quynhhuong89
Phượt thủ
Ga Đại học Hansung
Nếu cái nóng của cuộc sống mùa hè Seoul không còn có thể dung thứ, nhưng trong tay còn thiếu phương tiện cho một chuyến du hí cuối tuần, bạn có thể cân nhắc một ngày la cà ở ga Đại học Hansung và khu Seongbuk-dong phía Bắc.
Suối hoặc đá
Một chuyến dạo hè dọc suối Seongbuk, mở đầu bằng một thác nước giả đổ từ một quảng trường mini ngoài cửa ra số 2. Điểm xuyết bởi những bậc đá và những triền hoa tía, con suối chảy về hướng đông nam qua những cụm năm cụm ba quán xá tồi tàn và những căn nhà mái ngói mọc lên ngẫu nhiên trong các ngõ nhỏ. Nếu tham lam hơn một chút có thể khám phá con đường đi bộ men theo sườn thành cổ, gần cửa số 4.
Nhìn sang bên kia đường sẽ là Hyehwamun - một trong bốn cửa tiểu của thành cổ chỉ cách cửa ra số 5 một quãng đi bộ. Cửa đông bắc hoàn thành từ năm 1396, cả công trình hoàn thành năm 1744. Vào thời Nhật thuộc, hai công trình đã bị tàn phá nặng nề rồi bị thế chỗ bởi một trạm xe điện, nhưng đến năm 1992 đã được khôi phục lại ở nơi cách địa điểm cũ một quãng về phía bắc. Ngày nay, Hyehwamun đứng oai nghi nhìn xuống đại lộ, những lúm cây màu xanh ngọc ló ra từ những hòn đá xám.
Những ngôi nhà lịch sử
Cảnh trí quanh ga nhìn chung là đẹp, nhưng phần đẹp nhất nằm ở phía bắc Seongbuk-dong, nơi những tàn dư lịch sử hoà quyện với các toà sứ quán và dinh cơ của các nhà danh giá, tất cả được vuốt ve trong bầu không khí trong lành và môi trường thư thái. Đi về phía bắc dọc theo con đường Seongbuk-dong sẽ đến một thung lũng nơi an cư của Nhà Choi Sunu-dinh cơ của cựu giám đốc Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc. Xây dựng vào những năm 1930 - một căn hanok hình chữ L xinh đẹp, mà cảm giác thanh bình của nó không thể bị phá vỡ bởi tiếng gầm nhợt nhạt của xe máy và tiếng loa báo trên các ruộng rau. Đồ đạc vẫn còn nguyên như thời ông Choi còn sống - một tấm thảm ngủ trong góc nhà, một giá sách, vài chiếc bàn chân thấp với màu và cọ vẽ - cùng một số đồ đạc cá nhân khác của Choi cũng được đem ra trưng bày. Một vài chồi măng nhú ra ở vườn sau.
Đi thêm một chút về phía bắc dọc theo trục phố chính sẽ đến Seonjamdanji - bàn thờ cổ xây từ năm 1473 nơi hoàng tộc Joseon vẫn thường đến để cầu một năm nuôi tằm thuận lợi và cúng chúa tằm Xiling.
Đi tiếp, bạn sẽ gặp một ngôi nhà nổi tiếng khác: Simujang, dinh cơ một thời của "Manhae" Han Yong-un, nhà thơ, tu sĩ và một trong 33 chí sĩ yêu nước tham gia sự kiện đôc lập ngày 1/3/1919. Men theo con đường bê tông khoảng 50 mét qua vài ba ngôi nhà mái thiếc gồ ghề sẽ đến căn nhà ba phòng khiêm nhường nhìn ra những ngồi đồi ở phía đông bắc. Nhà truyền thống khó bắt sưởi nên thường quay về hướng nam để đón ánh nắng mặt trời. Simujang lại khác: nhà quay về hướng bắc, quay lưng lại với tòa nhà chỉ huy của chính quyền đế quốc Nhật, ngầm mang ý nghĩa chống đối.
Làm mới cơ thể và tâm hồn
Ngay phía bắc của Simujang là đền Gilsangsa đẹp lộng lẫy với cánh cổng ra vào làm bằng gỗ được sơn sửa rất tỉ mỉ. Mặc dù mới chỉ tồn tại từ năm 1997 – đây từng là một gisaeng (kỹ viện) – cấu trúc của ngôi đền gợi nhớ đến các đền tháp cổ, lại đứng trơ trọi trên đồi, chỉ khi nhìn xuống Namsam rõ mồn người ta mới ngỡ ra đây là Seoul. Đền chính ngụ một tưởng Phật sơn son thếp vàng to gần bằng cỡ thật, nhưng càng đi về gian sau không khí càng trở nên thâm trầm, tĩnh mịch. Nằm giữa chốn rừng núi, thung lũng, đường đi, bậc thang, kiến trúc của ngôi đền đều đi theo lối tự nhiên, tất cả mọi thứ đều được bao bọc bởi cây cối, tre, bụi, xa xa là một khe suối khe khẽ chảy.
Khu Seongbuk đẹp chừng nào thì cũng dốc và làm khổ đôi chân chừng đó. Cũng may đây là nhà của một trong những phòng trà có tiếng nhất Seoul: Suyeon Sanbang – dinh cơ trước kia của tiểu thuyết gia Lee Tae-jun. Mặc dù đã trở thành phòng trà nhưng hình ảnh ngôi nhà vẫn gần như nguyên vẹn với bản gốc (có lẽ không ngạc nhiên lắm là bởi người khai sinh ra phòng trà chính là cháu gái của chủ nhân ngôi nhà). Những cuốn sách cổ tọa lạc trên các kệ kính, một chiếc mấy khâu Singer cổ ngồi đâu đó, và một tấm chân dung gia đình trắng đen treo trên tường. Lẩn khuất sau trung tâm thành phố, ngăn cách bởi một dãy tường đá, thành phố tưởng như cách xa đây hàng cây số, hàng nghìn năm.
THÔNG TIN THÊM
Cửa Hyehwa
Cửa ra số 5
Seongbuk-dong
Cửa ra số 6
Lên xe bus số 1111 và 2112, đi 3 bến đến bến trường cấp 2-3 Hongik. Các chỉ dẫn dưới đây đều lấy mốc là bến xe bus này
Nhà Choi Sunu
Rẽ trái vào Seongbuk-ro, đường 15
02-3675-3401
Giờ mở cửa: Tháng Tư – Tháng Mười Một, 10h sáng – 4h chiều, không mở cửa Chủ Nhật và Thứ Hai.
Seonjamdanji
Phía bắc đường Seongbuk-dong
Simujang
Lại lên xe bus tới Trường cao học Dongbang, đến biển hiệu thì rẽ trái
Đền Gilsang
(02) 3672-5945~6
Website: www.gilsangsa.or.kr
Xe bus con thoi miễn phí xuất phát từ cửa ra số 6 – chi tiết xem trên website.
Suyeon Sanbang
(02) 764-1736
Tiếp tục đi xe bus tới Ssangdari tới ngay trước cổng Trung tâm Ngôi nhà chung thế giới Seongbuk và Bảo tàng nghệ thuật.
Giờ mở cửa: 12h trưa – 10 tối
Nguồn ThongTinHanQuoc.com
Last edited by a moderator: