Em mạn phép mần típ ngày 3 nha
Cambodia ngày 3 – 1 ngày đầu năm mới với nhiều hoạt động thú vị
Sras Srang, Bangteay Kdei, East Mebon, Kbal Spean, Banteay Srey, Phnom Bakheng
Tận hưởng khoảng thời gian nằm ngủ trên giường hiếm hoi tại Cambodia chưa được bao lâu (trong 3 đêm ở Cam chỉ có đêm giao thừa ngủ trên giường, còn lại 2 đêm kia ngủ trên xe) thì em mèo đã lồm cồm thức dậy còn trước cả đồng hồ báo thức. Haizzz, kinh qua nhiều chuyến đi chơi mới thấy là cái đồng hồ sinh học của em là đồng hồ hành xác, tức là ăn ít ngủ không bao nhiêu, chỉ ham đi
. Em mèo và Lang Yen lụi cụi chuẩn bị 1 hồi sau đó đúng 5g có mặt trước sân khách sạn cùng nhà Lele. Trước khi đi thì cũng có gọi điện thoại cho anh Tô Mỳ nhưng điện thoại của anh đã chơi xơi nước trong toilet. Vậy là chuyến xe gồm 5 người ham hố hăm hở lăn bánh lên đường. Tuk tuk xe cho nhà Lele và 2 em trong sáng này là 1 chú người Cam nhưng có thể nói được tiếng Việt rất sõi, tiếng Anh của chú cũng good luôn. Tổng số tiền dealing để đi cả ngày lên Kbal Spean (cách trung tâm 50km) và đi luôn 1 số đền trong khuôn viên Angkor là 22 đô / 5 người.
Điểm đến đầu tiên của cả đoàn ngày đầu năm mới là Sras Srang – 1 trục điểm đối xứng với Phnom Bakheng. Nếu Phnom Bakheng là nơi lí tưởng nhất để ngắm mặt trời lặn thì Sras Srang ngược lại là nơi lí tưởng nhất để ngắm mặt trời mọc. Trên đường đi, 1 lần nữa cả đoàn 5 người co ro trong cái lạnh khi xuyên qua rừng buổi sớm, đèn xe loang loáng mà đa số trên những chiếc xe là Khoai tây ham vui chứ người Châu Á như mình thì hiếm lắm. Đến được điểm ngắm mặt trời tầm gần 6g, cả nhà chọn chỗ ngồi đắc địa rồi cứ ngồi đó mà chờ ông trời lên. Đoạn này có 1 bí mật (không) động trời cho lắm mà những người đi ngắm mặt trời ngày hôm đó đã giấu tất cả mọi người trong đoàn còn lại. Thôi thì sẵn đây cũng nói ra lun, đó là chờ mãi đến tận 6g30 hơn lun, trời thì dần dần sáng tỏ lên rồi mà mặt trời lại… chẳng thấy đâu, chỉ thấy 1 quãng dài màu cam cam như trêu tức mọi người thôi.
) Hôm đó trời nhiều mây nên ko thấy được mặt trời, vậy nên chị Sáo Quậy và những ai đã lỡ bỏ mất tiết mục ngắm mặt trời mọc thì cũng đừng tiếc nhiều nữa nha. Thời điểm ngắm mặt trời mọc tốt nhất tại đây hình như vào tầm tháng 3-4…
Tiếc rẻ với Sras Srang nhưng đối diện điểm này lại là ngôi đền Bangteay Kdei rất thú vị. Trong cuốn Guildbook miễn phí nhặt được ở Tousleng đánh giá ngôi đền này 1 sao, thứ nhất vì nó nằm khuất tại phía Đông (đối diện cửa ngõ vào Angkor Wat), thứ 2 và là điều quan trọng nhất là ngôi đền này hầu như chưa được trùng tu gì cả. Tuy nhiên khi bước chân vào ngôi đền này em mèo có 1 cảm giác cực kì thích thú. 1 phần do không khí dễ chịu buổi sớm tinh mơ đem lại, 1 phần vì những dãy hành lang dài hun hút và mênh mông của nơi này. Ngôi đền này cũng không phải quá to, nhưng rất thú vị để thăm thú, đặc biệt là lúc sáng sớm khi vừa ngắm mặt trời mọc (hụt) tại Sras Srang…
