Cambodia ngày thứ nhất
Tập trung 5g30 sáng tại điểm tập kết trên đường Phạm Ngũ Lão của hãng xe Sapaco. Mèo chở cô lên xuất phát từ nhà tầm 5g kém và lên tới nơi cũng gần gần đúng giờ. Tại điểm tập trung đã thấy bóng dáng thấp thoáng của chị Jinny, 3 bác nam nhân tụ tập từ tối hôm trước… 1 lúc sau là Ruby1, Litiliti, má con Milu, Lặng Yên… Vậy là tương đối đã đủ mặt anh hào, mọi người lên đường trong sự hứng khởi
.
Sau khi đã yên vị trên xe, chủ thớt 1 lần nữa nhắc nhở mọi người kiểm tra passport và từ đây đã phát sinh ra rắc rối đầu tiên: anh hondanho không rõ tối hôm trước ăn nhậu và chuẩn bị thế nào mà passport đã yên vị ở… nhà. Mọi người đều lo lắng sốt vó lên (chủ yếu vì đoàn ít nam quá), phải cần thêm nam cáng đáng mọi công việc nặng nhọc, giờ hao 1 nam oan uổng thì uổng vô cùng cùng luôn. Vậy là anh hondanho phải mau chóng phi về nhà. Rắc rối 1 chưa biết có xong ổn thỏa hay không, thì rắc rối 2 đã ập đến – má Milu bắt buộc phải xuống xe đi đâu đó
) để giải quyết công việc… Tuy nhiên, sau 1 vài rắc rối nhỏ nhỏ đáng iu (do sự lộn xộn bát nháo của cái đoàn siêu quậy này), 12 thành viên của đoàn đều đã yên vị trên xe thẳng hướng Hóc Môn rước thêm chị Saoquay là đủ 13 người và thẳng tiến Cambodia. Bó nợt: màn mua chuối và khoai lang mà anh hondanho nói là “trái cây” lên cho mọi người trên xe ăn hahaaha.
Thủ tục nhập cảnh ở đường biên giới Việt Nam khá đơn giản, không cần vác hành lý xuống luôn, chỉ việc đi qua xếp hàng và đóng dấu vào passport là xong. Tại biên giới VN, đoàn được tiếp thị mua Sim Metfone, giá bán 70k có 3.8 đô tài khoản nội mạng (chỉ gọi trong metfone) và 0.2 đô tài khoản ngoại mạng để gọi điện thoại. Về sim Metfone này thì cũng tiện nếu để liên lạc hẹn hò ăn chơi giữa nội bộ trong đoàn với nhau, riêng việc muốn liên hệ ra ngoại mạng và liên hệ về VN thì hơi vô dụng 1 chút (chỉ có 0.2 đô không gọi được nhiều, nếu muốn thì phải top up tiền). Chị Jinny đợt này sử dụng Beeline sim và chỉ có 2 đô trong tài khoản mà gọi về VN lẫn gọi cho ngoại mạng và nội mạng trong CPC tán loạn luôn. Cho nên recommend mọi người sử dụng Beeline.
Tiện thể mèo còn 1 sim metfone dư còn khoản 3.6 đô gọi và nhắn tin nội mạng metfone, ai cần liên hệ mèo tặng.
Thủ tục nhập cảnh ở đường Biên giới Cambodia thì hơi phức tạp và rất đông người xếp hàng (hi vọng chỉ là do ngày lễ). Các bác HQ cũng không hỏi han gì, chỉ lấy PP xem mặt, chụp hình, soi dấu vân tay của cả 2 bàn tay và đo nhiệt độ cơ thể (mất thời gian kinh). Sau khi hoàn tất sẽ đóng dấu và sau đó đi ngang qua 1 chú sẽ kiểm tra đã có đóng dấu trong PP hay chưa?? Nói chung là khá mất thời gian.
Sau màn soi dấu vân tay, nhà xe Sapaco lại lùa hết tất cả đoàn lên xe và đoàn lên chậm nhất là đoàn của… chúng ta
)… Thiệt tình, đến độ mà mấy ông Sapaco phải vô vái lạy mình nữa là biết đáng sợ như thế nào rồi á (lo tám và chụp hình quá dữ). Sau khi chạy được mấy phút, bác tài Sapaco thả mọi người xuống 1 quán cơm nhưng ko ai trong đoàn ăn uống chi cả, toàn lo giải quyết nỗi buồn, mua quà vặt (tiếp tục). Đang đứng lớ ngớ thì phát hiện ra 1 anh cảnh sát siêu đẹp giai, mọi người bâu vào tình thương mến thương với ảnh mà ảnh chỉ bít cười hiền đến tội
) (ai có hình khúc này up lên giùm cho thấy sự ham hố của chị em đoàn mình với ạ).
