What's new

[Chia sẻ] Tháng Tư ở nước Nga

Kế hoạch đi Nga đến bất chợt khiến tôi đờ ra mấy hôm không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng chuyến đi châu Âu năm ngoái mà ký ức hãy còn tươi mới đã giúp tôi dần dần xác định những việc phải làm. Đầu tiên là đặt vé. Phòng vé thân quen cho biết giá của VNA là tốt nhất, dịch vụ cũng “thân thiện” (đặc biệt với những người không biết một chữ Nga nào như tôi). Tuy nhiên, VNA không bay Nga hàng ngày, vì thế việc du di ngày đi vì lịch bay và cũng vì giá vé cũng phải tính đến. Tôi mua được giá khứ hồi bay Hà Nội - Moscow 920 đô la, không rẻ chút nào. Việc thứ hai là phải xem thủ tục visa Nga. Tìm trên mạng, chỉ thấy nhan nhản quảng cáo làm visa đi Nga của các công ty du lịch, tịnh không có một hướng dẫn “tự làm” nào. Tuy nhiên, sục vào trang web của Sứ quán Nga tại Hà Nội, bạn sẽ thấy có phần hướng dẫn xin thị thực, tuy đơn giản nhưng cũng khá rõ ràng, và nó đơn giản không phải tại vì trang web đưa thông tin sơ sài, mà tại vì yêu cầu thực sự đơn giản, nếu so với yêu cầu của visa Schengen thì đúng là một trời một vực. Tuy nhiên, để chắc ăn, tôi vẫn rình gọi vào số điện thoại của bộ phận thị thực (theo đúng lịch ghi trên trang web của sứ quán), gặp một chị người Nga. Vì biết là chị ấy nói được tiếng Việt, nên dù chị ấy chào bằng tiếng Nga, tôi cứ thao thao hỏi bằng tiếng Việt một cách hết sức tự nhiên. Và đây là yêu cầu hồ sơ visa: 1 thư mời của công ty du lịch (vì tôi nói tôi đi du lịch), vé máy bay khứ hồi (đã xuất, chứ không phải booking đặt chỗ), hộ chiếu (không cần phải copy), bảo hiểm du lịch, bản khai xin visa (load về từ trang web và điền tay vì không có form word để khai trên máy), 1 ảnh hộ chiếu và phí xin visa 50 đô la Mỹ. Lưu ý là không cần đặt hẹn trước, chỉ cần đủ hồ sơ mang đến sứ quán trong giờ làm việc ghi trên trang web để nộp. Và tiền lệ phí thì phải trả bằng đô la chứ không nhận quy đổi ra tiền Việt (tôi không biết trước điều này, nên hơi ớ người khi nghe mọi người xếp hàng bảo nhau, tuy nhiên, ở cổng nộp hồ sơ visa, luôn có một đội “cò” ôm hàng xấp hộ chiếu xin thị thực, và hãy hỏi đổi đô, họ sẽ sẵn sàng). Một điều nữa là dù đã ngồi nhà nắn nót viết bản khai xin visa (vì nhiều chữ phải biết bằng tên tiếng Nga, mà tôi thì không biết một tẹo nào), khi vào nộp, họ sẽ lấy ảnh đã dán của bạn trên bản khai ra, dán vào một tờ mới, giống y chang, cho bạn ngồi khai lại tại chỗ. Nộp 50 đô là và nhận hẹn 1 tuần sau đến lấy. Nếu bạn cần gấp, bạn có thể yêu cầu và trả 90 đô la.
Và tôi nhận visa sau đúng 1 tuần, không có cảm giác siêu hồi hộp như khi nộp visa Schengen. Có vẻ như là nếu có thư mời, bạn sẽ đương nhiên có visa. Visa thuộc dạng du lịch, thời hạn 30 ngày, vào 1 lần. Công ty làm thư mời cho bạn sẽ được ghi trên dấu visa. Vì thế, không phải là đương nhiên, mà lãnh sự quán sẽ dựa trên thống kê về lượng khách “không trốn lại” ở Nga của công ty cấp giấy mời để quyết định có cấp visa cho bạn không.
Và vì đơn giản vậy, tôi cũng khuyên bạn tự làm visa Nga, thay vì mua dịch vụ đắt đỏ của các công ty du lịch Việt Nam. Như bác Kimvanchinh có bảo tôi, giá có khi lên tới 500 đô la lận.
Hơn nữa, khi xem giá phòng ốc, xe cộ tàu bè ở Nga, tôi đều thấy có lựa chọn hỗ trợ về visa. Nghĩa là nếu bạn đặt dịch vụ của họ, họ sẽ xuất thư mời cho bạn (và tính phí), để bạn có thể xin visa. Tôi thấy phí thư mời thấp nhất là khoảng 35 đô la. Nhưng tôi không chắc về độ tin cậy của những thư mời này. Công ty xuất thư mời cho tôi (với giá hữu nghị là 50 đô la).
 
