What's new

[Chia sẻ] Togean island xanh hư ảo - Muốn đi là phải thật...MÁU

Kể ra cũng có tí ích kỷ vì cảm giác tận hưởng cái chốn tuyệt vời này thích quá, yên ả quá nên sợ nhỡ nó bị nhiều người biết đến thì bị mất đi vẻ đẹp hoang sơ, sự chân chất của con người lại...tiếc nuối. Nhưng mà có thông tin được từ đây, ấp ủ cũng từ đây nên việc giữ cho riêng mình cũng là không nên, nhề.
Togean (còn có tên khác là Togian) island là một cụm đảo nằm trong vòng tay rộng lớn của hệ thống đảo núi Sulawesi ở Indonesia. Nếu nhìn ngắm tổng thể đó là một cụm đảo tâm điểm của vùng lòng chảo biển rộng lớn lọt thỏm ở khu vực khá hẻo lánh xa xôi của Indonesia. Bởi việc di chuyển đến đây khá khó khăn do cần nhiều thời gian và thay đổi phương tiện nên cụm đảo này gần như là nơi dừng chân của những chuyến du hí dài ngày không quan tâm đến thời gian, chỉ quan tâm đến biển, đến những dải san hô tuyệt đẹp, những đàn cá chiu chít lấp lánh, những sự lười biếng không lo nghĩ thảnh thơi ngắm mặt trời mọc và lặn mỗi ngày.

Sẽ mất 4 ngày cho việc di chuyển bằng bus, bằng phà để đến được cụm đảo. Nếu có thể bay và bám theo hệ thống xe khách thì cũng may ra rút ngắn được gần 1 ngày. Vậy cứ xác định tối thiểu phải cần đến 1 tuần cho việc đến và đi. Bạn muốn dành bao nhiêu thời gian cho cụm đảo này thì cứ thế cộng thêm vào.

Nếu tặc lưỡi lắc đầu với hành trình có vẻ lê thê trên thì thôi tạm ngắm ít ảnh demo rồi suy nghĩ nhá

Nhìn từ làng chài Bajo



Cây cầu gỗ nối làng chài với đảo đã được thay bằng cây cầu khác chắc chắn hơn với trụ bê tông


View từ đỉnh đồi


Những chú "rái cá" nhỏ


Những làng chài "lơ lửng" giữa không trung


Một vài góc san hô của RIF No5, một dải san hô không thể bỏ qua được chụp từ đứa bơi chìm lặn nổi




Nếu thấy tạm đủ hứng thú cho các bạn quan tâm thì điều cần tiếp theo đấy là... MÁU LÊN NÀO(beer)
 
Nói thật, phải em, em quăng cho nó 10$ rồi băng qua cửa cho rồi, đứng chờ, mỏi cả chân mà bọn nó hạch sách... 10$ mà bọn nó cũng ăn nữa, mang nhục thế cơ chứ... Tính ra em còn may chán. Đợt em đi Bali tháng 9 thì nhập cảnh khá nhanh...

Nhờ những người như bạn mà VN không thể phát triển được, chuyện gì cũng quăng tiền ra làm hư bọn người kia. Nếu nó có 1 Line dịch vụ đi nhanh , tốn 10usd hợp pháp có hóa đơn , tôi sẽ cân nhắc và đi, còn dùng 10usd để hối lộ lén lút thì không.
 
