What's new

[Chia sẻ] Togean island xanh hư ảo - Muốn đi là phải thật...MÁU

Kể ra cũng có tí ích kỷ vì cảm giác tận hưởng cái chốn tuyệt vời này thích quá, yên ả quá nên sợ nhỡ nó bị nhiều người biết đến thì bị mất đi vẻ đẹp hoang sơ, sự chân chất của con người lại...tiếc nuối. Nhưng mà có thông tin được từ đây, ấp ủ cũng từ đây nên việc giữ cho riêng mình cũng là không nên, nhề.
Togean (còn có tên khác là Togian) island là một cụm đảo nằm trong vòng tay rộng lớn của hệ thống đảo núi Sulawesi ở Indonesia. Nếu nhìn ngắm tổng thể đó là một cụm đảo tâm điểm của vùng lòng chảo biển rộng lớn lọt thỏm ở khu vực khá hẻo lánh xa xôi của Indonesia. Bởi việc di chuyển đến đây khá khó khăn do cần nhiều thời gian và thay đổi phương tiện nên cụm đảo này gần như là nơi dừng chân của những chuyến du hí dài ngày không quan tâm đến thời gian, chỉ quan tâm đến biển, đến những dải san hô tuyệt đẹp, những đàn cá chiu chít lấp lánh, những sự lười biếng không lo nghĩ thảnh thơi ngắm mặt trời mọc và lặn mỗi ngày.

Sẽ mất 4 ngày cho việc di chuyển bằng bus, bằng phà để đến được cụm đảo. Nếu có thể bay và bám theo hệ thống xe khách thì cũng may ra rút ngắn được gần 1 ngày. Vậy cứ xác định tối thiểu phải cần đến 1 tuần cho việc đến và đi. Bạn muốn dành bao nhiêu thời gian cho cụm đảo này thì cứ thế cộng thêm vào.

Nếu tặc lưỡi lắc đầu với hành trình có vẻ lê thê trên thì thôi tạm ngắm ít ảnh demo rồi suy nghĩ nhá

Nhìn từ làng chài Bajo



Cây cầu gỗ nối làng chài với đảo đã được thay bằng cây cầu khác chắc chắn hơn với trụ bê tông


View từ đỉnh đồi


Những chú "rái cá" nhỏ


Những làng chài "lơ lửng" giữa không trung


Một vài góc san hô của RIF No5, một dải san hô không thể bỏ qua được chụp từ đứa bơi chìm lặn nổi




Nếu thấy tạm đủ hứng thú cho các bạn quan tâm thì điều cần tiếp theo đấy là... MÁU LÊN NÀO(beer)
 
Bắt đầu cuộc hành trình chính thức với thông tin mù mờ từ Makassar mới là vấn đề nan giải cần xử lý. Nào là hỏi thông tin xe buýt, nào là hỏi giờ giấc rồi tính toán căn chỉnh...mọi thứ đều có vẻ không ổn so với lịch trình mong muốn vì sẽ phải lê thê từ chỗ nọ sang chỗ kia cho cả đội. Kế hoạch định ra là thuê xe vì Nữ hoàng lọ mọ rút kinh nghiệm từ một số chuyến đi Indo truyền thống trước đó. Mối manh đã bắt sẵn với bạn guide chặt chém ở pháo đài Rotterdam, âu nó cũng là cái liễn, chẹp. Bọn tớ hẹn hò rồi cứ ung dung đi chơi, đến giờ hẹn là về chiến đấu. Thật tình thì nhờ có căn cứ thuê xe ở các điểm của Indo trước đó thì mới hát bài mặc cả được chứ cũng nào đã biết quãng đường, kiểu đường và thời gian đi lại ra sao đâu, mù văn mờ tuyệt đối.

