What's new

[Chia sẻ] Tháng Tư ở nước Nga

Kế hoạch đi Nga đến bất chợt khiến tôi đờ ra mấy hôm không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng chuyến đi châu Âu năm ngoái mà ký ức hãy còn tươi mới đã giúp tôi dần dần xác định những việc phải làm. Đầu tiên là đặt vé. Phòng vé thân quen cho biết giá của VNA là tốt nhất, dịch vụ cũng “thân thiện” (đặc biệt với những người không biết một chữ Nga nào như tôi). Tuy nhiên, VNA không bay Nga hàng ngày, vì thế việc du di ngày đi vì lịch bay và cũng vì giá vé cũng phải tính đến. Tôi mua được giá khứ hồi bay Hà Nội - Moscow 920 đô la, không rẻ chút nào. Việc thứ hai là phải xem thủ tục visa Nga. Tìm trên mạng, chỉ thấy nhan nhản quảng cáo làm visa đi Nga của các công ty du lịch, tịnh không có một hướng dẫn “tự làm” nào. Tuy nhiên, sục vào trang web của Sứ quán Nga tại Hà Nội, bạn sẽ thấy có phần hướng dẫn xin thị thực, tuy đơn giản nhưng cũng khá rõ ràng, và nó đơn giản không phải tại vì trang web đưa thông tin sơ sài, mà tại vì yêu cầu thực sự đơn giản, nếu so với yêu cầu của visa Schengen thì đúng là một trời một vực. Tuy nhiên, để chắc ăn, tôi vẫn rình gọi vào số điện thoại của bộ phận thị thực (theo đúng lịch ghi trên trang web của sứ quán), gặp một chị người Nga. Vì biết là chị ấy nói được tiếng Việt, nên dù chị ấy chào bằng tiếng Nga, tôi cứ thao thao hỏi bằng tiếng Việt một cách hết sức tự nhiên. Và đây là yêu cầu hồ sơ visa: 1 thư mời của công ty du lịch (vì tôi nói tôi đi du lịch), vé máy bay khứ hồi (đã xuất, chứ không phải booking đặt chỗ), hộ chiếu (không cần phải copy), bảo hiểm du lịch, bản khai xin visa (load về từ trang web và điền tay vì không có form word để khai trên máy), 1 ảnh hộ chiếu và phí xin visa 50 đô la Mỹ. Lưu ý là không cần đặt hẹn trước, chỉ cần đủ hồ sơ mang đến sứ quán trong giờ làm việc ghi trên trang web để nộp. Và tiền lệ phí thì phải trả bằng đô la chứ không nhận quy đổi ra tiền Việt (tôi không biết trước điều này, nên hơi ớ người khi nghe mọi người xếp hàng bảo nhau, tuy nhiên, ở cổng nộp hồ sơ visa, luôn có một đội “cò” ôm hàng xấp hộ chiếu xin thị thực, và hãy hỏi đổi đô, họ sẽ sẵn sàng). Một điều nữa là dù đã ngồi nhà nắn nót viết bản khai xin visa (vì nhiều chữ phải biết bằng tên tiếng Nga, mà tôi thì không biết một tẹo nào), khi vào nộp, họ sẽ lấy ảnh đã dán của bạn trên bản khai ra, dán vào một tờ mới, giống y chang, cho bạn ngồi khai lại tại chỗ. Nộp 50 đô là và nhận hẹn 1 tuần sau đến lấy. Nếu bạn cần gấp, bạn có thể yêu cầu và trả 90 đô la.
Và tôi nhận visa sau đúng 1 tuần, không có cảm giác siêu hồi hộp như khi nộp visa Schengen. Có vẻ như là nếu có thư mời, bạn sẽ đương nhiên có visa. Visa thuộc dạng du lịch, thời hạn 30 ngày, vào 1 lần. Công ty làm thư mời cho bạn sẽ được ghi trên dấu visa. Vì thế, không phải là đương nhiên, mà lãnh sự quán sẽ dựa trên thống kê về lượng khách “không trốn lại” ở Nga của công ty cấp giấy mời để quyết định có cấp visa cho bạn không.
Và vì đơn giản vậy, tôi cũng khuyên bạn tự làm visa Nga, thay vì mua dịch vụ đắt đỏ của các công ty du lịch Việt Nam. Như bác Kimvanchinh có bảo tôi, giá có khi lên tới 500 đô la lận.
Hơn nữa, khi xem giá phòng ốc, xe cộ tàu bè ở Nga, tôi đều thấy có lựa chọn hỗ trợ về visa. Nghĩa là nếu bạn đặt dịch vụ của họ, họ sẽ xuất thư mời cho bạn (và tính phí), để bạn có thể xin visa. Tôi thấy phí thư mời thấp nhất là khoảng 35 đô la. Nhưng tôi không chắc về độ tin cậy của những thư mời này. Công ty xuất thư mời cho tôi (với giá hữu nghị là 50 đô la).
 
