What's new

[Tổng hợp] Thông tin du lịch Singapore (Phần 6)

Chào mọi người,

Mình có chuyến đi ngắn ngày từ 19-21/4 tới Singapore, mình muốn nhờ ai có thể cho mình mượn 1 thẻ EZ và 1 sim điện thoại để dùng tra cứu google map. Mình ở HCM, email : [email protected]
Chân thành cảm ơn.
 
Cảm ơn thông tin của tất cả các bạn trên diễn đàn ạ! Mình đã có một chuyến phượt phải nói là thành công trên mong đợi ahihi...
Là nữ giới lại một thân một mình đi lần đầu tiên nên cũng biết điều chuẩn bị cẩn thận mọi thứ. Mình sẽ up dần các thông tin cũng như kinh nghiệm mình trải qua để các bạn tham khảo nhe. Các phần bao gồm:
PHẦN 1- VÉ MÁY BAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Vé máy bay
2. Thủ tục nhập cảnh
3. Thủ tục khác
PHẦN 2- THUÊ PHÒNG
1. Đặt phòng
2. Chú ý khi đặt phòng
PHẦN 3- ĂN UỐNG
1. Món ăn và địa điểm
2. Lưu ý khác
PHẦN 4- ĐIỆN THOẠI
1. Mua thẻ
2. Sử dụng thẻ
PHẦN 5- ĐI LẠI
1. Tổng quan
2. Tàu điện ngầm MRT
3. Xe Bus
4. Phương tiện di chuyển khác
PHẦN 6- THAM QUAN
1. Vịnh Marina
2. Chinatown
3. Garden by the bay- Khu vườn bên vịnh
4. Đảo Sentosa
5. Clarke Quay
6. Các địa điểm khác
7. Mua vé tham quan
PHẦN 7- CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG
1. Đi Singapore cần mang theo gì?
2. Tiền tệ và thanh toán ở Singapore?
3. Chuẩn bị khác
PHẦN 8- KHÁC
1. Văn hóa, địa lý Singapore
2. Mua sắm
3. Những chú ý khác.

P/S: À tiện thể, mình còn thẻ EZlink mới mua còn hơn 12 SGD không dùng hết (bây giờ nạp mỗi lần tối thiểu là 10 SGD nhé), sim M1 mới mua 15 SDG 100 GB data, 20 Mins gọi quốc tế, 500 mins gọi/ 100 SMS mà gọi có 1-2 lần báo cáo cho người thân ở nhà và dùng để tra map thôi, và 280 SDG cần chuyển giao, bạn nào có nhu cầu thì ới mình nhé, mình ở HN.
 
Định post từng phần lên cho gọn nhưng diễn đàn báo lỗi dài quá nên đành chia nhỏ ra vậy nhé:
PHẦN 1- VÉ MÁY BAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Vé máy bay
HN chỉ có Tiger Air bay thẳng và rẻ nhất. Nên mua vé của hãng Tiger Air vào thứ 5 hàng tuần vì đó là ngày khuyến mại của hãng, và mua vé của đại lý uy tín chứ không nên mua online của hãng Tiger Air vì khi mua online sẽ mất 12SGD phí thanh toán chưa kể giá raw cũng cao hơn, trong khi mua đại lý sẽ mất ít hơn. Tiger Air cũng hay có những đợt khuyến mại lớn, chỉ khoảng 2 triệu rưỡi khứ hồi chặng Hà Nội – Singapore.
https://vivavivu.com/Confirmation/GN1XomGA0meDScOP-uu3dQ$$ đỡ các phí phụ hơn avia.vn như phí quản lý 200k, phí quản trị hệ thống 100k. 65 Quán Sứ chuyển về Lê Ngọc Hân.
http://tigerairway.vn/khuyen-mai-tiger-airways-abc42
Cập nhật 14/5/2013: Hãng Tiger Airways đã bỏ mức hành lý ký gửi 10kg khỏi hệ thống. Từ ngày 14/5/2013, mức hành lý vẫn theo các thang giá cũ là 15kg, 20kg, 25kg, 30kg.
Mẹo mua vé rẻ
1. Luôn mua vé máy bay vào buối sáng
Giá vé máy bay trên trang chủ/đại lý vé máy bay của các hãng hàng không được thay đổi liên tục, trung bình là khoảng 3 lần trong một ngày. Và rõ ràng là vé vào buổi sáng lúc nào cũng có giá rẻ nhất do các hãng hàng không thường cập nhật danh sách các ghế trống trên các chuyến bay cũng vào thời điểm đó. Vì vậy, sau này nếu có dự định đi du lịch mà không có đợt khuyến mãi, mọi người cứ việc canh vé vào buổi sáng nhé, chắc chắn sẽ mua được giá vé rẻ.
2. Giá rẻ nhất của các ngày trong tuần thường rơi vào thứ 3 và thứ 4
Vì lượng khách đi du lịch thường chọn bắt đầu khởi hành từ ngày thứ 2 và kết thúc vào ngày thứ 6 hoặc cuối tuần nên các ngày thứ 3 và thứ 4 thường có giá tương đối rẻ hơn nhiều so với những ngày khác.
3. Các tháng 3, 4, 9 và 11 là các tháng có giá vé rẻ nhất
Do 4 tháng này không phải là mùa du lịch, và thường là thời điểm sau các dịp lễ lớn nên giá vẻ ở 4 tháng này thường có giá hợp lí, dễ chi hơn là giá vé mua ở những tháng khác.
Đối với hãng hàng không Airasia, thường có đợt khuyến mại vào tháng 2; 5; 8; 11 có giá cực rẻ. Hãng Jetstar Paciffic thì cứ thứ 6 hàng tuần, từ 14h – 17h có những chương trình giảm giá siêu rẻ.
4. Mua vé trọn gói
Nhiều hãng hàng không đã đưa ra vé trọn gói bao gồm vé máy bay, chỗ ở và phương tiện đi lại ở địa phương. Điều này có thể tiết kiệm thời gian sắp xếp đi lại và chỗ ở của bạn, đồng thời cũng tránh được sự “chặt chém” ở nơi mà mọi người muốn đến.
5. Trở thành thành viên của các hãng hàng không
Nếu là người thường xuyên đi lại bằng đường hàng không thì việc trở thành thành viên thân thuộc của các hãng hàng không là vô cùng cần thiết, vì khi đó mọi người sẽ hưởng rất nhiều chương trình ưu đãi cũng như chương trình tích điểm.
 