G11_zpsc57ea596.jpg
[/URL][/IMG]


(Dân tình qua lại rất đông nhưng cũng chẳng ai thèm để ý đến một đứa cứ xoay vòng quanh và chụp ảnh lia lịa là tôi. Nếu tôi là họ, tôi cũng sẽ rất tự hào là chủ của những nhà ga đẹp như mơ thế này)


(phong cách hiện đại)

G8_zps6b8d3cc9.jpg
[/URL][/IMG]



G9_zps7eaf7fa8.jpg
[/URL][/IMG]

G8_zps06b14568.jpg
[/URL][/IMG]
(Vòm trần cầu kỳ)

G7_zpsd4bf8ac9.jpg
[/URL][/IMG]

G6_zps76e865ca.jpg
[/URL][/IMG]
 
G26_zpsf49146ae.jpg
[/URL][/IMG]
(Ga này ở St Petersburg, bạn thấy vạch màu xanh sát đường tàu chạy không, ở St Petersburg luôn có vạch màu như vậy giúp bạn dễ phân biệt các line)

G1_zpsfea82165.jpg
[/URL][/IMG]

G3_zpsbd0b8906.jpg
[/URL][/IMG]
(Đường hầm sáng rực)

G4_zps4670f185.jpg
[/URL][/IMG]

G5_zpse5576ec1.jpg
[/URL][/IMG]
(Đèn cột)

G2_zps41d3a2e6.jpg
[/URL][/IMG]
(Đèn chùm)

G36_zpsc5c36e7e.jpg
[/URL][/IMG]

G37_zps66c27018.jpg
[/URL][/IMG]
(Cửa kỹ thuật đề năm 1958)


(Tranh mosaic ở một ga tại St Petersburg)

G33_zps51c6f443.jpg
[/URL][/IMG]
 
G31_zps2619b329.jpg
[/URL][/IMG]
(Ga Puskin ở St Petersburg0

G32_zps58020645.jpg
[/URL][/IMG]

G30_zpsdb2e4464.jpg
[/URL][/IMG]

G29_zps982154bc.jpg
[/URL][/IMG]

G28_zps52e23a3f.jpg
[/URL][/IMG]
(Ga Mayakovskaya với những bức tường mosaic đỏ rực)

metroS_zpsa900de01.jpg
[/URL][/IMG]

G25_zps61fa71e2.jpg
[/URL][/IMG]

G24_zpsa6a50030.jpg
[/URL][/IMG]

G7_zpsdc3add2a.jpg
[/URL][/IMG]
(Biểu tượng búa liềm)

G6_zps132eccc6.jpg
[/URL][/IMG]
 
