What's new

[Chia sẻ] Thông tin du lịch Hội An cùng các bạn

Chùa Cầu là một địa điểm nên đến đầu tiên ở Hội An.

Cầu Chùa là chiếc cầu trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.

Lịch sử
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

chua-cau-hoi-an0.jpg


Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”.

Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.

Kiến trúc
Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

Có câu thơ về Chùa Cầu - Hội An:

“Ai đi Phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.”


Hình Cầu Chùa có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.

Theo tôi: Chùa Cầu là một địa điểm nên đến đầu tiên ở Hội An.

nguồn: http://www.nguoihoian.info/chua-cau/
 
Last edited:
Về Hội An, gọi là du lịch Hội An mà không ăn 1 chén chè bắp, không thưởng thức bánh tráng đập, hến trộn (Cẩm Nam), không thử một chén (Xí Mà Phù), không ăn miếng Hoành Thánh Chiên hay bánh Bông Hồng Trắng ... thì chưa gọi là đi Hội An.

Ở đây tôi giới thiệu với các bạn về các món ăn ở Hội An, chỉ có ở Hội An hoặc Same Same but Different với các nơi khác nhá:

Thèm ghê vậy đó, em sắp đi Hội an ùi, phải đi một vòng ăn hết mới được, canh me đi hum 14 nữa ^^
 
Ở nơi khác có CUa Đá kiểu này ko nhỉ? mình chưa đi nơi khác nên chưa rõ lắm. <= ở đây chứng tỏ mình đâu có khẳng định chỉ quê mình mới có cua đá đâu bạn :)
Bài viết chi tiết về Cua Đá ở Cù Lao mình cũng có đăng về nó.

Mãi đến lần đi Hội An năm ngoái tơ mới biết ở Cù Lao Chàm (chắc bạn muốn đến quê bạn đúng không) cũng có cua đá. Thực ra cùng chung một tiểu vùng khí hậu thì việc ở nhiều nơi có cùng một loại thực, động vật là hết sức bình thường và đừng khẳng định mỗi chỗ bạn có cái loại đó. Cua đá không phải sống ở nước mặn mà ở nước ngọt nhưng bạn thử ăn cua xong mà không rửa tay hoặc rửa bằng nước lã xem sao. Hơn nữa cua đá không phải lúc nào cũng bắt được và bắt dễ như thế đâu.

có thể nơi khác cũng có cua đá mà mình chưa được đi nên chưa rõ, cua đá không dễ bắt được cũng có đăng luôn rồi :)

Góp ý với bạn nguoihoian: đánh giá rất cao những bài viết của bạn về Hội An. Đồng ý quê bạn có nhiều nét văn hóa đáng kể nhưng không có nghĩa là ở quê bạn cái gì cũng là nhất (như trong một vìa bài viết). Câu chuyện này cũng như ở miền Bắc ai cũng kể ở quê mình nấu thịt chó là ngon nhất nhưng chung qui lại thì cứ thịt chó là ngon, còn đang ăn mà bảo quê mình ngon thì mời bác về quê ăn nhé

cảm ơn lời góp ý của bạn. và như bạn nói quê mình có nhiều nét văn hóa đặc trưng nên mình chỉ giới thiệu các đặc sản hiện có và nguồn gốc món đặc sản đó chứ ko bảo là nơi khác không có? ví như ở Cù Lao thì có Cua Đá, có Ốc Vú Nàng v...v ở hội an hay đà nẵng cũng có bắp luộc bắp nướng nhưng sao ai cũng thích ăn bắp hội an bạn có biết ko? và mình cũng giới thiệu về "văn hóa ẩm thực" chứ không phải đơn thuần ăn uống. (ăn thịt chó như bạn nói) Ví như ăn Ốc Vú Nàng thì phải biết vì sao nó có tên đó, ăn bánh su sê nên biết truyền thuyết về bánh su sê ... (same same but different đó bạn)
 
Xíu Mà Hội An!

Xíu Mà ("chí mà phù") là món ăn có nguồn gốc từ Phúc Kiến (Trung Quốc), du nhập vào Hội An (Quảng Nam) khi những người Hoa đến buôn bán kinh doanh. Đây là món ăn ngoài tác dụng điểm tâm thanh cảnh, còn là một bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, giải nhiệt, chống cảm nắng, suy nhược cơ thể…

“Chí mà phủ “ (chè mè đen) được chế biến từ mè đen và các loại thuốc Bắc như sanh địa, thục địa và các loại rau mã đề, bồ ngót. Mè đen ngâm từ 2 – 3 giờ, xay nhuyễn rồi ninh nhừ cùng với các thứ phụ liệu kể trên, thành một thứ nước sền sệt, đen tuyền, hơi ngọt. Ăn vào có cảm giác mịn ngọt, dìu dịu ở đầu lưỡi. Ở Hội An chỉ có hai anh em ông Thiểu bán món này thôi. Hai ông chia nhau các khu phố mà bán, tiếng rao “chí mà…đây” len lỏi vào từng con hẻm nhỏ, lâu ngày nghe chệch thành “xí mà …đây”.

