What's new

[Chia sẻ] Thông tin du lịch Hội An cùng các bạn

Chùa Cầu là một địa điểm nên đến đầu tiên ở Hội An.

Cầu Chùa là chiếc cầu trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.

Lịch sử
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

chua-cau-hoi-an0.jpg


Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”.

Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.

Kiến trúc
Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

Có câu thơ về Chùa Cầu - Hội An:

“Ai đi Phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.”


Hình Cầu Chùa có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.

Theo tôi: Chùa Cầu là một địa điểm nên đến đầu tiên ở Hội An.

nguồn: http://www.nguoihoian.info/chua-cau/
 
Last edited:
Hôm t2 mình đi ngang nhưng răng không thấy Ông Già Xíu mà ngồi bán , mà là 01 cô nào đó, chắc sợ mọi người không nhận ra nên có thêm tấm bảng ghi chữ Xíu mà?

ông Xíu Mà bán ở ngay sân vận động, đối diện nhà thờ, bạn cứ hỏi là ai cũng biết, còn cô Xíu Mà là cô bán trong khu phố cổ, người ta làm lại theo sách báo để cho ra món xíu Mà đó bán trong khu cổ chứ ông Thiều chưa có truyền thụ lại nghề cho bất kỳ ai,. đó là thông tin do chính cô xíu mà đó share lại cho mình.
 
to haditham:
từ Bắc nếu mình xem tour của bạn (để dành tiền) thì có thể đi tàu từ Bắc vào Huế, đến Huế nghĩ lại tham quan nội thành, các lăng tẩm vua chúa ở ngoại thành, nhớ thưởng thức bún bò huế nhá, rồi thử bánh lọc, bánh nậm, bánh ít ... theo mình đã từng ăn thì có quán bà Lé trên đường đi vào chùa thiên mụ ở Huế thì phải. rồi cơm Hến nhỉ :D cũng ngon. ở lại đêm thì nhà nghỉ, khách sạn dao động giá từ 150 k -> 300k / 1 phòng đôi.

sau rồi thì lại lên tàu về Đà Nẵng. từ Đà Nẵng đón xe bus vào Hội An.
vào Hội An rồi thì đọc lại từ đầu bài này để biết nên đi đâu :D

chúc 1 chuyến đi vui vẻ
 
Quan Công Miếu (Chùa Ông)

Quan Công Miếu (Chùa Ông) tọa lạc ở ngay cạnh khu họp chợ giữa trung tâm Ðô Thị Cổ Hội An với quy mô bề thế, hệ thống thờ tự lộng lẫy, rực rỡ. Di tích được khởi dựng vào năm 1653 để thờ Quan Công, biểu tượng của Trung Tín, Nghĩa khí và trải qua một số lần trùng tu vào các năm 1753, 1783, 1827,1864, 1904, 1966.Quan Công miếu còn là trung tâm tín ngưỡng của tầng lớp thương nhân chuyên hoạt động thương mại, giao dịch buôn bán ở thương cảng Hội An xưa.

Hiện nay, di tích còn lưu trữ nhiều sắc phong, hoành phi (33 bức) liễn đối (10 bộ ) bia ký , tượng thờ, và di vật có niên đại từ thắ kỷ XVII đến nay. Bộ tượng thờ Quan Công, Quan Bình, Châu Xương ở đây được xem là những tác phẩm tạo hình tiêu biểu của Hội An và khu vực Quan Công Miếu đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia ngày 29 tháng 11 năm 1991.

Một số hình ảnh:

quang-cong-guan-yu-guan-cong-1.jpg


quang-cong-guan-yu-guan-cong5.jpg


Miếu thờ Quan Công vào các ngày lễ tết được khá đông bà con cô bác vào cúng bái lễ tế, xin xăm cầu may, cầu an bình v..v.
 
đã có bạn nào thử qua Cua Đá ở Cù Lao chưa nhỉ? Cua Đá chỉ có ở CÙ Lao và xuất khẩu đi nơi khác :D các nơi khác có Cua Đá chắc là nhập khẩu từ Cù Lao.
Cua đá CÙ Lao Vị thịt cua ngọt, thanh chứ không phảng phất vị tanh thường thấy của động vật miền biển. Do cua ăn các loại cỏ cây trên núi, nên thịt cua nồng một mùi cây rừng, thơm đến lạ.