Xe cán đích đến PP sau khi đi qua 1 loạt đường bụi bặm (ngồi trên xe vẫn thấy bụi) và 1 cái phà ngộ nghĩnh (vẫn ngồi luôn trong xe dù qua phà). Vừa mới xuống xe đã thấy nhà anh Lele vẫy tay chào mừng rối rít, thiệt sự là
cảm động quá
.
Sau khi dừng chân để mần các thủ tục thanh toán và order vé cho 3 chặng tiếp theo, mọi người bàn cãi tiếp tiết mục vui chơi giải trí cho cả ngày. Lúc làm thủ tục thanh toán cũng tương đối hơi bát nháo do book cùng lúc 3 chặng còn lại, lấy vé và thanh toán. Theo ghi nhận ban đầu của em mèo thì mọi người book total 16 vé cho xuyên suốt 3 chặng luôn, đã thanh toán tiền và nhận vé đầy đủ, toàn bộ số vé sau đó do em nắm giữ. Nhưng đến chiều tối khi mọi người lên xe thì xảy ra chút sự cố (sẽ nói rõ hơn khi đến phần đó)…
Sau khi bàn luận chán chê, mọi người quyết định sẽ không book khách sạn để đồ nữa mà vác theo đồ đi chơi xuyên suốt cả ngày luôn (thiệt sự là nghe xong em cũng có hơi bần thần lo nghĩ 1 chút, đi cả ngày hok tắm cũng đuối lém á).
Điểm đến đầu tiên là
1 quán ăn. Mọi người đều háo hức muốn thử món hủ tiếu ở CPC và đã tình cờ vào 1 quán của chị chủ… người Việt hahaha. Chị Mỹ chủ quán kể rằng đã ở CPC từ năm 82 và có 1 vài từ VN thậm chí còn không nhớ. Chị rất nhiệt tình, cho mọi người gửi đồ, hướng dẫn thêm 1 số chỗ ăn chơi nhảy múa cho đoàn và cho đoàn luôn số điện thoại phòng khi cần thiết cần giúp đỡ tại CPC. Tình người trên đất khách thiệt là ấm áp làm sao. 1 tô hủ tíu của quán chị Mỹ có giá trung bình từ 1.5 – 2 đô (tùy tô lớn nhỏ)
Sau khi no bụng, điểm đến tiếp theo của mọi người là nhà tù
Tungsleng – nơi trong giai đoạn tàn khốc nhất của chế độ diệt chủng Pol Pot đã từng bắt bớ và hành hạ cả trăm ngàn lượt con người mà hầu hết trong số đó là người lương thiện, phụ nữ, trẻ em, có cả người nước ngoài, mục sư… Cảm xúc đầu tiên khi đặt chân đến Tungsleng là 1 sự buồn bã đến nao lòng do em mèo đã kịp đọc 1 số tài liệu về nơi này trước khi xuất phát. Tungsleng trước đây là 1 ngôi trường cấp 2. Trường khá rộng và hầu hết mọi cấu trúc của trường đều còn nguyên vẹn. Đâu đó là bục giảng, là sân chơi nhưng đã bị biến chất thành 1 nhà tù khủng khiếp. Tại 1 số dãy phòng phía bên dưới từng hàng gạch ống được xây dựng chắp nối, cẩu thả phân chia thành từng cụm phòng nhỏ, chỉ vừa đủ cho 1 người nằm duỗi chân. Ở trên lầu 2 là các dãy phòng với những chiếc giường sắt vô tình nằm lọt thỏm phía trong, xem trong hình thì đây chính là nơi đã tra tấn hàng ngàn tù binh thời xưa. Và có cả những căn phòng treo đầy hình ảnh của các tù nhân nơi đây, trên khuôn mặt họ hầu hết là sự căng thẳng và nỗi bất an, cá biệt hiếm hoi lắm mới thấy 1 nụ cười trên các bức ảnh của tù nhân. Lúc đó cũng không hiểu rõ họ đã nghĩ gì khi chụp ảnh,
và nụ cười đó có thật sự là 1 nụ cười hay không?
