What's new

[Chia sẻ] Tháng Tư ở nước Nga

Kế hoạch đi Nga đến bất chợt khiến tôi đờ ra mấy hôm không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng chuyến đi châu Âu năm ngoái mà ký ức hãy còn tươi mới đã giúp tôi dần dần xác định những việc phải làm. Đầu tiên là đặt vé. Phòng vé thân quen cho biết giá của VNA là tốt nhất, dịch vụ cũng “thân thiện” (đặc biệt với những người không biết một chữ Nga nào như tôi). Tuy nhiên, VNA không bay Nga hàng ngày, vì thế việc du di ngày đi vì lịch bay và cũng vì giá vé cũng phải tính đến. Tôi mua được giá khứ hồi bay Hà Nội - Moscow 920 đô la, không rẻ chút nào. Việc thứ hai là phải xem thủ tục visa Nga. Tìm trên mạng, chỉ thấy nhan nhản quảng cáo làm visa đi Nga của các công ty du lịch, tịnh không có một hướng dẫn “tự làm” nào. Tuy nhiên, sục vào trang web của Sứ quán Nga tại Hà Nội, bạn sẽ thấy có phần hướng dẫn xin thị thực, tuy đơn giản nhưng cũng khá rõ ràng, và nó đơn giản không phải tại vì trang web đưa thông tin sơ sài, mà tại vì yêu cầu thực sự đơn giản, nếu so với yêu cầu của visa Schengen thì đúng là một trời một vực. Tuy nhiên, để chắc ăn, tôi vẫn rình gọi vào số điện thoại của bộ phận thị thực (theo đúng lịch ghi trên trang web của sứ quán), gặp một chị người Nga. Vì biết là chị ấy nói được tiếng Việt, nên dù chị ấy chào bằng tiếng Nga, tôi cứ thao thao hỏi bằng tiếng Việt một cách hết sức tự nhiên. Và đây là yêu cầu hồ sơ visa: 1 thư mời của công ty du lịch (vì tôi nói tôi đi du lịch), vé máy bay khứ hồi (đã xuất, chứ không phải booking đặt chỗ), hộ chiếu (không cần phải copy), bảo hiểm du lịch, bản khai xin visa (load về từ trang web và điền tay vì không có form word để khai trên máy), 1 ảnh hộ chiếu và phí xin visa 50 đô la Mỹ. Lưu ý là không cần đặt hẹn trước, chỉ cần đủ hồ sơ mang đến sứ quán trong giờ làm việc ghi trên trang web để nộp. Và tiền lệ phí thì phải trả bằng đô la chứ không nhận quy đổi ra tiền Việt (tôi không biết trước điều này, nên hơi ớ người khi nghe mọi người xếp hàng bảo nhau, tuy nhiên, ở cổng nộp hồ sơ visa, luôn có một đội “cò” ôm hàng xấp hộ chiếu xin thị thực, và hãy hỏi đổi đô, họ sẽ sẵn sàng). Một điều nữa là dù đã ngồi nhà nắn nót viết bản khai xin visa (vì nhiều chữ phải biết bằng tên tiếng Nga, mà tôi thì không biết một tẹo nào), khi vào nộp, họ sẽ lấy ảnh đã dán của bạn trên bản khai ra, dán vào một tờ mới, giống y chang, cho bạn ngồi khai lại tại chỗ. Nộp 50 đô là và nhận hẹn 1 tuần sau đến lấy. Nếu bạn cần gấp, bạn có thể yêu cầu và trả 90 đô la.
Và tôi nhận visa sau đúng 1 tuần, không có cảm giác siêu hồi hộp như khi nộp visa Schengen. Có vẻ như là nếu có thư mời, bạn sẽ đương nhiên có visa. Visa thuộc dạng du lịch, thời hạn 30 ngày, vào 1 lần. Công ty làm thư mời cho bạn sẽ được ghi trên dấu visa. Vì thế, không phải là đương nhiên, mà lãnh sự quán sẽ dựa trên thống kê về lượng khách “không trốn lại” ở Nga của công ty cấp giấy mời để quyết định có cấp visa cho bạn không.
Và vì đơn giản vậy, tôi cũng khuyên bạn tự làm visa Nga, thay vì mua dịch vụ đắt đỏ của các công ty du lịch Việt Nam. Như bác Kimvanchinh có bảo tôi, giá có khi lên tới 500 đô la lận.
Hơn nữa, khi xem giá phòng ốc, xe cộ tàu bè ở Nga, tôi đều thấy có lựa chọn hỗ trợ về visa. Nghĩa là nếu bạn đặt dịch vụ của họ, họ sẽ xuất thư mời cho bạn (và tính phí), để bạn có thể xin visa. Tôi thấy phí thư mời thấp nhất là khoảng 35 đô la. Nhưng tôi không chắc về độ tin cậy của những thư mời này. Công ty xuất thư mời cho tôi (với giá hữu nghị là 50 đô la).
 
