What's new

[Tổng hợp] Thông tin du lịch Singapore (Phần 6)

Tiếp tục với mục ăn uống nào:
Bánh mỳ nướng Kaya và trứng trần lòng đào.
Món ăn sáng truyền thống duy nhất của người dân Singapore chính là bánh nướng nhân mứt dừa với đôi ba quả trứng trần. Loại bánh mỳ truyền thống là ổ bánh hình chữ nhật màu trắng, đem nướng trong lò, phết đều kaya mặt trong của hai lát bánh- một loại mứt dạng lỏng hay nước sốt xuất sứ từ Malaysia làm từ dừa hoặc trứng, sau đó thì kẹp thêm một lát bơ SCS dày để cho từ từ tan chảy giữa 2 lát bánh mỳ còn ấm. Đây chính là kiểu bánh nướng Kaya cổ điển tại Singapore. Thêm vào đó, những loại biến tấu cho khác đi có thể sử dụng bánh mỳ nâu thái lát mỏng, bánh sữa tròn hoặc “Jiam Tao Loh Tee” như bánh gậy của Pháp.
Đối với món trứng trần, trứng thường được chế biến bằng cách cho vào một nồi lớn nước sôi bằng kim loại được đậy vung kín. Sau khoảng thời gian ước lượng, trứng được vớt ra khi đạt yêu cầu món ăn (thời gian trần trứng trong khoảng 7- 10 phút tùy theo từng sở thích về độ chín của trứng). Với bước chuẩn bị, vỏ trứng được tạo rãnh nứt để sau đó có thể tách hai nửa vỏ trứng bằng tay không, lòng đỏ và lòng trắng trứng được hứng bằng một chiếc đĩa đặt ở bên dưới, phần vỏ trứng sau đó được vứt bỏ. Nêm gia vị với một chút hạt tiêu và xì dầu độ đậm, nhạt tùy ý. Món này thích hợp cho người hảo ngọt.
Những địa điểm bán Bánh nướng Kaya ngon nhất:
Killiney Kopitiam: 67 Killiney Road, Singapore 239525
Chin Mee Chin Confectionery: 204 East Coast Road, Singapore 428903 (Không phục vụ vào các ngày thứ Hai)
Good Morning Nanyang Cafe: 20 Upper Pickering Street, Hong Lim Green Community Centre, Singapore 058284
Ya Kun Kaya Toast: 18 China Street #01-01, Far East Square, Singapore 049560 (Hiện nay có tới hơn 30 nhà hàng YaKun tại Singapore)

Bún nước Laksa (bị đánh giá không ngon)
Bún nước Laska là món ăn phát triển từ các nhân tố ẩm thực Trung Quốc và Malaysia, mặt khác được biết đên như văn hóa người Peranakan. Có hai loại bún nước Laska- Laska cà ri và Laska me chua (asam laska). Bún Laska cà ri được biết đến rộng rãi hơn tại Singapore, trong khi bún Laska me chua thì dễ thấy hơn tại những vùng đất của người Malaysia như Penang Laska. Thực tế, bún laska có hàng loạt những kiểu chế biến khác nhau với sự khác biệt trong nguyên liệu cá, nước dùng và ngay cả loại bún.
Bún Laska cà ri truyền thống Singapore sử dụng bún/ mì sợi, sữa dừa, đậu hũ chiên phồng, vài ba lát cá, tôm và sò huyết. Tùy theo sự điều chỉnh giá cả hoặc khẩu vị của từng người, suất ăn có thể có hoặc không có tôm và sò huyết. Một kiểu bún Laska độc đáo khác ở Singapore được biết đến là bún Katong Laska với sợi bún được cắt thành những đoạn ngắn vừa xúc và ăn bằng thìa. Hiện tại, vẫn còn rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh kiểu chế biến nguyên bản của món Katong Laska.
Những tiệm bún Laska ngon nhất:
328 Katong Laksa: 51/53 East Coast Road, Singapore 428770
Sungei Road Laksa: Blk 27 Jalan Berseh, #01-100 Singapore 200027
Janggut Laksa: 1 Queensway, Queensway Shopping Centre, #01-59, Singapore 149053

Đầu cá nấu cà ri
Liệu đây là món ăn Trung Quốc, Ấn Độ hay Malaysia? Thực ra, đầu cá nấu cá ri là món ăn không rõ chính xác xuất xứ, có lẽ nó mang hơi hướng nguồn gốc từ phía Nam Ấn Độ nhưng lại mang sự tác động mạnh mẽ của tính đa sắc tộc tại Singapore. Trên hết, điều mà tôi biết chắc chắn là nó có hương vị rất tuyệt vời. Nửa hoặc cả chiếc đầu loài cá hanh đỏ được hầm cùng với cà ri và hỗn hợp 1 số loại rau như đậu bắp và cà tím. Cà ri kiểu Ấn Độ đậm đà và có vị cay hơn, trong khi cà ri kiểu Trung Quốc thì có vị thanh và ngọt hơn. Kiểu chế biến khác bao gồm: đầu cá nấu cà ri Assam phảng phất vị chua của quả me chua (assam).
Những quán bán đầu cá nấu cà ri ngon nhất:
Gu Ma Jia (Kiểu Assam): 45 Tai Thong Crescent, Singapore 347866
Bao Ma Curry Fish Head (Kiểu Trung Quốc): #B1-01/07, 505 Beach Road, Golden Mile Food Centre, Singapore 199583
Zai Shun Curry Fish Head (Kiểu Trung Quốc): Blk 253 Jurong East St 24, First Cooked Food Point, #01-205, Singapore 600253 (không phục vụ vào các ngày thứ Tư)
Karu’s Indian Banana Leaf Restaurant (Kiểu Ấn Độ): 808/810, Upper Bukit Timah Road, Singapore 678145
Samy’s Curry (Kiểu Ấn Độ): 25 Dempsey Rd, Singapore 249670

Bak Chor Mee (肉脞面 Mỳ thịt băm)
Được biết đến thường ngày với cái tên “ Bak Chor Mee” 肉脞面, đây là món mỳ nấu với thịt heo băm, gan heo, thịt viên (thịt heo/ cá), chả cá thái lát và nước hàng om dấm để tạo độ ướt cho món ăn.
Đặc biệt, món mỳ có thể được yêu cầu chế biến “khô” để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nước sốt. Bạn có thể chọn lựa giữa tương ớt và nước sốt cà chua hoặc loại mỳ mà bạn muốn. Các sự lựa chọn về loại mỳ thông thường hoặc là mỳ dẹt/ bánh đa ( Mee Pok) hoặc là mỳ sợi nhỏ/ miến (Mee Kia), một số cửa hàng thì có thêm vài sự lựa chọn như: bún (bee hoon), mỳ ướp vị muối Trung Quốc làm từ bột mỳ ( Mee Sua) hay mỳ làm từ bột gạo (Mee Tai). Một kiểu khác của món mỳ bao gồm một loại soup riêng biệt, độc quyền với loại mỳ tự làm tại nhà rất nổi tiếng tại địa chỉ Blk 15, Bedok South Road, Singapore 460015.
Những tiệm mỳ thịt băm ngon nhất:
Tai Hwa Pork Noodle: Blk 466 Crawford Lane #01-12, Singapore 190465 (không phục vụ vào thứ Hai của tuần đầu tiên và tuần thứ 3 hàng tháng)
58 Minced Meat Mee: 3 Yung Sheng Road, #03-150, Taman Jurong Market and Food Centre, Singapore 618495
Seng Hiang Food Stall (biến tấu trong chế biến soup): Blk 85 Bedok North Street 4, Fengshan Market & FoodCentre, Singapore 460085
Seng Kee Mushroom Minced Pork Noodles: 49A Serangoon Garden Way, Serangoon Garden Market & Food Centre, Singapore 555945

