưa nhỉ?

Có gì mọi người tư vấn giúp mình nha. Ngoài mấy điểm trên nếu thấy cái nào trong lịch trình vô lý thì cho mình ý kiến luôn. Cảm ơn mọi người nhiều

 
Last edited:
Chưa thấy bác chủ xuất hiện nên mình xin cho chút ý kiên về lịch trình của bạn ở Melbourne. Nếu ở Melbourne bạn chỉ muốn đi vòng vòng trung tâm và đi Great Ocean rd thì 3 ngày là đủ. Vì lái xe từ trung tâm đến Port Campbell (chỗ có 12 cục đá, đã bị mòn chỉ còn vài cục nổi) một mạch chỉ mất 4 tiếng. Từ đó đi Port Fairy lái thêm 1 tiếng. Hoặc ó thể nghỉ ngơi một đêm ở Lorne hay Apollo Bay. Tiếc là bạn ghé Melb hơi sớm, ở đên đầu tháng 11 xem đua ngựa ở Melbourne cup cũng hay.

Nếu bạn có bằng lái quốc tế thì vô tư mướn xe chạy. Hertz có lẽ là rẻ nhất. Nhưng ở Úc lái xe bên trái nhé :)
 
Chào bạn, mình trả lời dưới đây: có nhiều nơi mình chưa đến nên không trả lời được.

- Ở Úc có cho thuê xe tự lái ko mọi người?

Thuê xe tự lái ở Úc rất dễ, ở đâu cũng có... mình đã viết chi tiết trong phần xe cộ.

- Có cách nào rút ngắn hành trình 4 ngày Melbourne -----> Torquay -----> Lorne -----> Port Fairy (12 apostles) -----> Halls Gap -----> Melbourne xuống còn 3 ngày ko nhỉ? Cái này mình google Great Ocean road trip thì ra cái lịch đi nhu trên. Mình thì chủ yếu muốn xem cảnh dọc đường bờ biển + 12 apostles, chứ ko nhất thiết xem hết tất cả các attractions trên đường đi. Cái nào ko quá đẹp, hoành tráng thì bỏ cũng được

Có bạn đã trả lời, Great Ocean Road chỉ cần 2 ngày là nhiều nhất. Mel từ 1-2 ngày nữa là đủ. GOR cũng là một điểm phải đến.

- Có ai đã đi Withsunday island chưa thì cho mình xin cái recommendation luôn. Có khả năng chắc mình chỉ chọn hoặc Withsunday hoặc National park thôi vì bay thì 1 trong 3 cái national park trên đến Withsunday vé đắc quá. Mình prefer national park hơn vì cảnh lạ còn beach thì chắc về Philipines đi Boracay cũng Ok, hi hi. Nói chung là chưa đi nên đoán thế thôi

Withsunday thuộc khu vực Great Barrier, rặng san hô lớn nhất thế giới, dài hơn 2000 km nằm ở đông bắc Úc. Đó là một điểm nên đến.

Các National Park của Úc, theo quan điểm của mình là khá giống nhau vì cảnh quan Úc (về mặt địa hình, địa chất) là khá đơn điệu, không có núi cao vực thẳm mà phần lớn là đất bằng phẳng và xen lẫn đồi. Nhưng Úc cũng đa dạng về khí hậu nên các National park ở khu vực khác nhau sẽ có thảm thực vật khác nhau.

Ah mà mùa xuân thì nước có đủ ấm để bơi chưa nhỉ?

Khu vực Sydney, Mel khá lạnh vì dòng biển lạnh từ Nam cực - Mùa hè nước cũng vẫn lạnh. Trong danh sách trên chỉ có Withsunday là ấm vì thuộc vùng nhiệt đới.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,176
Bài viết
1,174,113
Members
191,988
Latest member
nhakhoavenus
Back
Top