PHẦN 1- VÉ MÁY BAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
2. Thủ tục nhập cảnh
Sau khi đến sân bay Changi, mình đi thẳng ra quầy Information để làm 2 việc. Việc thứ nhất là lấy bản đồ và đặc biệt là Airport Guide. Những thứ này đều miễn phí nên bạn khỏi lo. Trong Airport Guide có chứa bản đồ cũng như một số địa điểm vui chơi hấp dẫn của sân bay Changi như phòng giải trí (Có Xbox 360, Kinect, máy bàn với cấu hình xịn để chơi Game, phòng chiếu phim,…), phòng xem thể thao (Được ghép bởi cực nhiều màn hình nên bạn yên tâm là xem bóng đá mà màn to như màn ở rạp chiếu phim mà vẫn nét căng), một số vườn (khá đẹp, tuy nhiên mình không thích ngắm cảnh cho lắm nên mình bỏ qua), máy chụp ảnh Selfie (Khá là vui, cho phép bạn Share lên FB hoặc gửi về mail) và khá nhiều thứ khác.
Việc thứ hai mà mình làm đó là…hỏi mật khẩu Wifi. Sân bay Changi có Wifi miễn phí phủ toàn bộ sân bay, tuy nhiên bạn không thể truy cập như ở Việt Nam mà bạn cần đăng nhập. Có 3 cách để đăng nhập Wifi:
SMS. Nếu bạn có sử dụng dịch vụ Data Roaming để có thể sử dụng số điện thoại tại nước ngoài, bạn có thể sử dụng cách này. Nhập số điện thoại, Country Code (Như VN thì là 84), nó sẽ gửi 1 SMS có chứa mã về cho bạn. Bạn chỉ việc nhập vào là xong.
Máy Free Wifi. Để có kết nối, các bạn dùng hộ chiếu scan vào máy, nhập thông tin và nhận mã để truy cập internet miễn phí. Mỗi hộ chiếu chỉ có 1 code, dùng cho 1 máy duy nhất.
Hỏi tại quầy Information. Tại sân bay Changi cũng vậy, tuy nhiên với mã đó bạn có thể truy cập 3 tiếng. Muốn có mã truy cập, bạn cần tới quầy Information, đề nghị được cung cấp mã Wifi, họ sẽ hỏi Passport của bạn. Đưa cho họ, họ sẽ in cho bạn 1 tờ hướng dẫn rất chi tiết, có mã truy cập, bạn cứ theo đó nhập vào là xong.
TIP: Cứ chuẩn bị trước câu hỏi bằng Tiếng Anh trong đầu, đúng sai không quan trọng. Hỏi xong thì cố nghe người ta nói, nghe những từ khoá chính thôi là bạn có thể suy ra kha khá rồi. Tuy nhiên Tiếng Anh của người Sing khá khó nghe do còn lai cả tiếng Trung, vì vậy bạn cần tập trung hết sức và nếu không hiểu thì cứ “Can you repeat slowly? I can’t understand” là người ta sẽ giải thích lại rất tận tình ? Nhớ kết hợp Body Language ?
Nên thăm thú các Terminal thay vì xuống lấy hành lý. Tại sao lại vậy thì bạn chỉ có thể lấy hành lý sau khi đã được nhập cảnh (Tại Hải quan – Immigration thì phải), mà nếu đã qua hải quan thì bạn không thể quay lại các khu vui chơi tại Terminal 1, 2, 3 được nữa. Bởi vậy lời khuyên của mình là chạy rong ở cả 3 Terminal cho chán đi, bao giờ chán thì quay lại Terminal nơi bạn xuống máy bay (Terminal 2 nếu bạn bay Tiger airways, các hãng khác mình không rõ) để tới hải quan và lấy hành lý. Các bạn có thể sử dụng Sky train miễn phí nối 3 Terminal để di chuyển nhé.
Mình nhấn mạnh lại là các Terminal CỰC RỘNG nên nhớ xem Airport Guide cẩn thận và để ý các biển chỉ dẫn nhé, nếu không là lạc đó. Sau khi mỏi chân thì mình chim cút về Terminal 2 để qua cổng hải quan.
Mình cũng chỉ tham quan khu vườn lan và hướng dương ở Terminal 2. Cảm nhận là 2 khu vườn này nhỏ hơn sự tưởng tượng của mình khi nhìn những bức hình quảng cáo :). Tham quan xong thì làm thủ tục nhập cảnh. Đi một mình lại là nữ nên cũng có phần hơi hồi hộp dù chuẩn bị rất kỹ càng. Anh chàng hải quan rất trẻ và xinh trai vặn vẹo mình, đầu tiên hỏi mình đến với mục đích gì, mình trả lời tôi đi du lịch thôi. Rồi hỏi mình đi bao nhiêu ngày, mình bảo 5 ngày, thế là anh chàng lại hỏi sao đi 5 ngày mà nghỉ đêm có một ngày vậy? Mình bảo nếu tôi không thích ở đó thì tôi có thể thuê chỗ khác. Thế là anh chàng bắt mình ghi thêm cái tên khách sạn vào chỗ Address in Singapore trên tờ khai. Cuối cùng là bắt mình dí hai ngón tay cái vào để chụp (cái này hầu hết ai đi qua cũng phải chụp lại dấu vân tay). Cuối cùng mình cũng thoát khỏi cái cửa nhập cảnh, thở phào nhẹ nhõm hihi...
Khi đến sân bay Singapore để làm thủ tục, các bạn cần đến đúng khu vực mình cần làm thủ tục. Tại sân bay quốc tế Changi ở Singapore có phân chia rõ rệt các bến hoạt động. Mỗi bến có 1 hãng hàng không nhất định hoạt động,bạn đi hãng nào thì đến bến tương ứng của khu tương ứng.
Khi đến Sân bay quốc tế Changi của Singapore, bạn hãy theo hướng dẫn của các bảng điện tử và của nhân viên sân bay để tìm đến và hoàn thành các thủ tục nhập cảnh tại sân bay Singapore (Lưu ý chỉnh giờ đồng hồ đeo tay cho phù hợp với giờ địa phương). Điền đầy đủ vào phiếu nhập cảnh đã được các tiếp viên hàng không phát trước cho các du khách trên máy bay hoặc bạn có thể tìm thấy chúng ngay sẵn tại các Quầy làm thủ tục. Cố gắng điền đầy đủ các thông tin chi tiết và cần thiết trong tờ khai nhập cảnh và xếp hàng theo quy định (căn cứ theo loại Passport mà mình mang) để chờ đợi làm thủ tục nhập cảnh. Trình đầy đủ passport, vé máy bay và tờ khai hải quan của Singapore, lưu ý rằng hải quan Singapore sẽ yêu cầu cả vé máy bay khứ hồi của bạn.