Và bạn hãy nhớ đừng bỏ qua việc dạo chơi Quảng Trường Đỏ một lần nữa vào buổi đêm. Như tôi đã nói chút chút phía trên, Matxcova không tiếc điện để thắp sáng những đại lộ, những cây cầu, những nhà thờ và nhất là Quảng Trường Đỏ của mình để khi đêm về, tất cả trở nên lung linh rực rỡ ánh đèn. Tôi đã đi dạo Quảng Trường Đỏ và lúc nửa đêm, lúc đã rất vắng người và cảm giác Quảng trường còn rộng hơn cả ban ngày. Trước khi đi, tôi đã hơi e ngại rằng lúc này quá muộn, người ta có thể đã tắt hết đèn, nhưng không, tất cả vẫn lung linh rực rỡ, của GUM, cả Saint Basil, cả Tháp Đồng Hồ và những ngôi sao hồng ngọc khổng lồ trên các tháp canh.
Ở đây xin được nói một chút về an ninh ở Matxcova và cả ở Saint Petersburg. Trên Phượt này, ở topic du lịch Nga, mọi người hay hỏi nhau liệu có an toàn không khi đi bụi ở Nga, có đầu trọc dí súng không, có cảnh sát bỗng nhiên ra hỏi giấy tờ và “xin đểu” không… đa số nói không, nhưng khi có những câu hỏi được đặt ra như vậy, ta bỗng nhiên cũng cảm thấy lo lắng. Nhưng suốt một tuần ở Nga, đi ngày có, đi đêm có, đi giữa phố đông người có, vài lang thang lạc lối một mình ở vùng ngoại ô vắng người cũng có, tôi chưa hề một lần có cảm giác lo lắng về an ninh, bởi quanh tôi, chẳng có gì khiến tôi cảm thấy nên và cần bất an. Rất ít khi tôi nhìn thấy cảnh sát Nga trong quân phục đứng trên phố, tôi đôi khi còn muốn nhìn thấy họ để hỏi đường cho yên tâm mà không thấy. Chỉ một lần duy nhất, khi vào bến metro ở Saint Petersburg, một đồng chí mặc thường phục vẫy chúng tôi lại trước khi chúng tôi nhét xèng vào máy, và yêu cầu chúng tôi đi qua cửa scan an ninh của trạm Check point. Chúng tôi tỏ vẻ không hiểu, nhưng đồng chí ấy vẫy tay bảo đi qua, thì đi qua, túi tắm còn nguyên trên người, không cần bỏ ra, không thấy cái cửa scan ấy kêu gì cả, và đồng chí ấy hiệu cho chúng tôi đi, không kèm theo một tiếng nào, không cảm ơn, không xin lỗi, không gì hết. Cũng ở trạm Check point như thế, đôi khi có anh bạn trẻ cũng bị yêu cầu dừng lại, qua máy scan, thậm chí bị kiểm tra giấy tờ, mà trông cũng không có vẻ gì là khả nghi cả. Chúng tôi rút ra kết luận là họ chỉ kiểm tra ngẫu nhiên thôi. Có điều này bạn cũng nên biết về an ninh ở bến metro ở Nga. Như tôi đã nói với bạn, khác ở Paris, cái cửa vào của metro không có chắn, bạn check thẻ và đi qua. Nhưng nếu thẻ của bạn không valid, cái chắn ấy mới xổ ra chặn bạn lại. Và tôi cho rằng khả năng trốn được vé ở đây là zero. Tôi không thấy có tranh tra nào qua lại kiểm tra vé ở các bến metro như Paris, nhưng ở đầu thang cuốn lên xuống bến, luôn có một nhân viên ngồi làm việc quan sát bằng mắt thường, và qua màn hình. Và chắc chắn nếu có gì khả nghi, họ sẽ xử lý ngay. Còn tại các điểm thăm quan, có thể bạn được chụp ảnh phía trong, có thể không, nhưng hầu hết đều phải qua máy scan an ninh, máy ảnh, điện thoại phải bỏ ra khỏi người để được kiểm tra riêng. Nếu không được chụp ảnh, họ sẽ yêu cầu bạn gửi ở ngoài, hoặc đơn giản hơn, yêu cầu bạn cho vào túi thay vì đeo lủng lẳng trước ngực. Ở một số nơi, nếu muốn chụp ảnh, bạn phải trả tiền, và cái máy ảnh của bạn có “vé vào cửa riêng”, kèm theo một sticker để dán lên, chứng tỏ bạn không ”chụp lậu” (như ở bảo tàng Hermitage). Ở những nơi nghiệm ngặt cấm chụp ảnh, tất cả các phòng trưng bày đều có nhân viên ngồi kiểm soát. Họ phần lớn là các bà lớn tuổi, có vẻ đã nghỉ hưu đi làm thêm, hoặc tham gia hiệp hội bảo tồn bảo tàng gì đó, trông thì có vẻ như đang ngủ gật, nhưng kỳ thực rất thính tai, nhanh mắt và mẫn cán. Đừng làm gì “vụng trộm”, bạn sẽ bị “phát giác’ ngay.
 
