What's new

[Chia sẻ] Thông tin du lịch Hội An cùng các bạn

Chùa Cầu là một địa điểm nên đến đầu tiên ở Hội An.

Cầu Chùa là chiếc cầu trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.

Lịch sử
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

chua-cau-hoi-an0.jpg


Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”.

Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.

Kiến trúc
Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

Có câu thơ về Chùa Cầu - Hội An:

“Ai đi Phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.”


Hình Cầu Chùa có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.

Theo tôi: Chùa Cầu là một địa điểm nên đến đầu tiên ở Hội An.

nguồn: http://www.nguoihoian.info/chua-cau/
 
Last edited:
Bạn thích bánh đậu xanh nhân mặn, vậy là thiếu :D bánh đậu xanh nhân mặn phải dùng với 1 tách chè xanh ;) đúng điệu, bánh đậu xanh không nhân (bánh chay) dùng cũng okie lắm. hì, welcome bạn trở lại hội an, và contact mình nhá, mình tình nguyện làm hướng dẫn viên nghiệp dư đi dạo phố cổ vói bạn
 
Hội An: Bánh đậu xanh

Bánh in bột đậu xanh ở Hội An có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ XVIII, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại.

Trong những lần vua Minh Mạng tuần du vào Quảng Nam, cư dân ở đây đã dâng tiến loại bánh đậu xanh thượng hạng ở phố Hội An để ngài ngự dụng. Đại Nam nhất thống chí, quyển II, tập VII, trang 397 nghi: “Bánh đậu xanh sản ở Hội An là ngon nhất”.

Tiếng thơm này không phải ngẫu nhiên mà có. Cũng là đậu xanh, nếp, đường, nhưng chiếc bánh ở Hội An. Có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở đây có dáng tròn hoặc vuông, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Cũng là bánh đậu xanh ướt nhưng không quá bở, mềm như bánh đậu Hải Dương. Nó có một độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay.

banh-dau-xanh_banhin-hoianvn.jpg

Bánh đậu xanh Hội An​

Một số loại bột thơm cũng được sử dụng khéo léo để tăng hương vị của bột đậu. Lại có loại bánh đậu xanh khô. Người ta trộn bột đậu xanh, nếp, đường theo một tỉ lệ vừa phải, cho vào khuôn nhỏ bằng gỗ để làm nên những chiếc bánh đậu xanh xin xắn. Sau đó đem sấy bánh trên lò than để chúng săn cứng, giòn, thơm. Khi ăn, những chiếc bánh đậu xanh vỡ giòn tan giữa hai hàm răng và từ từ tan ra thơm ngát trong cổ họng. Đặc biệt là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt.

Đây chính là sản phẩm độc đáo của phố Hội và thật đáng tiếc cho ai đến Hội An mà bỏ qua dịp để nếm thử những chiếc bánh in này. Chúng vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm, vừa giòn. MỘt sự pha trộn kỳ lạ mà chỉ có những nghệ nhân tài hoa về ẩm thực mới có thể nghĩ ra và chế biến được.

Tuy có nhân thịt nhưng do xử lý kỹ nên nên bánh có thể giữ được lâu từ nửa tháng đến một tháng mà không sợ bị ôi thiu. Ngày nay, những phong bánh in đã được bày bán nhiều nơi ở trong phố Hội An và rất được du khách ưa chuộng. Chúng đã góp phần tôn vinh truyền thống ẩm thực vốn có của cư dân nơi đây:

“Dày công chế tạo mới nên hình
Bánh đậu thơm ngon, đường bột tinh
Quý khách phương xa nên nhớ đến
Mỹ Trân chính hiệu làng Minh”

hoian
nguồn: http://www.nguoihoian.info/banh-dau-xanh/
 
Bánh in bột đậu xanh ở Hội An có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ XVIII, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại.

Sao mấy lần trước mình đi ko thấy loại bánh này nhở, chủ yếu toàn đồ mỹ nghệ ko ah. Tiệc thật, mình cũng là ng có tâm hồn ăn uống vậy mà tới Hội An ùi mà lại chưa đc thưởng thức loại bánh này. Tiếc hùi hụi....
 