Điểm đến mong chờ cuối cùng của tôi ở Matxcova là Izmailovsky Park. Đọc comment trên Tripadvisor, thấy bảo “ở, Izmailovsky, hãy nói tên một đồ vật bất kỳ, và người bán hàng sẽ mang ra cho bạn”, tôi đã thấy thích mê đi rồi. Phụ nữ và mua sắm, bạn biết rồi đấy. Cho dù tôi không định mua cái gì ghê gớm cả, nhưng đi đến đâu tôi cũng chỉ mua một món lưu niệm nhỏ, hay lấy một đồng xu lưu niệm từ máy tự động, còn thì cái gì “thuộc Nga”, tôi cũng đều “nuốt nước bọt” chờ đến chợ Izmailovsky. Sau cùng, chúng tôi cũng chỉ có khoảng nửa ngày ở đây, được sắp xếp vào ngày cuối cùng trước khi lên chuyến bay chiều về Hà Nội. Cho dù “đi đúng chỉ dẫn” là vào ngày cuối tuần, chợ cũng không quá đông vì mới là tháng 4, còn là mùa thấp điểm của du lịch. Nhiều quầy hàng bỏ trống, nhưng chỉ với những quầy đã mở cửa và những khách du lịch vui nhộn như chúng tôi, thì chỉ vậy cũng đã đủ hay ho lắm rồi. Tiếc nhất là không có đủ thời gian vào khu Kremlyn, trông đẹp như tranh vẽ vậy (lại hẹn lần sau). Chúng tôi sà vào quầy mũ lông, quyết mua cho được một cái mũ thuần Nga thật ấm, sờ thật mượt tay và lại rất đẹp nữa. Người bán hàng nhiệt tình hết mức và cũng ba xạo hết mức. Chúng tôi cuối cùng mua được cái ưng nhất, làm từ lông chồn với giá 1500R trong khi giá ban đầu là 3500R (??? – chẳng biết là đắt hay rẻ, và thật rởm thế nào???). Nhưng mà vui hết biết, cái màn thử lên đầu một trăm cái mũ lông các kiểu loại, các kiểu màu, tha hồ soi gương và cười… ngặt nghẽo. Rồi thì búp bê gỗ, bát và thìa gỗ, hộp nhạc gỗ sặc sỡ với bài nhạc “chiều ngoại ô Matxcova” tuyệt hay (mà những người bán hàng bảo là “Moscow night”), mấy món mà tôi cứ lượn mãi, lượn mãi, nhìn ngắm thích thú, nâng lên đặt xuống và cuối cùng cũng mua cho bằng được. Ở gian hàng đồ cũ, bạn sẽ thấy vô thiên lủng là các loại kiểu đồ. Tôi không kể về đồ cổ hay tôn giáo (vì không biết gì), nhưng tôi nhận ra đủ cả các món đồ “Liên Xô” mà một thời nào đó đã có mặt ở nhà tôi, cốc thủy tinh 1 kop này, búp bê này, lật đật ngả nghiêng này, bộ dây cắm điện trắng đen trong cái hộp tròn, cứ xoay vài hôm thì rối tinh beng và tắc tị…., không biết có thời gian dạo nữa, liệu tôi có thể thấy bàn là, nồi áp suất, chậu nhôm…????. Để đến Izmailovsky Park, bạn đến bến metro Partizanskya, và bạn nhanh chóng nhận ra phương hướng nhờ những chóp mái cao cao của khu Kremplyn. Tôi không vào khu Kremlyn nên không biết rõ có phải trả vé vào cửa không, nhưng để vào khu chợ lưu niệm, bạn phải trả 10R, người thu tiền ở cửa vào sẽ đưa ticket cho bạn đàng hoàng. Và sau đó, tha hồ bạn ngắm nghía và vui thú mua bán. Nếu có thời gian và là người thích la cà, bạn có thể dành cả ngày ở đây. Có thể, không chỉ đơn giản là bạn mua được món đồ lưu niệm, nếu may mắn, bạn có thể nghe được nhiều điều thú vị từ những người bán hàng vui tính và niềm nở. Nhưng hãy nhớ mặc cả cho ác liệt vào!!!. Chợ ngày nào cũng mở, nhưng thường chỉ đông người bán vào ngày cuối tuần, vì thế hãy xếp lịch cho chuẩn. Người bán hàng cũng sẵn sàng nhận trả bằng tiền đô la, với tỷ giá không quá khác biệt so với tỷ giá đổi ở ngân hàng, vì vậy bạn cũng không phải lo thiệt thòi. Có điều, cũng giống như hàng hóa, giá cả có sự khác biệt cực lớn. Ví dụ như búp bê gỗ Matryoska, có những bộ chỉ khoảng 300-400R, nhưng có những bộ lên tới 3000-4000R, thậm chí 7000-10000R. Chúng tôi gặp một người bán hàng trẻ tuổi, nói tiếng Anh khá tốt, cùng với bố của anh ta, chính là một nghệ nhân làm búp bê, có tới 3 gian hàng kề nhau, trưng những bộ búp bê trông rất nổi bật, to là một chuyện, nhưng những hình vẽ trên búp bê mới là cái làm nên sự khác biệt. Anh ta giải thích cho chúng tôi, nếu chỉ là những hình vẽ hoa thì búp bê sẽ có giá rẻ hơn rất nhiều, vì vẽ hoa rất dễ, trái lại, nếu là phong cảnh, cảnh sinh hoạt, người, thì công đoạn trang trí búp bê tốn thời gian công sức hơn rất nhiều, và chắc chắn sẽ đắt hơn. Và phải tính cả đến sự khác biệt của loại màu, cách vẽ được sử dụng, như màu mộc, màu trơn, khác với dầu bóng, hay rắc lên những hạt kim loại óng ánh, thậm chí là cả những hạt trang sức to tướng…. Và anh ta đã thành công khi bán được cho tôi một bộ 7 con cỡ trung bình, có hình người và cảnh sinh hoạt nông thôn, vẽ mộc không dầu bóng và hạt kim óng ánh, với giá 2500R mà anh ta cứ khăng khăng là rất hữu nghị vì giá ban đầu của nó là những 3500R. Chẳng biết có đắt không nhưng tôi rất ưng ý và con gái tôi cũng thích mê tơi.