N1_zpsd4d3dc95.jpg
[/URL][/IMG]
Nhà hát Bolshoi sáng rực trong đêm

N2_zps83491f1a.jpg
[/URL][/IMG]
Kremlyn nhìn từ phố, rực sáng và thu hút

N3_zps0a5eef57.jpg
[/URL][/IMG]
Công việc lúc nửa đêm

N6_zpsd8517adf.jpg
[/URL][/IMG]

N4_zpsb893a768.jpg
[/URL][/IMG]
GUM lung linh rực rỡ, có vẻ còn đẹp hơn cả San Marco ở Venice

N12_zps2f563215.jpg
[/URL][/IMG]

N13_zps3465bffc.jpg
[/URL][/IMG]
Ngôi sao hồng ngọc rực sáng trong đêm. Tôi đọc được là ngôi sao này có đường kính lên tới 3.5m cơ đấy

N8_zpsba042c1f.jpg
[/URL][/IMG]
Đã quá nửa đêm, dường như Quảng Trường cứ rực rỡ như thế này cho đến sáng

N7_zpsaf925f0b.jpg
[/URL][/IMG]

N10_zps383542b7.jpg
[/URL][/IMG]
 
N11_zpsfe2f5140.jpg
[/URL][/IMG]
Saint Basil nửa đêm vẫn sặc sỡ như thường

N9_zpsaf25c3a7.jpg
[/URL][/IMG]
Lăng Lenin giản dị khiêm nhường. Mới hôm qua là sinh nhật Người, và tôi đọc cho con gái tôi nghe bài "ông Lê Nin ở nước Nga"