Đồng ý, với không đút lót, không bôi trơn...
tuy nhiên Max hãy thử nghĩ, người trẻ thì thì không nói, còn người lớn tuổi? Trẻ em? Em không có ý định cổ vũ cho thói đút lót, ăn tiền, vì rõ ràng nó là xấu. Nhưng, lại nhưng, trước tình cảnh nhập cảnh khó khăn và hoàn toàn bất lợi cho dân Việt (quy định quái quỷ là có 2000$ tiền mặt) thử hỏi có khổ không, khi mà bị đưa vào phòng ngồi "xơi nước" với cái phòng lạnh cóng, gân cổ lên mà cãi vã, khua chân múa tay. Biết thì không nói làm gì? Chứ đi với bố mẹ hay đi với mấy bạn chung đoàn mà tiếng anh chỉ đủ giao tiếp thì sao mà cãi.
Em nghĩ chúng ta tùy cơm mà gắp mắm. Không phải cứ cứng nhắc quy chụp. Em nhắc lại, em không cổ vũ cho thói đút lót, xì tiền bôi trơn. Tuy nhiên trong trường hợp quá khó khăn như trên, em nghĩ mình sẽ chi ra 10$ để được qua cửa trơn tru. Em biết như vậy sẽ tạo thói xấu dây chuyền, tuy nhiên không phải cứ "anh hùng, hiên ngang, tao không sợ, mày đuổi tao về" trong mọi trường hợp đều là "ngon". Thử nghĩ, vé nội địa đã book, khách sạn đã trả tiền, xe đã đặt, tour đã book... Thì thiệt hãi ấy chi ra 10$ là quá đáng???

P/s: Chỉ một câu "đút lót 10$" mà Max suy rộng cả nền kinh tế Việt Nam không phát triển được, và những người như em đã kéo cả một nền kinh tế vĩ mô đi xuống. Em nhắc lại, đút lót để bôi trơn là sai và em không khuyến khích, em chỉ nói lên cách nghĩ của mình, không khuyến khích nhân rộng. Ai cũng có cách nghĩ riêng, em cũng có suy nghĩ riêng, và ai cũng có quyền bảo vệ suy nghĩ ấy. Sai em xin sửa, đúng thì em xin giữ.

Cảm ơn Max đã góp ý, tuy nhiên em vẫn bảo vệ ý kiến riêng. Còn làm theo hay không thì đó là cách suy nghĩ của từng người. Em không khuyến khích làm theo em.

Nhờ những người như bạn mà VN không thể phát triển được, chuyện gì cũng quăng tiền ra làm hư bọn người kia. Nếu nó có 1 Line dịch vụ đi nhanh , tốn 10usd hợp pháp có hóa đơn , tôi sẽ cân nhắc và đi, còn dùng 10usd để hối lộ lén lút thì không.
 
Last edited:
Về vấn đề dzianh và maximilian, Mod xin có ý kiến là chúng ta nên dừng tại đây, không nên bàn xa hơn kẻo nó chạy tùm la tùm lum, trúng tùm lum tùm la thì. . . khổ :) (hì)

Chúng ta nên trở lại vấn đề "khổ nhục kế" khi phượt nhé!

Trân trọng

Tia Nắng

P.s:
@maximilian: hoàn toàn đồng ý về vấn đề "nói không" với "hoạn lộ", nhưng đừng bàn xa ra vấn đề khác hen.

@dzianh: rất hiểu và đồng cảm với bạn trong hoàn cảnh như thế, khá là khó, nhưng chúng ta nên nói theo một cách khác không đi thẳng quá vào vấn đề tế nhị mà vẫn tỏ rõ ý muốn diễn đạt.
 
Bọn hải quan và cảnh sát ở Indo ăn hối lộ máu lửa lắm, đợt bọn mình sang Bali, tới sân bay tận khuya mà hàng người nhập cảnh xếp dài như rắn, 1 bạn đi ở nhóm khác chạy lên rỉ tai thằng đứng gác bla bla bla gì đó, nó dắt bạn ý đi qua cửa ưu tiên, khỏi xếp hàng luôn. Lát vào trong mình hỏi thì bạn ý bảo la cho nó 10usd nó lăng xăng như vậy ngay. Haizzz! Mình thì chờ xếp hàng thui, 10usd thì được mấy chai Bintang ấy chứ có đùa đâu(NT)