Xíu Mà được làm rất công phu từ bột gạo nếp hương, nhân dừa xay nhuyễn, vừng (mè), đậu xanh, đường tinh luyện và thanh địa thuốc bắc. Khi nấu chín, Xíu Mà có màu đen sánh, mùi thơm lan tỏa.

Ở Hội An, bao năm qua cứ vào mỗi buổi sáng tại góc đường Nguyễn Trường Tộ, mọi người đều thấy một ông cụ đầu đội chiếc nón rộng vành ngồi múc từng chén Xíu Mà bán cho người dân và du khách. Đó chính là già Ngô Thiểu nổi tiếng làm Xíu Mà ở Hội An, giờ đây đã trở thành thương hiệu “Xíu Mà Ngô Thiểu”.

e3041a7016d7e058e52ef8acbdc55862.jpg

Ông Ngô Thiểu - Người bán xíu mà.

Ông cho biết, xưa nay ở Hội An cũng có vài nhà làm Xíu Mà nhưng do nhiều lý do mà dần bị mai một thất truyền. Hơn 75 năm trước, ông đã được chứng kiến cách làm Xíu Mà từ ông nội và cha mẹ của mình. Những năm trước đây, khi còn khỏe và phải lo nhiều cho cuộc sống, già Ngô Thiểu dậy từ rất sớm để làm Xíu Mà rồi gồng gánh 2 nồi lớn đi rao bán quanh Hội An đến quá trưa mới về tới nhà. Mệt lả, nhưng ông rất vui vì đã bán được hết hàng và có những lời khen, lời dặn ngày mai lại đến từ những khách hàng. Nay đã ngoài 90 tuổi, trông ông vẫn rất khỏe khoắn. Tuy không gánh hàng đi rao bán như xưa, ông chỉ ngồi một chỗ cố định trên đường vào trung tâm phố cổ Hội An (Quảng Nam) mà người dân đến ăn và mua về vẫn rất đông đúc.

Cách đây mấy trăm năm, món “chí mà phù” chủ yếu do người dân Quảng Đông – Trung Quốc ở Hội An làm rồi bán rong, nhưng hôm nay, chỉ còn mỗi ông Ngô Thiểu sớm sớm đi về. Có cháu con gì nối nghề nối nghiệp? – Ông bảo: “Sau tôi chẳng ai. Biết là có thể mất nhưng tôi tin là người ta sẽ nhớ. Mà không phải nhớ tôi đâu nghe!”.

Một mai…không còn món “xí mà…”?

xiuma-hoianvn.jpg


“Xí mà” không chỉ là món ăn chơi như chè mà nó còn có tác dụng chữa các bệnh kiết lỵ, táo bón, các bệnh về đường ruột. Bọn trẻ con chúng tôi hồi ấy vẫn hay kháo nhau về thứ “võ xí mà” của ông anh. Không biết ông có võ thật hay không, nhưng xem ra chính cái sự bí ẩn đó lại càng làm chúng tôi thêm phục và thêm mê cái món “xí mà” của ông. Cách đây vài năm, khi ông anh mất, gần cả thị xã đưa tang ông, phần lớn là những người biết ông chỉ vì đã ăn món “xí mà” của ông đã bao năm nay. Vắng ông, nhiều người vẫn có thói quen sáng dậy cứ ngong ngóng đợi tiếng rao “xí mà…đây” đi qua nhà để mua một chén nhỏ. Có người ở xa về, lại nhắc sao không thấy ông “xíu mà” đâu cả.

Rồi đến lượt lưng ông em – ông Thiều – còng đi. Ông đã bán gánh hàng này hơn 60 năm rồi. Từ lúc còn là chàng thanh niên mạnh khoẻ, đi dọc khắp các xóm ở Hội An. Nhìn ông bây giờ người ta thấy hệt hình ảnh người anh ngày xưa, lưng còng, tóc bạc, yếu đến nỗi không còn sức để rao và đi khắp phố phường. Bây giờ ông chỉ ngồi ở một góc nhỏ bên đường Nguyễn Trường Tộ với nồi “xí mà” nhỏ và vẫn nóng như xưa. Thế nhưng khách vẫn tìm đến đông nườm nượp, những người già thường đến ngồi chơi với ông để nói về chuyện xưa tích cũ. Những người ở xa về không biết ông anh đã mất cứ hỏi thăm sao dạo này chỉ còn mình ông bán.

Và như đã thành thói quen, cứ sáng đến là ông lại quảy gánh ra phố, mặc cho đám con cháu can ngăn, nài nỉ ông nghỉ cho khoẻ. Ông bảo : “ Tao không bán, lỡ có người cần mua thì biết tìm ở đâu ra gánh thứ hai để mua”.

sáng đến mẹ tôi lại đi chợ sớm để ghé qua gánh “xíu mà” của ông Thiều mua cho tôi một chén nhỏ. Mỗi khi được ăn chén “xí mà”, tôi lại thấy vui vì biết rằng ông vẫn còn khoẻ. Và lại thầm hỏi lỡ mai sau ông mất đi thì ai sẽ là người bán gánh hàng này. Hay rồi đây, món “xíu mà” chỉ còn lại trong ký ức và lời kể của những người già ở Hội An?