Mỗi con cua đá trung bình chỉ lớn bằng nắm tay, và có màu sắc rất ấn tượng, mai và các chi màu nâu tím, phần bụng dưới ngả màu vàng ươm. Cua đá rất khoẻ, chạy nhanh, và thường chỉ lú đầu khỏi hang khi đêm xuống để đi ăn. Đó cũng là lúc những cư dân trên đảo đi săn cua đá. Một thợ săn cua cho biết, đi săn mà gặp 10 con, bắt được 4 – 5 con là nghề lắm rồi.

Ở nơi khác có CUa Đá kiểu này ko nhỉ? mình chưa đi nơi khác nên chưa rõ lắm.

http://www.nguoihoian.info/cua-da-cu-lao-cham/ Mời xem qua Cua Đá ở Cù Lao.

Cua Đá tại Cù Lao Chàm đang được xếp vào danh sách động vật cần bảo vệ, các bác cứ quảng cáo thịt ngon lắm thì đến đời con em chả còn con cua nào ( bị bắt trộm ) cho nó xơi. Quên ngay cái đoạn cua đá Cù Lao Chàm xuất khẩu ra chỗ khác đi nhé, ăn trên đảo còn là bắt trộm mới có, cua đá thò 1 chân ra biển là bị thịt ngay chứ có mà trèo lên cao tốc bay sang chỗ khác thì đúng là đùa dai bác ạ.

Ở nơi khác có CUa Đá kiểu này ko nhỉ? mình chưa đi nơi khác nên chưa rõ lắm. <= ở đây chứng tỏ mình đâu có khẳng định chỉ quê mình mới có cua đá đâu bạn :)
Bài viết chi tiết về Cua Đá ở Cù Lao mình cũng có đăng về nó.
có thể nơi khác cũng có cua đá mà mình chưa được đi nên chưa rõ, cua đá không dễ bắt được cũng có đăng luôn rồi :)
cảm ơn lời góp ý của bạn. và như bạn nói quê mình có nhiều nét văn hóa đặc trưng nên mình chỉ giới thiệu các đặc sản hiện có và nguồn gốc món đặc sản đó chứ ko bảo là nơi khác không có? ví như ở Cù Lao thì có Cua Đá, có Ốc Vú Nàng v...v ở hội an hay đà nẵng cũng có bắp luộc bắp nướng nhưng sao ai cũng thích ăn bắp hội an bạn có biết ko? và mình cũng giới thiệu về "văn hóa ẩm thực" chứ không phải đơn thuần ăn uống. (ăn thịt chó như bạn nói) Ví như ăn Ốc Vú Nàng thì phải biết vì sao nó có tên đó, ăn bánh su sê nên biết truyền thuyết về bánh su sê ... (same same but different đó bạn)

