What's new

Tìm hiểu về các thông số lens

Status
Not open for further replies.
V.26. Lớp phủ của ống kính là gì?
Một cánh cửa sổ kính vừa cho ánh sáng đi qua vừa phản xạ lại một phần. Ống kính máy ảnh cũng bị hiện tượng này. Những phản xạ không mong muốn trong ống kính gây nên hiện tượng loé- hoặc ảnh mất độ tương phản hoặc tạo ra các đốm sáng rực. Hãng ống kính Đức Carl Zeiss là hãng phát minh ra công nghệ phủ ống kính từ giữa những năm 1930, lớp phủ này là các lớp tráng trong suốt rất mỏng trên bề mặt các thấu kính nhằm hạn chế hiện tượng phản xạ trong lòng ống kính. Tất cả các ống kính tân kỳ ngày nay, kể cả ống EF của Canon đều được tráng nhiều lớp như vậy để chống phản xạ. Canon còn đưa ra công nghệ gọi là SSC (Super Spectral Coating).
Phân biệt các thấu kính được phủ này rất dễ, một thấu kính không được phủ phản xạ nhiều ánh sáng, ánh sáng trắng sau phản xạ vẫn trắng, các thấu kính được phủ thì phản xạ ít hơn, ánh sáng trắng phản xạ lại có màu xanh lục, hồng hoặc đỏ. Mầu phản xạ này do tính hấp thụ ánh sáng của lớp hoá chất phủ không ảnh hưởng đến màu sắc của tấm ảnh cuối cùng.
Nhưng các thấu kính được phủ có hai nhược điểm: thứ nhất, nó phải được giữ sạch tối đa mọi lúc, dầu và các chất bẩn có thể làm hỏng lớp phủ, vết vân tay in rất rõ trên các thấu kính có lớp phủ này. Thứ hai, các lớp phủ đôi khi rất dễ vỡ và dễ bị xước, khi mang chúng đi đâu hoặc khi lau phải vô cùng cẩn thận.
V.27. Quang sai là gì?
Các thấu kính của một ống kính máy ảnh truyền thống gần giống như một hình cắt ngang một khối cầu lớn vậy, cả hai mặt đều bị uốn cong. Các tia sáng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội tụ tại vị trí khác so với vị trí hội tụ của các tia sáng đi gần tâm thấu kính. Hiện tượng này khiến việc lấy nét đôi khi không chuẩn và gây ra các vấn đề về quang học khác nữa. Các thấu kính hình cầu có bề mặt cong (như con ngươi vậy) là để giảm thiểu hiện tượng này nhưng bề mặt phim và các cảm biến ảnh lại luôn phẳng, dẹt.
Một cách khắc phục là người ta thêm vào một thấu kính riêng chỉ để uốn nắn các tia sáng theo đường đi xác định. Cách khác là chế tạo các thấu kính không theo tiết diện hình cầu truyền thống, nói cách khác, độ cong của mặt thấu kính là thay đổi từ ngoài vào tâm. Những thấu kính quang sai này khiến việc chế tạo ống kính đơn giản đi và tạo ra các bức ảnh sắc nét hơn, các thấu kính này cũng khắc phục rất tốt hiện tượng méo hình trong các ống kính góc rộng.
Có ba cách để chế tạo các thấu kính quang sai này, xa xỉ nhất là nghiền thuỷ tinh ra để tạo hình, cách này khó thực hiện vì rất khó đạt được độ chính xác cần thiết, chỉ có vài ba ống kính dòng L mới có các thấu kính sản xuất theo kiểu này. Cách khác dùng thấu kính đúc, áp dụng trên nhiều ống kính phổ thông của Canon. Cách rẻ nhất là gắn thêm một phần nhựa trong lên bề mặt của một thấu kính chỏm cầu bình thường để tạo hình, các thấu kính dạng này gọi là các thấu kính tái tạo, rất phổ biến trên các máy ngắm-chụp.
Một số nhà sản xuất, đặc biệt là Sigma, dùng thuật ngữ “aspherical” hay “ASPH” in lên thân ống kính để khuếch trương các thấu kính này. Các nhà sản xuất khác như Canon không ghi gì trên ống kính dù bên trong có chứa các thấu kính dạng này. Cần nhớ rằng các ống kính có thấu kính này không phải bao giờ cũng tốt hơn các ống kính không có.
V.28. Thuỷ tinh tán xạ thấp là gì?
Thuỷ tinh tán xạ thấp và những biến thể của nó như: UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) là những loại thuỷ tinh quang học rất đắt tiền giúp giảm sự viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính, nhất là các ống kính tiêu cự dài.
Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do ánh sáng trắng bị khuyếch tán thành quang phổ màu theo các bước sóng khác nhau. Thuỷ tinh tán xạ thấp không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường nên ít cần đến các giải pháp khác khắc phục hiện tượng này.
V.29. Fluorite là gì?
Xét về kỹ thuật, fluo- canxi không phải là thuỷ tinh. Nó là một dạng tinh thể nhân tạo do Canon sản xuất và được dùng trong nhiều ống kính dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp. Đây là một vật liệu đắt tiền và rất hiệu quả để giảm thiểu hiện tượng quang sai, đặc biệt trên các ống kính tiêu cự dài.
 