Bạn maysaytoc đang nói vụ 10usd là ở sân bay Bali mà, ở Bali thì không có chuyện người vn bị đòi show 2000usd nhé. Bạn dzianh nên xem kĩ rồi trả lời ah. Còn ở sân bay Makassar thì chỉ thấy họ làm khó chứ không thấy bạn nào nói họ đòi tiền hối lộ của chúng ta.
Ở Sân bay nào thì cũng phải chuẩn bị tâm lí là chờ đợi đóng dấu nhập cảnh, nếu bạn có người già hay người bệnh tật thì liên hệ nhân viên mặt đất họ có thể cho đi nhanh bằng lối riêng tùy theo tình trạng lúc đó , người bình thường khỏe mạnh thì cứ chờ thôi. Người vn vẫn còn thích thể hiện sự uy quyền của mình bằng cách nhờ vả hối lộ để qua nhanh các khâu xếp hàng chờ đợi, mà thực ra chỉ là trò lố của 1 xã hội không có quy tắc. Thế mới có chuyện tranh nhau lên xe , giành nhau mua vé etc .
 
. . .Người vn vẫn còn thích thể hiện sự uy quyền của mình bằng cách nhờ vả hối lộ để qua nhanh các khâu xếp hàng chờ đợi, mà thực ra chỉ là trò lố của 1 xã hội không có quy tắc. . .

@maximilian: như đã chia sẻ trong trả lời, Mod cũng có đôi lời cùng bạn. Chuyện xã hội, dù mình nói thêm vào chưa chắc đã là nó tốt lên, mà càng nói lại càng tăng sự oán tháng mà thôi. Nếu nói về sự khó chịu, thì chắc gì maximilian thấy nhiều hơn và khó chịu hơn Mod, mà chắc gì Mod đã thấy nhiều và khó chịu nhiều hơn ai khác :) (hì)

Chúng ta nên trở về với vấn đề phượt, bỏ bớt các yếu tố liên quan đến chính trị xã hội để nó bớt phần không hay, chủ đề đang hay thế kia, cùng chờ chủ topic chia sẻ thêm nào :3
 
Sorry Mod, em chỉ nói đúng 1 câu này nữa thôi, sau đó sẽ im không nói gì đến chuyện này nữa.

Bali? Có thuộc Indo? Họa thì biết lúc nào nó rớt? Một ngày đẹp trời nó show ra cái tờ thông báo kia? Nó chưa làm không có nghĩa là hải quan sẽ không làm. Nên...

Em không muốn nói thêm gì để làm topic của bác sbn đi xa quá chủ đề. Nên Max hãy giữ cho mình ý nghĩ đó, còn riêng em, em vẫn bảo vệ ý kiến của mình. Đó là suy nghĩ của em, đừng có quy chụp cho nhiều người. Sự quy chụp ấy không làm mọi việc tốt hơn, hay cũng không kéo cả một đất nước này thay đổi mà còn cho thấy cái nhìn có phần cực đoan và thiển cận của Max. Sorry em nói thẳng.


Bạn maysaytoc đang nói vụ 10usd là ở sân bay Bali mà, ở Bali thì không có chuyện người vn bị đòi show 2000usd nhé. Bạn dzianh nên xem kĩ rồi trả lời ah. Còn ở sân bay Makassar thì chỉ thấy họ làm khó chứ không thấy bạn nào nói họ đòi tiền hối lộ của chúng ta.
Ở Sân bay nào thì cũng phải chuẩn bị tâm lí là chờ đợi đóng dấu nhập cảnh, nếu bạn có người già hay người bệnh tật thì liên hệ nhân viên mặt đất họ có thể cho đi nhanh bằng lối riêng tùy theo tình trạng lúc đó , người bình thường khỏe mạnh thì cứ chờ thôi. Người vn vẫn còn thích thể hiện sự uy quyền của mình bằng cách nhờ vả hối lộ để qua nhanh các khâu xếp hàng chờ đợi, mà thực ra chỉ là trò lố của 1 xã hội không có quy tắc. Thế mới có chuyện tranh nhau lên xe , giành nhau mua vé etc .
 