N5_zpsa03b3e7d.jpg
[/URL][/IMG]
Tường thành rực sáng
 
Ấn tượng nhất với tôi nhà thờ Đấng Cứu Thế bên bờ sông Matxcova. Hôm đầu tiên, tôi đi một mình đến đây, đúng lúc có lễ sáng và có rất đông người dự. Bạn được phép mang túi của mình vào, nhưng phải qua kiểm tra an ninh và máy ảnh phải bỏ vào túi vì bạn không được phép chụp ảnh bên trong. Thực sự là nhà thờ rất rất đẹp, tôi rất thích những bức tranh tường, tranh vòm màu sắc tươi sáng (khác hẳn với những nhà thờ trong điện Kremlyn), những khuôn cửa sắt hoành tráng điệu đà, và đặc biệt là khu điện thờ trung tâm với những cánh cửa đẹp lộng lẫy như chuyện cổ tích. Tôi không hiểu tiếng Nga và không đi đạo, nhưng trong nhà thờ này, tiếng giảng kinh của đức cha vọng ra từ phía trong điện thờ, và tiếng hát thánh ca nghe âm vang rất hay và rất hấp dẫn. Và tôi nhất quyết nói với chồng phải đến vào ngày hôm sau để chồng tôi được chiêm ngưỡng những thứ mà tôi trầm trồ. Và cũng nhờ thế, khi nhà thờ không có lễ ở điện chính, cửa xuống một nhà thờ phía dưới được mở và tôi lại được khám phá thêm một “nhà thờ ngầm” nữa, tuy không hoành tráng bằng nhà thờ phía trên (vì trần hầm thấp), nhưng cũng rất rất đẹp với các bức tranh tường. Một điều hấp dẫn nữa ở đây là phía sau (hay phía trước của nhà thờ tôi cũng không rõ vì tôi thấy có cấu trúc cân xứng giống hệt nhau) nối liền với một cây cầu bắc ngang sông Matxcova (tên tiếng Nga tôi không biết đọc). Từ cây cầu đi bộ này, bạn đứng quay mặt về nhà thờ, thì bên phải bạn là một panorama tuyệt đẹp của Matxcova với điện Kremlyn với các tháp chuông và mái củ hành vàng chóe của các nhà thờ, và bên trái bạn là mặt sau của bức tượng Pier đại đế. Tôi có tham khảo một số vị trí có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh đẹp ở Matxcova thì không thấy có chiếc cầu này, có lẽ bới nó không có lợi thế chiều cao. Tuy nhiên, tôi lại rất thích những bức ảnh mình đã chụp ở đây, trong một ngày cuối đông rực nắng. Để đến được Nhà Thờ Đấng Cứu Thế, bạn đi metro đến bến Kropotkinskaya, và như tôi đã nói, bạn có thể lên ở hai hướng khác nhau, một hướng sẽ thấy nhà thờ ngay trước mặt bạn, còn hướng khác, bạn phải băng qua đường. Nhà Thờ mở cửa thăm quan miễn phí. Một lưu ý nữa là ở đây buổi tối cũng lung linh sáng đèn rất đẹp.

C1_zps14091cb0.jpg
[/URL][/IMG]

Nhà thờ nhìn từ phía đường

C2_zps5b008f75.jpg
[/URL][/IMG]

Từ một bên hông, phía có tháp chuông

C1_zpsfd484ccd.jpg
[/URL][/IMG]

(Từ phía cây cầu đi bộ)

C5_zpse055a857.jpg
[/URL][/IMG]
(Tháp chuông nhà thờ)

C4_zpscde9f169.jpg
[/URL][/IMG]
(Tranh tượng trang trí sống động bên ngoài nhà thờ)

C6_zpsc11e6b67.jpg
[/URL][/IMG]
(Cây cầu đi bộ nối liền hai bờ sông Matxcova)

C2_zpsbdcc3002.jpg
[/URL][/IMG]
(Từ cây cầu này, một bên là điện Kremlyn phía xa hơn bên bờ sông Matxco)

C3_zps412c8319.jpg
[/URL][/IMG]
(zoom một chút)

C4_zps1d73a8eb.jpg
[/URL][/IMG]
(thêm chút nữa)

