Các bạn thân mến,
...
Bài viết của tôi chỉ thể hiện quan điểm của mình về chuyến đi và quyển sách , không có mục tiêu tiếp tục tranh luận với các bạn về tính đúng sai của từng câu chữ ! Nếu các bạn không thấy là những luận điểm của tôi không có gì đáng phải chú ý thì thôi, ta nên dành thời gian ấy làm việc khác có ích hơn!
Đối với tôi, vừa là một “ phượt già “, vừa là một phụ huynh của một bạn tuổi teen, tôi có niềm vui của một người được thấy một 9x tràn đầy sức sống, mãnh liệt, nhiệt huyết và đương nhiên là phải trẻ con như vậy – một đại diện của lớp trẻ - tôi tin những điều em làm là thật sự. Tôi cũng mong muốn tấm gương của em có tác động tích cực đến con trai tôi! Dù sau này con trai tôi có phượt hay không, điều đó không quan trọng, mà điều quan trọng là nó học được ở một chị như HC ( cùng là 9x ), sự dũng cảm, sự dấn thân, chấp nhận rủi ro và trở nên có đủ tự tin và nghị lực với cuộc sống.
Sự phê phán thì sẽ là vô vàn, từ những chi tiết nhỏ mà các bạn cho là không chính xác… tôi đồng ý với những phê phán đó, hoặc là việc “ vi phạm luật pháp”…Nhưng cuộc đời là thế, nó không phải là một cái đồng hồ để lúc nào cũng chính xác và theo các quy tắc.
Quyển sách và chuyến đi có thể vô nghĩa với rất rất nhiều người, nhưng nó cũng có thể có nghĩa với một vài ai đó ! Thế là quý lắm rồi !
Bác Tabalo thân mến,
Khi bắt đầu quan tâm đến chủ đề này, em cũng bảo với 1 người bạn là chỉ qtam đến quyển sách. Và em mạn phép thảo luận về cuốn sách trên topic này.
Em đồng ý với bác là thật tốt nếu lớp trẻ "học được ở một chị như HC ( cùng là 9x ), sự dũng cảm, sự dấn thân, chấp nhận rủi ro và trở nên có đủ tự tin và nghị lực với cuộc sống".
Tuy nhiên, em thấy rằng để lớp trẻ 9x học được những điều hay ý đẹp như bác nói, thì cuốn sách đấy cần được đánh giá 1 cách khách quan và trung thực về giá trị của nó.
Giá trị của cuốn sách này nằm ở đâu? (những người đã đọc hãy comment nhé) ý kiến của em cũng tương tự của bác: nằm ở chỗ truyền cảm hứng cho tinh thần dám nghĩ dám làm của giới trẻ Việt (ko phải trong mỗi việc xách balo đi lang thang đây đó, mà trong việc dám thực hiện ước mơ của mình, làm những điều mình thích - tất nhiên là hợp pháp và ko ảnh hưởng đến người khác). Và cái quan trọng là nếu chuyến đi và những trải nghiệm khó khăn trong sách là sự thật, thì cái cảm hứng cho người đọc mới là thật được (ví dụ như các bạn đọc 80 ngày vòng quanh thế giới của Jules Verne - người đọc có được truyền cảm hứng như vậy ko?, hay khi đọc những truyện phiêu lưu mạo hiểm khác, các bạn trẻ có coi đấy là tấm gương để học tập ko hay chủ yếu là đọc giải trí)".
Em xin trích dẫn nhận xét của nhà văn Nguyễn Văn Thọ về cuốn sách này:
"Một cuốn sách ra đời, chúng ta có quyền nhận xét nó, ở hai vấn đề Nghệ thuật viết và Nội dung.
Đọc nhiều bài viết tôi thấy ít người bàn tới văn phong cách nghệ thuật sách của em Huyền. Bản thân tôi đọc tôi cũng thích nhiều đoạn. Nó hấp dần và tinh tế ở nhiều trường đoạn, kể cả những cảm nhận về sự khác biệt về tôn giáo và văn hóa, là những vấn đề rất khó và nhậy cảm, em HC cũng có những ý kiến sắc sảo và mang tầm nhìn lạ, nhận thức tiến bộ, để người đi nhiều và già như tôi phải suy nghĩ. Đấy là 1 ưu điểm mà HC nên phát huy. và, tôi nghĩ rằng ở thể kí và ghi chép, đây là sự ưu việt của giói trẻ khi các bạn được sớm tiếp xúc, sớm trang bị kiến thức.