Chẹp, thấy mọi người trao đổi vui quá tớ lao vào vừa kịp sign in thì lại bị sếp túm thành ra cứ dập dà dập dình mãi chả cất nổi nhời.
Tớ hoàn toàn ủng hộ quan điểm không tạo tiền lệ xấu đặc biệt mấy trò quấy quả vòi vĩnh kiểu ý của Max. Thực tế trong việc nhập cảnh ở Indo đến giờ tớ mới chỉ thấy ở đây phát sinh cái quy định dẩm dớ này. Tuy nhiên trong quá trình đi lượn ít ỏi tớ cũng gặp cửa khẩu rất gần nhà mình mà việc đưa tiền này đã thành luật bất thành văn. Cái luật này được mọi người nhắc nhau công khai rõ ràng trên diễn đàn luôn và bản thân người dân bản địa làm du lịch cũng đành phải chấp nhận như một thực tại chả hay ho gì: cửa khẩu Xà Xía qua Campuchia ở Hà Tiên. Cũng chỉ có 20k/người nhưng xét về hình thức thì cũng không khác 10$, nhỉ. Vậy nên tùy tình hình mà ứng biến cho phù hợp thôi ạ nhưng đúng là mình sẽ oánh giá cực kì với những bộ phận như thế.
Cơ mà tớ rất trân trọng phản hồi tích cực, nhẹ nhàng mang tính chất xây dựng của Dzianh. Bọn mình chia sẻ trao đổi để ai đi cũng có lợi, có nhiều hướng xử lý hơn cho chuyến đi thuận buồm xuôi gió thôi chứ bị giữ lại cãi nhau um tỏi hay phải chi xiền lọ chai thì đều chả có cảm giác tích cực mấy. Cơ mà sau mỗi trục trặc thì càng thấy yêu mến tinh thần đồng đội và chuyến đi gắn bó thân tình hơn, cũng yêu mà ;)
Vậy nên bọn mình tình thương mến thương xuề xòa câu chữ nhé, tớ xin phép trình bày tiếp(beer)(beer)
 
Đây là card khách sạn bọn tớ nghỉ ở Makasar



Makasar khá nhỏ, những điểm có thể đi chơi thăm thú ngoài khu thành cổ có thể đi bộ đến thì mọi người cứ vẫy xe dạng tuk tuk để đi, giá đồng hạng trong thành phố 5 rupiah/người. Xe có thể vẫy như gọi taxi. Sau 2 chuyến bọn tớ đã nghĩ ra chiêu viết số 5 lên tờ giấy để xe dừng lại chìa ngay cho tài xế để đỡ phải múa lăm vông phụ họa khi mặc cả. Lợi thế là nhóm bọn tớ lên là đầy xe, đỡ phải bắt thêm khách nên cứ như xe riêng vì các xe này sẽ bắt để lúc nào cũng đầy. Đấy, vẫy như taxi nhưng lại bắt khách như xe đò, vui đáo để
Đây là hình ảnh những chú bọ xanh hòa bình. Phía trên đầu xe kế vô lăng rất hay có bộ dàn nhạc trang trí hoa lá cành sặc sỡ lúc nào cũng xập xình rất bốc. Nhiều bạn bọ được ông chủ vẽ mông lòe loẹt rất ưng mắt. Tớ bị cái tội hớn không kiểm soát nên ham hố lắm. Điều hòa toàn thành phố luôn để nhiệt độ thân thiện với thời tiết tầm 35 độ nên xe không cần cửa đóng mở, dù cứ phì phạch quạt, thè lưỡi thở nhưng cứ âm ỉ không ngừng nhớn nhác nhún nhảy theo nhạc xe và nhịp độ của các xe lạng lách trên đường.