Tờ khai nhập cảnh: Mẫu tờ khai được tiếp viên phát cho mình trên máy bay Tiger (hoặc bạn tự lấy ở khu vực làm thủ tục nhập cảnh). Tờ khai gồm 1 mặt phải điền thông tin (một mặt chỉ có thông tin, không có các ô vuông nhỏ thì bỏ qua). Bạn nên hoàn thành nó trên máy bay để tránh mất thời gian và gặp nhiều khó khăn nếu để đến sân bay Singapore rồi mới làm. Có thể sau một thời gian người ta lại thay đổi mẫu tờ khai hơi khác một chút nhưng những thông tin cơ bản thì vẫn thế thôi nhé.
Về cơ bản, tờ khai Arrival card của Singapore cũng như tờ khai của Thái Lan. Các phần tên, giới tính, số hộ chiếu thì quá dễ rồi. Họ hỏi thêm Place of issue: Nơi làm hộ chiếu, bạn điền Vietnam, và ô Date of Expiry thì bạn điền ngày hết hạn hộ chiếu (in trên quyển hộ chiếu của bạn đó).
Bạn không điền bút vào ô dành cho người Malaysia đâu nhé (dòng có chữ Malaysia).
Sau đó là ký hiệu chuyến bay (in trên thẻ lên tàu bay hoặc vé của bạn, cứ thế điền vào). Phần quê quán của hành khách, bạn ở đâu thì điền vào. Rồi đến phần Last City và Next City thì nghĩa là bạn từ đâu bay đến và sẽ bay tiếp đi đâu. Ví dụ bạn đi từ TP HCM và về lại TP HCM thì điền Hochiminh vào hai ô đó.
Address in Singapore thì bạn điền địa chỉ khách sạn vào. Nếu chưa book thì cứ điền bừa vào cũng được, mẹo là lên mạng chọn một cái để xem tên và địa chỉ rồi điền vào. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên là nên book khách sạn trước và điền chuẩn xác thông tin.
Ô Length of stay nghĩa là số ngày tham quan Singapore, bạn tính cả ngày bay và ngày về là bao nhiêu ngày rồi cộng thêm 1-2 ngày dự phòng vào. Ví dự đi thứ Sáu về Chủ nhật là 3 ngày, bạn cứ điền 4-5 ngày vào ok hết (tối đa nên là 1 tuần).
Bên dưới đó là 3 câu hỏi, bạn điền NO hết nhé, bạn nào điền Yes thì mời quay lại Việt Nam. Ô bên dưới cùng “If “yes” state name diffirent… ” thì cũng tránh xa, không có chạm bút vào đó. Ô Signature thì ký vào đó.
Phần bên thẻ Departure Card thì chỉ cần viết mỗi tên IN HOA không dấu và bên dưới ghi Vietnam là xong. Chấm hết, đơn giản thế thôi. Portal Code: mã bưu điện khu vực của khách sạn tại Singapore. Thông tin này thường có sẵn trong địa chỉ của khách sạn.
Contact Number: có thể điền số điện thoại của khách sạn, nhưng thường thì bạn có thể bỏ qua mục này.
Lưu ý nhập cảnh
. Nên chuẩn bị trước tất cả giấy tờ cần thiết: Hộ chiếu, vé máy bay khứ hồi (tờ giấy in từ email), thông tin booking phòng khách sạn, bản lịch trình cụ thể. Nếu có bảo hiểm du lịch thì càng dễ qua.
. Nên kẹp vé máy bay khứ hồi về VN vào passport lúc đưa cho hải quan làm thủ tục
. Đừng đứng làm thủ tục gần những nhóm VN nhiều con gái không rành tiếng anh, biểu hiện lo lắng.
. Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh, cất kỹ tờ khai nhập cảnh. Bạn nên tranh thủ tìm kiếm các thông tin ở các quầy có biển “Information”. Lựa những bản đồ và thông tin khuyến mãi cần thiết.
. Hải quan nam trẻ tuổi dễ tính hơn hải quan nữ, đó là cảm nhận của mình và nhiều người bạn đã từng tới Singapore. Nhưng trong 12 cửa làm hải quan thì mình chỉ thấy có 01 hải quan nữ thôi ah 
. Để card visit trong hộ chiếu cho hải quan hiểu bạn chỉ sang đây với mục đích du lịch vì bạn đã có công việc ở Việt Nam.
. Mặc đồ thể thao, du lịch, khoác balo máy ảnh, cầm bản đồ.
. Luật pháp Singapore xử lý rất nghiêm các hành vi vận chuyển hàng cấm, có án tử hình cho hành vi vận chuyển ma túy. Vì sự an toàn của bản thân, tuyệt đối không lấy nhầm hoặc xách dùm hành lý cho người khác.
. Nếu đặt phòng HomeStay tại Singapore để tiết kiệm chi phí, bạn nên hỏi chủ nhà địa chỉ và số điện thoại rõ ràng để điền tờ khai nhập cảnh trong phần "Nơi lưu trú tại Singapore", ngoài ra bạn dặn trước chủ nhà nếu có hải quan gọi điện hãy xác nhận là bạn bè người thân. Thông thường nếu điền địa chỉ cư trú đầy đủ và chính xác, hải quan sẽ để bạn qua ngay nhưng đôi khi họ có thể hỏi bạn quan hệ như thế nào với chủ nhà ở địa chỉ đó và có thể họ sẽ gọi điện cho chủ nhà để xác nhận, lúc này bạn tuyệt đối không nói là nhà thuê mà nói rằng đó là nhà bạn bè hay người thân của bạn giống như đã thỏa thuận trước với chủ nhà. Nếu không 99% là bạn sẽ bị hải quan bắt quay về nước, vì ở Singapore, việc thuê nhà ngắn hạn một vài ngày là bất hợp pháp, thời hạn thuê nhà quy định hợp pháp tối thiểu là 6 tháng.
https://www.youtube.com/watch?v=nTk_owzT2ww video hướng dẫn nhập cảnh.
 