Hàu tráng trứng (Orh Lua)
Một món ăn phổ biến ở Hawkers Singapore cũng như tại những phiên chợ đêm Đài Loan được rất nhiều du khách nước ngoài và cả người dân bản địa ưa chuộng. Những quầy hàng bán bánh cà rốt thì, như một đặc trưng, cũng bán cả hàu tráng trứng bởi hai món này có quy trình thực hiện tương tự như nhau cũng như sử dụng những nguyên liệu chung như: trứng, bột khoai tây được trộn vào trứng khi rán để tạo độ xốp và hoàn thiện, gia tăng hương vị. Một kiểu chế biến khác là kiểu không có bột khoai tây với giá bán hơi cao hơn loại thường một chút, vì lượng trứng cần dùng nhiều hơn để thay thế. Ngoài ra, ở Singapore còn có loại dấm ớt đặc biệt được chuẩn bị chỉ dành riêng cho món hàu tráng trứng này.
Những quán bán hàu tráng trứng ngon nhất:
Simon Road Oyster Omelette: 965 Upper Serangoon Road, Mee Sek Coffeeshop, Singapore 534721 (không phục vụ vào các ngày thứ Ba)
Ang Sa Lee Oyster Omelette: 20 Kensington Park Road, Chomp Chomp, Singapore 557269 (không phục vụ vào các thứ Tư cách nhật)
Bedok 85 Fried Oyster Omelette: Blk 85 Bedok North Street 4, Fengshan Market & FoodCentre, Singapore 460085
Ah Hock Fried Oyster Hougang: Blk 90 Whampoa Dr, #01-54, Whampoa Hawker Centre, Singapore 320090 (không phục vụ vào các ngày thứ Tư)
Mỳ sợi xào:
Hill Street Tai Hwa Pork Noodle: 466 Crawford Ln, #01-12, Singapore 190465. Open now: 9:30AM–9PM. đạt giải ngôi sao Michelin 2016.
Mì đồng giá $S2: Frenzlink Cafeteria, 62 South Bridge Rd. Có bán sáng
Hotpot
– Tan Quee Lan, Liang Seah st là hai con phố chuyên các món lẩu
– Bên cạnh Bugis Junction
Sushi tại nhà hàng Sushi Tei nằm ở lầu 2 của Vivo City. Kem Hagen Dazz: lầu 2 của Vivo City. Các món ấn Độ trên đường Dunlop. Các món Arab trên đường Arab.
Vivo city ở tầng trệt hoặc trên tầng L3 có các cửa hàng ăn nhanh MacDonald, Bread Talk, kế bên là 1 quầy food court (lưu ý họ không cho đem đồ ăn uống theo).Nếu bạn đến đây lúc 8h sáng thì tại quầy foodcourt có sẵn đồ ăn rồi, vì chuyên bán cho dân công sở đi làm ghé ăn sáng. Có 1 quầy tự chọn, bạn tự lấy 1 tô bún/miến, rau, thịt, nấm, tùy ý… Sau đó họ tính tiền theo lạng, cân, gram, tô càng nặng giá tiền càng cao.Khi bạn tự chọn xong, bạn đem lại quầy, người ta trụn, sơ chế, cắt miến… rồi chan nước lèo tất tần tật, bạn chỉ cần trả tiền là xong.
 
Phần ăn uống này dài quá ha :)
Khu vực Downtown là khu vực chắc chắn các bạn sẽ tới khi đi du lịch Singapore. Do đó ********** đã tổng hợp một số nhà hàng ăn ngon ở gần khu vực này. Các nhà hàng quán ăn được reviews theo trục đường MRT downtown line 1.
Đây là tuyến tàu điện ngầm trung tâm, từ Bugis đi Chinatown, nơi tập trung nhiều điểm thăm quan nổi tiếng của Sing như Maria Bay Sand, khu mua sắm Bugis, khu Chinatown, vòng quay Singapore Flyer v.v.v
Dưới đây là gợi ý một số quán ăn nhà hàng ngon gần DT17, DT18, DT19. Các quán ăn khác ở DT14 – DT16 bạn xem ở bài viết phần 1 tại đây.
Nhà hàng Douter Coffee gần DT17 Downtown
Nhà hàng Doutor Coffee cách ga Downtown 3 phút đi bộ. Quán Doutor Coffe theo phong cách Châu Âu được mở lần đầu tiên tại Harajuku, Nhật Bản, cách đây 23 năm. Ngày nay, hệ thống Doutor có hơn 1200 cửa hàng trên toàn thế giới. Thương hiệu quán Doutor được xây dựng nhờ vào việc lựa chọn những hạt cà phê thơm ngon, chất lượng. Hạt cà phê Doutor chủ yếu đến từ những cánh đồng ở Kona, Hawaii, và họ cũng nhập những loại cà phê khác từ 11 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Nhìn chung, đa số các nhà máy rang cà phê đều áp dụng phương pháp rang sử dụng khí nóng. Nhưng ở Doutor Coffee họ rang trên chảo lửa nhằm giữ lại hương vị của cà phê. Khi thưởng thức coffe bạn có thể ăn kèm một đĩa bánh với chuối và kem sô cô la với giá 6,8$.
Lưu ý quán đóng cửa vào cuối tuần.


Douter Coffee
Address: Marina Bay Financial Centre Tower 3, #01-05
Tel: 6604 6082
Website: http://www.doutorcoffee.com.sg
Ga DT18 Telok Ayer
Quanh đây có nhiều nhà hàng và quán Cà phê, Bar gần khu vực Tanjong Pagar và Ann Siang Hill. Nhà hàng nên tới khu này là The Market Grill, với khoảng 5 phút đi bộ từ ga Ayer DT18 Telok
Nhà hàng được mở bởi Loh Lik Peng (chủ chuỗi khách sạn và nhà hàng nổi tiếng) và quán Market Grill là quán đang nổi tiếng tại Telok Ayer. Quán cũng khá nhỏ và hẹp giống một số nhà hàng ở Việt nam, với dạng thiết kế nhà hình ống, nhưng sức chứa của nó vào khoảng 40 người. Món đặc trưng của nhà hàng là những món nướng bằng than, Tôm hùm tươi Đại Tây Dương cùng với Burgers làm bằng tay là những món được ưa thích tại đây. Một món gợi ý nên ăn là Cod Fish Burger với giá $26, với thành phần đa dạng: cá, bơ, mayonnaise chanh v.v.v



The Market Grill
Address: 208 Telok Ayer Street
Tel: 6221 3323
Website: http://themarketgrill.com.sg
Ga DT19 Chinatown
Khu này là một trong số những khu phải tới khi đến Singapore. Nhà hàng nên tới ở khu này K ki Sweets với 10 phút đi bộ từ Ga Chinatown.
Nhà hàng nằm tại góc nhỏ của Ann Siang Hill, một quán cà phê nhỏ bán kèm những chiếc bánh ngon tuyệt vời. Quán được trang trí và bầy biện bởi nhiều đồ dùng cổ như những chiếc máy ảnh polaroid, tạp chí và đồ chơi.
K-ki Sweets cũng là một nơi tuyệt vời để thưởng thức một miếng bánh cùng với cà phê trong khi đọc những cuốn sách yêu thích của bạn. Nhưng nếu đến vào cuối tuần, quán sẽ khá đông, nếu muốn thư giãn bạn nên tránh tới vào cuối tuần. Sẽ có khá nhiều người đợi chỗ, khiến bạn không thể thưởng thức cà phê và bánh ngọt.




K ki Sweets
Address: 7 Ann Siang Hill
Tel: 6225 6650
Website: http://www.kki-sweets.com
chè Ah Chew Dessert. #01-11, 8 Liang Seah Street, Marina Area, Singapore. cách trạm tàu điện Bugis 450 mét. phố này nằm sau trung tâm mua sắm Bugis Junction. Thực ra khi bạn trồi từ tàu điện lên mặt đất ở trạm Bugis thì bạn sẽ bị loạn không biết rẽ thế nào, thì bạn nhớ như sau: hãy đứng quay lưng lại cửa hầm trạm tàu điện và làm sao để hình toà nhà Parkview này ở bên tay trái của bạn là ok. Rẽ về phía tay trái, hướng về phía toà nhà Parkview sẽ thấy ngã tư, lúc đó rẽ phải và đi tiếp. mở cửa 01:30pm - 11:30pm. Giờ cao điểm là sau 5 giờ chiều, nếu đi sau đó thì sẽ phải xếp hàng lâu, vì Ah Chew rất nổi tiếng.

2. Lưu ý khác
Hãy nhớ thật kĩ rằng các giá cả trong menu của các nhà hàng Singapore đều có giá +7% thuế và 10% dịch vụ sẽ tự động được cộng thêm vào hóa đơn.
Ở những khu ăn uống bình dân, hai loại đồ uống không thể bỏ qua là teh-tarik (từ trà) và coffee-tarik (từ cà phê).
Vào những giờ cao điểm, du khách phải biết cách chiếm chỗ ngồi trước bằng cách đến và đặt giấy ăn của mình ở đó – đồng nghĩa với việc khẳng định đó là chỗ của mình và sẽ không có ai giành chỗ của bạn.
- Ăn uống tại sân bay: Ở khu Department có Canteen dành cho nhân viên sân bay. Ở Terminal 2 (T2) có tiệm bán mỳ rất ngon mà giá cả chấp nhận được.
Nhà ga T2 có tới 12 hàng (row) để check-in, từ ngoài vào đi về bên phải, thấy Row số 12 và sẽ thấy quầy café Starbuck, đừng dừng lại… tiếp tục bước về phía cuối nhà ga T2.
Sau lưng Starbuck là quầy hoàn thuế giá trị gia tăng (GST refund), tiếp tục đi theo mũi tên màu vàng về phía T2 Car Park.
Cứ đi và bạn sẽ thấy tiếp quầy Car Park Service và sau lưng quầy này là cửa EXIT (lối ra).
Tại lối ra bạn sẽ thấy bảng chỉ dẫn CANTEEN LEVEL 3M (dạng như tầng lửng của tầng 3). Nhìn theo mũi tên sẽ thấy thang máy, bạn vào đó bấm lên tầng 3.
Ra khỏi thang máy, nhìn qua bên phải bạn sẽ thấy cầu thang, leo bộ lên thì thấy cái cửa này và sẽ thấy khu “hậu cần” của Canteen. Qua cửa đó rẽ trái bước vài bước sẽ thấy cái cửa tương tự và mở cửa bước vào. Giờ hoạt động từ 6a.m đến tận nửa đêm.
Bên trong là kiểu tổ chức như Food Court giá bình dân ở khắp Singapore. Tới quầy bạn thích gọi món như trên hình sau khi “cân giá” rồi đem ra bàn ngồi ăn. Chỉ có một quầy giải khát thôi, còn ăn thì nhiều lựa chọn. Sau khi ăn xong, mình đã theo đường cũ quay lại, vào thang máy chọn tầng 2 (có hình cái máy bay bên cạnh, không phải 2M nhé) đi ra sẽ thấy trước mặt là chỗ gửi xe, các bạn cứ đi ra khỏi cửa kính nhìn sang trái sẽ thấy cửa để vào khu Departure của T2 nhé.