C5_zpsdb010c4f.jpg
[/URL][/IMG]

(tượng Pier Đại Đế với con tàu)
 
Ở Matxcova cũng có rất nhiều Bảo tàng Nghệ thuật nổi tiếng như Bảo tàng Tretiakov hay Bảo tàng Nghệ thuật tạo hình Puskin. Nhưng tôi hoàn toàn ngoại đạo về nghệ thuật và không có nhiều thời gian, vì thế tôi đã đành lòng bỏ qua những nơi chốn hàn lâm này. Nhưng tôi nhất định đi Bảo tàng tròn Borodino để xem bức tranh tròn nổi tiếng về trận chiến giữa quân Nga và quân Pháp. Để đến bảo tàng này, bạn đi đến bến metro Kutuzovskaya. Bến này cũng có hai lối lên nằm ở hai bên của đại lộ Kutozovsky Prospekt, vì thế còn tùy thuộc bạn đi từ hướng nào để lên cho đúng. Bạn nên định hướng bảo tàng bằng Khải Hoàn Môn trên đại lộ này. Từ bến metro đến Bảo tàng, đi bộ khoảng 400m. Bạn sẽ nhận ra trước tiên hình dáng của Bảo tàng, đơn giản như một cái ống tròn (và phía trong nó chính là bức tranh tròn nổi tiếng). Phía ngoài trước bảo tàng là tượng tướng Kutuzov cưỡi ngựa rất đẹp. Vé vào thăm quan giá hiện tại là 160R. Có một điều buồn cười là ngay khi chúng tôi xòe 2 ngón tay ý bảo muốn mua hai vé, bà bán vé xua lấy xua để, nói một câu tiếng Anh lằng nhằng và chúng tôi đại khái hiểu là phải trả đúng số tiền vì bà ấy không có tiền lẻ để trả lại đâu. Và vì thế, hãy chuẩn bị sẵn tiền lẻ các loại để đảm bảo là bạn “được chấp nhận” ở mọi nơi. Vì không hiểu rành về lịch sử Nga, chúng tôi dựa theo hướng dẫn đã tìm đọc ở nhà để thăm bảo tàng. Và ấn tượng với các tượng sáp rất chân thực về những góc nhỏ của cuộc sống của những người lính. Nhưng còn ấn tượng hơn vì chúng tôi gặp rất nhiều đoàn học sinh được giáo viên đưa đến thăm quan tìm hiểu (ở đây và ở hầu hết các bảo tàng mà chúng tôi đi). Trong ký ức học sinh của mình, tôi được đi Bảo tàng Quân sự một lần, rất đông cả khối lớp 5 hồi ấy đứng lúc nhúc nghe thuyết minh trên sa bàn mà chẳng nhìn thấy gì. ở đây, chúng tôi thấy mỗi nhóm có chỉ khoảng 10 em, với 1 cô giáo và 1 thuyết minh viên. Các em được nhìn thấy rõ ràng, được nghe kể (mà qua giọng nói, chúng tôi đoán là những câu chuyện lịch sự rất hay và hấp dẫn). Và ở một bảo tàng mà cách trình bày các hiện vật rõ ràng rành mạch (dù nhiều chỗ chỉ có tiếng Nga thôi), tôi nghĩ trẻ con sẽ hiểu và biết được nhiều hơn và dễ dàng hơn, cũng như những ấn tượng bằng “người thực việc thực” sẽ khiến chúng nhớ lâu hơn bài học của mình.
Và bức tranh tròn cũng rất sự ấn tượng. Khi bạn đứng dưới thang gác dẫn lên, bạn thấy trên bức tường tròn vây quanh mình cảnh một đồng cỏ nhạt màu. Khi bước dấn lên theo thang gác xoáy tròn, bạn sẽ ồ lên thích thú vì thấy mình giống như đứng trên một ngọn đồi và nhìn ra quang cảnh bao la ở xung quanh. Nền trời xanh, các rặng cây phía xa, những đồng cỏ úa, những đồng lúa vàng rực, những đoàn quân cưỡi ngựa, vượt qua cánh đồng, vượt qua sông suối. Ngay gần bạn, những ngôi nhà, những cánh cổng làng đang cháy dở, những đồ đạc súng ống vương vãi. Biết là sắp đặt mà cảm thấy rất thật, phần hình và họa nối liền vào nhau, cho bạn cảm giác đang sống thật giữa chiến trường.
Rời phần bức tranh tròn đi xuống phòng trưng bày tiếp theo, tôi tưởng như đang có chiếu phim ở đâu đó với âm thanh là tiếng vó ngựa đều đều, tiếng sỏi, tiếng cây khô lạo xạo. Hóa ra ngay dưới chân mình. Bạn cứ đi vào thang nối giữa phòng tranh tròn với phòng tiếp theo, âm thanh như tiếng vó ngựa của đoàn quân lại vang lên, rất thật. Và rất trẻ con, tôi đi qua đi lại mấy lần để nghe cho thỏa cơn thích thú.