PHẦN 1- VÉ MÁY BAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
3. Thủ tục khác
- Có mặt tại sân bay làm thủ tục check-in trước 2 giờ.
- Chỉ có 1 (một) khoang nhỏ hành lý xách tay cho mỗi người gồm 2 kiện ( túi) với tổng trọng lượng không quá 10kg và kích thước nhỏ hơn 54cm x 38cm x 23cm, có thể đặt vào cabin máy bay. Tiger Air không áp dụng hành lý ký gửi miễn phí cho hành khách, quý khách muốn mang thêm hành lý cần phải mua theo gói hành lý mà hãng đưa ra.
- Lúc về mà dư 1 ký phạt 20 SGD.
Mẹo: Ở sân bay Changi, hãng Tiger vừa lắp đặt hệ thống máy vi tính check in tự động. Bạn không cần đứng quầy thủ tục nên sẽ không bị ai kiểm soát hành lý quá khổ. Sau khi làm check in trên máy vi tính, bạn cứ thế ra thẳng cửa xuất cảnh, có quá khổ hoặc quá cân chút xíu cũng không thấy bị hỏi.
- Không mang quá 7.000 usd từ Vietnam và 2000 SDG khi xuất cảnh Sing. (tối thiểu 500USD tức khoảng 650 S$)
- Không mang theo các vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa. Tránh mua về Việt Nam những mặt hàng tương tự hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em.
- Không mang nước hay chất lỏng khi lên máy bay.
- Tại các cửa kiểm tra an ninh, các vật dụng/sản phẩm sau bắt buộc phải khai báo và đóng thuế nếu muốn đem vào lãnh thổ của Singapore:Rượu mạnh; Đồ uống hoặc chất lỏng dùng cho mục đích chữa bệnh, nấu nướng nhưng có mức độ cồn vượt 0.5%
Thuốc lá; Phương tiện di chuyển (bao gồm cả xe đạp điện); Sản phẩm làm từ dầu mỏ (như xăng, dầu).
- 13 điều miễn phí bạn không hề biết mình có thể làm ở sân bay Changi (link) Tuy nhiên, những điều miễn phí ở đây phải được nói rõ hơn. Hôm chuẩn bị hành lí về, mình đã vứt đi cái bản đồ, bây giờ cũng chỉ nhớ thoáng qua thôi, không thể chỉ cặn kẽ hơn được. Từ danh sách trên, thứ nhất: Kẹo miễn phí có ở Quầy thông tin (Info counters) và Immigration Officers-Trạm Hải Quan lúc kiểm passport. Là loại kẹo mềm nhiều màu, thơm và ngon lắm Thứ 2: Internet miễn phí. Ở quầy thông tin, đưa passport cho họ và họ sẽ đưa mã wifi, tên người dùng cho mình (sd được 3 tiếng) Thứ 3: Snooze Lounge: ghế đệm này dùng để cho hành khách ngồi nghỉ ngơi đấy, nó được đặt ở khu Terminal 3 mới, trên lầu. Thứ 4: Xem máy bay (cái này mình không ham nên không có gì để nói thêm) Thứ 5: Xem 5 Khu vườn. Ngay cả khi ở trong sân bay cũng có rất rất là nhiều cây cối. Các vườn đó là: Cactus Garden (T1), Sculptural Tree Garden (T1)- cái này mới nha, Water Lily Pad garden (T1)- cái này cũng mới nha, Orchid Garden (T2), Enchanted Garden (T2), Sunflower Garden (T2) và Butterfly Gardens (T3). Thứ 6: Sạc pin miễn phí. Bạn có thể bỏ điện thoại vào và đóng lại, sau đó khoá và đem chìa theo mình. (Mất chìa là tự xử nha) Thứ 7: Ghế ngồi và xem tivi (Cái này hầu như xung quanh sân bay đều có ghế) Thứ 8: Xem phim (T2 và T3). Ở đó có rạp chiếu phim miễn phí 24/24. Thứ 9: Khu vui chơi thiếu nhi (Cái này chưa có được thử) Thứ 10: Internet Kiosk-cái này không cần pp đâu, nhưng chỉ được free 15′ đầu thôi. Tiếc gì chứ, qua đưa pp rồi lấy cái mật khẩu sử dụng 3 tiếng sướng hơn hông. Thứ 11: Free tour-tour dẫn đi vòng vòng những địa điểm nổi tiếng của Sing, đăng kí ở T2 và T3. Thứ 12: Ghế ngồi mat-xa chân: 15′ free (cũng không được thử, hiu hiu) Thứ 13: Máy chơi game nằm ở T2. Nếu bạn muốn thưởng thức những điều free trên, thì phải ở trong khu vực Departure Transit Lounge.
 