7 khu ăn uống giá rẻ ở Singapore

Trung tâm ẩm thực Golden Mile
Trung tâm này nằm ở số 50 đường Beast. Golden Mile rất nổi tiếng với các món ăn của Thái Lan, Malay và Ấn Độ. Đặc biệt, giá cả đồ ăn ở đây cũng rất mềm, trung bình bạn chỉ phải trả khoảng 3-7SGD cho mỗi món ăn ở đây.
Ngoài ra, khi đến trung tâm ẩm thực Golden Mile bạn nhất định phải thưởng thức món “ống tủy đỏ” Sup tulang. Có thể nói Golden Mile là khu ăn uống giá rẻ ở Singapore bán món ăn này ngon và đúng vị nhất.
Trung tâm ẩm thực Maxwell
Trú tại số 1 phố Kadayanallur, trung tâm ẩm thực Maxwell là khu ăn uống giá rẻ nổi tiếng bậc nhất ở Singapore. Đây chính là nơi tập chung của hàng trăm quầy ẩm thực ngon, bổ, rẻ, đơn giản và dễ ăn của “quốc gia đắt đỏ” này.
Khi đến Maxwell, bạn nhất định phải thưởng thức món cơm gà Hải Nam với giá 3-4SGD ở quầy hàng Tian Tian nhé.
Khu phố Katong
Katong là khu phố cổ của người Peranakan ở Singapore, đặc biệt đây còn là nơi giao thoa ẩm thực của người Hoa và Mã Lai. Món ăn ngon nổi tiếng nhất của khu phố này là súp Laska. Và địa điểm để bạn ăn món súp Laska ngon đúng vị với giá 4SGD là 328 Katong Laska (51 đường East Coast, gần khách sạn Grand Mercure).
Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức những món ăn truyền thống khác của Singapore với giá khá mềm, trung bình từng 4 – 8SGD/món, như: Cá hấp lá chuối Otak otak, Cơm Lemak…
Trung tâm ẩm thực Chinatown
Nằm trên con đường Smith, Chinatown Complex Food Court, khu ăn uống giá rẻ bậc nhất Singapore, bạn sẽ được chìm đắm trong thế giới đồ ăn vặt, đồ ăn đường phố đặc trưng của Singapore mà không phải lo về giá cả.
Món Sa Tế Bee Hoon, món ăn truyền thống của người Singapore chính là thứ bạn nhất định phải ăn khi đến Chinatown Complex Food Court. Một phần ăn này chỉ có giá khoảng 2.7SGD. Rất rẻ phải không nào?
Ya Kun Kaya Toast, Singapore - 18 China St ăn sáng rẻ và ngon
Có thể gọi thêm cải làn (kailan), đậu phụ (toufu), và nhất là chân gà (chicken feet) hầm với thuốc bắc.
Trung tâm ẩm thực Zion Riverside
Số 70 đường Zion là nơi “cư trú” của khu ăn uống giá rẻ ngoài trời ở Singapore. Không chỉ có nhiều đồ ăn với giá cả rẻ, Zion Riverside còn có khung cảnh rất đẹp. Bạn có thể vừa thưởng thức các món ăn truyền thống và hiếm của Singapore vừa ngắm cảnh tại khu ăn uống ngoài trời này.
Hãy đến quán hải sản Gin Hai để thưởng thức món cua sốt ớt tuyệt vời, ngon đúng điệu với giá khoảng 5-7SGD nhé.
Trung tâm ẩm thực Makansutra Gluttons Bay
Nằm ở số 8 đại lộ Raffe, Makansutra Gluttons Bay là khu ăn uống giá rẻ nhỏ và mới nhất ở Singapore. Nơi đây bao gồm tấy cả 12 quầy ẩm thực, nhưng lại phục vụ rất nhiều món ăn truyền thống, hiện đại mang đậm hương vị Singapore. Trong đó, món xiên nướng Satay với nguyên liệu đa dạng từ lợn, bò, cừu, gà, vịt, tôm,…chính là “món tủ” của trung tâm này.
Khu Andhra Curry
Nằm ở phía đông đường Orchard, Andhra Curry được mệnh danh là Ấn Độ thu nhỏ. Nơi đây tập chung rất nhiều nhà hàng ẩm thực, quán cafe, cửa hàng bán hương liệu,…với giá cực rẻ. Một bữa chính và một suốt ăn chay ở khu ăn uống giá rẻ Singapore này chỉ từ 7 SGD.
Đặc sản ở khu Andhra Curry là những món ăn như Hyderabadi biryani, thịt cừu Mysore nấu với ớt xanh và rau mùi, Pulusu hay Cà ri đầu cá,…
 
