What's new

Thềm nhà nở hoa

Thế mới đúng là "Phựt Ca Lâu", chứ vẫn thứ văn chương đều đều...để đi ngủ ấy dễ say giấc lắm ế...
Đường lên Tây Bắc phiêu diêu
Gặp em gái Thái anh liều gửi thân
...

Đường lên Tây Bắc xa xôi
Đằng xa tiếng hát chừng lưng đồi nương
Anh đã thấy em cười tươi...
Mình anh hát, chỉ mình anh chơi vơi...


...
Buông lơi anh ghẹo mẹ già
Cho anh ở rể, một nhà với em

Ơ này cô gái, này cô gái
Nhìn anh anh ca, nhìn anh hát
La na la nuôn na, la la...
Thương ai mà đợi mà chờ.
 
Last edited:
Hạ thu đông xuân tới lại tới
Thế nhân chuyển xoay mây trên đầu.
Trần ai thử hỏi có bền lâu
Một mình tình đây có mấy sầu?
 
Này em gái Thái hái rêu
Nấu giùm tôi bát canh rêu làm quà
Thịt lợn cắp nách mang qua
Mông Pê rượu ấy, ngà ngà cơn say

Tháng tư, tháng bảy là đây
Sâu chít rượu ấy, hây hây má hồng
Khách xa măng đắng, rau rừng
Heo thui luộc chấm muối rừng dổi thơm

Giống như đặc sản núi rừng Tây Bắc, ta hãy thử một lần lên Tây Bắc sống cùng người Thái trong nếp nhà sàn mù sương, vào một đêm lạnh dịu ngồi quanh bếp lửa, nhâm nhi rượu cần (lẩu xá) thanh vị hoặc rượu cất (lẩu xiêu) nồng nàn, ăn một miếng lam nhọ, cáy mọ hay pa píng… mà quên hẳn những bữa đãi đằng trong restaurant, tay dao, tay dĩa, nơi đô thành…

Chân ta bước, mắt ta say, cảnh đẹp Tây Bắc có hay lòng người, miệng thì thầm hát khẽ bài hát Tình ca Tây Bắc của Anh Thơ:
Rừng cây xanh lá muôn đoá hoa mai mừng đón xuân về
Vui trong nắng vàng từng đàn bướm trắng bay khắp rừng hoa
Ngập ngừng bên suối nước reo quanh mình như muôn tiếng đàn
Bâng khuâng nỗi lòng nhịp sáo ai đưa tiếng ca rộn vang
Em là dòng sông Mã
Anh là núi Mường Hung
Cho thuyền em ngược ( ơ ) dòng gió đưa em về núi
Em hãy về bên suối
Đợi anh anh ở bên khuâng
Anh làm no lòng mường
Em làm vui ấm bản
ĐK: Rừng rừng hoa với chim ca vui tưng bừng
Suối nước trong xanh soi bóng anh và bóng em
Bên nhau cùng sống vui êm đềm cùng núi rừng
Đất nước hoà bình hạnh phúc ta như mùa xuân.
Anh là rừng xanh thắm
Em là suối ngàn sâu
Cây rừng anh là ( ơ ) cầu vắt ngang trên dòng suối
Khi nắng mùa xuân tới
Rừng anh in bóng suối em
Nước chảy quanh êm đềm
Bao ngày đêm vắng vẻ
 
Ồ, lại tán về gái Thái hết thế này? Anh cũng có bài nhé, nhưng không phải ăn uống đâu, ngắm gái đẹp chắc no...mắt mất rồi :))

Em là hoa núi....
Đôi mắt em sáng như vì sao
Nụ cười em tươi như nụ hoa
Cùng tà áo ngất ngây màu chàm
Em hát điều gì mà xao xuyến lòng ai
...
Nàng gần sao xa thế
Như ánh sao xanh trong rừng xa
Nàng gần thế như trong tầm tay
Mà lại cứ xa xăm vời vợi
...
 
Hi
Có một cái nhọt bé bé
Đang ngần ngừ chưa bít để vào đâu
góp vui cùng bạn Sonvc :

Cây một thước
quả một muôn
Kẻ thường thường xơi dăm bảy quả
Kẻ lịch sự xơi cả một muôn

Cây gì nhể (BB)
 
Hi
Có một cái nhọt bé bé
Đang ngần ngừ chưa bít để vào đâu
góp vui cùng bạn Sonvc :

Cây một thước
quả một muôn
Kẻ thường thường xơi dăm bảy quả
Kẻ lịch sự xơi cả một muôn

Cây gì nhể (BB)

Cây chịu chết ! Chỗ này văn thơ nhạc họa, vào tương câu đố (c)
 
Ầy, các bác người ta đố thì mặc người ta, câu đố cũng có điệu có vần, có cái tình của nhân gian kia mà...Mình có trả lời thì trả lời bằng thơ, chứ cứ văn xuôi dịch toẹt ra đấy, mấy chốc buồn ngay, mình là chủ cứ bồi tiếp khoản đãi đàng hoàng còn có trả lời hay không để bàn sau chớ? Như thế chuyện nó mới vào...