Biệt đội chia 2, 1 bên ngồi oánh thịt bò khô và Bintang ơ hờ cho 1 bên mặc cả quyết liệt. Bọn tớ thuê xe cho 4 ngày di chuyển từ Makassar đến thẳng cảng Ampana, nơi xuất phát để đi đến các đảo mơ ước. Các bạn tính là bọn tớ sẽ phải trả tiền cho 4 ngày đi và 4 ngày về??? Tớ cứ nghe Nữ hoàng lọ mọ và Nữ hoàng Bintang cùng bạn PA chém gió nảy lửa và đôi lúc có phần...gay gắt vì cái sự phải trả cho tận 4 ngày về. Đội mặc cả và bên thuê xe có lúc bất đồng quan điểm cao trào, lúc này bạn guide kia lại là người đứng ra xoa dịu để 2 bên chú ý đến việc tìm hướng thống nhất giá (không thì làm sao thương vụ thành công mà được phí môi giới chứ). Nói thật là mất cả tiếng để mặc cả rồi bỏ nhỏ bàn tàn, đã có lúc tớ thấy mọi người đứng lên không thống nhất được giá và tưởng là không thèm nhìn hay nói chuyện thêm chứ đừng nói là đồng ý.
Cuối cùng thì với sự xoa dịu đồng thời đàm phán qua lại thông qua bạn guide (việc này thì đáng ghi nhận) bọn tớ cũng đi đến được giá cuối cùng là 5.200 Rupiad (tương đường khoảng 430$) cho 6 ngày (4 ngày đi và 2 ngày về) cho 1 xe 8 chỗ (cả lái xe) ghế có thể ngả được thoải mái như xe...giường nằm.
Vụ thuê được xe xong tiện lợi cho bọn tớ mọi đằng và xe thì siêu dễ chịu và linh hoạt, lái xe thì lì sức và rất thuần thục, ưng lắm luôn. Tớ sẽ nói thêm vụ xe này cụ tỉ riêng để mọi người dễ hình dung.
 
Last edited:
Việc cân nhắc chọn lựa phương tiện hay tính giờ để đến được cụm đảo tuyệt đẹp này phụ thuộc hoàn toàn vào...lịch tàu/phà từ các bến Ampana hay Gorontalo ra đảo Wakai (đảo chính trung chuyển đến các đảo nhỏ thuộc quần thể Togean)

Vì vậy tớ gửi các bạn lịch được update đến tháng 7/2015 mà các bạn Lia Beach có nhé. Tàu từ Ampana đi có nhiều hơn và thời gian mất khoảng 4 - 7 tiếng (cụ tỉ cứ nhìn trong lịch sẽ rõ ạ).


Thời gian nhanh chậm rất đơn giản là vì như kiểu xe khách chợ dừng đỗ đón khách ở ít hay nhiều đảo phụ thuộc vào từng ngày nên cứ xác định là mất gần như nguyên ngày ở trên tàu/phà nên phải có kế hoạch kiếm cái gì để hoạt động cho đỡ bị tự kỷ, có thế thôi ạ. Nếu đi phà công cộng thì rất rộng rãi và có khoang máy lạnh kèm karaoke miễn phí (đồng nghĩa với chịu đựng nếu có bạn hăng quá cứ hát triền miên), ghế có thể ngả nhưng tốt nhất là kiếm quanh đấy cái đệm mà nằm thẳng lưng dưới chân cho lành. Tàu từ Gorontalo thì rất ít và thường đi đêm, thời gian trên biển là 13 tiếng xiên từ chiều hôm trước đến sáng sớm hôm sau và tớ chưa thử nên chưa có ý kiến. Hên là đôi khi chiều về từ Wakai có thể bắt gặp cá heo nhảy múa tung tăng vào buổi sáng (à, bọn tớ đã gặp và rú rít ầm ỹ như bọn dở hơi dù đã được gặp cá heo 1 đàn lừ lừ rên đường đi lặn ngắm san hô ở Malenge)

Một số thông tin tớ chụp ở quầy bán vé ở Ampana để mọi người có thêm, thời gian bọn tớ đến là vừa có đợt thay đổi giá vé phà






Và vé của bọn tớ đơi, các bạn ấy chỉnh cái roẹt luôn vào vé


Vậy nên đây chính là cơ sở để các bạn tính toán giật lùi lại lịch của mình nhá (beer)
 
Có nhiều cách để đi đến Ampana. Thời điểm bọn tớ đi mới chỉ có 2 cách duy nhất là: đường bộ hoàn toàn (cả chơi cả đi mất 04 ngày, đừng cố rút ngắn vì mệt và cũng phí dù đi bằng xe thuê riêng hay bus công cộng) và đường bộ kết hợp bay (về cơ bản thì cũng chỉ bớt được 1 ngày vì kiểu gì cũng phải nằm thở chờ ở Ampana 1 đêm.