I16_zps2758c205.jpg
[/URL][/IMG]
(sơ đồ khu Izmailovsky)

I17_zpsdf3e840d.jpg
[/URL][/IMG]
(khu Kremlyn sặc sỡ chụp từ bên ngoài)

I9_zps7ad77b76.jpg
[/URL][/IMG]
(này thì mũ lông, lông cáo, lông chồn, và lông thỏ)

I10_zps3632da4e.jpg
[/URL][/IMG]
(không biết vào mùa hè, người ta có mang mũ lông ra bán không nhỉ?)

I15_zps982ef6aa.jpg
[/URL][/IMG]
(hộp nhạc Matxcova đủ cỡ, đủ kiểu. Tôi mua một hộp vẽ các cảnh đẹp của Matxcova, giá 600R, thỉnh thoảng vặn cót nghe đi nghe lại bài Chiều ngoại ô Matxcova cho thích)

I3_zps1dbf583c.jpg
[/URL][/IMG]
(hộp nhạc này cũng thế, cùng một cỡ, nếu hình vẽ cảnh phức tạp thì đắt, mà vẽ hoa hoét lằng nhằng thì rẻ hơn)

I4_zps1e16a595.jpg
[/URL][/IMG]
(mái gỗ trong chợ)

I5_zpse3c1b0f6.jpg
[/URL][/IMG]
(giản dị mà sặc sỡ)



I11_zpsae22d80b.jpg
[/URL][/IMG]
(gấu Nga trên mái nhà)
 
I14_zps18dfcaec.jpg
[/URL][/IMG]
(này thì búp bê, to nhỏ, béo gấy, xanh đỏ, đủ cả)

I13_zps46ac7b3c.jpg
[/URL][/IMG]

I12_zps9879520b.jpg
[/URL][/IMG]

I7_zpsccf64ea8.jpg
[/URL][/IMG]

I2_zps2503ad9f.jpg
[/URL][/IMG]

I1_zps7bb5f5de.jpg
[/URL][/IMG]

I8_zps1bd409b6.jpg
[/URL][/IMG]
(tôi còn thích cả mấy cái bát và thìa gỗ để bày trong bếp này nữa)
 
arbat bây giờ thật buồn tẻ, không sôi động và hấp dẫn như những năm 1988-1992.
mấy cái đồ lưu niệm ở phố này bán giá quá chát
 
@ chú kimvanchinh: Cháu chẳng mua gì ở Arbat, chỉ window shopping thôi. Nhưng chú thấy mấy cái món cháu mua ở Izmailovsky thế nào ạ? có bị hớ không chú?
arbat bây giờ thật buồn tẻ, không sôi động và hấp dẫn như những năm 1988-1992.
mấy cái đồ lưu niệm ở phố này bán giá quá chát
 