Mấy khi khách đến chơi nhà
Đốt than nấu nước pha trà ngồi chơi.
Vào chuyện tiếp khách trầu chưa có...
Bạn đến chơi đây ta với ta.
 
Last edited:
Chị tưởng là rượu Mông Kê chứ???

Rượu Mông Pê xuất xứ từ cao nguyên đá Tủa Chùa, dịch sang tiếng Kinh có nghĩa là Người Mông. Có lẽ vì rượu cũng có cái khí chất của người Mông: hào sảng, khoáng đạt và luôn hòa hợp một cách lạ kỳ với thiên nhiên.

Có bạn từng viết về rượu Mông Pê: So với những loại rượu gạo đắng cổ thường gặp, rượu cần nhàn nhạt dễ uống, rượu Tây nặng đô hay rượu sinh viên nồng nặc cồn thì Mông Pê giống như một chàng lãng tử một chút bụi phủi, một chút khó hiểu nhưng lại vô cùng hấp dẫn và dễ làm người ta phải say mê!

Rượu Mông Pê là rượu ngô nhưng không hề giống với thứ rượu ngô mà những người học mót đã nấu. Bí quyết gia truyền thì không có gì là tuyệt kỹ cả, song ngay từ thứ nguyên liệu đầu tiên đã khác người rồi. Ngô chọn nấu rượu Mông Pê phải là thứ ngô nếp đầu mùa, hạt đều tăm tắp. Những cây ngô mọc trên núi đá vôi Tủa Chùa có lẽ vì sinh ra từ cằn cỗi, từ nắng gió mà cũng có hương vị khác thường chăng? Ngô không nấu lên như nếp lật nấu rượu gạo mà phải chưng cách thủy bằng bếp củi, sau đó để nguội rồi mới trộn men. Men rượu Mông Pê không phải là cục men trắng ủ trấu như mình thường thấy mà là hỗn hợp của một số lá cây rừng. Lá gì thì chỉ có Chúa và người Tủa Chùa mới biết được mà thôi. Sau đó ngô được hạ thổ, nghĩa là được ủ ở hố sâu trong lòng đất. Mình không rõ lắm vì sao phải làm vậy, nhưng chắc là để âm dương hòa hợp, để cái động của nắng gió trên núi đá vôi gặp phải cái lạnh, cái tĩnh của lòng đất mà từ đó giao hòa (Y như sự ra đời của Tôn Ngộ Không vậy, hix!)

Ngoài những điểm dị biệt đó, để chưng cất nên một mẻ Mông Pê còn đòi hỏi lắm quy chuẩn khắt khe khác về nguồn nước, dụng cụ... Những cái đó dù không phải là bất di bất dịch song nếu không làm như thế, rượu Mông Pê sẽ không thể có được hương vị và cái chất vốn có của mình.

Một chén rượu Mông Pê đúng chất phải lên màu vàng như mật ong và khi đưa lên uống, hương thơm của nó đủ làm ta say mèm! Bạn hãy thử tưởng tượng, khi nhấp ngụm rượu đầu tiên, đặc biệt là khi bạn đang co ro vì rét, một làn hơi ấm nóng lan ra từ đầu lưỡi của bạn. Uống rượu Mông Pê như uống một thứ khí trời đang sôi lên sùng sục, nóng rực nhưng không hề cháy cổ. Rượu chảy đến đâu biết đến đấy. Và khi đã thấm rượu rồi, hơi nóng mới từ từ lên đầu, lên mặt lâng lâng khó tả. Rượu Mông Pê được xếp vào hàng rượu nặng song không hề khó uống. Người nào tửu lượng khá uống một cốc rượu Mông Pê cũng đủ say, nhưng bạn sẽ không có cảm giác rùng mình, đắng cổ ngay khi nhấp ngụm đầu tiên. Và điều đặc biệt của rượu Mông Pê là nếu lỡ có say, khi tỉnh dậy bạn sẽ không bị nặng đầu. Có thể trong men lá rừng đã chứa một loại dược thảo tự nhiên nào đó giúp cho cơ thể mau chóng hồi phục và lấy lại cân bằng.

Rượu Mông Pê xịn đến người Điện Biên cũng còn khó kiếm. Cũng như dưới Hà Nội, đã có Ông già, Tú béo sẽ xuất hiện ngay sau nó Ông già thật, Ông già xịn, Tú xịn, ... Rượu Mông Pê giả cầy cũng đầy rẫy đủ để đánh lừa những người ít biết thưởng thức. Cũng là rượu ngô song cái đậm đà, nồng nàn của nó không thể và không bao giờ sánh được với rượu ngô Tủa Chùa - thứ rượu của Trời - Đất và cả sự say mê của người làm ra nó.

Lên Tây Bắc, hãy cố một lần được uống Mông Pê, bạn nhé. Uống để biết trên đời này vẫn còn có một thứ có thể làm cho người ta hết buồn, hết giận hờn và thù ghét nhau!

Bài viết này được sưu tầm nhằm hiểu thêm về rượu Mông Pê
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,463
Bài viết
1,176,083
Members
192,121
Latest member
markekcertifications
Back
Top