Một tuần lượn lờ ở Matxcova và Saint Petersburg, tôi thấy người Nga khá chuộng món ăn Nhật Bản. Ngoài các nhà hàng “thông thường với biển Russian Cuisine”, chúng tôi thấy rất nhiều nhà hàng Nhật, một vài nhà hàng Thái và Hàn, trong khi không hề thấy một nhà hàng Việt nào. Và chúng tôi đã thử ăn đồ Nhật ở Nga, cũng ổn và… no.

F13_zps05ac0c09.jpg
[/URL][/IMG]
(sushi cá hồi)

F12_zpsd4ac99b4.jpg
[/URL][/IMG]
(súp cua rong biển)

F11_zpsa97d02bf.jpg
[/URL][/IMG]
(salat rong biển)

F5_zpsf528860a.jpg
[/URL][/IMG]
(cá hồi nướng phomai và nấm)

F4_zps5241b944.jpg
[/URL][/IMG]
(sushi trứng cá)

F3_zps996bfe0d.jpg
[/URL][/IMG]
(cơm rang tôm)

F14_zpsb83d5871.jpg
[/URL][/IMG]
(bò nướng ở quán Nhật)

Hí hí, bạn đừng tưởng chúng tôi ăn hết ngần này đồ ăn trong một bữa. Đây là một nhà hàng gần khách sạn của chúng tôi ở Saint Petersburg mà chúng tôi tặc lưỡi vào ăn bữa đầu khi đói quá mà chưa kịp tìm ra cái nào khác. Bữa sau, chúng tôi chọn giờ "hoàng đạo" vào ăn để hưởng giá off 50% cho món sushi. Ở Saint Petersburgs, nếu bạn ở gần ga Moskovsky, thì bạn đi ra khu phố đối diện ga qua quảng trường, phía ấy có rất nhiều nhà hàng.
 
Tất nhiên, ở Nga thì phải ăn món Nga. Tệ một nỗi là nhân viên nhà hàng ở Nga nói tiếng Anh dở hơn cả chúng tôi, nên nếu bạn vào một nhà hàng với thực đơn ghi bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh thì cũng chưa chắc bạn gọi được đúng món bạn muốn (trong trường hợp bạn biết bạn muốn gì) hoặc ăn được đúng món mà bạn đã gọi. Bữa tối đầu tiên chúng tôi đến lúc 10h đêm, sau một ngày mệt nhoài và đói meo, chúng tôi đã gọi mì ăn cho nóng, gọi bia uống cho đỡ mệt, và gọi món gà nướng nguyên con. Sau đó, hốt hoảng nghĩ nguyên một con gà mà nó lại to đúng ngã ngửa kiểu “gà tây” thì không biết sẽ ăn làm sao, khéo lại làm trò cười cho các bạn xung quanh. Đấy chính là hậu quả của việc gọi món không hình, nghĩa là không kèm theo hình ảnh. May mắn thay, con gà lại xinh xinh như con gà ác nhà mình, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi bồi mang món ra. Bữa trưa hôm sau, chúng tôi ăn ở một nhà hàng trên phố Arbat, với sushi khai vị và hai món chính là thịt bò và cá hồi. Phải nói thật là bữa đầu ăn cá hồi thì rất hào hứng, vì đây là món tủ của chúng tôi. Tuy nhiên, lần sau muốn đổi món thì chúng tôi nhận được thông tin rất đáng buồn là mùa này chỉ có cá hồi mà không có món cá trắng nào khác. Vậy thì, hoặc là món khác, hoặc lại cá hồi. Một lưu ý nữa là món bò ở Nga có vẻ không được ngon, chúng tôi thử bò vài lần, nhưng không lần nào có món nướng medium mềm ngọt cả, phần nhiều là hơi chín quá nên bã. Không biết tại thịt không ngon hay tại cách ăn của người Nga là vậy, hay tại chúng tôi chưa may mắn với món thịt bò???