PHẦN 2- THUÊ PHÒNG
1. Đặt phòng
Mình đặt phòng ở Beary Best! Hostel Giá thuê 1 đêm đặt qua agoda là 20 SGD kèm ăn sáng, phòng dorm 8 giường dành riêng cho nữ. Phòng nhỏ nhưng gọn gàng sạch sẽ, có nhà tắm riêng cho phòng này, có điều hòa tự điều chỉnh. Mỗi giường có một đèn ngủ, một ổ cắm thông thường (không phải 3 chấu). Tắm giặt đồ miễn phí. Nhà trọ ngay gần với trạm MRT Chinatown nhưng phải sang qua đường, nếu đi nghiêm chỉnh đến đúng ngã tư mới sang thì xa hơn chút. Nó cũng gần điểm xe buýt có vài bước chân thôi. Hostel nằm ngay cạnh mặt đường nhưng phòng mình trọ thì sâu phía bên trong và qua hai- ba lớp cửa nên rất yên tĩnh nhé. Điểm trừ duy nhất là gối cao và hơi cứng, chịu không thể gối được, đành vứt xuống nền bên cạnh giường, lấy tạm cái áo với cái khăn tắm to làm gối. Phòng 8 giường nhưng có 2 người thuê thôi nên thoải mái lắm. Phải cái cô bạn Malay ngủ thì sớm mà đêm thì cứ ho hắng, sáng lại cũng dậy sớm, mình thì lạ nhà lại thêm cái không khí háo hức nên càng khó ngủ.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây mà mình tham khảo từ nhiều nguồn:
Với dạng Homestay của người Việt, Bạn có thể tham khảo chỗ mấy bạn sinh viên: Vân Anh (nick YM beeminh_ttvn), chỗ em Khánh (nick YM: kimkhanh2k).
Homestay của bạn Trang người Việt Nam ở bên đó lâu năm, giá một người là 15S$/1 đêm. Liên hệ YM: ngantrang2909, [email protected] điện thoại: +65-90907655 +65-90907655. Địa chỉ của Trang, số 41 lorong 101 changi road gần Usnos EW7 line xanh , Geylang EW9.
Khách sạn 5wayfootinn, 227 South Bridge Road (ngay ngã tư với Pagoda St). Dorm 4 người, nhà vệ sinh sạch sẽ, diện tích hơi nhỏ nhưng bù lại vị trí thì cực thuận tiện vì Pagoda Street chính là đoạn chợ đêm và 1 đầu chính là trạm MRT Chinatown, cách trạm bus của Hippo bus có vài chục mét, lại gần Maxwell food court. Mỗi lần đi ăn, đi chơi đều rất dễ dàng.
Với giá 20-35 SGD/đêm/người thì bạn có thể ở Hostel. Một trong những Hostel được nhiều lựa chọn là Cozy Corner. Đọc qua một số chia sẻ của bạn Poly về ngủ Dorm ở Cozy. Cozy Corner: http://www.cozycornerguest.com/
Ở Cozy thông thường sẽ là ngủ Dorm. Hiểu nôm na là nhà nghỉ tập thể, phòng ở chung có nhiều giường, trả tiền theo giường. Nhiều người ở chung 1 phòng, giường tầng, WC chung, mỗi giường kèm theo chăn ra nệm gối và 1 tủ sắt để tư trang hành lý. Khi ngủ Dorm bạn phải nhớ tự mang theo 1 cái khóa, vì bạn được sử dụng 1 cái tủ sắt không kèm khóa. Tủ này khá to, có thể chứa gọn gàng trọn vẹn 1 cái vali cỡ hành lý xách tay. Lưu ý kỹ nữa là Dorm không cung cấp các vật dụng cá nhân nên bạn phải tự chuẩn bị các thứ linh tinh như kem đánh răng bàn chải khăn tắm, dép. Đặc biệt là là phích chuyển chấu cắm điện từ 2 chấu ra 3 chấu. Vì tất cả các ổ cắm điện tại Sing đều là 3 chấu. Nếu quên thì mua khá đắt. Do có bình nước nóng nên có thể đem theo mì gói VN. Cozy không có Wifi, có 3 máy tính Internet free cho khách lưu trú. Nếu bạn cần dùng, hãy lưu ý thời gian là buổi tối khuya luôn kẹt máy vì giờ đó bà con đi về luôn cần máy. Tất cả phòng không có WC riêng, Giờ Check-in & check-out của Cozy đều là 11h sáng.
Maple Lodge tại khu chinatown, phòng dorm, mình hết sức ưng ý luôn, nhà nghỉ vừa sạch sẽ, dễ thương, nhân viên chu đáo vừa ngay trung tâm thành phố, vừa bước ra là ngay tàu điện ngầm.
Sleepy Sam: 25-28SGD/night, sạch sẽ, gần Bugis MRT,có ăn sáng free,wifi, … đầy đủ.
Tresor Tavern: giá rẻ hơn một chút, nhưng very good, gần Farrer Park MRT và Lavender MRT.
Ruck Sack, tọa lạc khá gần China town với giá khoảng 30 USD/đêm.
2. Chú ý khi đặt phòng
Booking.com và agoda là 2 công ty, nhưng cùng 1 công ty mẹ. Mình thấy book phòng bên trang booking tiện lợi hơn agoda nhiều,dễ thao tác,đặc biệt là thanh toán sau.Có những khách sạn không yêu cầu khách phải có thẻ tín dụng nên hủy phòng ko mất phí. Giá phòng 2 bên thì nên vào tripadvisor để so sánh giá.
Agoda rẻ hơn booking. đặt qua booking trả tiền sau, còn agoda thì phải trả tiền trước. Trang Hostelworld khá chi tiết. Hãy tìm một vài khách sạn đáp ứng yêu cầu của bạn, so sánh giá rồi hãy chọn nhoé. Bạn có thể cân nhắc các Motel thay vì Hotel, sẽ tiết kiệm được kha khá đó. Theo nguồn tin nội bộ mà mình hóng hớt được thì Agoda có khá nhiều Fake Review, vì thế tốt nhất là….không nên đọc.
Chọn trang Agoda đặt phòng - Với Singapore, nếu bạn booking trên trang Agoda này mà đến nơi không có phòng, Khách sạn sẽ gọi taxi và chuyển bạn sang một khách sạn giá cao hơn cùng hệ thống (khách sạn sẽ trả tiền taxi).
Lưu ý muốn có nhiều lựa chọn về phòng tập thể thì bạn nên để số lượng người là 1, sau đó khi thanh toán mình có thể thay đổi số lượng sau. Bạn nên đặt phòng ở khu Clarke Quay, China Town hoặc Little India sẽ có giá cả hợp lý và thuận tiện cho việc đi lại. Nên tránh các khu Kallang hoặc Geylang, mặc dù giá rẻ nhưng đây là các khu phố đèn đỏ, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhập cảnh nếu đặt phòng ở đây!
 