Chia tay Bangteay Kdei, cả đoàn lên đường đi tiếp và quan trọng là phải tìm thứ gì đó bỏ bụng. Ban đầu chú tuktuk cũng định sẽ chở đoàn đến 1 quán ăn nào đó nhưng đang đi trên đường thì anh Lele phát hiện 1 cái chợ địa phương nhỏ, trong đó có 1 quán bán hủ tiếu đang đầy ắp người ngồi ăn. Vậy là cả đoàn tắp vào mần mỗi người 1 tô. Em Lang Yen gọi món hủ tíu khô như chú tuk tuk luôn thì ăn rất ngon (ngon hơn hủ tíu nước lun). Mà đặc biệt món hủ tíu ở Cam hủ tíu nước cọng mảnh mà dai, hủ tíu khô cọng to hơn và mềm hơn. Qua lần đi này em mèo học hỏi được ở tiền bối Lele 1 bí kíp ăn uống khi đi du lịch như sau: cứ tắp vào các chợ, hoặc các quán ăn mà người địa phương ngồi ăn đông (nhưng cũng nên cẩn thận không thôi lại tắp lộn vào đám sinh nhật, đám cưới hoặc thậm chí… đám tang như nhà Lele hehehe). Tại Cambodia nói chung tất cả quán ăn đều có ống đũa được chế nước sôi, tất cả muỗng đũa họ đều để chúc đầu xuống trụng nước sôi nên khi ăn uống cảm giác cũng yên tâm hơn là tại Việt Nam. Kể cả ly tách để uống cũng vậy, trước khi pha nước cho khách họ sẽ đem trụng nước sôi hết, khá là lịch sự
.
Trên đường đi đến Kbal Spean thì cả đoàn ngang qua East Mebon, do phải đi chậm để chờ đoàn sau vẫn đang ở khách sạn nhập vào nên đoàn nhà Lele quyết định tranh thủ ghé East Mebon chơi luôn. East Mebon là 1 ngôi đền khá lớn với 3 tầng tháp, tầng trên cùng gồm 5 trụ tháp siêu to bao bọc chung quanh như chiếc vương miện. Điều đặc biệt là kiến trúc tại đây khác hẳn hoàn toàn kiến trúc của các đền tháp khác vì thay vì được xây dựng chủ yếu bằng đá thì East Mebon được đắp bằng gạch (như dạng Tháp Chàm ở Việt Nam). Nơi này cũng khá khuất nên rất ít người đến tham quan, mà em mèo thì cứ thấy nơi nào vắng người là em mèo khoái chí
).
Tạm biệt East Mebon, cả đoàn nhà Lele thẳng tiến Kbal Spean trong hăm hở. Đi từ sớm và đã qua được 3 điểm nhưng đến chân Kbal Spean thì cũng chỉ mới tầm 9g. Cả đoàn ngồi chờ đoàn kia nhập bọn thì mới hay là đoàn kia đã bị “dụ” đi vòng vèo tới Phnom Kulen sau đó bị bắt thu phí thêm USD20 nữa mới được cho vào thì mới quay vòng ngược lại Kbal Spean. Tiền xe di chuyển của cả đoàn nếu chỉ đi Phnom Kulen rồi về Banteay Srey, Phnom Bakheng là 3 đô/ người (xe vans 10 chỗ). Nhưng do phát sinh thêm khúc vòng từ Phnom Kulen về Kbal Spean thì bị chém thêm 3 đô. Các đoàn sau lưu ý là Kbal Spean gần hơn Phnom Kulen nhé, Phnom Kulen cách SR 50km còn Kbal Spean cách 49km. Nhưng đường vòng từ điểm này qua điểm kia thì cũng tương đối xa do là đường núi cả.