Last edited by a moderator:
Bạn thích bánh đậu xanh nhân mặn, vậy là thiếu :D bánh đậu xanh nhân mặn phải dùng với 1 tách chè xanh ;) đúng điệu, bánh đậu xanh không nhân (bánh chay) dùng cũng okie lắm. hì, welcome bạn trở lại hội an, và contact mình nhá, mình tình nguyện làm hướng dẫn viên nghiệp dư đi dạo phố cổ vói bạn
Thế thì còn gì bằng. Hì, thanks bạn nhiều thật nhiều. Chắc mình sẽ sớm quay lại Hội An thôi để lòng vòng phố cổ với nguoihoian ( Người xứ Quảng chân thành và hiếu khách) và cả thưởng thức cái món bánh đậu xanh với 1 (mà không nhiều) tách chè xanh...
 
Đọc bài của bạn này bổ ích và chi tiết quá,mình cũng mới từ bắc vào đây mà cũng chưa có dịp đi thăm thú Hội An,đang đờ đẫn với bãi biển T20 đây,đẹp quá,khi nào mấy chú gà mờ tụ tập được để nguoihoian dẫn đi một thể thì hay nhỉ.
 
chừng nào đi hội an cứ contact mình :) bác kopiko ở T20 - Đà Nẵng hã :) bãi biển T20 thuộc Đà Nẵng, từ Đà Nẵng về Hội An tầm 30 cây số.
 
Làng gốm Thanh Hà

ImageView_0031-300x225.jpg


Làng gốm Thanh Hà (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) nằm ven sông Thu Bồn, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng tây, đã hình thành và tồn tại hơn 500 năm qua.

Đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn duy trì nghề truyền thống của làng, sản phẩm gốm không chỉ bán ở Hội An mà còn đi xa hơn qua sự “tiếp thị” của du khách nước ngoài mỗi lần ghé qua đây.

Mới đây, Hội An đã mở tour cho du khách đến thăm làng gốm Thanh Hà. Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề.

Một số hình ảnh về làng gốm:

ImageView_0031.jpg

nghệ nhân làm gốm thanh hà

ImageView_001.jpg

nhiều mẫu mã đẹp ...

tohe-hoian-langgomthanhha.jpg

ImageView_0021.jpg

Tò He Hội AN cũng được làm từ gốm thanh hà

dentrangtri-langgom-thanh-ha.jpg

đèn trang trí làm từ gốm thanh hà, sản phẩm mang phong cách hiện đại

tổng hợp lại theo http://www.nguoihoian.info
 
Bánh tráng đập, Hến xào, Bắp luộc – Ẩm thực Cẩm Nam

banhtrangdap.jpeg

bánh tráng đập hội an

Người dân miền trung, nhất là vùng Quảng Nam – Đà Nẵng thích ăn bánh tráng đập, để thay đổi các món có nhiều chất béo và mau ngán như các loại thịt, cá… Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng đường kính khoảng 20cm, được nước có mầu hơi vành Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng vì dòn nên bị vỡ, phần bánh tráng mỏng kèm theo, có độ dẻo, mềm và dính nên giữ bánh tráng nướng lại, không bị rơi ra ngoài.

Bánh tráng mỏng phải trắng và dẻo, được đúc từ gạo quê dẻo thơm. Có nơi người ta thoa lên bề mặt của bánh ướt một ít dầu phụng (thứ thiệt) đã phi hành, tỏi rất thơm và bắt mắt. Hai loại bánh khô và ướt này sắp chồng lên nhau.

Ở các vùng nông thôn như Điện Bàn, Đại Lộc, Hòa Vang người dân quê thích ăn loại bánh tráng đập to và dày hơn (trên 30cm), có người còn mang ra ruộng để ăn nửa buổi.

Bánh tráng đập chấm với mắm nêm hoặc mắm cái mới ngon, nhất là gia thêm chanh, mì chính, ớt bột… Bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm.