B2_zps9ef56ee0.jpg
[/URL][/IMG]
(Bảo tàng Bức tranh tròn Borodino và tượng nguyên soái Kutuzov)

B3_zps17e90bb3.jpg
[/URL][/IMG]
(Một trong những hiện vật trưng bày tại Bảo tàng, chiếc đĩa với hình ảnh các nhân vật lịch sử, ở giữa là Hoàng đế nước Pháp Napoleon, người đã có tham vọng đem quân đến tận Matxcova)

B4_zps41542627.jpg
[/URL][/IMG]
(Những món đồ xinh đẹp như đồ chơi)

B5_zps0d66c5fc.jpg
[/URL][/IMG]
(Tượng sáp quân lính với trang phục và vũ khí)

B6_zps65c6e8ea.jpg
[/URL][/IMG]
(Học sinh và "thực địa" lịch sử)

B7_zps3a248c12.jpg
[/URL][/IMG]
(Matxcova khói lửa)

B8_zps70ff99c5.jpg
[/URL][/IMG]
(Lính "chén")

B9_zpseb91887b.jpg
[/URL][/IMG]
(Nồi súp (cháo???). Tôi cứ thắc mắc làm sao mà thanh củi kia như đang cháy thật????)

B2_zps7d200f46.jpg
[/URL][/IMG]
(Người hùng nước Pháp)
 
B10_zps06fe4b8e.jpg
[/URL][/IMG]
(Một góc nhỏ của Bức tranh tròn của họa sĩ Franz Rubo, sáng tác năm 1912 với tổng chiều dài là 115m và cao 15 m)

B11_zps4fc3dbb1.jpg
[/URL][/IMG]

B12_zps215590b4.jpg
[/URL][/IMG]

Chúng tôi có quay một clip vòng quanh bức tranh nhưng trình nghiệp dư nên hình ảnh nhấp nhô trập trùng còn hơn cả đồi núi:)).

Từ Bảo tàng tròn Borodino, bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng Khải Hoàn Môn và bạn tìm cách đi đến đó, bằng cách qua hầm sang đường. Tôi rất sướng vì chỉ có mỗi mình ở đây và Khải hoàn môn to đùng hoàn toàn “thuộc về tôi” (tôi nghĩ bạn cũng sẽ như tôi, khi chuẩn bị tinh thần “chen chúc” ở những điểm thăm quan, bạn sẽ thấy “ngạc nhiên và sung sướng” khi chỉ có mình bạn, khi các bức ảnh của bạn không bị điểm xuyết thêm vài bóng người, mà nhiều khi, chỉ vì thế, bạn phải bỏ bức hình của mình đi). Khải Hoàn Môn Matxcova cũng rất đẹp, mặc dù tôi gặp lại cảm giác tiếc nuối của mình khi quanh nó có rất nhiều tòa nhà cao tầng của đại lộ Kutuzov, nó làm Khải Hoàn Môn như bị chìm đi, không thực sự nổi bật như khi nó phải được đặt trong một không gian rộng lớn hơn, khoáng đạt hơn.

