dangkhoaquan
nguyên tắc là nguyên tắc
IV.7. Các ống kính xài trong mọi thời tiết.
Phần lớn các ống kính Canon chuyên nghiệp (dòng L) chế tạo từ giữa những năm 1999 được gắn thêm các vòng gioăng chắn bụi và ẩm. Chúng không chịu được nước, vì vậy không thể chụp dưới nước được, nhưng chúng chịu được nhiều điều kiện thời tiết hơn các ống kính khác.
Tất nhiên, nếu ta xài thân máy không chống thấm nước thì hiệu quả của các ống kính này bị hạn chế nhiều. Các dòng máy đầu bảng hiện nay như EOS 1V, 1D, 1Ds 1D mark II, 1Ds mark II và 1D mark IIN (dòng 1, 1N or 3 thì “độ lỳ” thấp hơn) có cùng “độ chịu đựng” như nhau và đều được trang bị các gioăng làm kín tại các vị trí nhạy cảm. Ta vẫn dùng được các ống kính này trên thân máy thông thường nhưng gioăng trên ống kính không có tác dụng gì với thân máy.
Một số ống kính dòng này của Canon:
16-35mm 2.8L USM
16-35mm 2.8L II USM
17-40mm 4L USM
24-70mm 2.8L USM
24-105mm 4L IS USM
70-200mm 2.8L IS USM
70-200mm 4L IS USM
28-300mm 3.5-5.6L IS USM
50mm 1.2L USM
85mm 1.2L II USM
300mm 2.8L IS USM
400mm 2.8L IS USM
400mm 4 DO IS USM
500mm 4L IS USM
600mm 4L IS USM
Phiên bản II của ống chuyển đổi Extender EF 1.4x II và Extender EF 2x II cũng lắp gioăng kiểu này.
IV.8. Khoảng lấy nét tối thiểu.
Như mắt người, ống kính máy ảnh có điểm lấy nét gần nhất và ta không thể lấy nét gần hơn. Khoảng lấy nét này phụ thuộc kết cấu ống kính, nhưng thường ống góc rộng khoảng cách này nhỏ hơn ống tiêu cự dài. Đương nhiên các ống cận cảnh lấy được nét gần hơn nữa.
Người ta phải di chuyển đối tương ra xa để nhìn cho rõ, với máy ảnh ta có thể lắp thêm một ống nối dài để kéo dài khoảng cách từ ống kính đến mặt phim khiến ống có thể lấy nét gần hơn nữa, nhưng lúc này ta không thể lấy nét ở vô cực được nữa.
Ấy nhưng, nhiều ống kính có thể chỉnh nét qua cả điểm đánh dấu vô cực trên thân ống, điều này cũng bình thường vì các ống kính này thiết kế để bù trừ sự dãn nở do nhiệt độ môi trường khiến tiêu cự của ống bị thay đổi.
Phần lớn các ống kính Canon chuyên nghiệp (dòng L) chế tạo từ giữa những năm 1999 được gắn thêm các vòng gioăng chắn bụi và ẩm. Chúng không chịu được nước, vì vậy không thể chụp dưới nước được, nhưng chúng chịu được nhiều điều kiện thời tiết hơn các ống kính khác.
Tất nhiên, nếu ta xài thân máy không chống thấm nước thì hiệu quả của các ống kính này bị hạn chế nhiều. Các dòng máy đầu bảng hiện nay như EOS 1V, 1D, 1Ds 1D mark II, 1Ds mark II và 1D mark IIN (dòng 1, 1N or 3 thì “độ lỳ” thấp hơn) có cùng “độ chịu đựng” như nhau và đều được trang bị các gioăng làm kín tại các vị trí nhạy cảm. Ta vẫn dùng được các ống kính này trên thân máy thông thường nhưng gioăng trên ống kính không có tác dụng gì với thân máy.
Một số ống kính dòng này của Canon:
16-35mm 2.8L USM
16-35mm 2.8L II USM
17-40mm 4L USM
24-70mm 2.8L USM
24-105mm 4L IS USM
70-200mm 2.8L IS USM
70-200mm 4L IS USM
28-300mm 3.5-5.6L IS USM
50mm 1.2L USM
85mm 1.2L II USM
300mm 2.8L IS USM
400mm 2.8L IS USM
400mm 4 DO IS USM
500mm 4L IS USM
600mm 4L IS USM
Phiên bản II của ống chuyển đổi Extender EF 1.4x II và Extender EF 2x II cũng lắp gioăng kiểu này.
IV.8. Khoảng lấy nét tối thiểu.
Như mắt người, ống kính máy ảnh có điểm lấy nét gần nhất và ta không thể lấy nét gần hơn. Khoảng lấy nét này phụ thuộc kết cấu ống kính, nhưng thường ống góc rộng khoảng cách này nhỏ hơn ống tiêu cự dài. Đương nhiên các ống cận cảnh lấy được nét gần hơn nữa.
Người ta phải di chuyển đối tương ra xa để nhìn cho rõ, với máy ảnh ta có thể lắp thêm một ống nối dài để kéo dài khoảng cách từ ống kính đến mặt phim khiến ống có thể lấy nét gần hơn nữa, nhưng lúc này ta không thể lấy nét ở vô cực được nữa.
Ấy nhưng, nhiều ống kính có thể chỉnh nét qua cả điểm đánh dấu vô cực trên thân ống, điều này cũng bình thường vì các ống kính này thiết kế để bù trừ sự dãn nở do nhiệt độ môi trường khiến tiêu cự của ống bị thay đổi.