What's new

[Chia sẻ] Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Nhân 1 buổi sáng đẹp trời và vô cùng rảnh rỗi, mình muốn chia sẻ cùng mọi người về con đường đã đi qua, 1 vài bức ảnh để so sánh sự thay đổi sau 3 năm của con đường đấy.

1. Giới thiệu về thủy điện Lai Châu:

Thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam được khởi công xây dựng vào ngày 5/1/2011 tại xã Nậm Hàng huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La đang xây dựng. Công trình này có tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính hơn 35700 tỷ đồng. Nhà máy Thủy điện Lai Châu gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 4.670,8 triệu kWh, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.

Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển - kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc. Thủy điện Lai Châu thuộc bậc trên cùng của dòng sông Đà, giáp với biên giới Trung Quốc. Với thiết kế chọn cao trình đập 295 mét sẽ đảm bảo mực nước cách biên giới khoảng 15 – 20 km, nhưng khi nước dềnh hoặc có lũ, lụt thì chỉ cách biên giới khoảng 2 km.

Thủy điện Lai Châu (huyện Mường Tè - Lai Châu)Hiện tại là Huyện Nậm Nhùn - Lai Châu, có thiết kế dự kiến mực nước dâng bình thường 295 m, mức nước chết 270 m, công suất lắp máy 1.200 MW với 3 tổ máy.

Cùng với thủy điện Hòa Bình (1.920 MW) và Sơn La (2.400 MW), khi xây dựng xong và đưa nhà máy thủy điện Lai Châu (1.200 MW) vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà đạt 6.500 MW, cung cấp khoảng 25 tỷ kWh điện và đem lại giá trị sản lượng điện khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD mỗi năm.
 
Re: Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Bản Gò Khà là bản đầu tiên trên đường từ Ka Lăng đến Thu Lũm.

Đường lên bản Gò Khà
SDC10625_zps69816b84.jpg


và đường xuống bản Gò Khà
IMG_6480_zps2f17ccb4.jpg


Bản Gò Khà, cơ bản không phải là điểm đến mà tôi đi qua nên không có nhiều ảnh về bản này.
Vẫn là những ngôi nhà bên ruộng bậc thang :D
SDC10619_zpsdd8ecbb2.jpg


Những đứa trẻ hồn nhiên, tương lai của vùng đất này
SDC10623_zps40fd97e8.jpg
 
Re: Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Tranh thủ 1 buổi chiều, đi chụp cơ sở vật chất ở phân hiệu Gò Khà, biết đâu sau này có tư liệu làm chương trình ủng hộ cho Thu Lũm.

Ảnh chụp năm 2013 ở phân hiệu mầm non Gò Khà

IMG_6487_zps147fa0ff.jpg


IMG_6489_zps375329d8.jpg


IMG_6491_zpsbc36bafb.jpg


Trường được xây từ lâu, nhiều ô cửa kính đã vỡ nhưng chưa thay
IMG_6492_zps7b9f27cf.jpg


Nhà ở của giáo viên phân hiệu
IMG_6494_zpsceb7a016.jpg
 
Re: Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Màu nắng chiều làm say mê lòng người. Ảnh chụp từ bản Gò Khà

IMG_6496_zpsf661c081.jpg


IMG_6495_zps0bd3f43c.jpg


Khi nắng tắt dần

IMG_6504_zpsf505d5e6.jpg


IMG_1487_zps0c8e608d.jpg


IMG_1489_zps6f73ca80.jpg
 
Re: Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Ah ! Tớ hiểu ra rồi Cụ chủ là cán bộ Điện Lực ,xây lắp đường điện theo chuơng trình 135 nên Cụ phải lên để " Nghiệm thu kết quả công trình " .Cụ Lambarca ui mấy cô giáo điểm trường Gò Khà xuynh đáo để ,chơi bóng chuyền rất hay ,vẫn sang đấu giao lưu với chiến sĩ đồn BP Thu Lũm đấy ,Cụ có " Mắc Điện " vào trường này ko đấy ,post ảnh cô giáo lên đi ...p/s Chờ ảnh Ô Già Đá Trắng của Cụ nữa đấy
 
Re: Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Ah ! Tớ hiểu ra rồi Cụ chủ là cán bộ Điện Lực ,xây lắp đường điện theo chuơng trình 135 nên Cụ phải lên để " Nghiệm thu kết quả công trình " .Cụ Lambarca ui mấy cô giáo điểm trường Gò Khà xuynh đáo để ,chơi bóng chuyền rất hay ,vẫn sang đấu giao lưu với chiến sĩ đồn BP Thu Lũm đấy ,Cụ có " Mắc Điện " vào trường này ko đấy ,post ảnh cô giáo lên đi ...p/s Chờ ảnh Ô Già Đá Trắng của Cụ nữa đấy

Dạ ko bác ơi, chả qua bộ quần áo da cam là đồ bảo hộ đi mang tính tránh nắng tránh gió là chính thôi bác ạ :p. Các cô ý vẫn được các chiến sỹ biên phòng lo cho điện nước đầy đủ rồi nên e k đc mắc điện =((.