NGƯỜI BÁN XÍU MÀ – Lê Anh Dũng (Đề thơ)

Ông lão Xíu Mà được Lê Anh Dũng đề thơ, bởi theo tập san Văn Hóa Hội An năm 2005, thì chục năm nay ở Hội An cũng chỉ có mình ông bán Xíu Mà mà thôi. Bởi sự chung thủy và nhọc nhằn vì nó hơn mấy chục năm qua?

Xin chia sẻ với các bạn bài thơ Người Bán Xíu Mà:

Dáng xô nghiêng

dép vẹt mòn

ông đặc giọng rao

Xíu… Mà… đ â â y!


Xíu Mà

một, hai ngàn

một chén

ngồi ven đường

nhấm nháp

ký ức

ngọt lựng

trong tôi


Trưa

đứng trời

áo dán lưng

ông xoa

màu nước mun đòn gánh

phần lõm sâu

im lặng

hai vai


Hội An

người như nêm

bừng lên sắc hội

ông độc hành

đổ bóng

Xíu… Mà… đ â â y!


Thơ – Lê Anh Dũng


Hiện nay Xíu Mà vẫn được bán trong khu ẩm thực trên đường Bạch Đằng Hội An. theo bà bán Xíu Mà đó cho biết thì bà chỉ học và làm lại theo sách. Còn chính tông vẫn là ông Ngô Thiểu

Hôm nay ông XÍu Mà vẫn còn bán ở đường Nguyễn Trường Tộ (đối diện nhà thờ / bên Sân vận động). Về Hội An nhớ ghé dùng thử một chén Xíu Mà, để lỡ "1 mai không còn món XÍu Mà" của người Phúc Kiến (Trung Quốc).

(Tổng hợp)
Nguồn: http://www.nguoihoian.info/
 
Mọi ngày mình vẫn đi qua chỗ ông Già xíu Mà thấy hình ảnh sao rất thân thương, hình như nếu vắng hình ảnh ấy thì phố cổ như mất đi chút gì đó....
 
hôm qua mình mới ghé mua vài bịch xí mà, ông Thiều nay lớn tuổi lắm rồi. tai nghe cũng ko rõ mình nói mua 4 bịch xíu mà nữa. mà xíu mà giờ 5 ngàn 1 bịch chứ ko còn 1, 2 ngàn 1 chén như trong thơ nữa :) lâu rồi.
 
Hội An mình đi hoài (mình ở Đà Nẵng mà), nhưng mỗi lần đến đều có một cảm xúc khác, đi hoài không chán!
Đến Hội An chụp ảnh cưới đang là mong muốn của rất nhiều bạn trẻ!
Chia sẻ với các bạn vài tấm ảnh cưới mình chụp tại đây (chú rể không phải mình đâu nhé!)

ContactSheet-003copy_resize.jpg


ContactSheet-008copy_resize.jpg
 
mấy ảnh cưới bạn chụp tự nhiên thật. rất đẹp. Đà nẵng mình cũng biết 1 số như Phan Gia Khánh, rồi vài hiệu chụp ảnh cưới trên đường Hoàng Diệu, nhiều người bạn, người anh của mình ra ĐN thuê chụp lắm. Ở Hội An đâu như ko có ai chụp tốt cả. hôm nào đến lượt mình chắc cũng nhờ tư vấn ai đó ngoài Đà Nẵng nhỉ ;)
 
hôm qua mình mới ghé mua vài bịch xí mà, ông Thiều nay lớn tuổi lắm rồi. tai nghe cũng ko rõ mình nói mua 4 bịch xíu mà nữa. mà xíu mà giờ 5 ngàn 1 bịch chứ ko còn 1, 2 ngàn 1 chén như trong thơ nữa :) lâu rồi.
Hôm t2 mình đi ngang nhưng răng không thấy Ông Già Xíu mà ngồi bán , mà là 01 cô nào đó, chắc sợ mọi người không nhận ra nên có thêm tấm bảng ghi chữ Xíu mà?
 
mấy ảnh cưới bạn chụp tự nhiên thật. rất đẹp. Đà nẵng mình cũng biết 1 số như Phan Gia Khánh, rồi vài hiệu chụp ảnh cưới trên đường Hoàng Diệu, nhiều người bạn, người anh của mình ra ĐN thuê chụp lắm. Ở Hội An đâu như ko có ai chụp tốt cả. hôm nào đến lượt mình chắc cũng nhờ tư vấn ai đó ngoài Đà Nẵng nhỉ ;)
Welcome bạn! ảnh cưới quan trọng là mình thấy thích (lạ, tự nhiên và không đụng hàng...) :):)
 
đã nhiều lần tham quan phố cổ hội an nhưng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa,nay đọc bài của nguoihoian mới vỡ ra được nhiều điều.thank thật nhiều nguoihoian nhé.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top