Tôi sẽ tạm dừng kể chuyện chơi bời thăm thú mà sẽ kể với bạn một chút về chuyện ăn uống. Không biết với bạn thì thế nào, còn với tôi, ăn uống là chuyện vô cùng quan trọng, một là vì tôi rất thích ăn ngon (???), hai là vì tôi luôn muốn nếm món địa phương ở nơi tôi đến,(tỉ như món moule et frites ở Bỉ hay Tapas ở Tây Ban Nha chẳng hạn), ba là vì, thú thực, có thực mới vực được đạo. Bạn ở nhà, ngồi văn phòng 8 tiếng, bữa sáng là bữa phụ, bữa trưa ăn cho xong, còn bữa tối ăn nhẹ để giảm cân, đi ngủ đỡ nặng bụng. Trái lại, đi du lịch, nhất là đi bụi, một ngày la cà đến cả mươi mười lăm cây số, thăm một cái bảo tàng mất nửa ngày trời cũng là “đi bộ” thì bạn không thể lơ là chuyện ăn uống, cứ là phải đủ lượng đủ chất, mấy lại nhịn gì chứ nhịn ăn là điều không tưởng. Tôi có thể dễ dàng cưỡng lại thú vui mua sắm, nhưng ăn và ăn ngon thì không có cách chi cưỡng lại cả. Tôi không có tí kiến thức nào về ẩm thực nước Nga, chỉ biết mọi người hay nói đến bánh mì đen, dưa bắp cải muối, cá khô, nhưng thú thực nếu bạn không biết tiếng và không có chỉ dẫn, thì bạn sẽ chịu chết mà không tìm nổi món mình muốn ăn. Cũng giống như ở nhà ta, kebap là món ăn phổ biến trên phố. Một tuần ở Nga, tôi ăn kebap 2 lần. Ăn kebap thì quá đơn giản, chỉ vào cái hình là họ làm cho mình mà không cần nói gì. 100R/ cái ở khu Kolomenskoy và 120R/cái ở khu Observation Platform của đại học MGU. Ăn Kebap này ngon thật, thịt thơm và mềm, sốt sánh và dịu, rau cũng ngon và bánh cũng ngon, lại nóng hổi ăn giữa lúc vừa lạnh vửa đói, cứ là cắn tới tấp. Nhưng sức tôi thì chỉ ăn được nửa cái thôi, là no và ngấy. Và sau cái kebap thứ hai thì tôi không có ý định ăn thêm nữa, mặc dù phải công nhận là nó rất ngon.

F1_zpsa9cd0f1f.jpg
[/URL][/IMG]
(Kebap lên khay)

Kinh nghiệm đi chơi là nếu bữa sáng của bạn bao gồm trong tiền phòng khách sạn, bạn hãy cố gắng ăn nhiều nhất có thể, bởi vì, dù sao bạn cũng đã trả tiền cho nó, và hơn nữa, đi bụi như vậy, bạn không thể chắc chắn sẽ đến đúng một cái nhà hàng hay tìm thấy một quầy bánh vào đúng bữa trưa, bởi lẽ, có thể lúc ấy bạn vẫn đang lang thang trong khu Hermitage chất ngất những vật trưng bày, hay đang ở trong vườn Catherine rộng lớn, hay tệ hơn đứng ngay ở cột chỉ đường đến nhà hàng ở Peterholf mà người dọn vườn lại bảo bạn rằng, mùa này nhà hàng đóng cửa. Ở Matxcova, chúng tôi ở một khách sạn ngay khu trung tâm, đặt trên booking.com với quảng cáo là khách sạn 4 sao với giá 3 sao. Công nhận là tuyệt hảo về cả vị trí lẫn dịch vụ. Dù phòng hơi nhỏ nhưng vô cùng yên tĩnh và ấm áp. Và nhất là bữa sáng tuyệt ngon. Tôi chén đều món cháo sữa yến mạch, cá hồi xông khói, trứng, salat Nga, khoai tây, trứng luộc, bánh mỳ bơ… những bữa sáng no nê và đủ chất. Trái lại, ở Saint Petersburg, khách sạn 3 sao chúng tôi ở có phòng rất rộng, như một Suite với cả phòng khách riêng, phòng ngủ và phòng tắm thênh thang, dường như đủ chỗ cho cả 6 người, nhưng bữa sáng ở nhà hàng Pháp lại dở tệ, chả có gì ngoài cháo sữa yến mạch và bánh mì bơ. Thế mà bữa sáng này cũng tới 390R/ người. Giá có chỗ ăn phở hay xôi nóng như quê ta thì tôi đã không bỏ thêm tiền ra mua bữa sáng này.

F2_zps28d70d20.jpg
[/URL][/IMG]
(bữa sáng hoành tráng ở Matxcova)

F1_zpsb96f4954.jpg
[/URL][/IMG]
(đủ lượng và chất)

F2_zps7b2d8f0e.jpg
[/URL][/IMG]
(hoa quả và trà đen chanh tây đúng điệu)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,143
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top