What's new

[Chia sẻ] Tháng Tư ở nước Nga

Kế hoạch đi Nga đến bất chợt khiến tôi đờ ra mấy hôm không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng chuyến đi châu Âu năm ngoái mà ký ức hãy còn tươi mới đã giúp tôi dần dần xác định những việc phải làm. Đầu tiên là đặt vé. Phòng vé thân quen cho biết giá của VNA là tốt nhất, dịch vụ cũng “thân thiện” (đặc biệt với những người không biết một chữ Nga nào như tôi). Tuy nhiên, VNA không bay Nga hàng ngày, vì thế việc du di ngày đi vì lịch bay và cũng vì giá vé cũng phải tính đến. Tôi mua được giá khứ hồi bay Hà Nội - Moscow 920 đô la, không rẻ chút nào. Việc thứ hai là phải xem thủ tục visa Nga. Tìm trên mạng, chỉ thấy nhan nhản quảng cáo làm visa đi Nga của các công ty du lịch, tịnh không có một hướng dẫn “tự làm” nào. Tuy nhiên, sục vào trang web của Sứ quán Nga tại Hà Nội, bạn sẽ thấy có phần hướng dẫn xin thị thực, tuy đơn giản nhưng cũng khá rõ ràng, và nó đơn giản không phải tại vì trang web đưa thông tin sơ sài, mà tại vì yêu cầu thực sự đơn giản, nếu so với yêu cầu của visa Schengen thì đúng là một trời một vực. Tuy nhiên, để chắc ăn, tôi vẫn rình gọi vào số điện thoại của bộ phận thị thực (theo đúng lịch ghi trên trang web của sứ quán), gặp một chị người Nga. Vì biết là chị ấy nói được tiếng Việt, nên dù chị ấy chào bằng tiếng Nga, tôi cứ thao thao hỏi bằng tiếng Việt một cách hết sức tự nhiên. Và đây là yêu cầu hồ sơ visa: 1 thư mời của công ty du lịch (vì tôi nói tôi đi du lịch), vé máy bay khứ hồi (đã xuất, chứ không phải booking đặt chỗ), hộ chiếu (không cần phải copy), bảo hiểm du lịch, bản khai xin visa (load về từ trang web và điền tay vì không có form word để khai trên máy), 1 ảnh hộ chiếu và phí xin visa 50 đô la Mỹ. Lưu ý là không cần đặt hẹn trước, chỉ cần đủ hồ sơ mang đến sứ quán trong giờ làm việc ghi trên trang web để nộp. Và tiền lệ phí thì phải trả bằng đô la chứ không nhận quy đổi ra tiền Việt (tôi không biết trước điều này, nên hơi ớ người khi nghe mọi người xếp hàng bảo nhau, tuy nhiên, ở cổng nộp hồ sơ visa, luôn có một đội “cò” ôm hàng xấp hộ chiếu xin thị thực, và hãy hỏi đổi đô, họ sẽ sẵn sàng). Một điều nữa là dù đã ngồi nhà nắn nót viết bản khai xin visa (vì nhiều chữ phải biết bằng tên tiếng Nga, mà tôi thì không biết một tẹo nào), khi vào nộp, họ sẽ lấy ảnh đã dán của bạn trên bản khai ra, dán vào một tờ mới, giống y chang, cho bạn ngồi khai lại tại chỗ. Nộp 50 đô là và nhận hẹn 1 tuần sau đến lấy. Nếu bạn cần gấp, bạn có thể yêu cầu và trả 90 đô la.
Và tôi nhận visa sau đúng 1 tuần, không có cảm giác siêu hồi hộp như khi nộp visa Schengen. Có vẻ như là nếu có thư mời, bạn sẽ đương nhiên có visa. Visa thuộc dạng du lịch, thời hạn 30 ngày, vào 1 lần. Công ty làm thư mời cho bạn sẽ được ghi trên dấu visa. Vì thế, không phải là đương nhiên, mà lãnh sự quán sẽ dựa trên thống kê về lượng khách “không trốn lại” ở Nga của công ty cấp giấy mời để quyết định có cấp visa cho bạn không.
Và vì đơn giản vậy, tôi cũng khuyên bạn tự làm visa Nga, thay vì mua dịch vụ đắt đỏ của các công ty du lịch Việt Nam. Như bác Kimvanchinh có bảo tôi, giá có khi lên tới 500 đô la lận.
Hơn nữa, khi xem giá phòng ốc, xe cộ tàu bè ở Nga, tôi đều thấy có lựa chọn hỗ trợ về visa. Nghĩa là nếu bạn đặt dịch vụ của họ, họ sẽ xuất thư mời cho bạn (và tính phí), để bạn có thể xin visa. Tôi thấy phí thư mời thấp nhất là khoảng 35 đô la. Nhưng tôi không chắc về độ tin cậy của những thư mời này. Công ty xuất thư mời cho tôi (với giá hữu nghị là 50 đô la).
 
