What's new
Status
Not open for further replies.
Thosai
Thosai.jpg

Một phần ăn thosai thường đi kèm với món súp đậu và chút nước chấm như tương ớt xoài, thường được dọn trên một khay kim loại truyền thống có lót lá chuối.
Với cách bài trí màu sắc hấp dẫn như vậy, bạn khó có thể cưỡng nổi sự thèm thuồng được dùng ngay món ăn, đặc biệt là sau khi đã nếm sự hòa quyện tuyệt vời giữa giòn thơm của bánh thosai và vị cay cay nồng nàn của món nước chấm đi kèm.
Một cách chế biến khác cũng rất phổ biến của món ăn này là masala thosai, thường được ăn kèm với khoai tây tẩm gia vị và các loại sambar (cà ri chay) khác.
Các quán ăn nổi tiếng ở Khu Little India là nơi bạn có thể thưởng thức món ăn nhẹ và đơn giản này. Còn có một kiểu bánh cỡ đại rất thích hợp cho người ăn chay thường được biết đến với tên gọi thosai rocket.
Hãy đến nhà hàng Komala Villa hoặc Madras Woodlands ở Khu Little India để thưởng thức kiểu bánh truyền thống Nam Ấn ngon vô đối này. Hãy kết thúc bữa ăn thosai thật hoàn hảo với tách cà phê sữa tuyệt vời kiểu Nam Ấn.

Cá đuối nướng Sambal
C%25C3%25A1%2520%25C4%2591u%25E1%25BB%2591i%2520n%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bng%2520Sambal.jpg

Cá đuối nướng là món ăn có xuất xứ từ Malaysia nhưng khi đến Singapore nó được biến hóa theo cách rất riêng và đặc trưng của đảo quốc sư tử. Cá đuối tươi được ướp với nước sốt sambal chế biến từ hỗn hợp ớt tươi, tỏi, hẹ, me và belacan (một loại gia vị cay) cho ngấm sau đó cuộn cá vào trong lá chuối và đem nướng. Mùi thơm của cá nướng cùng vị cay cay của ớt đưa đẩy sẽ kích thích vị giác khiến du khách chỉ muốn ăn mãi không thôi

Mì xào Hokkien Mee:
M%25C3%25AC%2520x%25C3%25A0o%2520Hokkien%2520Mee.jpg

Là món ăn có nguồn gốc từ Malaysia, “phiên bản” Hokkien Mee ở Singapore vẫn rất khác qua cách chế biến tài nghệ của các đầu bếp. Khác với món các món ăn trộn cùng nước sốt sambal, Hokkien là món mì xào khô có điểm thêm vài chú tôm thơm ngon, bên cạnh là bát sốt sambal cho thực khách toàn quyền thưởng thức. Mặc dù món ăn này khá nhiều mỡ lợn nhưng đây mới chính là điểm tạo nên sự khác biệt, không lẫn vào đâu được của Singapore.
Hokkien Mee là món mỳ xào khô kết hợp giữa mỳ trứng và mỳ gạo đã được nấu chín qua nước luộc hải sản. Mỳ được xào cùng với tôm, mực ống và đặc biệt là mỡ lợn, điểm tạo nên sự khác biệt so với "phiên bản gốc" từ Malaysia.

Chui Kueh:
Chui%2520Kueh.jpg

Chui Kueh là món bánh gạo nước, phía trên mặt bánh được phủ một lớp củ cải chiên tương ớt. Độ mịn và mượt của bánh chính là thước đo để đánh giá bánh gạo nước có ngon hay không

Cà ri gà Ayam Buah Keluak:
C%25C3%25A0%2520ri%2520g%25C3%25A0%2520Ayam%2520Buah%2520Keluak.jpg