PHẦN 4- ĐIỆN THOẠI
1. Mua thẻ
Mua sim điện thoại và sử dụng 3G/4G ở Singapore
Để tiện giao dịch với bệnh viện, người quen, người hỗ trợ tại Singapore. Khi du lịch Singapore, tới sân bay Singapore, bạn nên mua luôn một SIM card điện thoại của Singapore, có 3 hãng uy tín là M1, Singtel, Starhub.
Singtel là nhà mạng lớn nhất nước nên yên tâm đi đâu cũng có phủ sóng, được bán ở quầy RHB Bank ngay tại terminal 3 của sân bay Changi (sau khi qua Hải quan). Giá của sim này là SG$15 và hoàn toàn có thể sử dụng cho mọi điện thoại (Sim bình thường hay mini Sim), bao gồm: - 500 phút gọi và 100 tin nhắn nội mạng - 30 phút gọi ra quốc tế - 4GB Internet xài thả ga (mạng 4G chạy nhanh hơn Wifi)
Simcard M1 (là loại có cước cuộc gọi thấp nhất trong 3 mạng di động Singtel, Starhub, M1). Điểm bán: Hệ thống các cửa hàng Seven Eleven hoặc ở các điểm MRT. Khi mua nhớ mang theo Passport. Ở sân bay có bán đó, nhưng tụi nó khôn lắm chỉ bán loại 30$ và 50$ thôi, ai ko biết là dính trấu liền, đúng là quảng cáo và bảng giá trên quầy nó chỉ ghi sim 30 và 50, bạn bán hàng cũng hỏi mình lấy 30 hay 50, mình ngạc nhiên hỏi thế sim 15 k còn bán nữa à? Thì bạn í cười bảo bọn tao vẫn bán. Thế là mình mua sim 15 đồng gồm 3G/4G như bình thường nhé, có đc khuyến mại thêm 100G nữa, thừa ế hề ra chứ có dùng hết đâu.
Hoặc cứ vào thành phố, tìm các cửa hàng: 7/11(Seven Eleven),Cheers,Fairprice Xpress... để mua sim, nó sẽ có bán loại rẻ hơn là 15$. Tuy nhiên ko phải cửa hàng nào cũng còn nên phải tìm nhiều cửa hàng để hỏi.
Bạn có thể mua tại quầy đổi tiền ngay tại sân bay. Khi muốn mua bạn có thể viết sẵn câu tiếng Anh hoặc nói “I want to buy a M1 Prepaid Card” hay “I want to buy a Star Hub Prepaid Card”.
Nếu bạn muốn mua thêm card có thể nạp tiền thêm, có thể viết sẵn ra câu tiếng Anh hay nói “I want to buy a M1 Top-up Card” hay “I want to buy a M1 Top-up Card”. Bạn có thể nhờ người bán hàng nạp tiền vào giúp bạn bằng cách viết sẵn ra câu hoặc nói “Please help me to top-up”.
Bạn có thể tự nạp tại các máy GTM General ticketing machine.
Bạn cũng có thể tìm mua SIM card điện thoại hay thẻ điện thoại nạp thêm tiền tại các cửa hàng 7-ELEVEN (mở của 24 giờ/ngày và có ở hầu hết các khu siêu thị, khu dân cư của Singapore). Khi mua SIM cần có hộ chiếu, mua thẻ top-up không cần hộ chiếu. Ngoài ra các cửa hàng điện thoại di động và một số của hàng chụp ảnh, photo cũng bán thẻ top-up.
Các hãng đều có khuyến mãi thường xuyên, khi mua bạn có thể tham khảo thêm với các nhân viên bán hàng. Hãng M1 thường xuyên có khuyến mại và đôi khi loại card S$28 có thể được khuyến mại thêm S$150 phút gọi trong nước Singapore hoặc hơn.
2. Sử dụng thẻ
Các bạn nên mua Sim của hãng M1. Tuy nhiên điều quan trọng là các bạn nên vào phần setting tắt 3G, nếu không sẽ bị hết tiền nhanh chóng. Cách gọi điện và nhắn tin bằng di động về Việt Nam
Khi gọi về số máy di động, bạn nên nạp trước số di động vào máy của bạn. Khi nạp số di động, bạn cần thêm số cộng “+” trước mã số 84 của Việt Nam, tiếp theo đến số di động bạn muốn gọi hoặc nhắn tin, nhưng cần bỏ số “0” đầu tiền trong số di động đó. Ví dụ số máy di động của người thân của bạn ở Việt Nam là 0913000000, bạn lưu số vào máy như sau: +8491000000. Khi cần gọi số đó, bạn chỉ cần tìm số và gọi là được. Với sim M1 mà gọi về Vn thì nên bấm 021 trước mã quốc gia để được giá rẻ (36 cent/phut), vd: 021.84.90.999.8888.
Khi gọi về số máy bàn tại Việt Nam. Bạn nhấn số 01 hoặc số được hướng dẫn trên bản hướng dẫn khi mua thẻ. Nếu thẻ của hãng Singtel, bạn bấm số 019 trước sẽ có giá cước rẻ hơn. Nếu thẻ mua của hãng StarHub, nhấn số 018 sẽ có giá cước rẻ hơn. Tương tự khi nhắn tin bạn chỉ cần tìm số máy đã nạp sẵn và nhắn bình thường như ở Việt Nam.
Cách dùng thẻ cào có giá cước khuyến mại
Khi muốn mua các loại thẻ cào bạn có thể mua ở các nơi đã hướng dẫn ở trên. Các loại thẻ cào đều có thể bán tại các của hàng đổi tiền, của hàng 7-Eleven, các của hàng điện thoại di động, của hàng chụp ảnh, của hàng bán báo vv…Khi mua bạn nên kiểm tra số phút được gọi so với số tiền. Thường các loại thẻ có giá cước khoảng S$0.55 đến S$1.0/ phút.
Bạn có thể tham khảo loại chúng tôi thường thường dùng như loại có tên A*star. Cước phí khoảng 15cent/phút. Cụ thể loại thẻ S$10, bạn gọi được S$60 phút về Việt Nam.
Điện thoại di động mở mạng quốc tế khi đi Singapore:
Chi phí điện thoại Roaming Quốc tế là dịch vụ điện thoại có chi phí cao nhất. Trước khi đặt dịch vụ bạn nên kiểm tra về các điều kiện và chi phí.
Có những vị khách là chủ doanh nghiệp, do phải làm việc nhiều trên điện thoại nên cần mở mạng quốc tế. Khi về Việt Nam, anh đã nhận được hóa đơn cho 2 chuyến đi Singapore tổng cộng gần 80 triệu đồng Việt Nam.
Bạn cũng cần chú ý, khi bạn mở mạng quốc tế, thì dù bạn đang ở Singapore thì người thân hay bạn bè ở Singapore gọi cho bạn thì họ cũng vẫn phải trả chi phí điện thoại quốc tế khi gọi cho bạn
Để có hiệu quả hơn, bạn nên mang theo một máy điện thoại khác nữa và nên dùng thêm một SIM điện thoại trả trước của Singapore và hạn chế các cuộc gọi bằng cách dùng nhăn tin.
Gọi điện hay nhắn tin cho người ở Singapore
Tại Singapore, nếu không có việc khẩn cấp, mọi người thường ưa dùng nhắn tin. Như vậy các cuộc họp hay công việc của người bạn cần trao đổi không bị gián đoạn. Hơn thế nữa cách dùng nhắn tin cũng đôi khi có hiệu quả giúp ghi nhớ, có thể kiểm tra lại nội dung đã trao đổi và tiết kiệm hàng ngàn đô la cho mỗi người nếu họ có lượng công việc cần trao đổi nhiều.
Các số điện thoại cần thiết
Đại sứ quán VN – Vietnam Embassy +656 462 5938 (Địa chỉ : 10 Leedon Park, Singapore 267887)
. Lãnh sự quán : +65 468 9863 hoặc +65 462 5936
Cứu hoả/ xe cứu thương – Fire/Ambulance +65 995
Cảnh sát – Police +65 999
Cấp cứu tại nạn – 24-hour Emergency Road Service +656 748 9911
Nếu các bạn có thể mượn, thuê hoặc mua lại thẻ trước khi sang Sing thì sẽ bớt được kha khá thời gian xếp hàng, mua sim, lắp sim, chuyển vùng,.... sẽ có thêm thời gian để lượn hơn đó :)
 
Last edited:
PHẦN 5- ĐI LẠI
1. Tổng quan
Singapore là một đất nước phát triển, với nhiều phương tiện hiện đại như tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, hệ thống bãi đỗ xe hiện tại tự động. Các phương tiện di chuyển chính ở Singapore gồm có:
- Tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, gọi chung là : SMRT
- Xe bus
- Taxi (cần đứng đúng station bãi đỗ để bắt taxi)
- Uber / Grabtaxi (sử dụng App gọi xe như bình thường, nhưng có thêm phần Uber food)
Với khách đi du lịch thông thường thì sẽ thường xuyên di chuyển SMRT hoặc xe Bus. Đây là 2 phương tiện có chi phí rẻ hơn các loại khác. Lấy ví dụ đi từ sân bay vào trung tâm: taxi hết khoảng 24$, xe bus khoảng 2,5$, tàu điện ngầm khoảng 2,2$ …
Nếu bị lạc, đừng ngại hỏi đường người dân, họ sẽ rất vui vẻ và nhiệt tình.
Giao thông ở Singapore theo chiều tay lái nghịch (bên trái).
Không nên dựa hẳn vào hệ thống tàu điện ngầm MRT ạ. Vì để đi đến được một nơi nhiều lúc mình phải chuyển trạm đổi line đến 2, 3 lần. Nói nghe nhẹ nhàng vậy chứ lội từ line này sang line kia cả ngày nó cũng đau chân thấy cụ luôn. Tốt nhất là kết hợp giữa xe buýt và MRT. Ví dụ mình đang ở gần trạm line tím, muốn đến nơi nằm trên line xanh, thì thay vì lội bộ đến trạm line tím rồi xuống trạm cắt với line xanh lội bộ lại MRT line xanh, mình nên leo lên xe buýt gần nhất đến thẳng trạm line xanh luôn. Như vậy tránh được 2 lần lội bộ 1. Từ nhà đến line tím và 2. Từ line tím sang line xanh.
 
PHẦN 5- ĐI LẠI
2. Tàu điện ngầm MRT
Mới nhìn vào bản đồ hệ thống MRT, sẽ cảm thấy khá phức tạp, nhưng chỉ cần đi trong 1 ngày thì bạn sẽ cảm thấy dễ hiểu ngay thôi. Cơ bản hệ thống MRT Singapore có 5 làn chính và các làn LRT màu xám (ít thường dùng).
East West (EW) – màu xanh lá
North South (NS) – màu đỏ
North East (NE) – màu tím
Circle (CC) – màu cam
Downtown line (DT) – xanh da trời
Để xem chi tiết hơn các bạn nên download Map về và cài vào Smartphone cần khi dùng đến http://www.lta.gov.sg/content/ltaweb/en/public-transport/mrt-and-lrt-trains/train-system-map.html
Để đi tàu điện ngầm bạn sẽ có 2 cách đi sử dụng 2 hình thức thanh toán khác nhau:
Dùng thẻ EZ-link (nên dùng), giá trị sử dụng 5 năm, hết tiền lại nạp, dùng cho cả Xe Bus + MRT
Mua thẻ Standard Ticket (sử dụng trong 1 tháng, chỉ dùng cho MRT)
Thẻ EZ-Link
Với các bạn di chuyển nhiều thì lời khuyên tốt nhất là mua thẻ EZ-Link, vừa dùng được cho xe Bus và MRT, sử dụng dễ dàng, nhanh gọn, quẹt thẻ cái là xong, không phải xếp hàng mua vé lẻ từng chặng, hoặc phải chuẩn bị xu, tiền lẻ để thanh toán. Chi phí đi lại trong 3 ngày khi dùng EZ-link cỡ khoảng 30$ Sing (thực tế mình còn thừa).
Thực tế thì khi mua thẻ Ez-link bạn sẽ nhận được tấm bản đồ chi tiết về MRT. Đa phần các bạn di chuyển ở khu trung tâm với các line Xanh lá cây, xanh da trời, vàng, và đỏ. Việc mua thẻ EZ-link rất đơn giản. Bạn chỉ cần tới các quầy vé tại bến tàu điện ngầm, yêu cầu nhân viên bán vé hỗ trợ. Người Sing khá thân thiện nên không khăn trong việc mua vé. Giá thẻ 12$ Sing trong lần đầu mua, bao gồm 5$ phí và 7$ trong thẻ. Thẻ có giá trị tới 5 năm, do vậy các bạn có thể sử dụng nhiều lần, có thể cho người khác mượn… Nếu các bạn có thẻ tạm không dùng tới thì có thể cho thuê lại, vì nhiều bạn phải trả phí mua thẻ 5$, thay vì đó bạn có thể cho thuê lại.
Người có thẻ cho mượn – kết nối với người cần mượn thẻ EZ-link?
Cách mua vé:
Nếu trong túi bạn toàn tiền S$50 thì bạn hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ. Có thể xếp hàng mua thẻ ở quầy Passenger Service

