What's new

Tết tây trên đất cam (30/12---02/01/2012)

Dù đón giao thừa trên xứ người, dù có những phút dỗi hờn hay sự cố xảy ra nhưng chưa bao giờ tình bạn, tình đồng đội hay niềm vui của anh chị em trong nhóm Phượt “ Tết tây trên đất Cam” nguội lạnh hay bất hòa . Tất cả mọi người đều chung tay xây dựng ảnh dìm hàng kề bên những sự tích bắt đầu kèm theo một cuộc cưới gả nhà Phượt Miền Nam và Hải Phòng.Ngày đi cận kề ,đã tới và đã qua chủ thớt trong tay không nhiều thông tin là mấy thế nhưng các anh chị em trong nhóm thật tuyệt vời mỗi người là một leader, mỗi người là một niềm tin , mỗi người là một tình yêu phượt làm cho chuyến đi đầy những kỉ niệm. Hỡi các anh chị em hãy tiếp tục chung tay up up, load load , bình loạn về nơi ta đã đến , đã đi và đã qua nhé. Yêu tất cả mọi người.
 
Xí xọn trên tuk tuk

6679127775_b581bf50bd.jpg


6679124517_b68b7858e6.jpg


Đến khi mặc cả giá tuk tuk bất thành, cả bọn đành lang thang dưới cái nắng chói chang của trời Cam

6679133679_9fcc6c9886.jpg
 
Last edited:
Em bị thích cái tấm cả đoàn đi lang thang ở PP :)), em chưa có tấm đó file to bữa nào anh Độc Hành share cho em nha
Tình hình là em đã mần xong hồi ký ngày 2 roài mà chưa dám post vì hem bít nhà mình có còn ai up hình ngày 1 nữa hem...
 
Xin nói thêm một chút về chế độ Khmer Đỏ và Nhà tù Toul Sleng.
Khmer đỏ lên nắm quyền cai trị CPC từ năm 1975 đến 1979, do Pol Pot (tên thật là Saloth Sar) làm thủ tướng, được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Trung Quốc. Pol Pot từng đi du học ở Pháp với chưa ngành kỹ sư truyền thanh (radio). Trong thời gian học ở Paris, ông tham gia Đảng cộn sản Pháp. Ông trở về CPC trong bối cảnh cuộc chiến chống Pháp ở Đông Dương đang quyết liệt. TRung tâm cuộc chiến là ở VN, nhưng cũng có các chi nhánh ở CPC và Lào. Saloth Sar gia nhập Việt Minh, nhưng thấy rằng tổ chức này chỉ chú trọng tới Việt Nam chứ không phải Lào hay Campuchia. Năm 1954, Pháp rời Đông Dương, nhưng Việt Minh cũng rút về Bắc Việt Nam, và Vua Norodom Sihanouk kêu gọi tổ chức bầu cử. Sihanouk thoái vị và lập ra một đảng chính trị. Sihanouk hất cẳng những người cộng sản đối lập và chiếm toàn bộ số ghế chính phủ.
Saloth Sar chạy trốn cảnh sát mật của Sihanouk và đã sống trong cảnh trốn tránh bảy năm trời, chiêu mộ binh lính. Tới cuối thập kỷ 1960, Lon Nol là giám đốc tổ chức an ninh nội bộ của Sihanouk tiến hành các hành động chống lại những người cách mạng, lúc ấy được gọi là Đảng Cộng sản Campuchea. Saloth Sar bắt đầu một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại chính phủ, được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ.
Trước năm 1970, Đảng Cộng sản Campuchia là một tổ chức rất ít được biết đến trong đời sống chính trị Campuchia. Tuy nhiên, năm 1970, vị tướng được phương tây ủng hộ là Lon Nol lật đổ Sihanouk, bởi vì Sihanouk bị coi là người ủng hộ Việt Cộng và Bắc Việt Nam.
Để phản kháng, Sihanouk quay sang ủng hộ phe của Saloth Sar. Cùng năm đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh tấn công quân sự vào Campuchia để tiêu diệt những nơi trú ẩn của Việt Cộng gần biên giới Nam Việt Nam. Cùng với sự yêu mến của dân chúng dành cho Sihanouk và cuộc tấn công của Mỹ vào Campuchia, phe Saloth Sar được nhiều người ủng hộ và chỉ trong thời gian ngắn chính phủ Lon Nol chỉ còn kiểm soát được các thành phố.