Đây là món ăn chính rất được ưa chuộng của người Peranakan (người Hoa định cư dọc eo biển Malacca) và có hương vị thơm ngon khó quên. Những nét truyền thống lâu đời nằm trong công thức gia truyền quý báu đã làm nên một món ăn thực sự đậm chất Peranakan.
Được làm từ những miếng thịt gà (cũng có khi là thịt lợn) kết hợp với hạt “keluak” (loại hạt đặc trưng với vỏ cứng nhưng bên trong tiết ra nước hơi cay cay), món ăn này có hương vị độc đáo và quyến rũ đến mức phải thử nếm mới có thể tin được.
Món ăn được chế biến không đơn giản chút nào; chỉ riêng rempah (bột gia vị) cũng đã được làm từ bảy loại nguyên liệu và mất nửa ngày để sao khô.
Tiếp theo, bạn phải kì cọ từng hạt keluak, ngâm trong nước hai ngày, bỏ một đầu hạt và lấy phần thịt màu đen bên trong ra. Sau đó bạn phải giã nhỏ hoặc trộn với một số loại gia vị khác. Bạn phải giữ khe hở trên hạt thật khéo léo bằng một con dao sao cho có thể đưa được phần thịt màu đen của hạt vào trở lại sau khi trộn xong gia vị (quả là một công việc vất vả).
Cuối cùng, bạn đặt các hạt đã nhồi phần cùi, thịt gà và bột rempah vào nồi hầm trong khoảng nửa ngày nữa cho nước xốt đặc lại. Một món ăn thật kỳ công. Bởi vậy, hãy thưởng cho sự kỳ công ấy bằng cách tới một trong những trung tâm ăn uống của người Peranakan để thưởng thức món ăn.
Những nhà hàng như The Blue Ginger, Spice Peranakan (nếu bạn có thời gian xuống tận vùng ngoại ô Buona Vista) và Baba Inn & Lounge là một số nhà hàng Peranakan nổi tiếng nhất có phục vụ món ăn này ở Singapore, một món ăn không thể tìm thấy tại các quán ăn thông thường.
Món này ăn ngon nhất khi dùng với một tô cơm, trứng chinacalok (món trứng tráng tôm hấp dẫn) và sambal kangkong (rau muống) - một sự kết hợp thực sự cầu kì chưa từng có.

Nguồn:www.yoursingapore.com
 
Hủ tiếu xào (Char Kway Teow):
H%25E1%25BB%25A7%2520ti%25E1%25BA%25BFu%2520x%25C3%25A0o%2520Char%2520Kway%2520Teow.jpg

Món hủ tiếu xào cực kỳ nổi tiếng này có một lịch sử rất thú vị. Ngày trước, hủ tiếu xào (Char Kway Teow) chủ yếu do những ngư dân và nông dân vào buổi tối để kiếm thêm thu nhập. Họ thường dùng những thức ăn thừa từ các bữa ăn để làm nên món ăn này, do đó nó có sự pha trộn rất nhiều nguyên liệu.
Hủ tiếu xào (Char Kway Teow), được hiểu nôm na là “những sợi bánh gạo xào”, được làm từ mì gạo cán dẹt (tương tự như món mì sợi Ý) xào lên dùng với nước sốt trắng hoặc sẫm màu, một chút belachan (sốt tôm), nước cốt me, giá, hẹ, lạp xưởng và sò. Theo công thức ban đầu, hủ tiếu gạo cũng được xào với mỡ heo và sử dụng những miếng tép mỡ giòn tan tạo ra một hương vị béo ngậy đặc trưng.
Trong những năm gần đây, món ăn này đã được cải tiến theo hướng có lợi cho sức khỏe hơn khi những đầu bếp cho thêm nhiều rau xanh và giảm bớt dầu mỡ. Điều này không chỉ làm cho món ăn tốt hơn cho sức khỏe mà rau xanh và giá còn mang đến vị tươi mát và giòn, làm tăng chất lượng cho món ăn được ưa chuộng từ xa xưa này. Tiếng chảo kêu lách tách khi mỡ sôi và mùi thơm tỏa ra từ món ăn sẽ kích thích tất cả các giác quan của bạn, từ thị giác đến khứu giác và thính giác và tất cả điều đó có thể diễn ra thậm chí trước khi bạn được thực sự nếm món ăn này!
Hủ tiếu xào (Char Kway Teow) có thể dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các trung tâm ẩm thực ở Singapore như Trung tâm ăn uống Maxwell Road và đó cũng là món đặc sản tại Princess Terrace Café. Hãy chọn sò hoặc tôm để ăn kèm với đĩa hủ tiếu xào (Char Kway Teow) nóng hổi và ăn một bữa thịnh soạn để thỏa mãn vị giác của bạn. Nếu bạn đang trên đường tới vũ trường Zouk thì hãy ghé vào Trung tâm ăn uống Zion Road (không cần để ý đến quầy hàng ở đây, bạn cũng sẽ nhìn thấy ngay hàng dài các thực khách) để thưởng thức một đĩa hủ tiếu xào (Char Kway Teow) hảo hạng từ một quầy hàng có tiếng ở đây.