Cảm ơn thông tin của tất cả các bạn trên diễn đàn ạ! Mình đã có một chuyến phượt phải nói là thành công trên mong đợi ahihi...
Là nữ giới lại một thân một mình đi lần đầu tiên nên cũng biết điều chuẩn bị cẩn thận mọi thứ. Mình sẽ up dần các thông tin cũng như kinh nghiệm mình trải qua để các bạn tham khảo nhe. Các phần bao gồm:
PHẦN 1- VÉ MÁY BAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Vé máy bay
2. Thủ tục nhập cảnh
3. Thủ tục khác
PHẦN 2- THUÊ PHÒNG
1. Đặt phòng
2. Chú ý khi đặt phòng
PHẦN 3- ĂN UỐNG
1. Món ăn và địa điểm
2. Lưu ý khác
PHẦN 4- ĐIỆN THOẠI
1. Mua thẻ
2. Sử dụng thẻ
PHẦN 5- ĐI LẠI
1. Tổng quan
2. Tàu điện ngầm MRT
3. Xe Bus
4. Phương tiện di chuyển khác
PHẦN 6- THAM QUAN
1. Vịnh Marina
2. Chinatown
3. Garden by the bay- Khu vườn bên vịnh
4. Đảo Sentosa
5. Clarke Quay
6. Các địa điểm khác
7. Mua vé tham quan
PHẦN 7- CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG
1. Đi Singapore cần mang theo gì?
2. Tiền tệ và thanh toán ở Singapore?
3. Chuẩn bị khác
PHẦN 8- KHÁC
1. Văn hóa, địa lý Singapore
2. Mua sắm
3. Những chú ý khác.