@kimvanchinh: Chú cho thông tin về giá vé tàu đi chú,có rẻ hơn xe buýt không ạ? cháu không có thời gian ra ga tìm hiểu, mà tìm trên mạng lại không hiểu, sợ ra đến nơi hỏi rồi cũng không hiểu. Cháu thấy đi minubus taxi thế là rẻ lắm rồi đấy ạ. Mà đúng là phải để sức để hành quân thật, cháu quen đi bộ nhiều mà đi Nga chuyến này, cũng có lúc thấy chân xoắn lại. Đấy là vườn còn không đẹp, nên chỉ lướt lướt tí, phải lúc vườn đẹp, chỗ nào cũng sà vào, thì không biết chân còn xoắn đến đâu :)

Tôi cũng đang lập trình cho chuyến đi bắc âu có ghé qua st petersburg 3 ngày.

Hiện nay, thông tin về Nga và St Petersburg đã rất tốt trên mạng, tất nhiên chủ yếu bằng tiếng Anh.
Ví dụ trang sau cho ta biết giờ tàu và giá vé 1 $ elictrichca (suburban train, giống như S bahn như nhiều nước khac)

http://www.tripadvisor.com/ShowTopi...hkin-St_Petersburg_Northwestern_District.html

tàu này xuất phát từ ga Vichiev, chạy 8 ga đến Pushkin, 9 ga đến Pavlosk.

tàu đi Petergof chạy từ ga metro balticskoe đi tp Lomonosop, giá vé cũng khoảng 35 rup thôi. Nói chung giá vé tàu địa phương bằng giá vé bus.

mặc dù tôi thạo tiếng Nga nhưng thông tin để lập trình du lịch hiện nay chủ yếu bằng tiếng Anh, kể cả book ks cũng qua các trang mạng thông dụng, ngay các trng mạng book vé train và aeroflot cũng có tiếng anh, hình như đến lúc tính tiền mới có tiếng Nga chút. Tôi đã book cả vé vào hermitage (phải book trước để khỏi xếp hàng chứ hàng mùa hè vào đây thật khủng khiếp luôn), hóa ra trang web hỗ trợ thanh toán bên Mỹ nên cũng toàn tiếng Anh thôi.

Tóm lại, bạn không biết tiếng Nga hoàn toàn có thể lập kế hoạch đi Nga thoải mái.

ngoài thực tế, người Nga biết tiếng Anh không nhiều nhưng dân thường họ tốt bụng và thanh niên kiểu sinh viên luôn nghe được bạn hỏi gì. Trên thế giới rất nhiều nước họ ít nói tiếng Anh nhưng khách du lịch luôn thoải mái đi lại do tổ chức xã hội, văn hóa xã hội văn minh là được.

Nga thì nếu các bạn đi chơi 10-15 ngày thì cũng chỉ loanh quanh 2 thành phố Moscow và St. petersburg thôi, đơn giản là vì ngoài 2 thành phố đó ra chả có chỗ nào hay ho cả (trừ phi bạn có nhu cầu đặc biệt kiểu như muốn phượt hồ Baikal hay thăm Shochi bờ biển đen...). Nước Nga nó mênh mông một màu và các thành phố kiến tạo thời Soviet nó nhàm chán vô hồn với một kiểu nhà cửa, một lối kiến trúc, một kiểu tượng Lenin...

