What's new

[Chia sẻ] Thâm Quyến - Quảng Châu: Đâu chỉ có đánh hàng

Cách đây dễ đến hơn 10 năm, PeterPan đã được biết tới Quảng Châu và Thâm Quyến qua các bộ phim đình đám thời bấy giờ là "Vòng đời" và "Tình Châu Giang" - những bộ phim từng khiến phố xá vắng tanh vào mỗi giờ phát sóng.

Ngần ấy thời gian trôi qua, cũng nhiều lần muốn đi Quảng Châu - Thâm Quyến cho biết mà đều bất thành. Lần này, sau khi đã kéo được 1 dải từ Nam Ninh tới Côn Minh rồi lên tới Thành Đô với điểm nhấn Cửu Trại Câu, PeterPan lại khăn gói lên đường làm chuyến chốt cho 1 năm khám phá các tỉnh phía Nam của Trung Quốc.

Một chuyến đi khá ngẫu hứng nên thời gian chuẩn bị chưa tới 1 tuần chứ không được tới hơn nửa năm như chuyến khám phá Cửu Trại Câu. Trong đoàn 4 người đi lần này, chỉ mình PeterPan lên đường với mục đích du lịch, 3 người còn lại đều qua Quảng Châu lần đầu để đánh hàng.

Một chuyến đi 6 ngày với phần nhiều thời gian là lọ mọ 1 mình giữa Quảng Châu và Thâm Quyến, khá thú vị và đáng nhớ, cũng đủ để thấy đó không phải là nơi chỉ có đánh hàng.

Lịch trình chi tiết
03/12: khởi hành từ Hà Nội lúc 12 giờ trưa, tới Hữu Nghị Quan lúc 15 giờ, 19 giờ 30 lên xe giường nằm từ Bằng Tường tới Quảng Châu.
04/12: đi xem các chợ nổi tiếng ở Quảng Châu, dạo sông Châu Giang, tối đi chơi phố đi bộ Bắc Kinh nổi tiếng.
05/12: thăm nhà số 250A phố Văn Minh - nơi bác Hồ từng sống và làm việc, thăm công viên Việt Tú Nam với biểu tượng Ngũ Dương, ghé bảo tàng Quảng Châu, tới thăm mộ liệt sỹ Phạm Hồng Thái tại công viên Hoàng Hoa Cương, tối về dạo phố đi bộ Thượng Hạ Cửu.
06/12: bắt tàu cao tốc từ ga Quảng Châu Đông đi Thâm Quyến, ngó qua Cửa Sổ Thế Giới, Trung Hoa Cẩm Tú và Thung Lũng Hạnh Phúc bằng tàu trên không, trèo lên tầng 69 của tháp Địa Vương để ngắm toàn cảnh Thâm Quyến.
07/12: phá sản kế hoạch đi vườn Bảo Mặc - nơi thờ Bao Công - vì bị sốt, tối lên xe giường nằm trở lại Bằng Tường.
08/12: về tới Hà Nội lúc 12 giờ trưa, kết thúc một chuyến lọ mọ.

nguduong.jpg

Tượng Ngũ Dương tại công viên Việt Tú - biểu tượng của thành phố Quảng Châu
 
Last edited:
Đài tưởng niệm 72 liệt sỹ khởi nghĩa Quảng Châu (tiếp)

hoanghoacuong8.jpg

Một kiến trúc mang dáng dấp Châu Âu ở phía trên phần mộ của 72 liệt sỹ.

hoanghoacuong9.jpg

Cận cảnh phần hậu điện của khu đài tưởng niệm.

hoanghoacuong10.jpg

Tượng nữ thần Tự Do in lên nền trời.

hoanghoacuong11.jpg

Tên của các hội người Hoa ở nước ngoài đã quyên góp tiền của cho công trình đài tưởng niệm.

hoanghoacuong12.jpg

Tượng nữ thần Tự Do được đặt ở vị trí cao nhất có lẽ là ẩn ý về khát vọng tự do - độc lập luôn là khát vọng lớn nhất.

hoanghoacuong13.jpg

Cận cảnh tượng nữ thần Tự Do (nghe nói đã có những phóng tác so với nguyên bản ở New York và Paris cho giống hơn với đường nét của phụ nữ Trung Hoa).

hoanghoacuong14.jpg

Một góc khác của tượng nữ thần Tự Do.
 