Ông già đá trắng nằm ở bản Pa Thắng. E sẽ viết ngay đây ạ :D.
 
Re: Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Bản Pa Thắng như đã nói ở trên là bản có món rượu ngon và nặng nhất Thu Lũm. Đồng thời bản Pa Thắng có *Ông già đá trắng* - 1 thánh vật của người Hà Nhì - ranh giới tự nhiên giữa nước "bạn láng riềng" Tung Của.

Đường đi lên Pa Thắng có 2 đường:
Đường thứ nhất là 1 con đường hẹp nếu như không để ý hoặc hỏi dân địa phương sẽ rất khó để biết đó là đường vào bản - đường này sẽ đi vào trung tâm bản sau đó mới ra Hòn đá trắng.
Đường thứ 2 là con đường to nhưng đang làm, trải đá, đường này sau khi qua Hòn đá trắng mới vào đến trung tâm bản.

Khi đứng ở Pa Thắng thì vị trí trên bản đồ của bạn sẽ là như thế này
IMG_8694_zps7fcc96de.png


Trước khi đến Gò Khà, bạn sẽ gặp 1 con dốc dựng đứng mà nếu như không biết sẽ dễ bỏ qua, sau con dốc con đường xuyên rừng sẽ đưa ta đến Pa Thắng.
Đường 1:
IMG_8686_zps5f106086.jpg


IMG_8687_zpsa78a4d76.jpg


Đường 2:
Về cơ bản đường là như thế này
IMG_5961_zps94d61d89.jpg


Có vài đoạn đường rất đẹp
IMG_5963_zps35f98240.jpg


Sau rồi lại
IMG_5962_zps530049ec.jpg


Con dốc đi lên Hòn Đá Trắng:
IMG_6047_zps122f4758.jpg
 
Re: Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Thu Lũm Phần cuối: Hòn Đá Trắng, Việt Nam và Trung Quốc.
Nguồn: Facebook Nguyễn Huyền

Khi chúng tôi lên thăm Hòn Đá Hòn Đá Trắng, thấy dưới đường rất nhiều xe biển Trung Quốc. Chưa đầy 1' sau chúng tôi gặp một đoàn sinh viên Trung Quốc cùng hướng dẫn viên du lịch kéo nhau lên thăm quan. Anh Minh - Bộ đội biên phòng liền gọi điện về cho chỉ huy thông báo tình hình. Nhưng có lẽ đây là dịp tết của dân tộc người Hà Nhì nên cửa khẩu được mở. Lúc sau anh Minh lại giải thích với chúng tôi rằng vùng đất này được mở để hai nước qua lại thoải mái. Bọn anh canh giữ đoạn trên bản Thu Lũm thôi. Tôi xin phép được viết hoa từ Hòn Đá Trắng vì đây không chỉ là một vật gắn liền với một truyền thuyết của người Hà Nhì mà còn là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Lúc đầu thấy nhiều người Trung Quốc đặt chân lên mảnh đất của mình một cách thoải mái. Lòng tự ái dân tộc trỗi dây, tôi có chút khó chịu. Vì trước đây khi đến thăm Hòn Đá, tôi đã thấy rất nhiều vỏ bánh kẹo Trung Quốc, tiền và vỏ chai bị đập vỡ rất nhiều dưới chân Hòn Đá và khu vực xung quanh. Lần này đến cũng thấy một vài thanh niên ăn mặc đầu tóc như HKT đang hút thuốc lá phì phèo và vứt rác bừa bãi. Chúng tôi đứng một lúc thì các bạn sinh viên Trung Quốc ra hỏi chuyện. Lúc đó tôi vẫn giữ lòng hậm hực vơ đũa cả nắm, mặt khó đăm đăm. Lúc sau thấy các bạn ấy quá hồn nhiên, hồn nhiên đến mức như không biết Việt Nam và Trung Quốc đang có rất nhiều vấn đề tranh chấp. Các bạn ấy muốn chụp ảnh cùng chú bộ đội và hỏi tôi:
- Chú này ở đâu đấy ? Chú ấy làm gì?
Tôi được thể:
- Chú ấy là người Hà Nội. Chú ấy làm bộ đội và ở đây để canh giữ và bảo vệ cho tổ quốc tớ.
- Ồ tốt quá! Cậu cũng học đại học à ?
- Uhm, các cậu tết nào cũng sang đây chơi à? Các cậu có biết đây là khu vực của Việt Nam không?
- Có chứ, tớ biết. Bọn tớ chỉ sang đây thăm quan thôi.
- Thế bọn tớ có được thoải mái sang thăm Hòn Đá Trắng ở bên nước cậu không?
- Welcome to China, my friends. Nếu cậu thích t sẽ dẫn cậu đi.