Loài người ngưỡng mộ để thăm nước Nga là thăm cái thành tựu của các bậc vua chúa Nga ngày xưa nó tạo dựng lên và ngày nay họ biết gìn giữ, tôn tạo lại...

Tôi còn thích thú thăm lại nước nga là để hoài niệm lại những công trình, lối sống, văn hóa thời Soviet còn đọng lại đó đây. Ví dụ bạn vào nghỉ một nhà khách dormitory của Nga nó mới độc đáo làm sao: nguyên si một vài căn hộ với lối vào gia đình nay biến thành khách sạn. nhiều nhà nghỉ nếu không có trí thông minh rất khó biết đường vào, cách vào...
 
Cảm ơn bạn Bumxiu, đọc bài của bạn thấy thú vị vô cùng vì một thời mình gắn bó với Saint Petersburg. Cách đây 3 năm mình có quay lại Saint Petersburg sau hơn 20 năm, nhưng lúc đi về không viết lại ngay như Bumxiu nên giờ lại quên sạch rồi. Bạn gắng viết tiếp nhé khi cảm xúc về nước Nga còn chưa kịp lắng xuống, nhớ đưa cả hình ảnh lên nữa nhé. Bài của bạn sẽ giúp cho mọi người không biết tiếng Nga vẫn có thể tự đi du lịch Nga đựoc. Có thể nói nước Nga đẹp vô cùng, đặc biệt Saint Petersburg. Nếu bạn đi vào mùa hè đêm trắng, mùa thu lá vàng thì cảm xúc của bạn về nước Nga sẽ nhân lên gấp bội :)
 
Bumxiu; [IMG said:
[/IMG]
23R một ly trà nóng nếu bạn mua của nhân viên tàu


)[/I]

Tôi trích lại cái ảnh này không biết có trúng ảnh côc trà Nga trên tàu không.

Cốc trà nóng với chiếc lồng nhôm bên ngoài làm tôi nhớ nước Nga nao lòng. sự giản dị của nước Nga nhưng nó thật ấm áp...
Nhiều người nhớ đến Nga là nhớ trà nóng đen với ấm Samovar, nhớ cốc Kvas, nhớ bát soup Borsh đỏ tía béo ngậy với váng sữa Smetana lóng lánh...

Bimxiu, cám ơn cháu nhiều lắm, cháu hãy viết tiếp các cảm xúc của cháu về chuyến đi cho mọi người yêu nước Nga thưởng thức.
 
Anh ơi, tuy anh ít up ảnh, bài toàn chữ là chữ mà em vẫn thích đọc quá ạ :D
Mong anh viết thêm bài mới :)

Tôi đang chuẩn bị cho topic về Nga và St Persburg nhưng đang còn bận quá, chờ đi rồi mới có cảm xúc. Cũng vì còn nặng nợ với Nga quá mà vẫn phải đi lại thăm nơi mình đã trưởng thành, học hỏi, kiếm ít tiền nuôi nhà thời khốn khó...
 
@chú kimvanchinh; đúng là cái cốc uống trà trên tàu chú ạ (mình phải mượn của nhân viên tàu). Cháu cũng thích lắm đấy, nên phải chụp ảnh lại. Hôm về ra Izmailovsky, thấy cũng có bán, nhưng mà đắt quá cơ. Cái như thế này (cả cốc thủy tinh ở trong) họ đòi gần 900R, còn cái có mạ (màu) vàng thì đâu như 1500 hay gần 2000R cơ. Hì, tiếc tiền nên cháu lại không mua.
 