Đài tưởng niệm 72 liệt sỹ khởi nghĩa Quảng Châu (tiếp)

hoanghoacuong15.jpg

Phần chóp của khối kiến trúc phía trên phần mộ của 72 liệt sỹ có biểu tượng mặt trời.

hoanghoacuong16.jpg

Toàn cảnh phần mộ của 72 liệt sỹ từ lan can phần mái của khu hậu điện.

hoanghoacuong17.jpg

Tấm bia đá lớn được đặt ngay đằng sau khu hậu điện. Bia khá mờ nên PeterPan không đọc được và có đọc cũng không hiểu (vì không đọc được tiếng Trung :">). Nội dung của tấm bia có thể là tên của 72 liệt sỹ hoặc cũng có thể là những lời tri ân đối với những người đã đóng góp tiền của để xây nên khu đài tưởng niệm. Vấn đề này xin nhờ các cao nhân nhà phượt xác nhận giùm.
 
Bia này mình cũng không đọc vì khi đến không lưu tâm lắm. Có điều theo suy luận cá nhân thì là bia tưởng niệm liệt sỹ, hoặc bia ghi sự tích hình thành công viên Hoàng Hoa Cương hơn; Về khởi nghĩa Quảng châu, về nhà phú hào hằng tâm hằng sản mua khu đất, đấu tranh để thu gom các thi hài liệt sỹ chôn ở đó. Còn góp để xây dựng công viên thì là các phiến đá bạn chủ thớt đã nói ở trên rồi (đó là các chi bộ Quốc dân Đảng TQ hải ngoại góp tiền xây dựng - Có vậy mới có tư tưởng Tự do, và tượng Nữ Thần Tự do chứ). Đấy là bây giờ ngồi bên bàn phím suy luận thôi. Chứ lúc đó mình vào công viên chỉ đi thẳng đến mộ cụ Phạm Hồng Thái, ít chú ý xung quanh. Nên chỉ là "Phượt thử" thôi, không cao nhân, cao hổ gì hết :)).
 
Last edited:
Mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái

Ra khỏi khu đài tưởng niệm 72 liệt sĩ của khởi nghĩa Quảng Châu, Peter nhanh chóng rảo bước về khu mộ của liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Cũng không quá khó tìm bởi hệ thống bảng chỉ dẫn trong công viên Hoàng Hoa Cương rất chi tiết.

Về hoàn cảnh hy sinh của Phạm Hồng Thái, PeterPan đã nói tới trong bài về nhà số 250 phố Văn Minh. Đó là sự kiện mà sau này người ta vẫn gọi là "Tiếng bom Sa Điện".

Sau khi người thanh niên Việt Nam yêu nước lao mình xuống dòng nước Châu Giang, thực dân Pháp đã bêu thi hài trên bờ trong nhiều ngày. Sau đó, một người dân Trung Quốc cảm kích trước sự hành động anh hùng đã xin đưa về chôn cất. Ban đầu, thi hài của Phạm Hồng Thái được an táng tại chân núi Bạch Vân. Toàn bộ chi phí hơn 3.000 đồng để xây mộ được các chí sĩ yêu nước của Quốc dân Đảng như Liêu Trọng Khải, Uông Tinh Vệ đứng ra quyên góp.

Một thời gian sau nữa, mộ phần của Phạm Hồng Thái được Lý Thụy (tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian ở Quảng Châu) đưa về gần khu vực Hoàng Hoa Cương ngày nay. Có nguồn khác lại cho rằng đến tháng 03/1925, tỉnh trưởng Quảng Đông (chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Tôn Trung Sơn) là Hồ Hán Dân đã trọng thị làm lễ cải táng mộ phần Phạm Hồng Thái vào gần Hoàng Hoa Cương, hướng mặt về phía tây nam, tức là hướng về quê nhà Việt Nam. Năm 1960, nhà nước Trung Quốc đã chính thức đưa ông về an nghỉ tại công viên Hoàng Hoa Cương.

phamhongthai.jpg

Di ảnh liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Nguồn: vtc.vn.

phamhongthai1.jpg

Bảng chỉ dẫn đường vào khu mộ phần của liệt sĩ Phạm Hồng Thái.

phamhongthai2.jpg

Đường vào lọt giữa hai hàng cây xanh mướt.

phamhongthai3.jpg

Mộ phần người con yêu nước của quê hương Việt Nam nằm ở một góc của công viên Hoàng Hoa Cương.

phamhongthai4.jpg

Tấm biển có nội dung về hoàn cảnh hy sinh của Phạm Hồng Thái.

phamhongthai5.jpg

Một tấm bia toàn tiếng Trung, PeterPan không đọc được.

phamhongthai6.jpg

Một tấm biển, có lẽ nói về ngày hoàn tất việc xây dựng mộ phần của liệt sỹ Phạm Hồng Thái.
 