Khi Hoa Kỳ rời Việt Nam năm 1973, quân Bắc Việt rời Campuchia nhưng Khmer Đỏ tiếp tục chiến đấu với sự ủng hộ của họ. Không còn giữ được quyền kiểm soát đất nước nữa, chính phủ Lon Nol nhanh chóng sụp đổ. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Đảng cộng sản Campuchea chiếm Phnom Penh và Lon Nol bỏ chạy sang Mỹ. Chỉ chưa tới một tháng sau, ngày 12 tháng 5 năm 1975, các lực lượng hải quân Khmer Đỏ hoạt động trên vùng lãnh hải Campuchia đã bắt giữ chiếc tàu buôn S.S. Mayaguez của Mỹ, chiếc tàu Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, gây ra Cuộc khủng hoảng Mayaguez. Saloth Sar đổi tên thành Pol Pot vào khoảng thời gian này, rõ ràng là không muốn lộ diện.

Norodom Sihanouk quay trở lại nắm quyền năm 1975, nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng ông đang bị các đồng minh cộng sản cấp tiến, những người không có nhiều quan tâm tới các kế hoạch khôi phục chế độ quân chủ của ông loại bỏ.

Sau khi thống nhất, lên cầm quyền, Khmer Đỏ chủ trương xây dựng xã hội theo mô hình " công xã nhân dân" rập khuôn của Mao Trạch Đông. Những người lãnh đạo chính của chế độ Khmer Đỏ đã đọc lý thuyết Marx của André Gunder Frank rằng các thành phố là những vật kí sinh vào nông thôn, rằng chỉ giá trị lao động là giá trị thật sự, rằng các thành phố chiếm đoạt giá trị thặng dư của những vùng nông thôn. Vì thế, ngay sau khi chiếm được quyền lực, Khmer Đỏ sơ tán toàn bộ các thành phố theo hình thức ép buộc, gồm cả những người không nên đi sơ tán như các bệnh nhân trong bệnh viện và những đứa trẻ mới sinh. Trong thời gian cầm quyền, chính quyền Khmer Đỏ đã tạo ra làn sóng thanh trừng, giết chóc, tan thương khắp đất nước CPC. Đâu đâu cũng là những nhà tù, là những hố chôn tập thể.
 
Last edited:
Điểm đến đầu tiên, Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng
Nhà tù Toul Sleng vốn là 1 trường học được Khmer Đỏ chuyển đổi, để giam giữ, tra tấn, và giết chết những phần tử phản bội, chống đối trong thời gian từ 1975 - 1979. Gọi tắt là S21. Nơi đây đã từng giam cầm khoảng 17.000 người. Hầu hết trong số đó đã biệt giết chết bằng những hình thức khác nhau, hết sức dã mang.

Cắt cổ
6679606217_421d371534.jpg


Nhúng đầu vô lu nước cho chết ngộp

6679598079_f8b92b09d1.jpg


Tra tấn bằng đòn roi

6679593959_ebf9e84b8d.jpg


Cho rết cắn, mổ bụng

6679583505_bcacd9e360.jpg


Rút móng tay
6679589815_a79a292cf2.jpg


Khi chết thì khiêng xác đêm chôn.

6679602431_a00de96a7b.jpg


Nhúng người vào xà bông
6693201381_c58970f785.jpg
 
Last edited:
Tù nhân bị nhốt trong những cái chuồng chật hẹp, tối tăm

6693207375_33547ca266.jpg



6693231687_640e406fb1.jpg


Máu, xiềng xích vẫn còn đó, tưởng chừng như câu chuyện vừa mới hôm qua.

6693537017_69bfd11c7c.jpg


1 cô nàng gan dạ vì trên chiếc giường này đã... có biết bao người nằm xuống, và...ra đi