Mọi người lưu ý bọn tớ có lợi thế vì nhóm 8 người lên xe vừa khít nên việc mặc cả có phần nhanh gọn và suôn sẻ hơn. Vì vậy mọi người cứ cầm cái bản đồ trong tay, liệu cân nhắc số người để mặc cả cho phù hợp nhưng kể cả đi ra những điểm thăm quan ngoại thành cũng chỉ tầm 10 rupiad/ng thôi nhé. Các bạn tài xế không nói được tiếng Anh nên cứ viết ra giấy là nhanh nhất. Tip nhỏ là chỉ 1 bạn đứng ra mặc cả, nếu thấy bạn xe có vẻ chưa nhiệt tình với giá cả thì cử 1-2 bạn oánh võng sang xe khác mặc cả cho có tí động lực cạnh tranh :D
 
Ở Makassar có những điểm có thể đi thăm quan chính là:

1. Pháo đài Rotterdam: cái tên liên tưởng ngay đến cơn lốc màu da cam vì đây chính là tác phẩm của người Hà Lan sau khi loại bỏ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ra khỏi vùng đất đắc địa trên con đường thông thương trên biển này. Pháo đài Ujung Pandang được xây dựng bởi vua Gowa năm 1545 đã bị đập bỏ để thay vào đó dấu ấn này của người Hà Lan, chẹp. Chắc mọi người còn nhớ tên sân bay Ujung Pandang (UPG) chính là tên của thành phố Makassar cũ đấy ạ

2. Nhà thờ Hồi giáo: có 2 cái nên ngắm là Amirul Mukminin Mosque (Makassar Great Mosque) được xây dựng vươn ra biển khá đắc địa và thanh bình cho việc cầu nguyện, một cái là Al-Markaz rất lớn và đẹp có thể chứa đến 10.000 tín đồ vào cầu nguyện

3. Cảng Paotere (gần đấy có hàng cơm với các loại hải sản nướng tại chỗ ngon lắm, hí hí). Một cảng biển khá trọng yếu mà từ thế kỷ 14 các thương lái từ Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia đã thường xuyên lui tới. Đến thế ký 16 Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã thấy được vị trí rất giá trị này nên đã biến đây thành nơi lưu trữ gia vị có giá trị của châu Á trước khi đưa sang châu Âu.

4. Bảo tàng Balla Lompoa xây dựng lại nơi vương quốc Gowa được thành lập trong thời trị vì của vua Gowa 31 Daeng Mangngi.

Ngoài ra còn có pháo đài Somba (những tàn tích còn lại của thành trì vương quốc Gowa), cao nguyên chè Malino (về tương tác hình ảnh tớ thấy thì không có gì ấn tượng lắm), vườn bướm ở công viên quốc gia Bantimurung Bulusaraung (chỉ nên đi ngày trong tuần vì cuối tuần dân bản địa đổ tới đây đông như kiến và đi vào mùa thu là mùa của loài bướm Tomany đầy màu sắc)... nhưng bọn tớ thấy chưa đủ hấp dẫn nên cũng không ham hố cho lắm. Những điểm đi chơi bọn tớ chia làm 2 lần cho ngày đến và ngày đi vì kiểu gì cũng phải mất 1 ngày trọn vẹn ở Makassar lúc vào và lúc về do canh giờ bay (vụ này tính nát nước nhá nên mọi người cân đối sao cho phù hợp)
 