Tôi đã kể cho bạn về chuyện đi lại, xét ra chỉ đắt đỏ một chút ở chuyến tàu từ Matxcova đi St Petersburg và ngược lại. Còn trong thành phố, chi phí đi lại không quá tốn kém (nếu bạn so sánh với giá vé vào cửa các điểm thăm quan, giá ăn uống và mua sắm). Giờ thì tôi sẽ chia sẻ với bạn một chút về thăm thú ở hai thành phố này. Tôi không có ý định đưa cho bạn thông tin chi tiết về mỗi điểm thăm quan, những thông tin đậm đặc về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo… vì thú thực tôi không rành những thứ này một tẹo nào, nhất là tôi lại không học tiếng Nga, một kênh hữu ích giúp ta biết được về văn hóa của một đất nước. Trước khi đi, tôi cũng chăm chỉ đọc, đọc để có chút hiểu biết, chuẩn bị mang theo “lời thuyết minh” cho riêng mình để khi đến nơi, giở ra đọc lại, kiểm chứng một chút. Còn lại, với “trình độ nùn” của mình, tôi thỏa mãn với việc đứng ngắm nghía, trầm trồ những cái đẹp, cái lạ đối với mình. Vì thế, tôi sẽ nói với bạn, có thể chỉ đơn giản là bạn sẽ đến đó bằng cách nào, và phải trả bao nhiêu tiền để được vào thăm. Tôi sẽ không buồn nếu bạn thất vọng vì điều đó, vì cũng như tôi, bạn có thể tìm được những thông tin chi tiết hơn mà bạn mong muốn. Các điểm thăm quan của hai thành phố này, bạn có thể tìm hiểu qua trang http://www.moscow.info
& www.saint-petersburg.com.
Ở Matxcova, ưu tiên số một của tôi là Điện Kremlyn và Quảng trường Đỏ. Khi tôi chuẩn bị cho chuyến đi của mình, nước Nga và Ucraina đang sôi sục với vấn để của Crưm. Ngày nào tôi cũng xem thời sự với các bản tin trực tiếp cập nhật từ Matxcova và Kiev. Mỗi lần thấy anh Duy Nghĩa của VTV đưa tin, tôi lại nhao ra, ngắm nghía bức tường thành và những tòa tháp màu đỏ sau lưng anh, và mơ mộng về một ngày tôi sẽ “check in” nơi đó. Tuy nhiên, tôi cho rằng bạn có thể sẽ bối rối khi tìm đến thăm điện Kremlyn mà không chuẩn bị trước, vì mọi sự không chỉ đơn giản là xếp hàng mua vé và vào thăm. Khi tôi hỏi mấy người quen ở Matxcova xem liệu có thể mua vé trước để đỡ phải xếp hàng không, vì Kremlyn thực sự là một “most wanted’, thì mọi người trả lời tôi là không mua trước được, vì họ sợ đầu cơ. Nhưng “dân bản xứ” thì không thể rành rẽ thành phố theo kiểu của “dân phượt”, cũng giống như khi ở Hà Nội, ra đường là bạn phi lên xe máy và chạy theo quán tính, bạn khó có thể hướng dẫn một người ở nơi khác đến là có thể đến thăm lăng Bác bằng tuyến xe buýt nào. Vì thế, tôi cứ lang thang để tìm và thấy www.kreml.ru, nơi bạn có thể mua trước vé vào điện Kremlyn. Và điều này thực sự hấp dẫn tôi vì mấy lý do sau (1) giá vé không đổi, nghĩa là không giống với một số ticket online khác, bạn sẽ bị tính thêm tiền phí dịch vụ, hay tiền “skip the line” như Vatican Museum chẳng hạn (2) bạn sẽ đỡ được việc xếp hàng và (3) quan trọng nhất là bạn sẽ chắn chắn vào thăm được. Tại sao tôi lại nói thế. Vì vào thăm Kremlyn không đơn giản là một cái vé duy nhất, có nhiều loại cho bạn lựa chọn, và một trong những cái mọi người muốn xem nhất là Armoury Chamber, thì vé vào lại chia theo các giờ, 10:00/ 12:00/… tôi đọc comment trên Tripadvisor, rất nhiều bạn Tây khóc lóc là xếp hàng rất đông, và nhiều khi đến lượt mình thì đã hết vé. Bởi vì quầy vé chỉ bán trước 45 phút, nghĩa là bạn muốn vào lot 12:00, họ sẽ bán vé từ 11:15, bạn không mua được vé trước lúc này, và bạn đợi từ sáng, và cứ đến lượt bạn thì hết giờ, hết vé… Vì thế tôi quyết định mua vé online trước.
Để cho rõ ràng hơn, bạn nên biết là vào thăm Kremlyn, bạn có thể mua:
(1) Vé vào thăm quảng trường Nhà thờ (Architectural complex of the Cathedral Square). Vé này cho phép bạn thăm quảng trường Nhà thờ và các nhà thờ xung quanh (trừ tháp chuông Ivan the Great Bell-Tower) , Tsar Bell và Tsar Canon (tôi không biết chính xác những tên nhà thờ, chuông, pháo dịch ra tiếng Việt với tên viết hoa là gì, nên copy nguyên vào đây). Giá vé hiện tại là 350R/người. Vé này có thể mua online.
(2) Nếu muốn thăm Tháp chuông, bạn phải mua một vé riêng. Ở thời điểm tôi đi, tháp chuông không mở cửa cho thăm quan.
(3) The Armoury Chamber. Giá vé hiện tại là 700R/người. Vé này có thể mua online.
(4) Diamon Fund. Giá vé hiện tại là 500R/ người. Vé này phải mua tại chỗ, và bằng tiền mặt
(5) Và các vé thăm các Triển lãm/ Sưu tập khác trong dinh/nhà thờ trong điện Kremlyn nếu bạn quan tâm (bạn xem chi tiết cập nhật trong www.kreml.ru)
 