Bánh rán vừng:
B%25C3%25A1nh%2520r%25C3%25A1n%2520v%25E1%25BB%25ABng.jpg

Có rất nhiều tiệm Dim Sum và tiệm bánh của người Hoa ở Singapore, do đó chắc chắn bạn có thể tìm thấy những chiếc bánh rán ngọt này trong thực đơn. Những chiếc bánh tròn này được rán giòn và rắc một lớp vừng bên ngoài. Với vẻ ngoài không có gì đặc biệt, tuy nhiên một khi cắn vào miếng bánh, bạn sẽ cảm thấy hương vị thực sự của nó.
Bánh rán không nhân đã trở thành một món ăn nhanh cực ngon vì có vị ngọt và dai ở lớp vỏ ngoài. Những kiểu bánh không nhân mang hương vị nhẹ nhàng và đậm đà, trong khi những kiểu có nhân đậu đỏ ngọt hay hạt sen cũng ngon không kém.
Kuih Bom là một kiểu bánh rán Mã Lai cũng được chế biến tương tự. Sự khác biệt duy nhất đó là Kuih Bom thường có nhân dừa nạo trộn đường và thi thoảng có nhân đậu đỏ hoặc đậu xanh. Ngoài ra còn có các món tráng miệng và thức ăn nhanh khác làm từ bột gạo nếp như Nian Gao (bánh tổ) và Tangyuan (chè trôi nước).
Nian Gao (bánh tổ), một loại bánh ngọt và dẻo, theo truyền thống được ăn vào dịp Tết Nguyên Đán. Tên chiếc bánh theo tiếng Hoa có nghĩa là “một năm phát đạt hoặc tiến xa hơn”. Bánh thường được hấp hay rán áp chảo (và đôi khi dùng với trứng) trong suốt dịp năm mới để cầu may mắn, mặc dù bạn có thể tìm thấy loại bánh này vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Bên cạnh đó, Tangyuan (chè trôi nước) theo truyền thống được làm vào dịp Tết Trung Thu. Tuy nhiên ngày nay chúng ta cũng có thể tìm thấy món này quanh năm tại các trung tâm ăn uống và ngay cả ở siêu thị. Chè trôi nước được ăn với nước đường, có thể là loại bánh chay hoặc bánh có nhân đủ loại như mè xay, đậu phộng xay hoặc đậu đỏ.
Jian Dui có hình tròn, màu vàng kim là biểu tượng của sự giàu sang và may mắn. Người Hoa tin rằng khi rán lên, chiếc bánh rán Jian Dui nở ra thì sự giàu sang của bạn cũng tăng lên. Vì thế lần sau khi bạn tới một tiệm ăn bán Dim Sum hay một tiệm bánh của người Hoa, hãy nhớ ăn vài chiếc bánh Jian Dui và chờ xem điều may mắn sẽ đến với bạn.

Tàu hũ dồn Yong Tau Foo
T%25C3%25A0u%2520h%25C5%25A9%2520d%25E1%25BB%2593n%2520Yong%2520Tau%2520Foo.jpg