Sau Tungsleng, mọi người lục tục kéo nhau đi thăm
Cánh đồng chết Choeung Ek – nơi hàng trăm ngàn bộ xương người được đưa đến sau khi bị tra tấn, hành hạ và xử tử 1 cách dã man ở các nhà tù. Hiện nay toàn bộ xương người đã được bốc hốt 1 cách cẩn thận và đưa vào stupa (1 tháp lớn) được xây dựng trang trọng và trang nghiêm. Lặng người nhìn hàng chồng đầu lâu, xương người chồng lên nhau cao nhất từ chân đến đỉnh stupa, người ta không thể đủ tỉnh táo để đếm và ước chừng có bao nhiêu hài cốt đang nằm lại nơi đây… Quang cảnh của Cánh đồng chết được tu bổ lại nhờ đó cũng thanh bình hơn rất nhiều, xa xa là lùm cây, là hồ nước trong veo với lá vàng, cỏ xanh, hoa dại li ti. 1 chị trong đoàn nói nơi đâu có xương cốt người, nơi đó đất đai sẽ tươi tốt.
Em mèo khẽ rùng mình nhưng ngắm cảnh mặt trời bình yên trên cánh đồng, không khỏi cảm thán về sự trái ngược và thần kỳ của thời gian.
Cánh đồng chết nằm khá xa trung tâm PP (đã thuộc về 1 tỉnh khác). Đường đi đến đây bụi mù mịt và tốn tầm hơn 30ph ngồi xe tuktuk. Cả đoàn đã thương lượng 11 đô/xe tuk tuk chở từ Tousleng đến CDC và sau đó quanh ngược lại
Night Market của PP.
Kết thúc ngày đầu tiên, cả đoàn quanh về Night Market dùng bữa tối và mua sắm linh tinh. Đồ dùng trong Night Market chủ yếu là quần áo và 1 số đồ thủ công mỹ nghệ. Giá bán thì mèo đi 1 số chỗ thấy cũng tạm tạm ổn, áo thun 2 đô, áo kiểu 3 đô, khăn choàng 2 – 5 đô tùy loại, xà rông loại tốt 10 đô, loại bình thường 6 – 8 đô, đồ mỹ nghệ thì vô thiên lủng và tùy khả năng trả giá của mỗi người. Món ăn từ 1 đô, 2 – 4 đô tùy loại. Bia khá mắc nhưng nhà anh Lele vô tiệm tạp hóa mua thì giá rẻ, 2000 riel/lon, rẻ hơn chai trà xanh anh Lele mua cho em (vì em không uống được bia). Nếu có nhớ nhầm giá cả mấy vụ mua sắm đoàn mình vô chỉnh lại giúp nhen.
Sau khi no nê và mua sắm thỏa thích ở chợ đêm, cả đoàn bắt tuk tuk về
Sapaco (mà ko hay biết 1 chịn éo le đang đón chờ) với giá 3 đô. Tuy nhiên đoàn chị Sáo Quậy tách ra đi 1 city tour nhỏ với tuk tuk giá 10 đô (có tham quan chùa, Hoàng Cung, Đảo Kim Cương, Nagaworld, tắm xông hơi) – nhóm bên đó có thể tường thuật thêm sự hấp dẫn
.
2 nhóm còn lại lủi thủi quay về Sapaco, ngồi lạnh lẽo cho muỗi chích và tự kỷ vì không có chỗ tắm. May sao chị Jinny phát hiện cái bãi rửa xe kế bên, vậy là nhào vô gội đầu tắm tiên. Và em vì chịu không nổi nếu mỗi ngày không tắm cũng đã lột phăng ra mà gội đầu tắm tiên. Đây là lần đầu tiên đi nước ngoài mà có
màn tắm tiên public như vậy, thiệt sự là 1 cảm giác nhớ đời của em hahaha. Nhưng sau khi tắm xong thì cực kỳ thỏa mãn lun á, cảm giác như đã lột bỏ được cả tỷ tấn bụi trên người. Bên nhóm kia tắm xông hơi đảm bảo không thích bằng nhóm em tắm tiên đâu ha