Nhưng mình đã từ chối sự nhiệt tình và hồn nhiên của người bạn Trung Quốc đó. Nghĩ lại thì không thể trách được các bạn, các bạn cũng chỉ là nạn nhân của chế độ mị dân.
- Cậu có biết sự tích về Hòn Đá Trắng không? Tôi mãi mới dịch được tiếng Anh chọ chọe của bạn này:
- Tất nhiên rồi.

Người Hà Nhì gọi hòn đá này là "A pó ủ phú" nghĩa là "Ông già đá trắng". Truyền rằng: Ngày xửa, ngày xưa cả vùng đất Tây Bắc này là rừng già bao phủ. Lúc đó người Hà Nhì vẫn còn tục du canh du cư. Bấy giờ, có đôi vợ chồng người Hà Nhì cùng nhau đi về mảnh đất phương Nam này. Họ đi cả đêm để vượt qua trăm suối ngàn khe. Khi họ đi đến một đỉnh núi thuộc nước Việt thì người vợ mới sực nhớ là quên mất chiếc khăn đội đầu ở nhà. Thế là người chồng phải ngồi đợi người vợ về lấy khăn. Người vợ về đến nhà toan quay lại chỗ chồng đợi thì gà đã gáy sáng nên không vượt qua được rừng già nữa. Người chồng đợi mãi, đợi mãi mà không thấy người vợ quay lại cho đến khi mình hoá đá lúc nào không hay. Người vợ ở bên kia biên giới cũng hoá đá trong tư thế đang tiến về nơi chồng. Chỗ người chồng đợi vợ vốn là hòn núi đất giờ tự nhiên lại mọc lên một ụ đá giống thế người chồng ngồi chống cằm mắt hướng về phương Bắc.

Hòn Đá Trắng này từ bao đời nay đã được coi là thánh thạch ở khu vực này, cực kỳ linh thiêng. Hàng năm, đến ngày lễ thánh thạch, bà con Hà Nhì ở cả hai bên biên giới tới đây làm lễ rất đông. Họ có khi tới ăn ngủ tại đây để cúng thánh thạch rất thành tâm. Lễ vật để cúng thường là thuốc lào, thuốc lá, tiền lẻ và rượu.

Hòn Đá Trắng này nằm trên đường biên giới hai nước Việt - Trung và là một trong những cột mốc tự nhiên quan trọng nhất của biên giới hai nước. Trong quá trình đàm phán phân mốc biên giới với Trung Quốc, Việt Nam chúng ta đã rất vất vả trong thương thuyết, vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo và cuối cùng đã thắng lợi trong việc phân định Hòn Đá Trắng này thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Đây là một niềm tự hào không chỉ đối với bà con Hà Nhì ở khu vực này mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc trong việc giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Tuy nhiên, do người dân cả hai bên biên giới đều đã thờ cúng Hòn Đá Trắng này từ lâu đời và nó đã nằm trong đời sống tâm linh của họ, do vậy, mỗi khi đến ngày cúng Hòn Đá Trắng, biên phòng Trung Quốc đều có thông báo cho biên phòng Việt Nam để cho phép người dân phía Trung Quốc sang làm lễ cúng bình thường với điều kiện không được làm mất trật tự, trị an trong khu vực.

IMG_6030_zpsd3a4ff78.jpg


IMG_5993_zps656fde50.jpg


Người Ta
IMG_5982_zpsae390686.jpg


Người Tàu
IMG_1313_zps3aa24458.jpg


Hà Nhì tàu
IMG_1315_zpsa57d0c59.jpg
 
Re: Thủy điện Lai Châu - Mường Tè - Thu Lũm: 3 năm 1 con đường (2011 - 2013)

Bạn Lam ui Theo mình thì bọn Tầu cũng đưa người lên viếng Ô Già được nhưng chúng nó đi đường của nó ko thể đi đường của Mình để Bạn nhìn thấy xe của chúng đc.Cách lối lên Ô Già đô 200m có một ngã 3 là nơi họp chợ theo ngày Con Vật ,ở đấy có Barie bằng sào sơn đỏ trắng ,dân bản xứ họp chợ quanh ranh giới đấy chứ ô tô ko qua lại được .Đường xe chạy của bọn Tàu song song với đường của mình đến sau lưng Ô Già Đá Trắng
7bf5fc204cf1021395d1c5b3e20f3f79_zps761eb221.jpg


Bọn Tàu sẽ lên viếng Ô Già ở lùm cây sau lưng khối đá Trắng ,gần đấy còn cột mốc BG số 26&27 nữa
90968fe7782087d2e82a0f3194be0150_zps50355654.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,323
Latest member
vanchuyenoto
Back
Top