Tàu hũ dồn là một món ăn có nguồn gốc từ những năm 1960 và chủ yếu được chế biến bằng đậu hũ nhồi nhân cá hoặc thịt heo. Có tên là “đậu hũ nhồi”, món ăn này có thể dễ dàng được tìm thấy tại Malaysia và Singapore. Ngày nay, Tàu hũ dồn được chế biến bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhồi với pate cá như ớt, đậu bắp, đậu hũ, mướp đắng, nấm rơm, váng đậu hũ và cà tím. Những nguyên liệu này có thể được bày bán dưới dạng chế biến sẵn tại các siêu thị và chợ thực phẩm.
Món cá nhuyễn thường được chế biến bằng cách giã nhuyễn thịt cá, thường là cá Ikan Parang (cá Wolf Herring) hay Ikan Tengerri (cá Spanish Mackerel) với một chút hồ và giã cho tới khi trở thành một hỗn hợp dẻo màu trắng. Món Tàu hũ dồn ngon thường có đặc trưng là nhân cá nhuyễn mềm và dai. Những món được chiên ngập dầu như bột chiên, sủi cảo hay Ngo Hiang (nem rán) cũng được phục vụ kèm theo.
Dù ăn khô hay nước, bạn đều có thể ăn thêm với cơm, mì trứng hoặc miến. Nước dùng trong suốt này cũng được dùng để nấu đồ ăn được làm bằng đậu nành và Ikan Billis (cá trứng phơi khô) và có một hương thơm dịu. Nhằm thích ứng với khẩu vị của người dân địa phương, một số hàng ăn nhất định cũng phục vụ thêm món Laksa (món súp cay của người Peranakan) hay các món cà ri. Khi ăn Tàu hũ dồn, một số phụ gia không thể thiếu là tương ớt, tương đậu ngọt và hạt mè.
Tàu hũ dồn Ampang, một phiên bản khác của món ăn Hakka này của người Malaysia cũng khá phổ biến ở Singapore. Món này được ăn khô và các thành phần của nó được hầm hoặc hấp từ từ nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt. Các hàng ăn có món Tàu hũ dồn Hakka nổi tiếng ở Singapore bao gồm nhà hàng Goldhill Hakka dọc đường Changi và Rong Xin Cooked Food tại Chợ và Trung tâm Ẩm thực Tanjong Pagar. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn dinh dưỡng tại trung tâm ăn uống, hãy gọi món Tàu hũ dồn

Mỳ xào Phúc Kiến
M%25E1%25BB%25B3%2520x%25C3%25A0o%2520Ph%25C3%25BAc%2520Ki%25E1%25BA%25BFn.jpg

Mỳ xào Phúc Kiến do những thủy thủ người Phúc Kiến từ thời hậu chiến tranh đến từ Miền Nam Trung Quốc sáng tạo ra. Sau khi làm việc tại các xí nghiệp, họ tụ tập dọc Đường Rochor và chiên mỳ thừa (lấy từ các xưởng làm mỳ) trên bếp than.
Ngày nay, món ăn này được xào với tỏi, trứng, nước tương, mỳ sợi vàng, miến, giá, tôm và mực ống. Nước hầm ngon cũng là một yếu tố hết sức cần thiết để có một món ăn tuyệt vời, và thường được chế biến bằng cách hầm đầu tôm, nghêu và cá khô. Để nấu được món ăn này, ta cần đổ ngập nước hầm vào mỳ rồi hầm tiếp khoảng một phút khi thêm hải sản vào, sau đó xào tới khi cạn nước. Mỡ lợn cũng là một phần quan trọng trong món Mỳ xào Phúc Kiến; tuy nhiên, hầu hết các tiệm hiện nay đều dùng rất ít hoặc không sử dụng mỡ lợn vì người ta cho rằng nó không có lợi cho sức khỏe.
Ớt Sambal và chanh cũng là những gia vị căn bản để phủ lên món ăn này khi thưởng thức, đem lại cho nó vị cay nồng. Một vài hàng ăn thì đặt món này trên một chiếc lá Opei (cây cọ), nhằm tăng thêm hương thơm cho món ăn.
Ngay hôm nay, hãy ghé Mỳ xào Phúc Kiến Nam Sing hay Mỳ xào Phúc Kiến Geylang Lor 29, hai trong số những quán Mỳ xào Phúc Kiến nổi tiếng nhất Singapore để thưởng thức một đĩa mỳ ngon lành.