F3_zpse3a8880a.jpg
[/URL][/IMG]
(salat rau trộn với bột gì đó mà chúng tôi không biết???)

F4_zps3b1ee39c.jpg
[/URL][/IMG]
(bánh mì nguội chấm sốt gì hơi giống ketchup???)

F6_zps3eba05f1.jpg
[/URL][/IMG]
(mì nấm ấm lòng đêm lạnh)

F7_zpsccf0fa8c.jpg
[/URL][/IMG]
(gà nướng nguyên con "may mắn" của chúng tôi)

F9_zpseb5ee872.jpg
[/URL][/IMG]
(chúng tôi gọi salat bò mà ra salat gan nguyên cục thế này đây)

F10_zps1d7d2499.jpg
[/URL][/IMG]
(cá hồi nướng, khoai tây nghiền)

F11_zps54559a7c.jpg
[/URL][/IMG]
(bò nướng sốt nấm)

F12_zps35098831.jpg
[/URL][/IMG]
(bia chai đỏ rực, giờ quên phéng là bia gì rồi, chắc không phải bia Nga)

F13_zpsaeb6de4a.jpg
[/URL][/IMG]
(Kem viên ở Arbat. Tôi còn một món nợ nữa ở Nga là ăn kem gói Matxcova. Nghe papa kể ăn gói kem giữa đông lạnh thở ra khói ngon tuyệt hảo mà cứ ngó nghiêng hoài không biết ở đâu. Đành lòng ăn bù viên này vậy)
 
Bữa tối trước khi đi Saint Petersburg hơi vội vàng, chúng tôi được giới thiệu ăn món Nga vì trót khai chưa được ăn món Nga nào suốt ba ngày ở Matxcova (mà có lẽ ăn rồi chúng tôi cũng không biết). Vậy là chúng tôi vào một nhà hàng thuộc hệ thống Mymy (mà tiếng Nga hình như đọc là Mô mô, là tiếng kêu của con bò), ăn suất tự chọn kiểu Âu. (Ở đầu phố Arbat cũng có một nhà hàng Mymy, nhưng tôi không chắc cũng là kiểu ăn tự chọn này). Tôi ăn súp củ cải đỏ của Nga với bánh mỳ đen, cơm Nga (rời rông rổng) với thịt ngỗng, salat Nga và một bát kem tươi béo ngậy. Không mấy ấn tượng nhưng lần sau khi ăn món súp này ở một nhà hàng “xịn” thì cảm giác khác hẳn, thực sự ngon hơn rất nhiều. Cũng giống như đều là phở, nhưng nếu bạn ăn phở sáng trong khách sạn thì khác, mà ra Bát Đàn ăn thì lại khác vậy.

F14_zpsf4c43fac.jpg
[/URL][/IMG]
(suất ăn tự chọn Mymy)

F15_zpsb6fae1d6.jpg
[/URL][/IMG]
(súp thịt bò củ cải đỏ)