Khi tìm hiểu những thông tin này, tôi mò ra được một trang web kiểu roninrom của một hướng dẫn viên Matxova, chị Olga, đó là trang www.askmoscow.com. Bạn nên xem trang này vì chị Olga có cách trình bày thông tin theo sơ đồ rất dễ hiểu và dễ hình dung. Và nếu thắc mắc, bạn hãy hỏi chị ấy. Chị ấy đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi, từ “ngớ ngẩn” đến “phức tạp” nhất, rất kịp thời. Chính chị ấy là người đã bảo tôi là tôi chắc chắn đi được metro về khách sạn tối hôm đầu tiên. Từ những thông tin của Olga, và từ thực tiễn của mình, tôi sẽ chia sẻ với bạn như sau:
(1) Bạn thăm Quảng trường Đỏ (miễn phí, tất nhiên), nhưng sẽ không vào thăm Điện Kremlyn từ Quảng trường Đỏ.
(2) Cổng vào điện Kremlyn cho khách du lịch (như bạn và tôi) ở phía vườn Alexandrovsky Gardens, một cổng ở tháp Kutafya (cổng chính) và một cổng ở tháp Borovitskaya (dành cho khách vào thăm Armoury Chamber và Diamond Fund). Nghĩa là, nếu bạn chỉ thăm Quảng trường Nhà thờ hoặc thăm Quảng trường Nhà thờ trước, thì bạn sẽ kiểm tra an ninh và vào cửa ở tháp Kutafya. Tháp này gần khu gửi đồ, gần phòng bán vé. Còn nếu bạn thăm Armoury Chamber và hoặc Diamond Fund, bạn sẽ vào ở cổng tháp Borovitskaya, phía cuối vườn. Trong trường hợp bạn có đủ vé trong tay, bạn thăm một chỗ trước và chỗ kia sau, bạn sẽ di chuyển phía trong Kremlyn và không phải đi ra ngoài và đổi cổng (trừ phi bạn chỉ mua 1 vé, sau đó, muốn đi nữa, đương nhiên phải ra phòng vé ở phía ngoài và bắt đầu lại từ đầu).
(3) Nếu muốn thăm Diamond Fund (chỗ trưng bày “hàng đống” vàng nguyên tảng, vàng ép thỏi, kim cương và trang sức kim cương, và nhất là vương miện Nga Hoàng đính đầy kim cương đá quý), bạn sẽ mua vé tại cửa ra của Armoury Chamber. Ở đây hình như chỉ chấp nhận tiền mặt.
(4) Phòng bán vé vào thăm Kremlyn cũng nằm ở phía vườn Alexandrovsky Gardens, bạn sẽ tìm thấy theo biển chỉ dẫn KACC. Ngay cả nếu bạn đã mua vé online, bạn vẫn cần ra đổi lấy vé vào cửa ở phòng vé này.
Tôi xin lưu ý bạn là các phòng vé thăm quan ở Nga (có vẻ) làm việc “rất đúng giờ”, nghĩa là không sớm hơn giờ quy định. Nghe có vẻ như tôi đang có ẩn ý gì đó. Thực sự, khi tôi đi, các điểm thăm quan đều mở cửa muộn, sớm nhất là 10:00, có chỗ 10:30, (có thể nếu bạn đi mùa hè sẽ sớm hơn). Nhưng vì bạn là khách du lịch, bạn muốn bắt đầu một ngảy của mình sớm nhất có thể để tranh thủ thời gian, và bạn đến chầu chực ở phòng vé thật sớm, và bạn sốt ruột nhìn nhân viên phòng vé đủng đỉnh chuẩn bị ngày làm việc của mình, và bạn xem đồng hồ liên tục, và cuối cùng phòng vé mở ô cửa bé tí cho bạn. Và đôi khi bạn thất vọng vì họ và bạn không hiểu nhau lắm (bạn không nói tiếng Nga, còn họ không nói tiếng Anh), vì họ yêu cầu chỉ tiền mặt chứ không thẻ tín dụng, vì họ yêu cầu bạn phải trả đúng số tiền vé, vì họ không có tiền lẻ trả lại cho bạn, vì cái máy tính rất chậm dò ra booking online của bạn, vì cô (bà) bán vé gõ gì gì rất chậm vào cái máy tính, vì cái máy in biên lai cũng rất chậm in ra… Tóm lại, tôi khuyên bạn khi mua vé nên thật bình tĩnh, nên hiểu “chậm là hiển nhiên”, và nên chuẩn bị sẵn tiền mặt. Có lẽ cũng không thừa khi tôi khuyên bạn thậm chí nên biết rõ là mình muốn mua gì và phải trả bao nhiêu tiền để chuẩn bị trước.