Mỳ sủi cảo (Mỳ hoành thánh):
M%25E1%25BB%25B3%2520s%25E1%25BB%25A7i%2520c%25E1%25BA%25A3o%2520ho%25C3%25A0nh%2520th%25C3%25A1nh.jpg

Món mỳ hoành thánh này có hai cách chế biến theo kiểu Hồng Kông hoặc kiểu kết hợp Malaysia và Singapore và có thể ăn khô hoặc nước.
Mỳ hoành thánh kiểu Hồng Kông thường được ăn cùng nước dùng trong, với sủi cảo nhân thịt heo hoặc tôm. Sợi mỳ mỏng trụng sơ để được dai hơn. Điểm đặc biệt phổ biến ở các nhà hàng Quảng Đông là món mỳ hoành thánh phong cách Hồng Kông đặc trưng bởi sợi mỳ hơi giòn cùng viên sủi cảo tròn có lớp vỏ trong suốt, nhân gồm tôm, thịt heo và mộc nhĩ. Một vài nhà hàng nổi tiếng phục vụ món mỳ hoành thánh kiểu Hồng Kông là Crystal Jade Kitchen và Imperial Treasure Cantonese Cuisine.
Hai phong cách Malaysia và Singapore khá giống nhau vì cùng có xá xíu (thịt lợn quay) với viên sủi cảo kích cỡ vừa miệng và các loại rau. Người dân địa phương thường ăn mỳ khô, đôi khi đi kèm với sủi cảo chiên. Có nhiều loại nuớc sốt cho món mỳ hoành thánh khô tuỳ vào mỗi quán khác nhau. Mỳ kiểu Malaysia thường ăn với nuớc tương đen, còn kiểu Singapore lại dùng sốt cà chua, tương ớt và dầu mè.
Xá xíu đóng một vai trò quan trọng trong món mỳ hoành thánh tại Singapore với những lát thịt quay ngon tuyệt. Người ta cũng dùng cả mỳ trứng và sợi mỳ thường có màu vàng, dai và dẹt. Xá xíu cũng được ăn kèm với cơm và nước chấm ngọt. Xá xíu có mỡ được xem là đậm đà nhất, vì nó có vị thịt quay riêng biệt. Tuy nhiên, xá xíu nạc được ưa chuộng hơn đối với những người quan tâm nhiều đến sức khỏe.
Trong những năm gần đây, có vài loại mỳ hoành thánh khác đã xuất hiện như mỳ Kolo xuất xứ từ Sarawak. Bạn còn có thể tìm thấy mỳ hoành thánh đích thực rất ngon và rẻ tại các trung tâm ăn uống ở Singapore, trong đó có một vài cửa hàng rất nổi tiếng. Một vài hàng ăn được yêu thích có bán món này là Foong Kee Coffee Shop dọc đường Keong Siak, Kok Kee Wanton Mee tại Trung tâm Ẩm thực Lavender và Happy Wanton Noodle tại Trung tâm Ẩm thực Bukit Timah. Mỳ hoành thánh là món chắc chắn không thể bỏ qua cho bất cứ ai yêu mỳ và chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm nữa.

Nguồn:www.yoursingapore.com
 
@ Cdbenly90: cám ơn bạn nhé, mình cũng tự tin khoản tiếng Anh nên ko lo lắm khi đến những nc nói tiếng Anh như Singapore (sợ nhất lần đến Taiwan và Japan, kaka) chỉ có điều mình là nữ nên chắc phải túm anh nào thay vì con nào thật ngon nhỉ.

Mình đang lo hơn khi sang Malay ở 2 ngày cuối vì mình chưa đi Malay lần nào (lo ngay từ việc mua vé xe bus từ Sin đi KL, hix) và vẫn chưa xác định dc nên dành 1 ngày cho Malacca hay Cameron Highlands đây nữa. Đang nghiên cứu Lonely Planet 2 nước này, hy vọng hữu ích...
 
Mình được hãng airline tặng cặp vé Universal Studio Singapore đến tháng 10/2013 mới hết hạn ,nhưng sắp tới mình plan đi Disneyland bên Hong kong rồi nên mình thanh lý giá 1.700.000 cho 2 vé này.Bạn nào có nhu cầu thì pm mình nha.Thanks.(giá trên web là 74S$)
để lại cho em nhé. em ở sg 0913 490078
 
@ Cdbenly90: cám ơn bạn nhé, mình cũng tự tin khoản tiếng Anh nên ko lo lắm khi đến những nc nói tiếng Anh như Singapore (sợ nhất lần đến Taiwan và Japan, kaka) chỉ có điều mình là nữ nên chắc phải túm anh nào thay vì con nào thật ngon nhỉ.