B3_zpseea0d018.jpg
[/URL][/IMG]

Từ Khải Hoàn Môn bạn đi tiếp lên để tới Quảng trường Chiến thắng. Quảng trường rộng mênh mông và nắng chói chang. Tôi không đi ra tới cột đài tưởng niệm mà chỉ chiêm ngưỡng nó từ xa. Tôi đọc được là Cột đài này cao 141,8 mét, tượng trưng 1.418 ngày đêm của cuộc Nội chiến vĩ đại. Tại mức
100 mét là bức tượng đồng của nữ thần chiến thắng - Niki. Ngồi phơi nắng giữa mênh mông bê tông thô kệch, kể cũng “hơi thích”, nhưng ngay bên cạnh Quảng trường này là một nhà thờ nhỏ, xin xắn, cũng với mái vòm mạ vàng sáng chói, và bạn có ghế gỗ để ngồi phơi nắng và ngắm mái vòm nhà thờ nổi bật trên nền trời xanh, thích hơn nhiều. Nhà thờ này không bán vé vào cửa, và thậm chí cũng không cấm chụp ảnh bên trong. Cửa nhà thờ đóng (đương nhiên), nhưng bạn hãy nhẹ nhàng mở ra, và bước vào không gian tràn ngập hương hoa và ánh sáng, ánh sáng của nắng xuyên qua những ô kính phía trên, của những bức tranh màu sắc tươi sáng, của những họa tiết bằng đồng sáng rực. Tĩnh lặng và rất đẹp.

B14_zps50a30483.jpg
[/URL][/IMG]
(Quảng trường Chiến thắng và cột đài tưởng niệm. Thật lòng tôi không thấy đẹp lắm)
 
B15_zps547b068f.jpg
[/URL][/IMG]
(Nhà thờ nhỏ (tôi không biết tên) kế ngay bên Quảng trường)

B16_zps124252d4.jpg
[/URL][/IMG]
(Tranh tường mosaic rực rỡ trong nhà thờ)

B17_zps03ee055a.jpg
[/URL][/IMG]

B18_zps5bc41dba.jpg
[/URL][/IMG]

B19_zpsc8bf56be.jpg
[/URL][/IMG]
(Nhà thờ rất nhỏ nhưng không gian rất đẹp)
 
Dường như hơi lãng đãng, tôi đã bỏ qua không vào GUM, đúng ra là đã tính vào, nhưng rồi không còn thời gian. Kế hoạch của tôi cũng không có Tháp truyền hình Ostankino. Nhưng phố cổ Arbat thì không thể bỏ qua vì tôi đặc biệt thích lê la phố xá. Phố đi bộ Arbat là con phố khá dài, và rộng rãi với cửa hàng cửa hiệu san sát ở hai bên. Người ta đã miêu tả về một con phố sầm uất và sặc sỡ những sắc màu nghệ thuật. Người ta cũng đã tiếc nuối vì đến hôm nay, phố cổ đã mất đi phần nào hồn vía của nó. Nhưng tôi không biết phố trước kia, và tôi thấy hài lòng với con phố mà hôm nay tôi qua. Đông người, (dù không quá đông như Ramblas ở Barcelona - có lẽ tại tháng 4), những hàng tranh vẽ, những tiệm lưu niệm sặc sỡ, những hàng sách cũ, những họa sĩ “phố” vẽ chân dung cho khách, với tôi cũng đủ vui nhộn. Tôi dí mũi vào cửa kính ngắm nghía những đồ lưu niệm xinh xắn mỹ miều được bày biện, tôi sà hẳn vào trầm trồ hàng hàng dãy dãy những búp bê gỗ Matryoska. Nhưng tôi đã nghe nói về chợ lưu niệm Izmailovsky, nên tôi chỉ xem và hỏi cho vui thôi, rồi tôi … ra. Trên những kệ sách kê giữa đường, bỗng nhiên tôi nghĩ ra đi tìm những cuốn sách tuổi thơ. Hồi còn nhỏ, đứa bạn nào nhà phải “kinh” lắm mới có trong tay những cuốn truyện in khổ to, bìa dày, sách trắng thơm mùi mực, hình vẽ vui nhộn của Mít Đặc và Các bạn, của Bác Sỹ Aibolit… in bằng Tiếng Việt nhưng tại Liên Xô, hình như là của Nhà xuất bản Cầu Vồng. Tôi không có, chỉ được xem ké tí thôi, nhưng thích mê tơi. Tất nhiên là tôi đã không tìm thấy, vì những cuốn sách thiếu nhi trên kệ cũng chỉ là sách hiện đại. Công nhận, hồi xa xưa ấy, cái gì mà mang ở Liên Xô về là “kinh” lắm, búp bê này, lật đật này, cặp sách giả da màu đen có quai đeo sau lưng và hình con thỏ trên cái khóa bấm, thậm chí là cả bộ đồng phục mùa đông màu xanh tím than đậm và có phù hiệu ở tay nữa… toàn “hàng khủng” của những đứa có bố mẹ đi học, đi làm ở Liên Xô. Cảm giác ghen tỵ vẫn còn phảng phất đâu đây.