Giờ đã có thêm 1 cơ hội khác dành cho những bạn nhìn con số ngày của bọn tớ mà thở dài ngao ngán (chính vì thế mà tớ máu đi đến chỗ này lắm mà rủ chả được ai). Trong cái buồn có cái vui là do 1 kế hoạch khác lỡ mà tớ có đồng minh đồng thời đồng minh ấy ú òa túm thêm được đủ quân số cho chuyến này đới (NT):D). Lúc bọn tớ đi nghe phong phanh bẩu tháng 3/2015 sân bay ở Ampana sẽ hoàn thiện để đưa vào hoạt động và bây giờ thì đã chính thức có lịch bay nên tớ ưu tiên trình bày trước cho phấn khởi (cũng lấy của bạn Lia Beach cho đẹp ạ)


Còn thông tin đặt vé thì ở đây (tớ ngại tran sờ lệt lắm ạ, hí hí)

Aviastar online booking is not available yet. You have to book over the phone through a travel agent who will hand over your flight ticket to you at the airport of your choice on the day you fly.
List of authorized booking agents:
• Ampana: +62 (0)852 4092 4843
• Luwuk: +62 (0)852 4091 8212
• Palu: +62 (0)822 9226 0055
• Gorontalo: +62 (0)813 4035 0983

Máy bay thì dư lày (bé nhưng có võ nên tớ đồ là chậm chân thì cũng có tị mong manh rớt lại hay thời tiết cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hành trình (ảnh của bạn Lia beach, ờ gên).


Nhờ có thế nên chúng ta sẽ có các cách bay như sau để tiết kiệm thời gian (nhưng tăng chi phí - một chút thôi ý mà) theo các hướng như sau:

- Việt Nam - Kul - Makassar - Luwuk, Palu, Gorontala - Ampana (có thể dừng ở Gorontalo đi phà ra Wakai)

- Việt Nam - Jakarta, Surabaya, Denpasar và các thị trấn lớn hơn của Đông Indonesia - Makassar - Luwuk, Palu, Gorontalo - Ampana ( như trên)

- Viêt Nam - Jakarta - Gorontalo - Ampana (như trên)

- Việt Nam - Singapore - Manado - Gorotalo - Ampana (như trên)

Các hãng nội địa của Indo bao gồm Lion, Garuda và Merpati, Wings, Sriwijaya, Trigana Air (chặng từ Manado đến Gorontalo)

Buồn cái là chưa có cái chuyến nào nó nối cho thẳng 1 phát từ Makassar đến Ampana cho nhẹ nhề, toàn ưu tiên các bạn thích bơi lặn từ phía Gorontalo hoặc muốn phát triển cái bến phà phía đó. Nói chung là trèo lên trèo xuống máy bay cũng như lên xuống xe buýt và cũng phải căn với chỉnh giờ bay khi nối chuyến. Vậy nên lúc đi cái vụ chuẩn bị này oải nhất, vợi nên chịu khó tìm hiểu thông tin tính toán nhá.

Chặng về bọn tớ có bay từ Luwuk đến Makassar hết 50$/người, cũng hên vì giá hợp lý. Có sự so sánh này vì có 1 bạn trong nhóm đi trước bọn tớ di cấn thời gian đặt vé sát giờ từ Makassar - Luwuak tính ra tiền Việt gần 2tr đấy.