Phải mở ngoặc nói thêm một chút về nhà và nhà hàng ở Nga. Nga là xứ lạnh, (hì, với tôi là rất lạnh), vì vậy các tòa nhà đều có hệ thống sưởi ấm bằng nước nóng gắn trong tường nhà. Nếu để ý bạn sẽ thấy cửa ra vào các toàn nhà luôn là cửa kép để tránh hơi lạnh xộc thẳng vào, cửa các ga metro cũng vậy. Và như tôi được biết thì trong các tòa nhà, dưới mỗi cửa sổ là một lò sưởi (hay cửa mở của hệ thống sưởi), vì thế ngồi bên cửa sổ rất ấm. Trong nhà thì luôn ấm, bạn có thể mặc quần áo cộc như mùa hè. Vì vậy, nếu bạn đến Nga vào tháng 4 như tôi, ngồi trong phòng ấm sực, nhìn ra đường thấy nắng chan hòa, bạn cũng đừng chủ quan mà phong phanh ra phố, vì ngoài phố vẫn rất lạnh, thực sự rất lạnh. Và cũng vì có hệ thống sưởi trong tường nên các hốc cửa sổ thường rất dầy, và đủ dầy để tạo thành một hộc tủ trưng bày rất duyên dáng cho các cửa hàng, nhà hàng, đặc biệt là các nhà hàng ở tầng ngầm. Dạo bộ trên phố, bạn thấy ngay tầm mũi chân mình là các ô cửa xinh xắn, trưng bày những món lưu niệm, đồ chơi, mấy chậu cây xanh bé tí phía trong cửa kính. “Chui xuống” nhà hàng, các ô cửa này lại ở tầm mắt của bạn, giúp bạn nhìn ra phố qua đám đồ chơi vui mắt kia.

F23_zps1fdbd596.jpg
[/URL][/IMG]
(bậu cửa số vui mắt nhìn từ trong nhà hàng)

F24_zps292e6a33.jpg
[/URL][/IMG]
(Saint Petersburg in black and white)

F6_zpsdda54d6a.jpg
[/URL][/IMG]
(những món đồ trang trí cũ kĩ đáng yêu)

F7_zps6abf7c34.jpg
[/URL][/IMG]

Đây là ảnh chụp trong một nhà hàng ngay gần Nhà thờ Isakievsky ở Saint Petersburg. Chúng tôi ấn tượng nhà hàng này bởi phong cách phục vụ rất thân thiện, cô phục vụ trẻ trung, hóm hỉnh và các món ăn nóng nẩy, ngon lành và trình bày rất đẹp mắt.

F8_zps07c0f12d.jpg
[/URL][/IMG]
(salat cá hồi xông khói)

F9_zps8c4962bb.jpg
[/URL][/IMG]
(món súp củ cải đỏ đúng điệu ăn với kem tươi???)


(thịt bò, lại thịt bò)
 
F27_zps349a4a2e.jpg
[/URL][/IMG]
(cá hồi, lại cá hồi =))

F26_zps0ec77794.jpg
[/URL][/IMG]
(Bánh mì nóng giòn, ăn với bơ có cả rau gia vị bên trong, ngon tuyệt hảo)

F25_zps689421dc.jpg
[/URL][/IMG]
(thêm một ly nước carot kem tươi cho nó đủ vitamin)

Cách trang trí trong các nhà hàng ở Nga cũng rất ấn tượng. Tôi thích nhất một nhà hàng gần Hermitage với đồ sứ sặc sỡ sắc màu trên bàn và hộc cửa sổ, với dãy dài những bình nước quả lên men như là một thức uống truyền thống của Nga. Ngạc nhiên hơn, khi vào khu Rest room, phòng “riêng tư” có cửa bọc nỉ rất ấm cúng, xung quanh đặt sách, vở, máy hát quay đĩa, tạo cảm giác “lạ chưa từng có” ở chốn thường muốn “vào nhanh ra nhanh” này.

F22_zps5c606b66.jpg
[/URL][/IMG]
(nước quả lên men)

F16_zpsa303fed7.jpg
[/URL][/IMG]
(đồ gốm xinh xắn. Hình như đồ gốm/sứ St Petersburg cũng rất nổi tiếng???)

F17_zpsafccba21.jpg
[/URL][/IMG]
(món ăn đẹp mắt)

F21_zpsef553eac.jpg
[/URL][/IMG]
(và ngon miệng)

F20_zpse7808f85.jpg
[/URL][/IMG]

Quả thật, lúc ăn uống mà cứ lấy máy ảnh ra chụp choẹt thì cũng có vẻ kì quặc nên tôi đã phải rất kiềm lòng, nếu không thì kho ảnh liên quan đến ăn uống của tôi chắc đã đầy ngồn ngộn rồi. Bạn đang xem bài này vào lúc nào, nếu vào lúc đói bụng thì cũng đừng phiền lòng trách tôi “quấy rối” nhé, thực là tôi rất thích chụp ảnh các món ăn. :L
 
Cảm ơn bạn Bumxiu, bài viết của bạn rất thú vị và chi tiết, đúng chất của người làm trong ngành DL. Chuyến đi Nga của tôi sẽ bắt đầu vào giữa tháng 5 này và tôi thực sự thấy háo hức phấn khởi hơn khi đọc qua nhật trình của bạn. Hy vọng sau khi về sẽ có đủ cảm xúc và kỹ năng viết 1 bài lưu bút như bạn.
 
@Siri: cảm ơn bạn đã động viên, đúng là mình hơi có tí "bệnh nghề nghiệp". Chúc bạn một chuyến đi Nga vui vẻ.
Cảm ơn bạn Bumxiu, bài viết của bạn rất thú vị và chi tiết, đúng chất của người làm trong ngành DL. Chuyến đi Nga của tôi sẽ bắt đầu vào giữa tháng 5 này và tôi thực sự thấy háo hức phấn khởi hơn khi đọc qua nhật trình của bạn. Hy vọng sau khi về sẽ có đủ cảm xúc và kỹ năng viết 1 bài lưu bút như bạn.
 
Saint Petersburg đây rồi, thành phố cần phải (dành nhiều thời gian) thăm thú khi bạn đến nước Nga. Người ta bảo, ở Matxcova chẳng có gì để xem, phải đến Saint Petersburg kìa. Thực ra nói như vậy thì hơi quá, nhưng quả thật Saint Petersburg đẹp hơn thật, không kém phần náo nhiệt nhưng cổ kính hơn, quy củ hơn, và cả lãng mạn hơn. Chúng tôi có 3 ngày trọn vẹn ở Saint Petersburg vì đến vào lúc 8h30 phút sau chuyến tàu đêm từ Matxcova, và rời đi lúc 23:30 của 3 ngày sau. Nếu đọc những điểm đến của Saint Petersburg và các vùng lân cận thì 3 ngày quả là không đủ. Đúng như thế thật, chúng tôi hầu như tận dụng mọi thời gian để đi, để thăm, để ngắm, để cảm, mà vẫn cảm thấy mình chỉ đang lướt qua mà thôi.

S4_zpsb26c548f.jpg
[/URL][/IMG]
(Những con thuyền lớn, biểu tượng của thành phố - tranh mosaic ở một bến metro)

S3_zps5cd3ce28.jpg
[/URL][/IMG]
(Thành phố và sông Neva)

S1_zps3e2184e0.jpg
[/URL][/IMG]
(Đại lộ Nevsky rực rỡ)

S1_zps50d199e3.jpg
[/URL][/IMG]
(Quảng trường Ga Moskovky chụp từ cửa sổ phòng khách sạn tôi ở)

S2_zps41c05967.jpg
[/URL][/IMG]
(Ga Moskovky rực sáng trong đêm)
 