Bác nói cao siêu quá, nhà em bình dân học vụ và háu đói nên chả hiểu, ăn uống mà phải sách vở nhức đầu thế thì em chắc chỉ mong chết đói. Biết là tốt nhưng tại sao lại phải biết tên của nó có ý nghĩa và truyền thuyết thế nào thì ăn nó vào mới gọi là có "văn hóa" mà trong khi truyền thuyết chả làm món ăn tăng thêm hương vị, thậm chí vài cái truyền thuyết còn làm cho người ta tụt hết hứng muốn ăn ví dụ như là ở khu vực Cổ Nhuế - nay thuộc Hà Nội có làng chuyên nghề " múc bể phốt", những năm 80 đầu 90 người làng 2 vai quang gánh đi khắp các khu vực lân cận, và mỗi đầu năm cho đến tận bây giờ người làng vẫn thắp hương thành hoàng lễ vật là chè lam và 1 đôi đũa thiếp vàng gọi là nhớ nghề, nói thật, câu chuyện này thầy giáo em hiện là Vụ trưởng vụ văn hóa dân gian - Bộ Văn hóa kể cho em, không biết thực hư thế nào nhưng mà em không còn có nhu cầu với chè lam nữa. Bác gợi ý cái gì là đặc trưng, đặc sản và giới thiệu ý nghĩa của nó là ý định rất tốt ạ, nhưng mà không nhất thiết phải giáo điều về văn hóa ẩm thực như thế. Ăn uống nó ngấm vào tế bào, mỗi người có cách hành xử với món ăn riêng, và ẩm thực là phạm trù hết sức cá nhân, vì khẩu vị mỗi khác, bác kể các món ăn Hội An rất ngon, em ở Hội An 8 lần, lê la đủ quán, kết luận của em là mấy bánh trái như bánh vạc, hoành thánh, rồi cơm gà là hơi bị khó tiêu hóa ( nghĩa đen đấy ạ, ăn hơi bị ngấy và bị đầy bụng) và chè thì hơi bị ngọt quá so với khẩu vị của em, em oánh cao lầu trong phố xong em vọt ra Cửa Đại ăn hải sản là lành hơn:D:D
to VIT: tour đi Cù Lao Chàm bằng tàu cao tốc (mình thích tàu này vì nhanh đến nơi tầm 20 hay 30 phút + có say sóng thì cũng say ít ít chứ đi bằng thuyền mất gần cả giờ đồng hồ chắc chết quá) dao động từ 15 -> 25 $ / 1 người (tùy theo số lượng khách) bao gồm các nội dung sau:

đối với tour đi về trong ngày:
từ 8 -> 15$ / 1 người (tùy theo số lượng khách) bao gồm: hướng dẫn viên, tàu cao tốc, ăn nhẹ trên thuyền, tham quan lăng cá, chùa Hải Tạng, Âu Thuyền, tắm biển và ăn trưa tại bãi chồng hoặc bãi ông. Các hoạt động khác + trò chơi khác trên biển như: lặn biển ngắm san hô, câu cá trên thuyền cùng ngư dân v..v không bao gồm trong này, khách tự trả phí.

đối với tour 2 ngày 1 đêm: khoái cái này.
Giá từ 15 -> 25$ / 1 người (tùy theo số lượng khách) bao gồm: hướng dẫn viên, tàu cao tốc, ăn nhẹ trên thuyền, tham quan lăng cá, chùa Hải Tạng, Âu Thuyền, tắm biển và ăn trưa tại bãi chồng hoặc bãi ông, tham quan miếu Ông tổ nghề Yến, chùa Ngọc Hương và tham quan đảo chim Yến. Sinh hoạt lửa trại và nghỉ đêm tại bãi chồng hoặc bãi ông. Các hoạt động khác + trò chơi khác trên biển như: lặn biển ngắm san hô, câu cá trên thuyền cùng ngư dân v..v không bao gồm trong này, khách tự trả phí.

- Trẻ em dưới 12 tuổi được giảm 50% giá tour.

hiện hình như khách sạn Hội An co tour trọn gói cho 2 ngày 1 đêm bao gồm cả lặn biển ngắm san hô và 1 số trò chơi với giá ưu đãi hè: tầm 400.000 VND / 1 người. bạn nào dự định đi Cù Lao trong tháng 5 này thì liên hệ mình qua hỏi giúp cho.

PS: vì lý do công việc, + nhiều bận rộn phát sinh trong tháng 5 này nên mình ít có thời gian online. lâu lâu mới vào phuot được, rất hân hạnh được hỗ trợ thông tin (nếu có) cho các bạn đi du lịch Hội An. có gì nếu mình ko vào phuot được các bạn có thể PM mình qua yahoo: Mr.SieuMup hoặc contact số điện thoại: 0123.600.4567.
Hầu hết các khách sạn ở Hội An và các văn phòng tour nhận tour của khách đi Cù Lao Chàm đều bán khách lại cho Du lịch Sông Hội. bạn liên hệ trực tiếp với Du lịch Sông Hội để không bị qua trung gian nhé, 05103861332/ 0913499189, giá vé 400k/ khách/ ngày chắc chắn không phải giá vé tour đi tàu cao tốc mà chỉ là đi tàu gỗ thôi. Các tour đi Cù Lao Chàm cho lặn biển ngắm san hô chủ yếu là cho bạn snokerling tức là đeo kính ngậm ống mặc phao chổng mông lên giời úp mặt xuống nước nhìn. Nếu bạn thích lặn bình khí - scuba diving thì liên hệ với Rainbow dive 39B Trần Hưng Đạo, Hội An 0510 3911914 , giá tour 1 ngày cho người biết lặn rồi là 1,150k, còn chưa biết lặn hình như là hơn 1tr2 là tổ chức chuyên nghiệp của nước ngoài, đi lặn với toàn khoai tây, nên biết tí tiếng Anh xì xồ thì nghe hướng dẫn sẽ dễ hơn, nhà tớ đi lặn 2 ngày của hội này, hết sức hài lòng.
 