Bay cũng mệt phết, nhề, vậy nên tớ bảo rồi, phải thật MÁU

À, tớ bổ sung vì thấy có 1 cách bay này khá ngắn gọn này, theo chỉ dẫn của bản đồ của các bạn Lia Beach nhá


P/s: Tớ đã thấy mấy ảnh bài đầu tiên trong topic này của tớ bị nhặt dùng trong cái trang foody.vn này rồi, tìm thông tin tự dưng thấy chứ không có được báo tiếng nào á, chiệp

http://travel.foody.vn/bai-viet/togean-lac-vao-thien-duong-o-indonesia-2856
 
Nhắc lại về phương án bọn tớ dùng: đường bộ hoặc đường bộ kết hợp bay.

1. Đường bộ: Với tối thiểu 4 ngày để đón các chuyến xe bus chạy ngày có nhưng chắc theo thông thường những chặng dài chúng ta thường chọn chạy đêm để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Có chuyến xe công cộng đi từ Makassar đến thẳng Ampana mất 30 tiếng, khởi hành từ 23h, đi qua Tentena, Pendolo và Palopo. Tuy nhiên nếu các bạn đi chắc chắn sẽ chẳng tội gì chọn phương án này.

Luwuk: Khởi hành hàng ngày lúc 21:00, mất 07 tiếng và chi phí 110 rupiah.
Palu: Khởi hành hàng ngày lúc 10:00 và 17:00, mất 09 tiếng và chi phí 120 rupiah.
Poso: Khởi hành hàng ngày lúc 10:00 và 17:00, mất 04 tiếng và chi phí 70 rupiah

Có trường hợp các bạn xuống sân bay đã ngay lập tức bắt được xe buýt đêm chạy thẳng đến được Toraja lúc 6h sáng (dĩ nhiên là thông qua đại lý du lịch và mua tour 2 ngày ở Toraja với cái giá hợp lý)

Theo phương án của bột giặt Toàn dân thì cứ hỏi tư vấn của chính các bạn lễ tân khách sạn ở Makassar là ổn nhất. Bọn tớ thấy đánh giá của cái Agung Hotel về phần này tốt nên mới chọn vì hoàn toàn mù tịt thông tin. Các điểm nhấn chính trên cung đường bộ là Rantepao (không thể bỏ qua vì đây là điểm tập trung những nét đặc trưng của những ngôi nhà mái thuyền và lễ tang đình đám của người dân) - Luwuk - Poso - Ampana.

Tớ rất thích thú với cung đường từ Rantepao đi đặc biệt chặng Luwuk với những con đường cây được kết lại như hàng rào tự nhiên 2 bên, chỉ giữ lại phần tán đan vào nhau trên đường còn phần cành và tán phía kia được tỉa sạch, cứ như đi trong đường hầm cây tự nhiên. Đôi khi là đám cọ reo trong nắng với biển xanh rì rào ngay bên cạnh, đường nhỏ, cua nhiều, bồng bềnh như sóng biển và rất sạch. Tớ đã thấy hình các xe bus chằng xe máy phía đuổi xe như khi bọn tớ nhìn thấy họ chằng hàng hóa ngất ngưởng trên đường vậy. Thế nên việc kết hợp bus và xe máy cũng không phải bất khả thi vì rất đáng để tận hưởng triệt để cái không gian và khung cảnh êm ả mê man ấy.

Hành trình bám theo xe khách này sẽ giúp việc giao lưu tìm hiểu được dễ dàng và thực tế hơn nhiều. Các bạn khỏi lo vì hệ thống giao thông của Indo tại đây khá tốt, lúc nào cũng có xe qua lại giữa các điểm dân cư lớn, khoảng cách ngắn thì đi xe buýt nhỏ (pete-pete) chính là loại xe xanh lơ mà tớ up ảnh ban đâu ý, xe đạp ba bánh (becak) hoặc xe máy-xe taxi (Bentor và ojek)
Có một vài lưu ý khi đi xe là các bạn chuẩn bị thuốc chống muỗi nhá, cây cối nhiều, người không sẵn đặc biệt là mấy bạn có lượng CO2 tỏa ra nhiều sẽ hấp dẫn các bạn cảm tử lao vào lắm đấy.

2. Đường bộ kết hợp bay: Như bọn tớ chặng về có kết hợp bằng cách đường bộ từ Ampana - Luwuk rồi bay từ Luwuk - Makassar. Tuy nhiên căn cứ vào các lịch bay ở các điểm tớ note ở bài trước thì các bạn cứ liệu tình hình để tính cho phù hợp nhất với mong muốn và lịch trình của mình nhá. Vé máy bay nội địa đặt online tại đây khá dễ dàng.