P/S: À tiện thể, mình còn thẻ EZlink mới mua còn hơn 12 SGD không dùng hết (bây giờ nạp mỗi lần tối thiểu là 10 SGD nhé), sim M1 mới mua 15 SDG 100 GB data, 20 Mins gọi quốc tế, 500 mins gọi/ 100 SMS mà gọi có 1-2 lần báo cáo cho người thân ở nhà và dùng để tra map thôi, và 280 SDG cần chuyển giao, bạn nào có nhu cầu thì ới mình nhé, mình ở HN.
BẠn ơi mình có chuyến đi sing ngày 20 tháng 4 này 4 ngày. Bạn có thể chuyển giao mình đk ạ. Ll lại vs mình nhé tks bạn
 
PHẦN 3- ĂN UỐNG
1. Món ăn và địa điểm
Mình chạy như ngựa luôn nên bị bỏ lỡ nhiều món vì không còn thời gian sắp xếp. Thành quả là chỉ chén được món cháo ếch nổi tiếng ở Lor 9, 11 Geylang và món chè ở Ah Chew Dessert. Hai quán này thấy đông ghê cơ. Mình có liệt kê dưới đây những món ăn nổi tiếng, địa điểm và thời gian để các bạn tham khảo nhóe:
Hainanese chicken rice (cơm gà Hải nam)
- Hong Kong Soya Sauce Chicken Rice & Noodle: 335 Smith St, #02-125, Chinatown Food Complex, Singapore 050335 , 10AM-7PM. được trao giải 1 ngôi sao Michelin 2016. Những món ăn đặc sản tại đây như cơm gà, char kway teow (mỳ sợi xào), rojak (salad trộn), laska và chendol (một loại chè nước cốt dừa) hay ice kacang (đá bào trộn hoa quả, ngô ngọt…) thường chỉ tốn vài đô la.
- Blk 511 Bishan street 13. Ở đây chỉ là 1 cái food court, các bạn đến để ý quán nào có người xếp hàng dài ý, chính là quán cơm gà đấy ạ. Giá ở đây thì dễ chịu vô cùng ý, một suất giá tầm 3,5$ - 5$ tùy bạn ăn đùi gà, lườn gà hay thêm rau cỏ gi không.
– 191 East Coast Rd, Five Star Hainanese chicken
– Boon Tong Kee @ River Valley (số 425 River Valley Road Singapore 248324). Mở cửa từ 11h đến 4h sáng hôm sau.
– #02-25 HongLim Market&Food Centre (Block 531A, Upper Cross street)
Quán cơm gà nổi tiếng là Tian Tian: Một suất ở đây có giá khoảng 5$, khá là bình dân. (số 1 Kadayanallur Street, #01-10 Maxwell Food Centre). Mở cửa từ thứ 3 đến Chủ nhật, từ 11h đến 20h.
Frog Porridge (Cháo ếch)
- Món này nổi tiếng nhất trên Lor 9, 11 Geylang
– Eminent Frog Porridge @ Geylang (số 323 Geylang Road Lorong 19, Geylang Conservation Area, S389359). Mở cửa hàng ngày từ 17h đến 3h30 sáng hôm sau.
– Lion City Frog Porridge (số 235 Geylang Road, Lorong 9). Mở cửa từ 17h30 đến 3h30 sáng hôm sau.
– Tiong Shian Porridge Center (số 265 New Bridge Road, Ann Kway Building, Chinatown). Mở cửa hàng ngày từ 8h sáng đến 4h sáng hôm sau. Một nồi ếch nhỏ là 8$ - cho 2 người ăn. Cháo bán tô riêng 0,6$/bát.
– G7 Sin Ma Live Seafood Restaurant (161/163 Geylang Road Lorong 3, #01-01/02 Geylang Conversation Area). Mở cửa hàng ngày từ 17h đến 4h sáng hôm sau.
– Tian Tian Porridge (Blk 335 Smith Street, #02-185 Chinatown Complex Market S050335). Mở cửa từ thứ 3 đến Chủ nhật: từ 6h đến 14h.
Cua bể (sốt ớt/ hạt tiêu) Chilli crab
Hai phong cách chế biến thịt cua bể phổ biến rộng rãi nhất tại Singapore là dùng với sốt ớt, hơi có chút vị cà chua, cay cay ngọt ngọt hoặc là với sốt hạt tiêu đen. Cua bể sốt ớt thường được ăn kèm với bánh bao chiên dìm trong sốt tương ớt ngon tuyệt. Cua bể được chuẩn bị sắn sàng cho việc chế biến với 2 quy trình, luộc trước, sau đó thì rán mục đích để thịt cua không bị xát dính vào mai cua. Hiện nay, có rất nhiều kiểu nấu cua bể cũng trở nên rất thịnh hành như : cua bể sốt trứng ướp muối hoặc bún cua Singapore. Ăn kèm bánh bao chay (bun) để vét hết nước sốt.
Những địa điểm bán Cua bể sốt ớt/ hạt tiêu ngon nhất:
Jumbo Seafood @ East Coast Seafood Centre (Blk 1206 East Coast Parkway #01-07/08 East Coast Seafood Centre, Singapore 449883). Mở cửa: từ thứ 2 đến thứ 6: từ 17h đến 23h45, Chủ nhật: từ 12h đến 0h. Ngoài ra còn 5 chi nhánh khác. Giá khoảng 50 đô Sing.
Mellben: ở blk 232, Ang Mo Kio avenue 3, Giờ mở cửa: 16:30 - 23:30, Quán này khá đông, nhưng địa chỉ hơi xa trung tâm, và cũng hơi khó tìm, được cái có bến xe bus ngay cạnh đó luôn, nếu không rành đường thì nên đi bằng taxi. Ngoài ra còn một chi nhánh nữa ở 211 Toa Payoh Lorong 8, Toa Payoh.
Red House Seafood Restaurant: 68 Prinsep Street, Singapore 188661
No Signboard Seafood: 414 Geylang Singapore 389392. Cửa hàng mở cửa từ 12h trưa hôm trước tới 1h sáng hôm sau. Thêm vào đó là 4 chi nhánh khác với giá là 40 – 50 SGD/ suất. 1 chi nhánh ở tầng L3 vivo city, cạnh quầy bán vé Sentosa nhưng giá ở CN này hơi chát.
Long Beach Seafood: Blk 1018 East Coast Parkway, Singapore 449877, cạnh ECP Burger King. Cửa hàng mở từ 11h đến 15h và 17h đến 0h15 hàng ngày. Hơn nữa cửa hàng này còn có 5 chi nhánh được đặt rải rác ở thành phố. Giá 1 suất cua sốt ớt ở đây là 50 SGD.
Crab Party: 98 Yio Chu Kang Road, Singapore 545576
Ban Leong Wah Hoe Seafood: 122 Casuarina Road, Singapore 579510
Red House Seafood, số 60 Robertson Quay, giá 40S$ cho 1 suất ăn. Red House Seafood @ East Coast (Blk 1204, #01-05 East Coast Seafood Centre, Singapore 449 882). Mở cửa: từ thứ 2 đến thứ 6: từ 11h30 đến 23h30, cuối tuần: từ 10h đến 23h30. Giá khoảng 40 đô Sing.
Chinatown Seafood Restaurant ở số 2 Trengganu St (nằm ở góc giữa trengganu và pagoda street), ngon rẻ, ko xếp hàng, nhân viên biết tiếng Việt.
Thông tin thêm: Cua được nhập từ SriLanka, to khủng long, rất tươi và rất ngon. Nước sốt thì tuyệt vời, ăn xong cua có thể gọi bánh bao chay (bun) để vét hết nước sốt. Vì sao cua to thì có giai thoại chưa được chứng minh là ở SriLanka có tập tục hải táng