A2_zps4cb7f99b.jpg
[/URL][/IMG]
(Lên khỏi bến metro Arbatskaya, bạn sẽ nhìn thấy cái nhà đèm đẹp này. Nhưng tôi không chụp nó đẹp được, bởi cái ô tô xanh lè đỗ chình ình phía trước, và bởi dây điện dăng dăng chắn ngang tầm máy. Tôi đã bảo bạn mà)

A1_zpsfc3b689b.jpg
[/URL][/IMG]

A3_zps0e7f3c30.jpg
[/URL][/IMG]
(Họa sĩ đường phố)

A4_zpscff435f0.jpg
[/URL][/IMG]
(Seri ảnh window shoppings của tôi)

A5_zps253682af.jpg
[/URL][/IMG]
(Hôm tôi đi là sắp mùa Lễ Phục Sinh, đâu đâu tiệm lưu niệm cũng thấy Trứng, không hiểu Trứng vì Lễ Phục Sinh, hay trứng vì đây là một mặt hàng lưu niệm đặc trưng của nước Nga?)

A6_zps182fec6f.jpg
[/URL][/IMG]
(Mũ mão rất lòe loẹt)

A12_zps3bc3b7bf.jpg
[/URL][/IMG]
(Như trong chuyện cổ tích)

A11_zpsbbe2ec6c.jpg
[/URL][/IMG]

A8_zpsabfc03d3.jpg
[/URL][/IMG]
 
A7_zps51c710ed.jpg
[/URL][/IMG]


(Hình nộm vui nhộn trên phố

A9_zps6f253af9.jpg
[/URL][/IMG]
(Búp bê này là búp bê Nga)

A10_zps9430f3b1.jpg
[/URL][/IMG]

A2_zpsb83a622d.jpg
[/URL][/IMG]
(Tần ngần trước hàng tranh)

A15_zps9199c0c5.jpg
[/URL][/IMG]
(và có bức này rất rất đáng yêu)

A13_zpsf7359214.jpg
[/URL][/IMG]
(Vẽ chân dung)

A14_zpsf683a9b9.jpg
[/URL][/IMG]
(Phố cổ nhà cổ)

A3_zpsf835651a.jpg
[/URL][/IMG]
(Tượng trên phố)

A4_zps224078c2.jpg
[/URL][/IMG]
(Tượng Puskin và Phu nhân. Tôi thấy tượng Puskin có rất nhiều ở Matxcova và cả Saint Petersburg. Chợt nghĩ đến nhiều "bức tượng Liên Xô" đã bị dời đi sau những năm 90....)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,328
Bài viết
1,175,242
Members
192,050
Latest member
khoangsanamico
Back
Top