Còn đây là xe của bọn tớ: ghế xe ngả sâu, 6 ghế 2 hàng và 1 ghế cạnh lái, đây thực sự là 1 chiếc xe giường nằm thu nhỏ tiện dụng


Còn đây là bạn lái xe có cái tên...khủng bố ISS nhưng người thì nhỏ bé, ít nói vì không biết tiếng Anh, hiền lành và lái xe thì thần sầu, vào cua mà bọn tớ tưởng đi đường thẳng vì quá ngọt, đường có xóc hay không hầu như bọn tớ không biết vì phanh rất êm mỗi khi đến đoạn mấp mô chứ không đạp giật cục, dịu dàng giữ xe nhưng tốc độ ít khi thay đổi, chạy đêm dậy sớm như không, chẹp chẹp


Vì thế nên bọn tớ đã xin số liên lạc của bạn ấy ngay dù bạn ấy chỉ là lái thuê cho ông chủ kia, chẹp.


Số ở dưới là của 1 bạn hướng dẫn trung tuổi nhưng rất cường tráng, có vẻ là chuyên hướng dẫn cho các bạn lặn biển, người đã chỉ cho bọn tớ đến 1 làng chài hẻo lánh của người Bajo nằm nép mình giữa khe hẹp của 2 hòn đảo mà theo như bản đồ cầm tay của bạn ấy thì nó nằm giữa Togian và Talata Kon. Theo như bản đồ này thì sẽ thấy rõ điểm lặn Una Una mà các bạn yêu thích lặn biển sẽ không thể bỏ qua nằm khá xa, điểm để snorkeling hay điểm thấy cá heo, điểm bơi lội ngắm cá....Trông cái bản đồ này có vẻ nhiều thông tin cần thiết hơn cụ thể hơn nhiều nhề(NT)(NT)

 
Đến Rantepao, sau 1 hồi vòng vèo hỏi han bạn Iis đưa bọn tớ tới Duta88 Cottage, một điểm nghỉ theo đánh giá của tớ rất ổn về mặt hình thức bên ngoài nhưng bên trong hơi lủng củng tẹo. Duta 88 dựng lại hình ảnh ngôi nhà mái thuyền truyền thống của người dân ở đây trong một khuôn viên ngập tràn cây cối (và đương nhiên đính kèm muỗi nhưng ngại gì vì đã có soffell :D)


Nữ hoàng lọ mọ lại được đảm đương trọng trách to tát cho bài ca không bao giờ quên: mặc cả (c). Chiêu bài lần này là "tao là giáo viên, tao dẫn học sinh đi, bọn học sinh tao không có tiền đâu, mày lấy rẻ cho bọn tao...bla...bla" nên bọn tớ ở thành 3 phòng và bớt được 1 số. Tiền phòng ở đây bao gồm cả ăn sáng: trứng, bánh mỳ và trà hoặc cafe. À, cafe của các bạn ở đây là dạng bột xay xong bỏ vào nước hòa luôn chứ không pha fin nhá, tớ uống được 1 - 2 lần gì đấy xong là trút G7 thơm nức ra pha cho dễ chịu. Trước mỗi nhà đều có 1 ban công nhỏ để trà cháo cafe hay đọc sách buôn chuyện rất thỏa thuê và có cả cái giá gỗ phơi đồ (nhưng thời điểm tớ đi thì nhiệt độ không đủ để khô đâu)



Có thể tụ tập uống cafe ở chân cái nhà theo mô hình kho chứa lương thực ở giữa vườn như này


Ở đây có 1 lợi thế là nằm trên chục đường chính: đối diện có 1 nhà nhận giặt đồ...bằng tay theo cân rất rẻ, gần chợ, gần nhà thờ, ngân hàng, gần trường học nên buổi sáng được ngắm các cháu đến lớp vui lắm. Đây là hình ảnh các tiểu thư đạo hồi đến trường, kiêu sa lắm mà, chẹp


Trường nữ sinh


Việc đổi tiền rất cần thiết và chỉ nên thực hiện ở các điểm trung tâm lớn như ở đây. Rủi cái ngày thứ 2 ở đây lại rơi đúng ngày nghỉ nên bọn tớ không đổi được ở ngân hàng mà phải ra ngoài quầy giao dịch ở gần chợ (cũng chỉ có 1 cái á) nhưng tỷ giá hầu như không đổi.