Nếu bạn mua vé online thăm Kremlyn, bạn mang voucher in sẵn (đã trả tiền với dấu PAID) ra quầy 12 hoặc 13 để đổi lấy vé vào thăm. Trên trang web họ nói bạn có thể chỉ cần nhớ số order của bạn và họ sẽ kiểm tra được để đưa vé cho bạn, nhưng chắc cú vẫn hơn, tôi in ra tất tật, đưa cho họ và lấy vé của mình.
(5) Bạn sẽ không được mang đồ đạc (ba lô, túi to…) vào trong điện Kremlyn, vì thế hãy gửi đồ ở phòng gửi đồ (miễn phí). Nếu đứng ở cửa phòng vé, quay lưng vào điện Kremlyn, thì phòng gửi đồ sẽ ở phía bên phải của bạn, bạn đi bộ khoảng 100m, ra gần bậc thang lên xuống, phòng gửi đồ gần như là ở phía dưới cổng vào tháp Kutafya, có cái cửa rất bé và khó nhận thấy. Túi xách phụ nữ nhỏ nhỏ thì không cần gửi.
(6) Thêm một điều nữa là bạn được phép mang máy ảnh khi vào trong Kremlyn nhưng không được phép chụp ảnh trong nhà thờ, trong Armoury Chamber, và nhất là trong Diamond Fund. Vì vậy bạn sẽ gửi đồ ở phòng gửi đồ ở ngoài, khi vào đến Armoury, bạn sẽ gửi áo khoác (nếu bạn đi vào mùa đông như tôi), gửi máy ảnh, điện thoại (cũng ở đó nhưng là quầy khác), sau đó thăm Armoury, ở cửa ra của Armoury, bạn sẽ thấy ngay bàn vé Diamond Fund và cửa an ninh, bạn mua vé và vào thăm. Khi thăm xong hết và quay ra khỏi khu này, bạn lấy lại áo khoác, máy ảnh và đi thông sang Quảng trường Cung Điện, tha hồ chụp ảnh bên ngoài, và đừng chụp ảnh khi vào trong nhà thờ. Nếu cũng như tôi, bạn có thể mang máy ảnh vào Armoury Chamber (và chụp trộm được đôi kiểu), thì khi vào Diamond Fund, bạn cũng sẽ phải chạy ra để gửi. Vì thế, tốt nhất hãy gửi luôn khi bạn vào.
Tôi đã thăm tất cả những gì có thể thăm ở Kremlyn (vì lúc tôi đi, rất nhiều chỗ đóng cửa). Dù rằng hiểu biết không nhiều, nhưng tôi thấy rất đẹp, rất thích, rất đáng trầm trồ. Đúng là vé vào cửa đắt thật, vì bảo tàng Hermitage mênh mông cũng chỉ có 400R/người, trong khi với 3 chỗ của Kremlyn tôi đi đã tiêu mất 1550R/ người, nhưng tôi nghĩ là cũng đáng, với những gì quý giá của nước Nga mà bạn được chiêm ngưỡng. Khi tìm đọc trước khi đi, tôi thấy nhiều comment không hay về bộ phận an ninh trong điện Kremlyn. Nhưng tôi không vấp phải anh lính nào quát tháo hay thổi còi khó chịu. Tôi nghĩ nếu bạn đi đúng đường, vào đúng nơi được phép thì cũng chẳng có gì khó khăn cả. Một lưu ý nhỏ là khi thăm các nhà thờ Chính thống giáo ở Nga (với mái vòm củ hành đặc trưng), đàn ông được yêu cầu bỏ mũ, còn phụ nữ thì không, thậm chí, nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy tất cả phụ nữ khi vào nhà thờ đều choàng khăn lên đầu. Một số nhà thờ có để sẵn một rổ khăn cho khách dùng khi vào thăm (giống như những tấm choàng giấy mà bạn được yêu cầu khoác vào nếu mặc đồ quá ngắn khi đi thăm nhà thờ ở châu Âu), một số thì không. Vì thế, nếu bạn là phụ nữ, nên chuẩn bị sẵn một khăn choàng để có thể đội đầu khi vào thăm nhà thờ. Một số nơi không quá khắt khe, nhưng tôi nghĩ nhập gia tùy tục là việc nên làm, để thể hiện sự tôn trọng của mình ở những nơi linh thiêng. Và bạn cũng nên biết người Nga cực kỳ sùng đạo.
 