Tiếc là giờ vé đi xem phổ cổ đã là 40k/người nhưng đi tham quan được có 4 điểm trong danh sách, tiếc quá.
 
Tiếc là giờ vé đi xem phổ cổ đã là 40k/người nhưng đi tham quan được có 4 điểm trong danh sách, tiếc quá.

Thôi đừng tiếc bác ơi, coi như công đức tôn tạo di tích đi, mình mua vé thăm quan được người ta giới thiệu kỹ càng lịch sử, giá trị, nếp sống sinh hoạt, vừa nghe chuyện lại được uống trà, 4 điểm thôi nhưng thăm quan cẩn thận cũng hết 1 buổi sáng/ chiều, hơn nữa 4 điểm là cũng khá đủ cho những gì đặc trưng về lịch sử của Hội An, bạn được lựa chọn 1 chùa, 1 nhà cổ, 1 hội quán, 1 hội nghề, tớ thấy thế là đủ tiêu biểu rồi mà. Những kiến thức ấy cứ tiếc tiền đi ngơ ngáo khắp phố cũng không thu hoạch được, hoặc về nhà hùng hục lướt nét đọc sách đọc báo, cũng không được sống động như thế. Rm cũng bỏ tiền thăm quan mấy lần, bây giờ quay lại Hội An cũng chỉ ngơ ngáo 1 hồi rồi ra sang Cẩm Nam ăn, hoặc vào chợ làm ly sinh tố, thích cái không khí, cảm giác ở Hội An là nhiều.
 
Việc vé đi xem rất linh động, không nhất thiết phải chọn 1 chùa, 1 nhà cổ, 1 hội quán, 1 hội nghề.
Mình trước đi 1 mình, tình cờ quen 1 bạn nữa - 2 đứa mua 1 vé 40k (có 04 phiều), đến đền thờ Quan Công, chùa Phước Kiến 2 đứa dùng 2 vé được mà (nói với mấy bác bảo vệ tí là ok)

Nhìn chung vào Hội an các bạn nên đi sớm để ăn Xí Mà tại Nguyễn Trường Tộ của cụ già (chỉ bán buổi sáng) như các bạn trên chỉ.
Mùa này không có bánh ủ tro, ăn xoa xoa cũng được.
Chè Bắp thì sang Cẩm Nam ăn quán Bà Già (quán cuối cùng) - đến ăn lúc sáng sớm sẽ thấy ông cụ tráng bánh tráng - chụp ảnh rất đẹp.
 
nguoihoian: bạn giới thiệu rất chi tiết những địa điểm tham quan của Hội An. Sang tuần, mình vào đó có thể nhờ bạn vụ chỗ nghỉ đêm ở đó ko? (cho mình mấy địa chỉ nhà nghỉ giá bình dân thui) . Mình đi từ Hn, kết hợp công việc và đi chơi luôn. Lịch trình HN- Đà Nẵng -Hội An-Huế. Cảm ơn nhiều
 
@nhungbox: không phải thế đâu bạn ah, mình đến Đà Nẵng vào buổi sáng sau đó bắt xe bus đi Hội An. Đến đó tầm 10h30 mua vé để bắt đầu cuộc chinh chiến thần tốc vì chiều tối mình phải đi Huế (LD). Đến nơi tham quan thì cũng tùy chứ không phải nơi nào cũgn được hướng dẫn và trà nước như bạn nói đâu (NO) có vài thông tin không được tốt lắm nên mình không tiện nói ra đây. Mình nghĩ nếu phong cách phục vụ như thế thì sợ không sớm thì muộn (BB).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,069
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top