Rất nhiều bảo tàng, điểm thăm quan của Saint Petersburd đóng cửa vào ngày thứ 4, chính là ngày chúng tôi đến, thế nên chúng tôi quyết định đi làng Sa Hoàng Tsarskoe Selo (Puskin) ngay khi vừa đến và gửi đồ ở khách sạn. Đi thế nào thì như tôi đã kể ở trên. Thực ra ban đầu tôi cảm thấy hơi lo ngại và suýt thì đã định thuê xe riêng để đi, nhưng sau khi đi được rồi lại thấy cũng không có gì phức tạp cả, ngay cả khi bạn không biết tiếng Nga vì có vẻ như các tài xế xe buýt ở Saint Petersburg đã quá quen với khách du lịch bụi nhảy lên xe của họ và xổ ra một tràng tiếng Anh. Họ chỉ cần bắt được từ khóa “Puskin” hay “Peterholf” là OK, gật đầu, thế là bạn yên tâm đi đến nơi bạn muốn đến. Chúng tôi đến Pushkin vào tầm gần trưa. Từ bến xe buýt, bạn nhìn thấy vườn Catherine ngay trước mặt, nhưng vì bạn chưa biết nên bạn bỏ qua (không nhìn). Hơn nữa, vào tháng 4 này, tất cả các “vườn” ở Nga đều trụi thùi lụi, chỉ thấy cây khô, cành khô chọc lên nền trời xanh thẳm. Saint Petersburg còn lạnh hơn Matxcova, và các rãnh nước ở đây thậm chí vẫn còn lớp băng mỏng phía trên (nhưng chúng tôi không có cơ hội nhìn thấy băng từng tảng lớn ở cửa sông Neva như đã đọc ở đâu đó, có lẽ chúng tôi đã may mắn, nếu không thì sẽ còn lạnh nữa, và có thể đã phải chịu đựng mưa tuyết đìu hiu nhớp nháp). Vài bước chân đến ngả rẽ, bạn sẽ ngay lập tức thấy nhà thờ với mái vòm vàng chóe của Catherine Palace như thế này. Phải công nhận rằng Catherine Palace rất đẹp, đẹp hơn (và rộng lớn hơn rất nhiều) so với Alexandre Palace cũng ở Pushkin, và thậm chí là cả Grand Palace ở Petersholf, trừ phi chúng tôi đã bỏ lỡ điều gì đó mà không biết.
Vé vào thăm Catherine Palace được mua ở phía trong cung điện. Bạn được thoải mái chụp ảnh. Giá vé vào cửa hiện là 350R (nhưng trên trang www.saint-petersburg.com vẫn đang để là 320R). Giờ thăm quan hàng ngày từ 10:00- 18:00). Cung điện đóng cửa không cho thăm quan vào ngày thứ 3 hàng tuần và ngày thứ 2 cuối cùng hàng tháng. Tháng 4 chúng tôi đi là mùa thấp điểm, vì vậy không có hạn chế gì về giờ giấc, nhưng nếu bạn đi vào mùa cao điểm (từ tháng 5 đến hết tháng 9), nếu rơi vào kỳ nghỉ hè của trẻ em và Public Holidays, bạn chỉ được vào thăm từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều và từ 4 giờ chiều đến 6 giờ chiều (nếu bạn đi lẻ). Các khung giờ khác chỉ dành cho khách thăm quan đi theo đoàn. Và tôi đồ rằng, vào mùa hè, bạn sẽ phải xếp hàng khá lâu mới đến lượt vào mua vé đấy. Tôi cũng chưa tìm thấy chỗ nào có thể mua vé online trước cả, có thể bạn vẫn nên tìm xem. Vé vào cửa chỉ “bao gồm” vé vào cửa, nghĩa là chẳng có thêm chỉ dẫn nào. Tôi mua một quyển guide nhỏ giá 30R, để có thể lục lọi tìm xem mình đang ở đâu. Bạn cũng có thể thuê audio guide để nghe hướng dẫn.
Lâu đài Catherine lấy tên Hoàng Hậu Catherine I, vợ của Pier Đại đế, người trị vì nước Nga hai năm sau khi chồng mất. Ban đầu, lâu đài chỉ là một công trình hai tầng giản dị do vua Pier Đại đế xây tặng vợ. Tuy nhiên, khi con gái bà là Nữ hoàng Elizabeth lên ngôi và chọn Tsarskoe Selo (Puskin) là khu nghỉ mùa hè của mình, thì lâu đài được xây dựng lại hoành tráng ngang ngửa với Lâu đài Versailles của Pháp. Quả thật, lâu đài rất đẹp và lộng lẫy. Chủ quan của tôi thấy có nhiều chỗ thực sự đẹp hơn Versailles.