Bánh tráng đập chỉ có ở những quán ven đường làng, ngõ xóm, hoặc được các bà mẹ quê, quảy (gánh) đôi thúng nhỏ đi bán dạo trên các nẻo đường phố cổ. Khách ăn cũng không cần ngồi ghế, bàn sang trọng chỉ cần một chỗ ngồi mát mẻ, sạch sẽ bên vệ đường một tay vừa nắm bánh, vừa bưng chén mắm, tay kia vừa bẻ bánh, vừa chấm và đưa lên miệng ăn ngon lành. Món ăn tuy dân dã, rẻ tiền nhưng được nhiều người ưa chuộng.

banhdap.jpg


Có đến hơn 10 quán liên tục nhau bán đúng 3 loại đặc sản trên. Quán nào cũng rộng rãi, trông rất bình dân và thoải mái, nằm ngay bên bờ sông. Mặt tiền của quán hướng ra sông đón gió mát.Vừa thưởng thức đặc sản vừa ngắm cảnh sông nước, tuyệt vời!

hentron-henxao-hoian.jpg

Món hến xào cũng thật tuyệt

Món hến không phải là món ăn cao cấp, thậm chí rất bình dân, bình dân đến nỗi có người địa phương khiêm tốn tự nhận chỉ là một món no bụng của dân nghèo. ấy vậy mà không chỉ người tại chỗ mới ăn mà ngay cả nhiều người vùng khác, thường cũng tìm thấy ở nó một thích thú riêng.

Ở Hội An, hến rất nhiều, sống đầy ở các cồn cát và các nhánh sông Thu Bồn. Trừ những hôm mưa to gió lớn, còn bình thường mọi ngày, cứ lúc nước ròng là nhiều người rủ nhau đi cào hến, để kịp sáng ra, những gánh hến rong sẽ tỏa khắp ngã đường. Con hến giống như nghêu nhưng bé tẹo, lớn lắm là chỉ bằng mút đũa.

Thịt hến mềm mại nằm trong hai lớp vỏ mỏng, nhưng khi luộc chín, chỉ cần lắc nhẹ trên rổ là thịt tách khỏi vỏ, lọt xuống mắt rổ dễ dàng. Những người gánh hến rong đổ đầy nước luộc hến trong một thùng riêng, còn ruột hến trộn thêm những lát ớt mỏng, hành lá và cũng để riêng trong một rổ khác. Sáng sáng, nghe tiếng rao, nhà nhà có thể xách bát ra mua về, hến nước hoặc hến khô, để tùy thích mà chế biến thành nhiều món khác nhau.

che-bap-cam-nam-300x225.jpg

món chè bắp.

Hội An có nhiều món ngon đặc trưng như cao lầu, mì Quảng, bánh đập, hến… Nhưng đặc biệt có món chè bắp mà “chưa ăn chưa biết hết Hội An!”. Dọc theo sông Hoài, qua bên kia cầu về phía Cẩm Nam, hàng loạt quán bán những món đặc sản Hội An với không gian thoáng đãng của bãi bồi bến sông. Vào mùa, những soi bắp xanh um chạy dài tưởng không có điểm dừng.

Mùa bắp xứ Quảng rộ từ tháng 3 đến tháng 9, nhưng lai rai sau Tết âm lịch đã có bắp. Bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Đầu mùa, những trái bắp “tơ” mềm, dẻo và ngọt đến khó tả.

Từ 3 giờ sáng, những người bán hàng lưu động ở Cẩm Nam đã bắt đầu cho một ngày mưu sinh. Từng giỏ bắp luộc hay bắp sống thẳng tiến về Đà Nẵng và bán khắp nơi trong thành phố.

Trái bắp luộc Hội An thoạt nhìn đã thấy thèm! Lớp vỏ ngoài tươi xanh, hạt đều tăm tắp, mềm và ngọt tự nhiên. Có thể phân biệt được ngay vị ngọt thanh này với bắp luộc những nơi khác có bỏ chút đường tạo vị ngọt đậm, giả… Món bắp luộc có mặt trong thực đơn bữa sáng tự chọn của hầu hết các khách sạn nổi tiếng ở Đà Nẵng.

“Chè bắp Hội An ngon chỉ bởi một lý do duy nhất là ngọt tự nhiên của bắp mới bẻ. Bẻ xong nấu chè ngay, không phải qua nhiều lần mua bán trung gian làm mất vị ngọt“, một chủ quán cho biết vậy.

Tổng hợp lại từ http://www.nguoihoian.info/
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn những giới thiệu bổ ích của nguoihoian!
Bạn có thể vui lòng pm cho mình địa chỉ liên lạc với nhà cổ Minh Anh A được ko?
Mình muốn quay lại ở đó nhưng làm mất số phone rồi!
Xin cảm ơn!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,674
Bài viết
1,171,061
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top