Lưu ý:
Các bạn ấy sẽ không nhận USD có đóng dấu hay có vết gì nhé, chỉ nhận tiền mới nhé nếu không là bị từ chối đấy. Lần 2 bọn tớ vào đổi mà làm các bạn ấy hết sạch cả...tiền mặt :D
 
Last edited:
Điểm đầu tiên phải đến đương nhiên là làng ở Toraja, ngôi làng còn bảo tồn được khá nguyên vẹn một dãy nhà mái thuyền truyền thống. Buổi sáng đã có bạn Daniel tự nhận là guide tự do do bạn chủ nhà gọi đến giới thiệu sau đề nghị của "giáo viên". Chi phí cho 2 ngày bạn ấy dẫn bọn tớ đi quy ra tiền Việt là khoảng 450 - 500k cho ngày đầu tiên, ngày thứ 2 tầm khoảng 150k.
Mời mọi người xem qua hình ảnh trước rồi tớ dài dòng tí sau cho đỡ nhọc mắt nhá (beer)

Có sự đối xứng này là vì nhà ở (nhà to) 1 bên và bên kia (nhà nhỏ) chính là kho chứa thực phẩm (thóc, lúa...)








Mới


Một nhà nằm trước khu rừng nơi có cây chứa các sinh linh nhỏ bé chưa được sinh ra hoặc sinh ra đã mất

 
Last edited:
Ngôi làng được tất cả các du khách muốn đến đây chính là làng Kete Ketsu, một ngôi làng kỳ lạ ở giữa cánh đồng lúa rộng lớn giấu trong miền rừng núi của Nam Sulawesi và là ngôi làng lâu đời nhất trong các huyện Sanggalangi, được cho là không hề thay đổi trong 400 năm qua. Ngôi làng của 20 gia đình với 8 "Tongkonan" hoàn chỉnh với các vựa lúa đối xứng. Theo truyền thống chỉ có những người cao quý mới được phép xây Tongkonan và số lượng sừng trâu treo trước nhà chính là thể hiện sự cao quý đó. Theo lịch sử hình thành phân cấp thì đó là những người thuộc tầng lớp Tana Bulaan và Tana Bassi (tana: đẳng cấp, Bulaan: vàng, Bassi: sắt). (Nhưng theo đẳng cấp nếu các bạn trong tầng lớp này li dị vợ thì Bulaan sẽ phải đền vợ 24 con trâu, Bassi: 10 con trâu, hí hí).

Theo truyền thuyết, ngôi nhà mang biểu tượng của sự hòa hợp giữa trái đất và bầu trời (thiên đường): trái đất là hình vuông được bao quanh bởi cái cây cột nơi muôn loài sinh sống, mái nhà chính là hình ảnh của thiên đường nằm phía trên bao phủ bình yên. Một ý nghĩa khác mang tính lịch sử về hình dáng giống như chiếc thuyền của mái nhà là vì tổ tiên của người Toraja đến đây bằng thuyền từ đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Trung Quốc.

Đây là một trong những ngôi làng khá kỳ lạ trong khu vực Toraja cũng mang đậm màu sắc văn hóa kỳ lạ hấp dẫn vừa bởi sự tò mò và thêm chút rùng mình. Mặc dù là những người sùng đạo Cơ đốc nhưng họ vẫn duy trì niềm tin tâm linh của mình về cái chết, gửi gắm người chết trong các nghi lễ xa hoa.

Các Tongkonan là nhà ở gia đình mà các gia đình thường không sống. Thay vào đó, được sử dụng để lưu trữ các xác ướp của người chết trong khi các gia đình tiết kiệm đủ tiền cho đám tang, trị giá hàng ngàn, thậm chí hàng chục của hàng ngàn đô.