Ca1_zps33633c24.jpg
[/URL][/IMG]
(Bạn sẽ nhìn thấy mái vòm của nhà thờ cung điện như thế này từ chỗ rẽ của điểm dừng xe buýt. Cổng vào vườn và cung điện Catherine ở phía tay phải, ngay trước nhà thờ này. Nếu đi thẳng tiếp qua vòm tòa nhà màu hồng, và đi một đoạn nữa, là đường đến vườn và lâu đài Alexandre)

Ca4_zpseb51fc12.jpg
[/URL][/IMG]
(Nhìn từ phía vườn)

Ca5_zps4207ab73.jpg
[/URL][/IMG]
(Và gần hơn)

Ca6_zpsca7722ab.jpg
[/URL][/IMG]
(Cận cảnh mái vòm củ hành cách điệu, đúng là vàng chóe, rực rỡ và lóng lánh)

Ca4_zpsfcbc7eda.jpg
[/URL][/IMG]
(Vé vào thăm quan Cung điện, còn thăm quan vườn là miễn phí)

Ca2_zps27d5dcdd.jpg
[/URL][/IMG]
(Cung điện có lẽ liên tục được tu sửa. Mặt ngoài bọc bạt in như tường để không làm hỏng các bức hình của khách)

Ca3_zps9e6d860f.jpg
[/URL][/IMG]
(Còn đây là màu sơn thực của tường. Tôi hơi có một thắc mắc về màu sắc các cung điện ở Nga và St Petersburg, hình như luôn là tông xanh trắng?)

Ca7_zpsb6fd54d7.jpg
[/URL][/IMG]
(Cung điện nhìn từ phía vườn, qua hồ nước)


(Nước ở các rãnh nhỏ trong vườn còn đóng băng, nhưng ở mặt hồ này đã tan hết, và vịt đã có thể tung tăng bơi lội)
 
Ca6_zps3048b092.jpg
[/URL][/IMG]
(Phòng Đại Sảnh của Cung điện (Grand Hall), giống như phòng Gương ở Versailles, nhưng có vẻ rộng hơn và rực rỡ hơn bởi những phần chạm khắc tinh xảo sơn son thếp vàng từ sàn lên đến trần. Chỉ có điều, bức tranh trần màu lại quá tối)

Ca9_zpsf01acd3d.jpg
[/URL][/IMG]
(Rực rỡ)

Ca7_zps6198b2f1.jpg
[/URL][/IMG]

Ca14_zps2c780410.jpg
[/URL][/IMG]
(Nến điện nhưng không kém phần lung linh)

Ca15_zps8ebf49b4.jpg
[/URL][/IMG]

Ca17_zps339e5436.jpg
[/URL][/IMG]
(Hành lang thông các phòng)

Ca11_zpsce287c9f.jpg
[/URL][/IMG]
(Một nhóm các em nhỏ đi thăm quan đang được hướng dẫn chào theo phong cách cổ xưa)

Ca12_zpsae2a7827.jpg
[/URL][/IMG]
(Bà "quý tộc" Nga)

Ca19_zps7f8886c1.jpg
[/URL][/IMG]
(Và một cô công chúa tóc vàng xinh đẹp)
 
Ca20_zpsc16e5060.jpg
[/URL][/IMG]
(Tranh chân dung???)

Ca18_zps943f27d2.jpg
[/URL][/IMG]
(Vật trưng bày)

Ca13_zps9152f078.jpg
[/URL][/IMG]
(Vàng)

Ca8_zps5211e644.jpg
[/URL][/IMG]
(Hành lang thông các phòng)

Ca10_zpsa040ce51.jpg
[/URL][/IMG]
(Lò sưởi bằng sứ)

Ca23_zps4a7d215c.jpg
[/URL][/IMG]
(Phòng ăn màu xanh)

Ca16_zpsb7817071.jpg
[/URL][/IMG]
(Một phòng ăn khác)

Ca21_zpsc6f47014.jpg
[/URL][/IMG]
(Phòng Amber mới, được khởi công năm 1982, việc xây dựng và trang trí kéo dài trong 20 năm, tiêu tốn hơn 12 triệu đô la Mỹ, do Tổng thống Vladimir Putin và Chancellor Gerhard Schroeder cắt băng khánh thành năm 2003)

Ca22_zps3a8d9177.jpg
[/URL][/IMG]
(Đẹp tuyệt vời)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,774
Bài viết
1,137,871
Members
192,684
Latest member
bigwin29com
Back
Top