Nhưng đa số bạn đọc (và cả tôi nữa) thắc mắc ở đây là Tính trung thực của các chi tiết trong sách. Nó làm cho bạn đọc nghi ngờ sự chân xác của sách mà ở thể tài này không được phép hư cấu. Chính những chi tiết thiếu chân xác này làm giảm sự thuyết phục và tăng thêm nghi ngờ của đọc giả. Các bạn trẻ nên nhớ rằng. một vài chỉ tiết giả sẽ đánh đổ cả một cuốn sách và tác giả có trách nhiệm giải thích cho bạn đọc để làm rõ những chi tiết mờ trong tác phẩm. Và trong cuốn sách này có vài chi tiết có thể do cẩu thả tác giả làm cho trang sách trở nên thiếu tin cậy Sự đùa cợt khi trả lời độc giả là không nên như kiểu lộng giả thành chân là nguy hiểm tự đánh mất mình trước công chúng. Đấy là điều tác giả cần làm rõ và nếu biết rút kinh nghiệm, tránh đi những khiếm khuyết cho Sự chân thực tăng lên, tôi hy vọng em Huyền Chip sẽ đóng góp cho không chỉ là thông tin mà còn góp cho văn học ở thể kí một tác phẩm tốt".
Nhật ký, không phải là tiểu thuyết và trên bìa sách HC đã đề tựa "đây là cuốn sách nhật ký hành trình ..." - ai đó nổi tiếng - . Và bản thân HC cũng đã trả lời báo chí là HC “Tại sao mọi người sẵn sàng tin vào bất kỳ lời nói vu vơ của một nick ảo trên mạng mà lại không tin tôi?" và việc gọi những bình luận là soi mói thì ko nên tí nào. Sách ra đời là để có độc giả, độc giả đọc sẽ có nhận xét, khen hay chê thì thiết nghĩ tác giả cũng nên ghi nhận để từ đó hoàn thiện tác phẩm của mình hơn, còn có ích cho cả những tác phẩm sau này nếu HC còn muốn tiếp tục sự nghiệp viết lách.
"Nếu cho rằng trong nhật ký cũng có quyền hư cấu, thì hãy minh bạch viết câu ấy vào đầu quyển sách "Đây tuy là nhật ký nhưng tôi có hư cấu. Độc giả cần phải phân biệt đâu là sự thật trong tất cả mọi chi tiết của sách". Nếu cho rằng tác giả có toàn quyền chọn lọc những chi tiết tích cực để truyền cảm hứng cho người đọc, thì cũng hãy sòng phẳng với bạn đọc, viết câu ấy vào đầu quyển sách, "có nhiều bất trắc đã xảy ra và có thể xảy ra mà quyển sách này tránh không đề cập đến", read it at your own risk!" Daniel Tran.
Tác giả có quyền thì độc giả cũng cần có quyền thắc mắc hợp lý và quyền được có giải đáp về tính chân thật của cuốn sách - đó là quyền của độc giả để họ có sự đánh giá đúng về giá trị của 1 cuốn sách mình đọc.
Thân!
P/S: tuy nhiên e thấy vấn đề HC (ko nói riêng đến cá nhân em Huyền đâu ạ, những người có suy nghĩ thì ko ai chỉ nhăm nhăm ngắm em HC để ném đá, tất nhiên là cũng có người bức xúc quá thì ko giữ được bình tĩnh và có những phát ngôn ko hay) nó đã trở thành 1 vấn đề liên quan đến nhiều điểm khác mà mọi người tranh cãi như: nhà xuất bản và biên tập trong quá trình kiểm duyệt sách, cách thức PR và truyền thông ở VN, rùi 1 số vị trí thức cao tuổi, rùi cả kênh truyền thông không chính thống như các forum .... Tranh luận là tốt chứ bác, đúng sai cũng chỉ là tương đối. Trong tranh luận mọi người tự do nêu ra ý kiến của mình, thường thì có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau, điều quan trọng nhất là các cá nhân, hay phe này phe nọ được gì sau cuộc tranh luận đó khi đọc đc những luồng ý kiến trái ngược với quan điểm của mình. Từ tranh luận thì người đọc, người viết sách, nhà xuất bản, giới truyền thông hay cả ban quản lý điều hành các diễn đàn nơi mọi người tranh luận, có cơ hội để nhìn lại bản thân, nhìn lại những gì họ đã làm, dù đúng hay sai ko ai kiểm chứng được hoàn toàn cả nhưng họ sẽ rút được kinh nghiệm cho những lần sau.