Cách nạp tiền thẻ EZ-link (topup EZ-link)
Đơn giản vô cùng, chỉ cần xem clip sau đây. Nếu vẫn chưa rõ, bạn reply bên dưới mình giải đáp. Khi đi vào máy quét thẻ, mà tự nhiên nó báo đỏ, kêu chít chít không mở cửa cho đi thì khả năng cao là thẻ bạn đã hết tiền, thì bạn cần phải nạp tiền rồi đó, cũng có trường hợp hệ thống quẹt báo lỗi, bạn cứ bình tĩnh thử lại, 2 , 3 lần không đc thì nạp tiền, hoặc hỏi nhân viên hỗ trợ.
Có 2 cách thanh toán khi Topup tại máy là : thanh toán bằng thẻ Visa hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Dưới đây hướng dẫn bạn Topup bằng tiền mặt nhé.
bước 1: chuẩn bị tiền tối thiểu 10$ Sing
bước 2: đặt thẻ lên vị trí cảm ứng, bạn nhìn màn hình thấy hiện số tiền còn lại.
bước 3: nhìn vào màn hình cảm ứng, chọn lại hình thức thanh toán.
bước 4: đưa tiền vào máy, đợi 1 chút cho tiền thật chuyển vào thẻ (nghe ảo nhờ)
bước 5: kiểm tra trên màn hình xem đã có tiền vào chưa
bước 6: nhận bill – lấy thẻ – done
(Nếu thấy khó thì bạn chạy ngay ra quầy vé (cách cửa vài bước chân) nói là “I want to top-up 10 SGD”. Bạn đưa cho nhân viên tiền 10 SGD, họ sẽ nạp tiền vào thẻ và bạn tiếp tục vi vu).
Chú ý: nếu cài app EZ-Link trong điện thoại Android thì bạn tự nạp thẻ bằng thẻ tín dụng của bạn nhé. App này sẽ thông báo số tiền dư trong thẻ, theo dõi rất là tiện lợi.
Đến khi ra sân bay, ở trạm tàu cuối cùng, có quầy rút lại tiền lẻ còn dư trong thẻ, bạn chỉ việc đến đó xếp hàng. Họ sẽ check và rút tiền ra, trả bằng tiền mặt cho bạn nhé.
Sử dụng thẻ Ez-link thì khá đơn giản. Chỉ cần quẹt thẻ lúc vào ga, và quẹt thẻ lúc đi ra khỏi ga, tiền sẽ được tự động trừ. Nhiều bạn thắc mắc làm sao tính được số tiền bị trừ của từng chặng, đơn giản là lên web tra, nhiều website có bảng giá tính khi hướng dẫn đi MRT, cách này khá phức tạp vì phải vào web. Còn 1 cách nữa là sử dụng Application moblie, mình sẽ hướng dẫn phía dưới.
Thẻ standard Ticket (cách thanh toán thứ 2 khi đi tàu điện ngầm)
Cái này dùng trong trường hợp bạn đi ít (ít sử dụng MRT trong chuyến du lịch), thẻ chỉ dùng được cho MRT và LRT, thẻ dạng giấy. Thẻ Standard Ticket có chính sách đi 6 lần thì được giảm 10cent. Khi mua vé thì cũng bị trừ 10cent deposit, tuy nhiên tiền này sẽ được trả lại vào lần đi thứ 3. Thẻ giấy này có hạn sử dụng trong 1 tháng.
Cách mua vé & sử dụng thẻ Standard ticket:
Mua vé lẻ, theo từng chặng – Sử dụng Standard ticket. Bạn phải tự mua vé ở máy bán vé tự động. Máy tự động chấp nhận tất cả các loại tiền xu, còn tiền giấy thì giá trị cao nhất là tờ S$10. Nếu trong túi bạn toàn tiền S$50 thì bạn hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ.
Sau khi có thẻ bạn chỉ cần quẹt vào chỗ barrier (khe quẹt thẻ ở cửa) thì cửa sẽ mở để bạn đi qua. Vào ga thì Bạn xem bảng hướng dẫn để tìm đúng chuyến tàu của bạn và lên tàu.
Bạn nhớ giữ vé để quẹt thẻ khi đi ra. (Nếu làm mất thì bạn sẽ không ra khỏi trạm được) Đồng thời giữ vé để trả lại và nhận lại tiền. Mỗi vé sẽ được trả lại S$1. Bạn trả lại vé tại máy mua vé tự động và nhận lại tiền của mình.
Để dễ hướng dẫn cho các bạn, mình lấy ví dụ cách đi từ sân bay Changi Airport về Bugis (trung tâm Singapore).
Từ Sân Bay Changi Airport về Bugis (trung tâm Singapore)
Bước 1: Sau khi làm các thủ tục nhập cảnh xong, các bạn nhìn theo bảng chỉ dẫn ở sân bay ra MRT, có chữ Train to City. Trên đường đi qua quày bán vé SIM bạn nên ghé vào mua Sim luôn.
Bước 2: tiếp đến bạn tới quầy bán vé – nằm ngay cạnh khu vực soát vé và quẹt thẻ. Có thể mua thẻ EZ-link tại đây được rồi. Sau khi mua xong thì bạn quẹt thẻ ở các barrie rồi vào sảnh MRT nhé. VÌ là điểm đầu của Line nên cả 2 bên đều lên được
Bước 3: Giờ bạn xem bản đổ MRT, lên tàu rồi sẽ phải xuống ở ga Tanah Merah . Tức là 2 stop, dừng tới lần thứ 2 thì bạn xuống.
Bước 4: Dừng ở ga muốn đến – của mình thì dừng ở Ga Bugis, còn các bạn dừng ở đâu thì dừng ở đó.
Lưu ý là MRT chỉ tính tiền khi bạn đi ra khỏi Ga, giá tiền thì tùy Ga mà bạn Ra nhé. Do vậy không chỉ cần quẹt thẻ lúc vào, cần quẹt thẻ lúc ra nữa.
 