Bak Kut Teh (肉骨茶 Trà xương sườn/ Soup xương sườn heo)
Một trong nhiều tương truyền về sự phát minh ra món Bak Kut The đó là thời xa xưa ở Singapore, một người ăn xin đói khổ nọ tới một tiệm mì thịt heo để xin đồ ăn. Người chủ quán lúc ấy cũng trong cảnh thiếu thốn tuy vậy vẫn có lòng giúp đỡ người ăn xin. Ông ninh một vài mảnh xương heo còn xót lại, nêm vào đó các loại gia vị bình dân mà ông dùng để tăng hương vị cho thức ăn, bao gồm có hồi hương and hạt tiêu để tạo cho món ăn có màu như nước trà. Như thế, trà sương sườn đã ra đời. Một giáo sĩ đã nói rằng: đây là một loại thuốc bổ được tạo ra để làm “phục hồi sinh lực” cho những người phu khuân vác Trung Quốc làm việc ở khu vực cầu cảng Clark Quay.
Bak Kut Teh đã có mặt ở Singapore từ khi chúng tôi vẫn còn là một quốc gia đang phát triển và xứng đáng nhận được sự nhận thấy như một món ăn đơn giản và dung dị. Phần lớn món Bak Kut Teh ở đây được chế biến với rất nhiều loại hạt tiêu và sử dụng một lượng ít thảo mộc như hồi hương. Hãy chọn thịt sườn heo cho món soup của bạn để cảm nhận thêm chút chút hương vị tinh tế mà nó đem lại. Ngoài ra còn có một kiểu biến tấu khác từ món ăn này là Klang Bak Kut The với chất soup sẫm màu, đậm đà hương vị thảo mộc có xuất xứ từ Malaysia.
Những quầy bán Bak Kut The ngon nhất:
Ya Hua Bak Kut Teh: số 7 Keppel Road , #01-05/07, PSA Tanjong Pagar Complex, Singapore 089053 (không phục vụ vào các ngày thứ Hai)
Song Fa Bak Kut Teh: 11 New Bridge Road #01-01, Singapore 059383
Ng Ah Sio Pork Ribs Soup: 208 Rangoon Road, Hong Building Singapore 218453 (không phục vụ vào các ngày thứ Hai)
Leong Kee (Klang) Bak Kut Teh: 321 Beach Road, Singapore 199557 (Không phục vụ vào các ngày thứ Tư)
Wanton Mee (云吞面)
Món mỳ Wanton Singapore có lẽ nhận sự ảnh hưởng từ ẩm thực Hồng Kông nhưng từ lâu đã trở thành một phần không thể tách khỏi trong nền văn hóa của Singapore. Đặc trưng kiểu món ăn của người Singapore là ăn “khô”, rưới lên một vài loại nước sốt ngọt nhẹ, vài lát thịt heo char siew- thịt heo nướng hoặc quay kiểu Trung Quốc, sủi cảo nhồi thịt heo với một bát soup nhỏ đặt bên cạnh. Cô bán hàng cũng sẽ hỏi nếu bạn muốn chút vị cay hay không. Với kiểu cay, mỳ sẽ được trộn đều với ớt, trong khi đó, kiểu không cay dành cho trẻ nhỏ sẽ được trộn với nước sốt cà chua. Sủi cảo có thể hoặc được chiên hoặc đi kèm trong món soup.
Dạng biến tấu kiểu Malaysia có nước sốt màu đậm hơn và hương vị cũng ngọt hơn.
Những địa điểm bán Wanton Mee ngon nhất:
Fei Fei Wanton Mee: 62 Joo Chiat Place, Singapore 427785
Kok Kee Wanton Mee: 380 Jalan Besar, Lavender Food Square, #01-06, Singapore 209000 (cứ 3 tuần thì đóng cửa vào thứ Tư và thứ Năm )
Parklane Zha Yun Tun Mee House: 91 Bencoolen Street, #01-53, Sunshine Plaza, Singapore 189652

Bánh cà rốt chiên (菜头粿)
Không, đây không phải là món tráng miệng của người Mỹ. Món ăn này khác xa với món của người Mỹ. Bánh cà rốt chiên Singapore được làm từ trứng, củ cải muối (chai poh) và bánh bột củ cải trắng trông giống như “củ cà rốt màu trắng” và đây cũng là cái cách mà tên gọi của món ăn ra đời.
Đây là món ăn xuất xứ từ Trung Quốc nổi tiếng ở cả hai nước Singapore và Malaysia. Có rất nhiều dạng khác nhau bao gồm: kiểu “đen mật đường” khi món ăn được tưới thêm nước sốt ngọt ( mật đường sẫm màu, lỏng và dính), kiểu giòn với bánh được chiên trên trứng đánh bông để tạo lớp vỏ và các khối bánh. Tuy thế, người ta vẫn thường hay thấy nhất ở Singapore là kiểu băm nhỏ với củ cải thái hạt lựu.
Những địa điểm bán bánh cà rốt chiên ngon nhất:
Carrot Cake 菜頭粿 (tên nguyên văn của cửa hiệu): 20 Kensington Park Road, Chomp Chomp Food Centre, Singapore 557269 (đóng cửa cách nhật vào thứ Ba)
Fu Ming Carrot Cake: Blk 85 Redhill Lane, Redhill Food Centre, Singapore 150085
Hai Sheng Carrot Cake: Blk 724 Ang Mo Kio Ave 6, Market and Food Centre, #01-09, Singapore 560724
He Zhong Carrot Cake: 51 Upper Bukit Timah Rd, Bukit Timah Market and Food Centre, Singapore 588172

Dim Sun (点心)
Thêm một món ăn được lấy cảm hứng từ Hồng Kông/ Thượng Hải mà có thể dễ dàng tìm thấy tại Singapore chính là điểm tâm hay tên gốc là “Dian xin”- món ăn truyền thống của Trung Quốc để ăn lót dạ. Nó chính xác không chỉ là một món đơn lẻ, mà là một tập hợp bao gồm nhiều nhiều món nhỏ, có thể phục vụ cho việc dùng bữa theo nhóm- phong tục ăn uống với nhiều người ngồi ăn chung một bàn đặc trưng của Trung Quốc. Bộ điểm tâm phổ biến bao gồm: BBQ Pork Bun- bánh màn thầu nhân thịt BBQ, sủi cảo hấp Xiao Long Bao, bánh hấp Siew Mai (nhân thịt heo, nấm hoặc hải sản..), bánh cuốn Chee Chong Fun và nhiều món khác nữa.
Địa điểm bán điểm tâm ngon nhất:
Swee Choon Tim Sum: 191 Jalan Besar, Singapore 208882 (Không phục vụ vào các ngày thứ Ba)
Tim Ho Wan: 450 Toa Payoh Lorong 6, #02-02, ERA Centre, Singapore 319394
Wen Dao Shi (搵到食): 126 Sims Ave, Singapore 387449

(mục này còn nữa)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top