K1_zps8f8d71a6.jpg
[/URL][/IMG]
Đây là lối vào chính, có cầu dẫn vào điện Kremplyn qua tháp Kutafya. Phòng gửi đồ ở phía dưới của lối vào này.

k12_zps207aec72.jpg
[/URL][/IMG]
Cầu dẫn từ cửa vào chính đến tháp Kutafya

k4_zps0d6535d1.jpg
[/URL][/IMG]
Với tấm vé vào cửa thăm Armoury lúc 10:00, tôi xếp hàng 20 phút trước cổng vào thứ 2, qua tháp Boroviskaya, và mất khoảng nửa tiếng sau mới đến lượt qua cổng an ninh

K3_zps7d56371c.jpg
[/URL][/IMG]
Đây là vé vào cửa chính thức đổi từ voucher tôi mua trên mạng. Các vé vào cửa đều có bar code để bạn quệt khi vào, rất hiện đại và chính xác

K2_zps28715c10.jpg
[/URL][/IMG]
Đây là biển chỉ dẫn tìm phòng vé ở vườn Alexandrovsky. Phòng vé ở ngay phía sau. nếu bạn muốn mua tour có hướng dẫn, bạn cũng mua ở phòng vé này. Bạn thấy đấy, khi tôi đi Nga vào tháng 4, trừ cây thông, còn lại cây cối đều như củi vậy. Cái đám trăng trắng mà bạn thấy là tuyết còn sót lại, chưa tan hết.

k5_zps8a3063c6.jpg
[/URL][/IMG]
Đứng chờ quá lâu, tôi ngắm nghía dân tình quanh mình và phát hiện ra các cô gái Nga xinh đẹp, đã rất cao mà lại ưng đi giầy cao nữa. Chuẩn bị tinh thần đi bộ mấy tiếng đồng hồ mà bạn ấy đi giầy như thế này. Bái phục và ghen tỵ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,768
Bài viết
1,137,737
Members
192,665
Latest member
tylekeonhacaiinfo2025
Back
Top