Last edited:
1. Với pháo đài Rotterdam về thiết kế, sau đi thăm thêm bảo tàng Balla Lompoa thì có vẻ cách bố trí quy hoạch của người Hà Lan ở đây vẫn có sự kết nối với lối kiến trúc sắp xếp của người Gowa. Các tòa nhà chủ yếu là các khối hộp phẳng lì, cửa số cao và nhỏ, cửa ra vào cũng cao và hẹp, không hoa văn họa tiết, nét đặc trưng nhất có lẽ chỉ là các mái nhà rất dài cao vút chiếm quá nửa chiều cao của cả tòa nhà. Điều này sẽ phần nào được lý giải khi đi thăm những ngôi nhà mái thuyền độc đáo của làng Tana Toraja có tên gọi là tongkonan. Chả hiểu sao nhìn kiến trúc này tớ thấy có sự liên quan với những ngôi nhà rông ở Tây Nguyên :shrug:




Bao quanh pháo đài cổ là bức tường được xây dựng bằng đá nguyên khối chỉ còn lại một vài góc nguyên vẹn, nội thất bên trong chủ yếu bằng gỗ được lau li láng bóng. Dãy nhà chính nằm phía tay trái từ cổng vào pháo đài chỉ có mô hình toàn cảnh của Makassar, của pháo đài cũ, một số bức tranh gần giống với hình thức sơn mài kể truyền thuyết những nhân vật quan trọng đối với lịch sử hình thành phát triển của Makassar. Đi lòng vòng sẽ có đoạn leo lên trên bờ tường của pháo đài, nói chung là với sự tò mò 1 chút thì thăm thú khu vực này cũng chả có gì khó.

Đứng phía trên tường thành có thể nhìn thấy biển đủ thấy vị trí đắc địa của pháo đài


Dãy nhà bên phải là nơi trưng bày các đồ dùng vật dụng của người dân bản điạ thời xưa, cả những công cụ và hình tượng của phong tục chôn cất ma chay - một phong tục rất tiêu biểu và mang nét văn hóa đặc trưng rõ rệt ở đây.

Đồ trang sức, vương miện và kiếm của hoàng tộc


Trang phục truyền thống trong những dịp quan trọng và cưới hỏi, những bức tượng khắc gỗ chân dung của người chết sẽ được đặt ở mộ của người đó trên các vách đá.


Những tượng gỗ có tên gọi là Tau tau này rất đắt, theo như bạn hướng dẫn nói thì tỉ giá quy đổi tương đương hơn 20 triệu đồng nhà mình 1 cái, càng to càng đắt. Và đối với người dân ở đây, cuộc sống sau khi chết vô cùng quan trọng, có khi còn quan trọng hơn cả khi sống nên nghe các phong tục cũng như quan niệm của người dân qua bạn hướng dẫn thì dường như họ sống cả 1 đời chỉ để chuẩn bị cho cái chết.

Để vào được nhà trưng bày này lại phải mất 1 lần vé nữa nhưng đã vào thì cứ tìm hiểu cả đi ạ. Phía sau dãy này có 1 hồ nước nhỏ và giếng cổ đã khô cạn. Do nắng và tâm lý không tích cực lắm sau khi bị thu tiền hướng dẫn nên tớ chả để ý bạn kia giới thiệu gì.

Lí do là thế này, bọn tớ lơ ngơ nên lúc vừa qua cửa gặp ngay 1 bạn hướng dẫn tưởng của ban quản lý khu pháo đài hóa ra không phải. Tuy độ cảnh giác cao nhưng bạn ấy rất bài bản biết cách chỉ dẫn kiểu định hướng chứ không ép uổng và bọn tớ cũng tặc lưỡi đi theo vì nghĩ sẽ tip tùy tâm. Ấy vậy mà bị bạn ấy hét giá cao ngất, phải ngậm ngùi trả đới, hức. Tuy nhiên cũng tranh thủ nhờ bạn ấy mối lái cho vụ xe cộ sau này nên đành an ủi nhau: thôi thì bọn mình làm chuột bạch. Chỉ dẫn đi chuyện trò 1 vòng mà bạn ấy "chém đẹp" của bọn tớ 400 rupiah mặt lạnh te và đây là chân dung của bạn ấy để mọi người có gặp thì nên có thỏa thuận hỏi kỹ trước

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,093
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top