Theo truyền thống, trong thời gian này, gia đình coi người chết vẫn còn sống, nhưng bị bệnh? Các xác chết được mặc quần áo hàng ngày và phục vụ các bữa ăn thường xuyên. Nghe nói rằng một số ngôi làng xa xôi hẻo lánh vẫn duy trì một nghi lễ cổ xưa, nơi Shaman (tớ hiểu thì như là pháp sự, thày cúng...) đặt thần chú trên cơ thể ở phần cuối của tang lễ và người chết "tự mình" đi đến phần mộ của họ! Mọi người thử Google "Toraja Death" sẽ có một số kết quả như phim kịnh dị (tớ chả muốn thử, hị hị)
 
Mái của Tongkonan được làm bằng tre và các vật liệu tự nhiên. Rất nhiều hoa văn chạm khắc trên tường nhà có nguồn gốc từ các họa tiết thực vật và động vật gợi nhớ của cuộc sống hàng ngày đơn giản gần gũi như dây leo bí ngô, nước và động vật như cua, nòng nọc, cỏ dại nước, vv thể hiện khả năng sinh sản.


Một số họa tiết được khắc trên những tấm gỗ làm quà lưu niệm với các màu sắc cơ bản: đen và đỏ


Chạm khắc khác mang hình ảnh của con trâu là biểu tượng gia truyền hoặc thể hiện sự tràn trề lúa gạo, lương thực. Tất cả những họa tiết đều được kết nối với mong muốn giàu có và phong phú. Nhưng bí ẩn nhất trong các họa tiết được tìm thấy trên mặt trước của một tongkonan là biểu tượng katik, một con chim cổ dài lớn với một cái mào trên đỉnh đầu. Một số người cho rằng đây là chim Hồng hạc, một loài vật được sử dụng làm họa tiết trang trí trên khắp Đông Nam Á.


Hướng của các Tongkonan có ý nghĩa vũ trụ học, và thiết kế của các đồ trang trí chạm khắc trên mặt trận có ý nghĩa tượng trưng vì nó có chứa một loạt các thông tin về hệ thống cấp bậc và cấu trúc xã hội, và các mối quan hệ với thế giới của những linh hồn. Do có sự gắn kết với tác giả tạo ra nên Tongkonan luôn hướng về miền Bắc.
 
Đi về phía sau của ngôi làng chừng 100m là một "bảo tàng lộ thiên" những quan tài treo chênh vênh trên vách đá dựng đứng hoặc trong các hốc đá khuất và cả một số có vẻ được khai quật "bày biện" quanh bậc thang xây thô sơ cho khách du lịch được tiếp cận gần hơn.

Thực ra nếu tò mò một chút hẳn các bạn cũng thấy không quá lạ lẫm với hình thức huyền táng này. Gần đây nhất Việt Nam cũng phát hiện được một số quan tài được treo ngay trên vách núi Sông Đà thuộc địa phận Sơn La - Mộc Châu. Còn chắc được biết đến một cách đình đám nhất là những quan tài treo có cách thức giống ở đây nhất là ở khu vực Tứ Xuyên - TQ.

Niên đại của các quan tài này tớ cũng không chắc chắn về con số vì có nhiều thông tin lệch nhau quá nhưng nó cũng có hàng trăm năm trước đây. Có lẽ vì thế khi đến đây chỉ cảm thấy khí lạnh của núi rừng và tự sự hơi rùng mình mang lại chứ tuyệt nhiên chả thấy mùi mẽ âm u gì cho lắm dù tớ cũng mò vào tận đoạn cuối nơi có 1 cái hang nhỏ với nhiều xương xẩu đầu lâu và tiền mới cúng viếng:shrug:

Lối lên để tận mắt soi vào bên trong quan tài


Những quan tài trên vách. Theo như tớ tham khảo thì mỗi một giá đỡ bằng gỗ này thường chỉ đỡ 1 cái, mấy cái dưới chắc được tập kết chung :D





Cận cảnh, nào :D lên nào

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,131
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top