PHẦN 5- ĐI LẠI
2. Tàu điện ngầm MRT (tiếp)
Đi Tàu điện ngầm bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Tên trạm: gồm chữ viết tắt của tên tuyến và số thứ tự của trạm. Ví dụ: tên trạm bạn bắt đầu đi là Little India sẽ được ký hiệu là NE7 và tên trạm bạn kết thúc là Newton sẽ được ký hiệu là NS21.
Tên hướng: tên trạm cuối cùng của tuyến sẽ được đặt cho tên hướng. Tên hướng ghi ngay trên cửa lên tàu.
Trạm chuyển tuyến (interchange): có 1 số trạm là trạm trung chuyển giữa tuyến màu xanh và màu đỏ, màu đỏ và màu tím, màu tím và màu xanh. Bạn nhìn trên bản đồ sẽ thấy trạm có đường giao nhau giữa các tuyến. 1 Trạm có thể có 2 – 3 Line giao nhau. Cần chú ý các mũi tên điều hướng chuyển Line, vì có line nằm ở tầng 2, có line nằm ở tầng 3 v.v.v Ví dụ trạm Dhoby Gauht có NS24, NE6, CC1, như vậy có thể sẽ có 3 Line tàu chạy, khi bạn chuyển hướng cần nhìn bảng chỉ hướng đi đúng Line .
Lên tàu đi ở 2 bên cửa, thương mọi người xếp hàng 2 bên, còn ở giữa thì dành cho người từ tàu đi xuống.
Tránh đi tàu điện vào giờ cao điểm tan tầm, các tối thứ 6,7. Tàu điện sẽ khá đông, tránh thôi chứ nếu cần vẫn đi ok.
Nếu sử dụng thẻ EZ-link thì luôn phải giữ cẩn thận, quẹt thẻ vào cửa rồi thì lúc ra cũng phải quẹt lại để ra. Lưu ý tại các điểm quẹt thẻ luôn có đèn Xanh – Đỏ chỉ dẫn làn đi được hay không, vì có 2 chiều, người vào và người ra mà. Luôn luôn phải quẹt thẻ lúc vào và lúc ra, tiền thì máy tự tính và trừ đi.
Mỗi tàu đều có 2 cửa 2 bên, xuống 2 bên cửa, nhưng có lúc nó mở bên này, có lúc nó mở bên kia. Bạn lưu ý không lại nhầm, tất nhiên đi 1 2 lần sẽ quen thôi.
Platform : 1 line sẽ có 2 chiều tàu chạy, gọi là Platform, đi hướng nào thì bạn phải để ý, ko lại đi ngược chiều cần đi.
Luôn lắng nghe các thông báo từ loa về điểm dừng, hoặc các thông báo bằng biển hiệu Led về thời gian tàu sắp đến (dành cho các bạn đang vội)
Chú ý khi dừng tại các trạm Đổi LIne (interchange), đi đúng hướng
Đi lên – và đi Xuống khỏi MRT – chú ý đứng đúng làn nhé..
Tàu điện 12h đóng cửa cho nên tốt nhất phải tầm 11h phải từ các điểm vui chơi khởi hành đi về.
Khi đi MRT hạn chế ngồi ghế màu đỏ ở đầu cuối mỗi dãy. Đây là ghế ưu tiên cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai,…
Không được Ăn – Hút thuốc khi sử dụng các loại phương tiện công cộng, có thể bị phạt 250$ Sing đó nhé. có thể cầm chai nước nhưng không được uống.
https://www.mytransport.sg/content/mytransport/home/commuting/busservices.html#Fare_Calculator
đây là trang web tính giá đi lại
Từ 2014, trẻ em <7 tuổi được miễn phí vé đi tàu điện MRT, và xe bus. Thay vì quy định tuổi tác của trẻ em để miễn vé (phải có giấy chứng minh phiền phức), nhiều nơi và dịch vụ ở Singapore áp dụng chế độ miễn vé theo chiều cao.
Nhảy tàu đi đến trạm TanahMerah thì chuyển line, lưu ý khi cửa mở sẽ mở cả 2 bên, 1 bên là chỉ hướng tàu đi Joo Koon, 1 bên là hướng Pasir Ris. Chú ý đi sang bên có hướng Joo Koon nhé. Sau đó lên tàu đi tiếp về trạm mà mình muốn thôi.
Sử dụng Application cho việc di chuyển MRT – Xe bus ở Singapore
Cái này mình đã sử dụng và thấy khá là tiện lợi. hướng dẫn cực kỳ chi tiết và cụ thể. Từ Smartphone bạn cài đặt App : Singapore Maps của streetdirectory Pte. Nếu không tìm được App trên App store bạn có thể vào đây tìm, trang chủ của App : http://www.streetdirectory.me/streetdirectory-mobile-app/
Ưu điểm khi sử dụng
Tính tiền và có so sánh giữa việc đi bus – taxi – MRT -> chọn cách đi rẻ nhất
Có thể chọn cách đi mà ít đi bộ nhất (dành cho các bạn lười)
Khi đi bus, có thể xem bản đồ + GPS bạn có thể theo dõi trực tuyến quá trình di chuyển -> biết chính xác điểm xuống (quá tiện phải không). Có chỉ dẫn khác như: Ẩm thực, mua sắm. Dùng Offline được (nhưng chỉ Map thôi)
nhược điểm
Có xuất hiện Quảng cáo khi dùng, Chỉ dùng được ở 1 số nước như Singapore, Mã, Phil, Indonesia, Hongkong
Ngoài ra với App này bạn cũng có thể tự khám phá nhiều điều hấp dẫn khác như : các chương trình khuyến mãi, các nhà hàng ăn uống ở gần điểm bạn đang đứng, cùng với giá cả đồ ăn….
Bổ sung:
Có 2 loại thẻ (dùng cho cả tàu điện, xe bus) là EZ link và Tourist pass, bạn có thể mua ngay tại sân bay Changi hoặc bất kỳ trạm tàu điện nào trong thành phố.
1 thẻ EZ link có giá 12SGD (trong đó 5SGD là tiền thẻ và 7SGD tiền để sử dụng), khi quẹt thẻ để đi tàu điện hoặc xe bus sẽ có màn hình thông báo số tiền còn lại trong thẻ, nếu hết tiền thì bạn phải top up thêm vào thẻ tối thiểu 10SGD. Mình đi lại khá nhiều trong thành phố trong 4 ngày cũng chỉ mất khoảng 20SGD.
Thẻ Tourist pass có giá 20SGD (10SGD tiền thẻ) thì có thể thoải mái đi lại bằng tàu điện và xe bus trong 1 ngày (1 ngày tính từ lần quẹt thẻ đầu tiên đến hết ngày hôm đó thôi, chứ không phải là trong vòng 24h). Có cả loại 2 ngày 26SGD và 3 ngày 30SGD.
Lưu ý là trước khi rời khỏi Singapore bạn có thể trả thẻ để lấy lại tiền thẻ cùng với tiền dư trong thẻ (EZ link có giá 5SGD, Tourist pass là 10SGD).
Các bạn nên mang theo bản đồ tàu điện của Singapore là có thể dễ dàng di chuyển bằng phương tiện này, hoặc sử dụng bản đồ offline trên điện thoại và để chế độ hiển thị phương tiện công cộng (public transport). Một số trạm tàu điện quan trọng các bạn nên ghi nhớ:
Hướng dẫn đi lại thì bạn tham khảo qua trang này. Một dạng bản đồ online chỉ đường ở Singapore. Rất tiện lợi để kiểm tra đường xá và cách đi lại. http://gothere.sg
Thời gian MRT, các bạn theo web này để xem bản đồ các trạm MRT (trong website này cũng có cả bus) : http://smrt.com.sg/Trains/NetworkMap.aspx
Time và thông tin chuyến cuối cùng/đầu tiên cho từng trạm : http://www.smrt.com.sg/Trains/Networ…x?stations=all
Để đi MRT thuận tiện, bạn cần có bản đồ MRT. Bản đồ này có ở Changi airport. Hoặc vào link sau để download bản đồ:
Bản đồ MRT mới nhất năm 2013 – có thêm Downtown Line stage 1
http://www.lta.gov.sg/content/ltaweb/en/public-transport/mrt-and-lrt-trains/train-system-map.html
Thời gian chạy tàu từ sân bay Changi sớm nhất lúc 5h19 phút, muộn nhất lúc 23h51 phút (thứ hai đến thứ sáu, cuối tuần chạy muộn hơn vài phút thôi)
Lưu ý là những bản đồ ngoại tuyến của GG map offline chỉ tồn tại trong máy của bạn 30 ngày. Sau thời gian này, ứng dụng sẽ tự động xóa dữ liệu để tạo không gian lưu trữ mới.
 
PHẦN 5- ĐI LẠI
3. Xe Bus
Thực tế di chuyển bằng xe Bus ở Singapore sẽ rẻ hơn là đi lại bằng tàu điện ngầm MRT. Cũng có 1 số tuyến thì giá MRT rẻ hơn, cái này tùy thuộc vào vị trí bạn đứng ở đâu và đi đến đâu. Bus ở Singapore chạy rất là nhanh và lụa nha, chóng mặt luôn ấy.
1 là: thanh toán bằng tiền mặt (tiền giấy hoặc tiền xu, từ 1 – 2 dollar Sing), cách này sẽ khá tốn tiền, vì Lái xe sẽ không tính chính xác được quãng đường bạn đi, có thể bạn sẽ phải trả cao hơn. Không khuyến khích đi bằng cách này. Khi lên xe bạn cần thả tiền giấy hoặc xu vào box. Sau đó nhận lại ticket ở hộp màu đỏ (loanh quanh gần đó). Và đợt mình đi thì mình thấy chẳng ai thanh toán bằng tiền mặt cả.
2 là: bạn thanh toán bằng thẻ EZ-Link (như đã giới thiệu ở trên). Đi cách này là tiện nhất, nhanh nhất, và khuyên nên sử dụng.
Quy trình đi Xe bus
Bước 1: lựa chọn chuyến xe Bus cho đúng – xếp hàng lên xe. Đa phần các điểm Bus bạn phải vẫy tay gọi để lái xe biết mà dừng mở cửa xe (quan trọng)
Bước 2: lên xe – thanh toán bằng tiền mặt hoặc quẹt thẻ EZ-link (ở cửa lên)
Bước 3: Xuống xe: Bấm nút báo hiệu Xuống xe ở điểm kế tiếp (không bấm là coi như đi tiếp đấy nhé)
Bước 4: nếu thanh toán EZ-link bạn cần quẹt thẻ trước khi ra khỏi cửa ( thường thì khoảng 2 – 3 phút trước khi xe tới bến thì có thể quẹt được rồi). Trường hợp không quẹt thẻ sẽ bị tính là đi cả chặng, từ đầu bến tới cuối bến (trừ vào tiền trong thẻ)
Lưu ý khi đi Bus ở Singapore
Không được hút thuốc, ăn uống, mang theo thú cưng và trái sầu riêng (một loại trái cây nhiệt đới có mùi rất nặng)
Bus chỉ dừng đón/trả khách ở trạm dừng
Nếu muốn bắt xe bus, phải vẫy tay khi xe đang đến gần trạm dừng. Nếu muốn xuống một trạm nào đó, phải ấn nút báo hiệu muốn xuống xe, và phải báo trước khi xe đến trạm.
Bạn mà muốn dừng phải coi Google map trước xem bạn sẽ xuống ở điểm dừng thứ mấy sau đó nhìn chằm chằm vào các trạm dừng bên đường và đếm trạm nếu ko muốn bị lố.
Phải xếp hàng tại các bến xe bus. Xe bus tại Singapore không có phụ xe, mọi người tự giác và nhanh nhẹn khi lên xuống, di chuyển.
Theo luật: bạn sẽ không được ngồi các ghế màu Vàng, đây là các ghế ưu tiên: dành cho người già, người khuyết tật, những người dắt theo trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.
Không được phép đứng khi đang ở tầng trên ở những xe bus hai tầng
Một số trạm xe bus đông bạn sẽ phải xếp hàng, đi theo làn riêng của từng xe. Do vậy cần chú ý các biển báo để đi đúng làn vào đúng xe cần đi.
Nếu không có thẻ EZ thì bạn phải có đồng xu mới được lên Bus. Từ sân bay có BUS 36 về city (City Hall, Orchard..)
4. Phương tiện di chuyển khác
Đi bộ ở Singapore
Đi bộ ở Singapore quả là tuyệt vời, các đường phố sạch sẽ, không khí thoáng mát (trừ những hôm nắng). Thời tiết na ná Sài Gòn, và không oi bức như nắng mùa hè ở Hà Nội. Khi đi bộ sẽ có 1 số lưu ý sau mà bạn cần phải để ý:
Qua đường phải đi đúng làn đi bộ (có thể bắt gặp nhiều người qua làn không đúng, bạn đừng bắt chiếc, vì camera sẽ ghi lại, có thể bị phạt)
Ở các ngã 4, khi qua làn cần xin đường, bấm vào nút xin qua đường, không bấm thì có thể sẽ ko qua được, lưu ý nhé.
ở các ngõ nhỏ, phố nhỏ, thì vẫn có thể băng qua đường mà ko cần đi đúng làn, nhưng phải thực sự để ý xe cộ.