Tình hình là chờ lâu quá nên nhà Lele quyết định khởi hành đi trước. Đang tiến vào thì thấy cái biển báo 1500m, roài, đầu năm leo núi
). Kbal Spean là 1 núi nhỏ và trên đó cũng có thác và Linga được khắc dưới dòng nước suối. Đi bộ trên 1500m đường núi xuyên rừng thật sự là bài tập thể dục thú vị cho ngày đầu năm mới. Hên là tại nơi đây nhà chức trách đã rất cẩn thận cắm bảng báo thường xuyên mỗi 100m đường. Vậy là em mèo và Lang Yen có thú vui giải trí mới là vừa đi vừa chộp hình với cái bảng báo này (nếu không trên đường đi em nhất định sẽ gục ngã do chán)…. Tuy nhiên xuyên qua rừng trên núi này cũng có nhiều loại cây thú vị và nhiều tảng đá thú vị. Em trước đây chưa được đi leo núi hay băng rừng nhiều tại Việt Nam nên sẵn dịp qua Cam lại có cơ hội ngắm núi rừng nước bạn thì rất khoái. Đường đi cũng không hẳn là quá dễ đi nhưng cũng không quá khó khăn. Mất chừng gần 1 tiếng đồng hồ với 2 lần nghỉ dọc đường và hơn 20 lần dừng lại dọc đường chụp ảnh, cả đoàn bự của chúng ta (rất hoan nghênh đoàn sau đã bắt kịp đoàn trước tại núi) đã đến được đỉnh núi. Trên đỉnh núi là đầu nguồn con suối nhỏ với các biểu tượng của Linga và Yoni. Phần lớn kiến trúc cầu và phù điêu khắc nổi đã bị tàn phá chưa kịp trùng tu nhiều. Đi dọc theo hướng chảy của con suối, cả đoàn phát hiện thêm nhiều Linga hơn ẩn hiện dưới mặt nước. Dưới đây là thông tin về Linga em dò được trên Wikipedia.
Linga (tiếng Phạn, có nghĩa là "dấu hiệu") là một biểu tượng thờ phụng của vị thần Ấn Độ giáo Shiva. Tuy nguồn gốc của nó chưa được xác định, biểu tượng thờ phụng này ở Ấn Độ đã được sử dụng ít nhất là từ thời kỳ đầu của nền văn minh thung lũng sông Ấn. Đây là một trong hai vật thờ linh thiêng (cùng với yoni) của người Chăm.
• Linga tượng trưng cho dương tính, có hình khối trụ đặt trên yoni (hình khối vuông, đại diện cho âm khí) trong chính điện của các tháp Chăm.
• Linga và yoni biểu thị cho tính âm-dương kết hợp, tạo ra sự hủy diệt và tái sinh của vũ trụ.
Dọc theo đường đi xuống núi, cả đoàn phát hiện 1 thác nhỏ nơi các bạn trẻ Cam và cả khoai tây đang tắm táp (thiệt ra là cũng đã phát hiện và manh mún muốn nhào vô cái thác này từ lúc đi lên). Vậy là 1 số bạn trẻ và bạn hok trẻ trong đoàn nhào vô tắm thác. Em thì hok tham gia vụ này do em ngại nhất là bị ướt đồ khi đang đi trên đường (ở bên Sing em đã mua 1 cái áo mưa sẵn từ Việt Nam khi chơi trò CV khủng long trong USS, rốt cục quên mang vô xong phải cắn răn mua thêm cái nữa, xong chơi rồi thì lại ngồi ngay cái chỗ ko cần mặc áo mưa cũng ko bị ướt
)).
Rời khỏi núi Kbal Spean, cả đoàn dùng cơm trưa thần tốc ngay tại quán ăn gần chân núi với thực đơn 2 mức giá tiền. Nhờ tài ngoại giao của anh Lele và nhờ chú tuktuk nhiệt tình mà đoàn ta được măm cơm với giá 2-3 đô/phần/người. Đồ ăn vẫn làm lâu như cũ, đến nỗi má Milu chịu không nổi phải bay vào bếp nấu nướng phụ cho họ luôn (hình như em nhớ ko lầm là má Milu nấu cũng được hơn nửa trong số các phần ăn của đoàn ta í, thiệt là cảm tạ chị rất nhìu…)
Đoàn nhà Lele giải quyết phần cơm trước rồi mau mắn lên đường thẳng hướng Banteay Srey. Banteay Srey cũng là ngôi đền nằm ở vị trí khá khuất nẻo và xa so với điểm trung tâm. Tuy nhiên do đây là điểm nằm trong grand tour nên khách đi tour theo đoàn đến rất đông. Kiến trúc của ngôi đền này thì hao hao Ta Prohm, hao hao Bangteay Kdei… Đặc biệt là ngôi đền này đông đến nỗi vào 1 cửa, ra phải bằng 1 cửa khác (đi vòng rất xa)…