Cái tượng 5 con dê kia có liên quan gì tới Bách Lý Hề không bác? Tức là tích Tấn vương đổi 5 bộ da dê lấy Bách Lý Hề?


Em thích bộ ảnh chụp mộ cụ Phạm, cám ơn bác.
 
Cái tượng 5 con dê kia có liên quan gì tới Bách Lý Hề không bác? Tức là tích Tấn vương đổi 5 bộ da dê lấy Bách Lý Hề?

Theo tớ thì không, vì vào thời Bách Lý Hề và vợ ông í hát "Bách Lý Hề, 5 bộ da dê" thì vùng đất này còn rất xa lạ với văn hóa Hán. Cư dân ở bản địa vùng này bị người Hán coi là man di, mà thậm chí còn chưa biết đến.

Theo tớ, thì "Ngũ dương" còn mang ý nghĩa khác liên quan đến Dịch. Dương là con dê cũng đồng âm với Dương trong Âm dương. Trong quẻ của Dịch học, năm quẻ dương liền nhau (ngũ dương) là điềm cực tốt. Ngôi vua cũng ứng với quẻ dương thứ năm (dương ngũ - cửu ngũ).
 
@danngoc: Cảm ơn bác đã động viên :).
@Chitto: Em cũng có có boăn khoăn như bác danngoc, nhờ bác giải thích thêm ạ :).
--------------------------------------------------------------------------
phamhongthai8.jpg

Trước giờ hành động, Phạm Hồng Thái còn viết một bản cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, và nói với đồng chí: "Sự việc tới lúc phải đạt thành công, không thể trì hoãn. Tôi nguyện không để lọt vào tay giặc Pháp, xin anh tuyên thị tôn chỉ của đảng ta ra ngoài để người Pháp khỏi hiểu sai lầm mà xuống tay tàn sát bừa bãi". Nguồn: Báo Lao Động.

phamhongthai9.jpg

Tấm bia lớn với những dòng chữ sắc nét, rõ ràng.

phamhongthai10.jpg

Khi PeterPan tới, có một bó hoa đã được đặt từ trước. Theo PeterPan được biết, người Việt Nam tại Quảng Châu và từ trong nước qua vẫn thường xuyên ghé thăm phần mộ của liệt sĩ Phạm Hồng Thái.

phamhongthai11.jpg

Bát hương với những nén hương còn rất mới, chứng tỏ người con của nước Việt không hề cô đơn trên đất khách quê người.

phamhongthai12.jpg

Mới đây một giáo sư Trung Quốc còn cung cấp cho người nhà Phạm Hồng Thái một di thư Hán văn viết trước lúc lên đường làm "nhiệm vụ Kinh Kha", ý tứ đầy chí cả: "Hồng Thái tôi vâng mệnh đoàn thể, hy sinh vì bốn mươi triệu đồng bào, chết không hề hối tiếc, những mong kêu cứu trên toàn thế giới để cho dân tộc Việt Nam được tồn tại trên trái đất này thì Hồng Thái tôi cũng yên lòng nơi chín suối". Nguồn: Báo Lao Động.

phamhongthai13.jpg



phamhongthai14.jpg
 
Theo em đọc, không ở đâu, thì cụ Phạm ném bom vào đám tiệc có cả đàn bà. Không biết có chính xác không, bác nào giúp em với.
 
Sử liệu chép lại có nhiều nguồn khác nhau với những cách nhìn khác nhau, sau đó lại được các phương tiện báo chí dẫn lại. Theo PeterPan biết thì có 5 doanh nhân Pháp chết ngay tại chỗ sau khi Phạm Hồng Thái ném bom vào bàn tiệc, một số vệ sĩ của toàn quyền Đông Dương Merlin cũng bị thương nhưng tên này thì hầu như không hề hấn gì. Các nguồn mà PeterPan đọc được chỉ đề cập như vậy, không nói rõ là có phụ nữ trong bàn tiệc hay không. Tuy nhiên, theo phỏng đoán của PeterPan thì chắc là có.

Trước khi làm nên "Tiếng bom Sa Điện", Phạm Hồng Thái đã bám sát Merlin từ Đông Dương sang Hong Kong, tới Thượng Hải, qua đất Hoành Tân của Nhật Bản trước khi có được cơ hội tiếp cận để hành động tại Quảng Châu. Không rõ PeterPan có hiểu đúng ý muốn hỏi của bác danngoc không nhưng theo PeterPan thì Phạm Hồng Thái không có nhiều thời gian để cân nhắc vì thời cơ chỉ có 1 mà thôi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,979
Members
191,972
Latest member
789win1
Back
Top