CityBuzz
Là loại xe buýt chuyên dùng có 2 tầng cho các khách du lịch đi thăm thành phố theo 3 tuyến chính : Orchard Road (C1), Chinatown (C2) và Little India (C3). Chỉ với 5 SGD 1 vé, bạn có thể đi không giới hạn từ 10h sáng đến 22h trong một ngày trên 3 tuyến xe đặc biệt này.
Điều đặc biệt là 3 tuyến xe này đều có điểm dừng ở hầu hết các điểm tham quan, các siêu thị và trung tâm thương mại, khu ăn uống v.v… nổi tiếng trong phạm vi 3 khu vực kể trên. Bạn hoàn toàn có thể dành riêng 1 ngày để đi du lịch trong thành phố (citytour) bằng loại xe này.
Tham khảo thêm tại: www.singaporeguides.info/html/general-info/city-buzz.shtml
Đi Taxi ở Singapore
Cái này tớ chả dùng, đắt kinh khủng luôn, Taxi ban đêm sẽ đắt gấp đôi giá ban ngày. Tránh kêu taxi khoảng tầm 3-5pm, vì đây là thời gian họ chuyển ca, khó kêu xe.
Khi đi taxi cần phải tới đúng điểm bắt xe (ở các khu trung tâm luôn phải xếp hàng khi đi taxi)
Ưu điểm: nhanh (vì đường Singapore thoáng lắm)
Ngoài ra cũng có thể sử dụng Grabtaxi hoặc Uber, giá ngang ngửa nhau thôi. Nhưng vẫn khá cao so với người VN mình.
Hãng taxi City Cab +656 552 2222 Hãng taixi NTUC Comfort +656 552 1111 Hãng taxi TIBS +656 481 1211
Kinh nghiệm của tôi là nếu bạn đi một mình hay hai mình, thì có thể chọn tàu điện ngầm. Nếu đi một nhóm từ 4 người thì nên chọn taxi, bởi chia ra phí di chuyển sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên nếu nhóm bạn nhiều hơn 4 người, thì bạn phải chịu gọi đến 2 chiếc taxi, vì taxi chở quá 4 sẽ bị phạt 200 sgd. Nhưng thà như thế còn hơn bắt một taxi to vì giá sẽ đắt gấp 3 đấy.
 
PHẦN 5- ĐI LẠI
3. Xe Bus
.......
Nhưng thà như thế còn hơn bắt một taxi to vì giá sẽ đắt gấp 3 đấy.

Cậu ơi, kinh nghiệm hay quá nhưng tớ góp ý tẹo là cậu lập 1 topic riêng cho mọi người dễ kiếm và theo dõi =)) chứ như này mà sau này nhiều post kiếm lại chắc xỉu. hihi
 
Cậu ơi, kinh nghiệm hay quá nhưng tớ góp ý tẹo là cậu lập 1 topic riêng cho mọi người dễ kiếm và theo dõi =)) chứ như này mà sau này nhiều post kiếm lại chắc xỉu. hihi
Căn bản là tớ cũng thấy nhiều topic tương tự rồi, nên sợ loãng :) mà lo gì có mục Search mà hehe...
 