V.30. Nhiễu xạ quang học (diffractive optics-DO) là gì?
Các ống kính DO có các thấu kính đặc biệt chỉ do Canon cung cấp. Những thấu kính này, với nhiều lớp nhiễu xạ, gần như là các thấu kính phẳng với những đường khắc axit rất chính xác bên trong. Nó được chế tạo dựa trên nguyên tắc nhiễu xạ của quang học chứ không phải dựa trên hiện tượng phản xạ như thấu kính thường.
Ưu điểm của thấu kính DO này là tối giảm hiện tượng tán sắc, vốn rất nghiêm trọng đối với các ống kính tiêu cự dài. Thấu kính DO nhẹ hơn so với các thấu kính tinh thể fluo hay các thấu kính tán xạ thấp khác, giúp làm giảm chiều dài và trọng lượng của các ống kính tiêu cự dài.
Không may là các thấu kính DO rất đắt và thỉnh thoảng bị hiện tượng loé. Các ống kính DO của Canon thường dùng cho giới chuyên nghiệp, không lắp cho cả dòng L và thường được đánh dấu bằng một vạch xanh lục nhạt.
V.31. Thế nào là lấy nét trong?
Nhiều ống kính dài ra hay ngắn lại mỗi khi ta điều chỉnh lấy nét, các ống kính này có hai ống lồng vào nhau, chúng di chuyển tương đối với nhau mỗi khi ta quay vòng lấy nét. Thiết kế này ít tốn tiền, báo hại ở chỗ mỗi khi nó kéo dài ra hay co ngắn lại nó dễ hút không khí và kéo cả bụi vào ống. Sau nhiều năm sử dụng lượng bụi hẳn là khá lớn.
Nhiều ống kính Canon dùng nguyên tắc lấy nét sau (rear focussing-RF) hoặc lấy nét trong (internal focussing-IF). Các ống kính lấy nét sau khi chỉnh nét, thấu kính sau cùng của ống kính sẽ dịch chuyển ra sau hoặc ra trước. Ống kính lấy nét trong thì khi lấy nét một số thấu kính sẽ dịch chuyển ngay trong lòng ống. Cả hai trường hợp trên chiều dài ống kính không thay đổi vì các chuyển động diễn ra trong lòng ống.
Ưu điểm khác của việc lấy nét sau và lấy nét trong là đầu ống kính không bị quay khi lấy nét nên không ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực hay kính lọc cản quang.
V.32. Bokeh là gì?
Thuật ngữ mượn của tiếng Nhật, phát âm tựa bo-ké theo kiểu Pháp, hay bow-kay theo kiểu Anh. Về cơ bản bokeh phát triển từ tiếng Nhật chỉ sự lu mờ, vốn dùng để ám chỉ chất lượng vùng ảnh ngoài tiêu cự. Bokeh tốt tức là vùng này phải mượt, mềm, bokeh xấu tức là vùng này hơi lổn nhổn- có thể do các lùm, bụi cây, có thể do các đốm sáng.
Bokeh rất quan trọng trong ảnh chân dung, ta luôn muốn vùng hậu cảnh nằm ngoài tiêu cự phải mượt mà, không bị rối loạn, nếu nó sắc nét hoặc có nhiều hoạ tiết thì không ổn lắm. Các ống kính gương phản chiếu có tiếng là cho bokeh xấu bởi vô số các hình tròn lổn nhổn ở vùng ngoài tiêu cự.
Bokeh đôi khi không có chữ H ở cuối, tuy nó hay được cho thêm vào để nhắc nhở rằng đây là một chữ có hai âm tiết (phát âm kiểu Anh)
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,677
Bài viết
1,171,179
Members
192,354
Latest member
yensondathach321
Back
Top