Mình đang lo hơn khi sang Malay ở 2 ngày cuối vì mình chưa đi Malay lần nào (lo ngay từ việc mua vé xe bus từ Sin đi KL, hix) và vẫn chưa xác định dc nên dành 1 ngày cho Malacca hay Cameron Highlands đây nữa. Đang nghiên cứu Lonely Planet 2 nước này, hy vọng hữu ích...

Thế thì mình khuyên bạn kiếm một anh nào thật to cao đen hôi, mà càng hôi càng tốt cho nó "Manly kiểu Ấn Độ".
Từ Sing sang Malay đơn giản mà, có gì bạn cứ sms mình sẽ chỉ cho bạn.
 
Re: Thông tin chi tiết Singapore - Tư vấn hỗ trợ các bạn chuẩn bị đi Singapore

Ah thế bạn là nam hay nữ, dân chụp ảnh ah. hi. chụp ảnh, không cần mua vé thì bạn ra Marina sand hoac merlion vào buổi tối chụp phơi sáng rất tuyệt vời. ngoài ra garden by the bay cụng rất tuyệt nầu bạn sở thích macro. ngoài ra đường phố thì sang Arab street.
 
Gia đình mình dự định đi Sin vào giữa tháng 6 này. Mình định đặt phòng ở khu Holland Village nhưng có rất ít thông tin về khu này. Đã ai ở đó chưa cho mình xin ít thông tin nhé! Có gần trung tâm và các khu vui chơi không?
 
Xin chào các bạn
Mình đang lên kế hoạch đi Singapore vào dịp cuối tháng 6 này.
Các bạn xem giùm mình kế hoạch vậy đã ok chưa nhé.

Ngày 1:
12:00: Đến Changi, check in khách sạn ở Chinatown
15:00: Merlion Park, Esplande, Marina Bay Sands, Suntec City xem The Fountain of Wealth
22:00: Thưởng thức Chilli crap ở China Town

Ngày 2:
08:00: Tham quan, Buddha Tooth Relic Temple, The Sri Mariamman Temple, Chinatown Street Market
13:30: Vivo city
15:30: Sentosa Island (Marine Life Park, Images of Singapore, Songs of the Sea)
21:30: Về lại Vivocity ăn tối

Ngày 3
09:00: Singapore Zoo
14:00: Orchard Road
18:00: Thưởng thức Frog Leg Claypot ở Geylang
19:30: Shopping ở Bugis Junction or Little India - Mustafa

Ngày 4
08:00: Botanic Garden
12:00: Check out khách sạn, ra sân bay
 
Xin chào các bạn
Mình đang lên kế hoạch đi Singapore vào dịp cuối tháng 6 này.
Các bạn xem giùm mình kế hoạch vậy đã ok chưa nhé.

Ngày 1:
12:00: Đến Changi, check in khách sạn ở Chinatown
15:00: Merlion Park, Esplande, Marina Bay Sands, Suntec City xem The Fountain of Wealth
22:00: Thưởng thức Chilli crap ở China Town

Ngày 2:
08:00: Tham quan, Buddha Tooth Relic Temple, The Sri Mariamman Temple, Chinatown Street Market
13:30: Vivo city
15:30: Sentosa Island (Marine Life Park, Images of Singapore, Songs of the Sea)
21:30: Về lại Vivocity ăn tối

Ngày 3
09:00: Singapore Zoo
14:00: Orchard Road
18:00: Thưởng thức Frog Leg Claypot ở Geylang
19:30: Shopping ở Bugis Junction or Little India - Mustafa

Ngày 4
08:00: Botanic Garden
12:00: Check out khách sạn, ra sân bay

Sao bạn ko đi USS nhỉ? Sentosa ngoài SEA Aquarium và USS mình thấy chả còn gì để xem, mấy cảnh khác chán lắm, ngoài ra mới có thêm cái Ifly nhưng hơi bị mắc.
Ngày 1 bạn nên suy nghĩ kĩ vì khu china town khoảng 10h hơn là bắt đầu đóng cửa rồi đó.
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,063
Members
192,337
Latest member
xjjrc
Back
Top