6693538913_447e126ce8.jpg


Hài cốt của những nạn nhân xấu số

6693348123_61d0e5ef8a.jpg
 
Last edited:
Chia tay Toul Sleng, cả bọn lên đường thẳng tiến cánh đồng chết

6693354195_a22e2147da.jpg


Đường phố Phnôm Pênh chẳng khác nào đường phố sàigon

6693357107_f284dcef82.jpg


Gặp 1 cái đám tang bên đường

6693359565_9a2213c167.jpg


6693532819_371a6cc2c7.jpg


Và 1 đám cưới

6693534835_b8dd183063.jpg
 
Lại nói về Cánh đồng chết Choeung Ek. Cánh đồng Choeung Ek nằm cách Phnom Pênh 15km về hướng nam, là tiêu biểu cho vô số những cánh đồng như thế ở CPC, hình thành khi Khmer Đỏ lên nắm quyền. Khmer Đỏ cho di tản dân từ thành thị về nông thôn lao động, vì cho rằng, dân thành thị là ký sinh của nông thôn. Bắt họ phải lao động cưỡng bức, đến sức cùng lực kiệt, đến chết mới thôi. Những người nào ko phải tầng lớp nông dân, như sư sãi, sinh viên, trí thức... sẽ bị loại bỏ, bị giết ko thương tiếc. Chủ trương của Pol Pot là tiết kiệm đạn dược tối đa, giết người ko cần súng mà chỉ bằng cuốc, xẻng...Hàng vạn ,hàng triệu người đã chết trên chính nơi mình đang lao động. Người sống đào mồ chôn người chết, có khi chính mình đào mồ để chôn mình. Chẳng bao lâu, Khmer Đỏ biến CPC thành đất nước tang tóc, đau thương, Biến những nơi thành thị như Phnom Pênh thành thành phố ma, chẳng có 1 bóng người. Sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đỗ do sự giúp sức của quân độ VN, sau những cơn mưa, người ta đã tìm thấy vô số những nấm mồ tập thể , mỗi nấm mồ ( thật ra chỉ là cái hố) chôn hàng trăm người, rải rác trên khắp CPC. Hiện tại, chính phủ đương quyền của CPC đã tập hợp lại những hài cốt của người xấu số, xây tháp và thờ cúng họ, để an ủi họ phần nào, cho họ cảm giác nhẹ nhõm phần nào nơi chín suối.

6693365097_26ff774393.jpg


Bên trong tháp tưởng niệm, người ta xếp hàng ngàn con hạt giấy, thể hiện điều ước tốt lành cho những linh hồn đã khuất.

6693849569_ae3800848f.jpg
 
Last edited:
Rời Cánh đồng chết mà lòng nặng trĩu, lòng thầm chúc cho những linh hồn của những người đã chết dưới bàn tay của chính đồng bào mình sớm được siêu thoát.
Trên đường về, lúc trời đã nhá nhem tối, bắt gặp cảnh tượng, mà chỉ có ở xứ luật pháp chưa nghiêm như CPC mới có

6693851621_5578a67229.jpg


Kết quả của ngày đầu tiên lanh thang trên xứ chùa tháp, mệt nhừ tử , huhuhuhu...

6693853351_f43852c3e5.jpg


Trời đã tối, người đã mệt, bụng cũng cồn cào, chúng ta đi đánh chén cái nào. Nơi chúng tôi chọn là khu chợ đêm Phnom Penh tấp nập.

6695422371_4bb723c270.jpg


6695437511_3b4060df51.jpg


Không khí về đêm ở đây rất nhộn nhịp. Ở đây có bán nhiều đồ ăn của CPC, giá cả cũng bình dân, ko mắc lắm, thực khách tha hồ chọn, phổ biến từ 2.500 R đến 5.000 R, có vài món đến 7.000R nhưng cũng ít( 1USD = 4.000R).

Đồ ăn đây...

6693857771_28186c5226.jpg


"Ăn gì cứ chọn đi anh..."Ở CPC ,số người nói được tiếng Việt khá nhiều, cho nên bạn ko cần chuẩn bị tiếng Anh để giao tiếp.

6693855521_566f8a1e6f.jpg


Nhìn mới hấp dẫn làm sao ....

6695407275_322e59e8ea.jpg
 
Last edited:
Trước mỗi hàng ăn có vài tấm chiếu, mua của hàng quán nào thì ra trước quán đó ngồi ăn, nếu bạn đi nhầm chỗ, bạn sẽ phải trả tiền thuê chiếu. Chúng tôi đã sơ ý, gặp trường hợp như vậy, nên sau này mọi người có vào đây, nên để ý.

Tommydao, langyen,utchan,hondanho, sư tỉ saoquay...
6693860003_84aa3bf6b7.jpg


Một phút thư giãn, Khoe chiến tích phượt , đố bà con biết của phuoter nào.

6693862177_9426032bb8.jpg


Bụng đã đầy, tinh thần đã thoải mái, hazzz, mình phải làm 1 vòng chợ đêm cho biết. Ngoài bán những món ăn hấp dẫn của người Khmer, chợ đêm còn bày bán nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau : quần áo, giày dép, quà lưu niệm...
Sau khi đi CPC về, có nhiều người hỏi DH là con gái cPC thế nào, có đẹp ko, thì đây, tận mục sở thị :

6693864215_fed346efb8.jpg


Bắt gặp em trong 1 gian hàng bán đồ trang sức trong chợ đêm, là bà chủ đàng hoàng nha. Hình chụp ko thể phản ánh được hết vẻ đẹp của cô chủ hàng trang sức, tiếc là mình ko phải người CPC,cũng chẳng biết nói tiếng CPC...hehehe

Cậu bé bán hoa, hehehe... hondanho muon gỡ gạc phần nào lộ phí đến CPC đây mà=))

6693871767_e53a27efdf.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,681
Bài viết
1,135,143
Members
192,382
Latest member
new88markets
Back
Top