PHẦN 6- THAM QUAN
1. Vịnh Marina
Thời tiết ở Singapore khá nóng, đến 7h tối mà trời vẫn sáng nên muốn ngắm hoàng hôn bên vịnh Marina bạn phải chờ đến khoảng 7 rưỡi tối. Đặc biệt Show ánh sáng và nhạc nước có tên Wonder Full được trình diễn miến phí hàng đêm tại resort casino Marina Bay Sands và Art sciene museum vào lúc 20 giờ, 21 giờ 30 (riêng cuối tuần có thêm một suất lúc 23 giờ) luôn là thứ khiến rất nhiều người mong chờ được thưởng thức tại đảo quốc này. Link xem nhạc nước https://www.youtube.com/watch?v=Okm8o6envgw diễn tầm 15 phút.
Các bạn nên sắp xếp thời gian để vừa kịp ngắm hoàng hôn trên cầu Helix, ăn tối và xem nhạc nước ở đây nhé. Để đến nơi đây, bạn có thể đi MRT đến ga Raffles Place rồi ra cửa H hoặc đi xe CityBuzz C2 điểm đỗ số 3 hoặc xe buýt TIBS số 167 và 182 từ phố Orchard.
MerlionPark Tượng cá sư tử nổi tiếng. (tới City Hall MRT rồi đi bộ tới)
2. Chinatown
là khu vực sầm uất bậc nhất Singapore, với đa số người dân sinh sống là người Hoa (tỷ lệ người HOa ở SIngapore chiếm tới 65%). Do vậy có thể nói nơi đây là 1 điểm thăm quan không thể bỏ qua khi tới SIngapore. Trước đây khu Chinatown sầm uất kẻ buôn người bán, nơi tập trung các lái buôn từ khắp Trung Hoa và Tây Âu qua lại buôn bán. Ngày nay Chinatown vẫn ồn áo náo nhiệt, nhưng thay vào đó là các hàng quán Ăn, đồ lưu niệm, và các cửa hàng phục vụ khách du lịch. Thời điểm đẹp nhất là vào dịp tết nguyên đán, cả dãy phố, ngõ ngách đều nhộn nhịp, trang trí bởi Đèn Lồng, các tiệm bán mặt nạ, may mặc, v.v.v Các hàng quán ở mặt đường bán đồ ăn khá cao, giá từ 8 – 15$ Sing / đĩa phần, hoặc món. Mình ở ngay chinatown, tìm hoài k thấy quán cháo ếch. 10h đêm gần như các quán đóng cửa hết. Còn một số quán ăn lớn thì mở cửa thôi.
Nếu muốn ăn rẻ hơn bạn nên tìm vào khu Chinatown Complex, 1 khu nhà tổ hợp với các gian hàng nhỏ, chỗ này bán nhiều thứ như 1 khu chợ, và có khu vực ăn uống riêng, giá cả từ 5 – 10$ / suất / phần, rất hợp lý.
Amoy Food Center gần đường Maxwell, nên ăn buổi sáng vì buổi trưa dân văn phòng ăn rất là đông.
Bạn có thể đến Khu người Hoa bằng cách xuống ga MRT Outram Park hoặc ga MRT Chinatown hoặc đi xe CityBuzz C2 (điểm dừng 5 và 6.
Golden Dragon craft shop in Chinatown. 101 Upper Cross Street, #02-51 People's Park Centre, People's Park Centre, Singapore 058357. Hours: Open today • 12:30–7:30PM. Phone: +65 6535 8454.  ko thấy có quilling
The Library Bar: 47 Keong Saik Road , 20h- 01h, mạn khu china town. Cách Beary best 800m/11’ đi bộ.
Đi WC ở khu này mất 10 cent/lần nhé. Cho nên muốn tiết kiệm tiền hãy tranh thủ đi WC ở MRT.
1. KONG CHOW WUI KOON
Nơi gìn giữ và quảng bá những di sản văn hóa Trung Hoa như múa lân, võ thuật, và hát múa. 321 New Bridge Road - www.kongchow.org
2. CHINATOWN FOOD STREET
Khu phố ẩm thực đặc sản tại Chinatown. Bạn hãy thử món cơm gà Hải Nam, mì char kway teow, và roti prata ở đây nhé.
335 Smith Street - www.chinatown.sg
3. MEI HEONG YUEN DESSERT
Tìm các món tráng miệng truyền thống của văn hóa Trung Hoa tại quán Mei Heong Yuen Dessert lâu đời. Chúng tôi gợi ý món súp tổ yến hoặc các món kem đá tuyết. 63-67 Temple Street - www.meiheongyuendessert.com.sg
4. THƯỞNG THỨC TRÀ
Bước vào thế giới trà và các dụng cụ pha trà tại quầy #01-01 trên đường Sago, nơi sẽ có nhiều buổi biểu diễn pha trà và thưởng thức trà. #01-01, 18 Sago Street
5. BUDDHA TOOTH RELIC TEMPLE & MUSEUM
Tìm hiểu Phật Giáo tại điểm đến nổi tiếng: Đền Răng Phật cùng thánh tích Răng Phật. 288 South Bridge Road - www.btrts.org.sg
Từ trạm MRT China Town cách chùa không xa, đi chừng 10 phút là tới. Chùa mở cửa sớm từ 7h. Thời điểm mình tới chùa là khoảng 9.30AM, và đang diễn ra một buổi lễ. Tuy vậy chùa vẫn khá vắng và thích hợp để đi tham quan chung quanh, mình nghĩ rằng các bạn cũng nên đến sớm để tránh đông đúc. Nếu có ý định tham quan hết các tầng lầu, có thể sẽ mất hơn một tiếng, mình chỉ đi vòng ở dưới sảnh tầng sệt mất khoảng 20 phút rồi trở ra.
6. LOMOGRAPHY GALLERY STORE
Những người đam mê nhiếp ảnh sẽ thấy cửa hàng Lomography Gallery Store rất ""cool"". Cửa hàng trưng bày các tác phẩm từ Hội nhiếp ảnh Lomography địa phương và có bán phụ kiện, giỏ sách, áo thun. 295 South Bridge Road - www.lomography.sg
7. MYTHOLOGY
Cửa hàng thời trang boutique bày bán những món đồ độc đáo từ những nhà thiết kế Châu Á. 88 Club Street - www.my-thology.com
8. SRI MARIAMMAN TEMPLE
Mang ý nghĩa di sản quốc gia, đây là đền thờ Hindu lâu đời nhất Singapore được xây dựng từ năm 1827. 244 South Bridge Road - www.heb.gov.sg
9. UTTERLY ART
Phòng tranh và không gian triển lãm Utterly Art trưng bày tranh ảnh từ các nghệ sĩ địa phương và quốc tế. Hầu hết các buổi triển lãm tại đây là miễn phí. Lầu 3, 20B Mosque Street - www.utterlyart.com.sg
10. SPRING COURT
Vịt quay Bắc Kinh là món ăn nổi tiếng nhất ở nhà hàng lâu đời Spring Court. 52-56 Upper Cross Street - www.springcourt.com.sg.
3. Garden by the bay- Khu vườn bên vịnh
có các khu tham quan chính là: Cloud Forest, Flower Dome, OCBC Skyway, Bay East Garden, Heritage Gardens, Dragonfly & Kingfisher Lakes, Sun Pavilion, Far East Organization Children’s Garden, Supertree Grove, World of Plants.
Khu vườn bên vịnh Gardens by the Bay là điểm du lịch xanh chứa hơn 250 nghìn loài cây quý hiểm và chỉ cách trung tâm thành phố 5 phút đi bộ. Khi mặt trời lặn, đừng bỏ lỡ chương trình biểu diễn âm thanh ánh sáng ngoài trời ở khu Supertree Grove có tên GARDEN RHAPSODY- GARDEN WALTZ. Đây là chương trình âm nhạc và ánh sáng diễn ra hằng đêm giữa những Siêu Cây khổng lồ. Chương trình hoàn toàn miễn phí và diễn ra mỗi ngày (19h45 và 20h45). Địa chỉ: 18 Marina Gardens Drive, Miễn phí
Flower Dome và Cloud Forest
Nên mua cả combo Garden by the Bay và Skyway sẽ rẻ hơn. Giá vé (bao gồm Cloud Forest và Flower Dome (conservations))mua tại quầy: người lớn: 28SGD.
Cách tới: đi bằng MRT. Bạn có thể ngừng ở trạm Bayfront hay Marina bay tuỳ theo đi line nào cho tiện đường bạn, sau đó đi bộ tới Garden by the bay theo bảng chỉ dẫn ở khắp nơi gần trạm MRT.
Vừa tới Garden by the bay bạn nên mua xe điện để được đưa tới tận cửa của Cloud Forest và Flower Dome. Giá vé xe điện là 2SGD/người. Khi về thì bạn nên đi bộ về để ngắm toàn bộ cảnh của Garden by the bay.
Điểm thứ hai chụp hình đẹp là cầu nối liền giữa Marina bay và Garden by the Bay, cây cầu này đi ngay dưới giữa Hotel Towers (tòa nhà có bể bơi trên cao và sky park), đây là vị trí bạn có thể chụp được cả Marina Bay và các cây nhân tạo khổng lồ đầy màu sắc của Garden by the Bay.
Nhiệt độ khá lạnh 20-22 độ nên mang theo áo khoác, nên đi tham quan lúc trời còn sáng. Thời gian tham quan mất khoảng >1h.
Dân Sing ra đây tập thể dục khá là nhiều, chạy bộ là chủ yếu.
Lưu ý: Mỗi tháng sẽ nghỉ một ngày, thường là thứ hai để bảo dưỡng định kỳ. Các bạn cần xem lịch trước để tránh đi đúng ngày bảo dưỡng.
OCBC Skyway
Đi bộ trên không qua siêu cây, vé là S$6 tầm 100.000 VNĐ. Khi trời tối, bạn hãy tham quan OBCB skype way thưởng thức nhạc giao hưởng và tận hưởng sự kết hợp diệu kỳ giữa âm thanh và ánh sáng của Supertree Grove. Skyway là nơi đẹp nhất Garden by the bay kết nối với các supertree Grove của Garden by the bay với độ cao 22m và chương trình biểu diễn âm nhạc vào buổi tối. giá mua tận nơi là 8 sgd, còn mua tại Phuotvivu chỉ 6sgd (hỏi baynhe.vn xem bn).
Lịch đóng cửa:
OCBC Skyway: 18/01, 15/02, 21/03, 11/04, 09/05/ 13/06, 11/07, 15/08, 05/09, 17/10, 14/11, 19/12
OCBC Skyway sẽ đóng cửa sớm vào lúc 14h ngày 25/06/2016 cho sự kiện Retro Fever, và sẽ chỉ nhận vé mua trực tiếp tại cổng đến 13h30 cùng ngày.
Cách đi: Đi tàu đến trạm Bay Front, Exit B, đi thẳng men con đường rồi đi ra ngoài cửa kính, sau đó khoan bước lên cầu thang mà hãy đi thang máy bên tay trái đó, à cái đó là mình khuyến nghị với những ai đi với người lớn mà không đi lại được nhiều, dù lên cầu thang cũng không nhiều bậc lắm.
Cách đi: MRT đến trạm bayfront (nhớ là bayfront nhé, ko phải habourfront hay marinabay) circle line màu cam, hình như là CE1 thì phải - đi lên mặt đất ngay khách sạn marina bay sand - vào thang máy lộ thiên lên tầng 6 ks (nhớ là có 2 cái thang nhé, cái đầu tiên ko lộ thiên và lên tầng 5 thôi, đi một tí nữa là có cái thang lên tầng 6.) - đi qua cây cầu trong lòng ks - đi qua cây cầu ngoài trời vươn gần tới Garden - chụp ảnh, ngắm cảnh - đi xuống đất bằng thang cuốn hoặc một số thang máy gần đó để đi vào garden - tiếp tục đi qua cầu chuồn chuồn bắc ngang hồ chuồn chuồn, where wonder blooms (mà chưa thấy wonder với bloom chi hết!) - bạn đã chính thức bước vào garden.
Giờ mở cửa: mở sớm 5 - 6h sáng và đóng muộn 1 - 2h đêm, tuy nhiên các điểm phải mua vé tham quan thường mở lúc 9h sáng và đóng trước 9h tối, vé phải mua trước 7h tối, do đó plan thích hợp nhất là từ 9h sáng hãy đến garden, thời gian tham quan lý tưởng có thể là từ đầu giờ chiếu đến tối để có thể cảm nhận toàn bộ nó cả ngày và đêm.
Xem: có information ngay cổng, đầu tiên là các khu vườn malay, ấn, trung quốc, châu âu... các khu để khám phá văn hóa, giáo dục về thực vật... đi tiếp sẽ vào khu vực có các cây (bằng sắt) lớn treo phong lan lên đó, giữa vườn có sân khấu ngoài trời - lên đường đi treo trên không gọi là OCBC skyway vì OCBC tài trợ xây cái này và thu tiền hahaha (9h sáng - 8h tối) 5 $/người - đi qua phía tay trái là 2 nhà kính khoảng 30 $/người/2 nhà ko bán lẻ từng cái. Sợ mỏi cẳng thì mua cái garden cruise 5$ nó chở đi vòng vòng có thuyết minh bằng tiếng anh luôn, mình chưa đi nên ko đánh giá được.
Far East Organization Children’s Garden: Đây là 1 điểm vui chơi cực hay ho mà ít người biết đến với cả 1 mặt sân rộng phun nước cho trẻ em chơi đùa MIỄN PHÍ y hệt như...chạy dưới mưa vậy - Bạn chỉ cần chuẩn bị cho con quần áo bơi, khăn lau người. Ở đây có chỗ thay đồ & chỗ ngồi cho bố mẹ đợi & ngắm con. Lúc này đảm bảo bố mẹ nào cũng sẽ ước mình nhỏ lại. Mình thì rất rất thích chỗ này phần vì không quá đông đúc, cả trẻ em lẫn người lớn đều rất văn minh, k chen lấn, tranh giành.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,118
Members
192,338
Latest member
inhopcartonh
Back
Top