What's new

[Chia sẻ] Trung Đông - Israel - Jerusalem - Palestine

Tôi không biết nên bắt đầu topic này như thế nào nữa.

Không giống những chuyến đi và những topic trước, hình như có gì đó khiến tôi chậm lại, phải chậm lại, từ từ với tất cả những gì sẽ chia sẻ. Khi lập topic "Vùng nóng Trung Đông" bằng điện thoại tại nơi đó, tôi cũng chưa thể viết nhiều. Và khi topic bị mất đi, cũng là một điều níu kéo.

Lập topic về cả chuyến đi có lẽ cũng hơi quá dài, mà tôi thì thích nhìn sâu về từng miền đất nhỏ hơn là cả một khoảng mênh mông. Cũng vì thế, có lẽ topic này sẽ bắt đầu và chủ yếu viết về Jerusalem, nơi tôi đã từng mong ước đến, và đã đến, trong một chuyến hành trình đầy trắc trở nhưng cũng thật sâu, rất sâu.

Có lẽ tôi viết sẽ rất chậm, mong mọi người thông cảm...
 
Dome of the Rock

Tâm điểm của Núi Đền, cũng là nơi cao nhất, là Đền thờ Khối đá (Dome of the Rock). Lịch sử thăng trầm hàng nghìn năm trải qua nơi đây như là điểm hội tụ thiêng liêng.

Với niềm tin đây là Bàn thờ đầu tiên thờ Thượng đế, người Do Thái đã dựng Ngôi đền Thứ nhất, Thứ hai tại đây. Người La Mã dựng đền thờ thần, người Kitô giáo dựng Nhà thờ, và người Hồi giáo dựng đền thờ.

Đền thờ Khối đá của Hồi giáo chỉ là nơi hành hương, không phải giáo đường dành cho các lễ cầu nguyện tập thể (Mosque). Giáo đường chính là Al-Aqsa nằm về phía Nam của Đền thờ này. Đền phần dưới hình bát giác, phía trên là một mái vòm tròn theo kiến trúc Byzance, được dựng khoảng năm 690, và kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn đến nay. Phần mái vòm trước kia lợp ngói, sau đó năm 1964 vua Jordan đứng ra kêu gọi thế giới Ả Rập bỏ tiền làm lại mái bằng kim loại, bên ngoài dát vàng thật. Mái vòm trở thành biểu tượng rực rỡ nhất trong ánh nắng của Jerusalem.

58124418.jpg
 
Dome of the Rock

Đền thờ Khối đá được xây trùm lên một khối đá mà người Hồi giáo cho rằng đó là Tảng đá khởi thủy, tảng đá mà Tổ phụ Abraham đã hiến tế con trai mình cho Thượng đế, bên dưới nó có Giếng Linh hồn.

Tiếc thay, nơi này chỉ dành riêng cho người Hồi giáo, cửa đóng rất chặt với dân du lịch như chúng tôi. Đành đứng bên ngoài chụp vậy. Xung quanh Đền thờ khảm kín mosaic, nếu so với các đền Hồi giáo hoành tráng khác thì có vẻ cũng khôgn phải là tinh xảo lắm, chỉ có các hoa văn vuông đơn giản, thiếu vắng các dây hồi văn quấn quýt đan xen vốn là đặc trưng của trang trí Ottoman. Bù lại, phía trên có một dãy thư pháp Ả Rập viết các dòng kinh Qu'ran khá tinh xảo.

58124393.jpg


Bên trong đền thờ thì thế này, ảnh sưu tầm trên mạng:

58234972.jpg
 
Temple Mount

Quanh Núi Đền là những bức tường thành cao. Phía Bắc tường thành trở thành khu trường học của Hồi giáo. Lũ trẻ con Palestine trong lớp học thấy có người chụp ảnh thì cũng rất hào hứng làm dáng, cho đến khi cô giáo chúng nhắc nhở mới thôi.

58124598.jpg


58124593.jpg
 
Golden Gate

Ở phía Đông của Núi Đền có một cổng, mở thẳng ra sườn núi. Xưa kia từ bên ngoài muốn lên được cổng này cũng phải leo đường núi rất khó khăn. Đó là Cổng Vàng.

Kinh Do Thái nói rằng: Đấng Cứu chuộc Messiah của người Do Thái sẽ tiến vào qua cổng này, và xây dựng lại Đền thờ. Bởi thế người Thổ Ottoman khi tu sửa thành phố cũng đã xây bịt kín cổng này luôn, để chẳng còn đường nào vào nữa. Vậy là đã hơn 500 năm qua, tòa cổng chỉ còn là một khối xây im lìm lạnh lẽo.

58124602.jpg
 
Olive Mountain

Đứng trong thành, chúng tôi nhìn qua các lỗ châu mai cổ xưa, nhìn sang núi Olive (Ô-liu, núi Cây dầu). Núi này nằm ngoài thành Jerusalem, rất nổi tiếng vì là nơi Jesus đã cầu nguyện lần cuối, là nơi Giuđa phản Chúa,... Ngày nay, một nửa núi là nghĩa địa của người Do Thái. Người Do Thái nào cũng mong ước khi qua đời được chôn cất nơi đây.

Thung lũng hẹp nằm giữa Núi Đền và Núi Olive là thung lũng Kidron, được cho là nơi Thượng Đế sẽ phán xử tất cả các linh hồn vào ngày Tận Thế.

Nhìn sang núi Olive

58124634.jpg


Một ngôi mộ Do Thái cổ, xây khoảng đầu Công nguyên

58124637.jpg
 
Re: Trung Đông - Israel - Jerusalem

Không giống những chuyến đi và những topic trước, hình như có gì đó khiến tôi chậm lại, phải chậm lại, từ từ với tất cả những gì sẽ chia sẻ. Khi lập topic "Vùng nóng Trung Đông"Tiếc rằng ngày về cũng là ngày Ai Cập hân hoan khi Mubarak từ chức. Chúng tôi vô duyên và không có may mắn được chứng kiến những ngày lịch sử của đất nước Ai Cập.Dẫu gì thì Ai Cập cũng là nơi chào đón đầu tiên, và để lại trải nghiệm có thể nói là vô cùng hiếm có. Điều may mắn (chưa trọn vẹn) ấy chắc sẽ rất ít người được trải qua.

(Sẽ có ngày quay lại, Ai Cập ơi !)Trong mọi cuộc biến động, rút cục cũng chỉ những người dân thường là phải lãnh chịu nhiều nhất. Sau bước xuống của người này và bước lên của người kia là hàng trăm mạng sống, hàng triệu giọt máu. Tuy nhiên, họ cũng đã thành công ở một mức nào đó. Mong rằng sa mạc sẽ không bao giờ quên tên họ...-----------------------------------------------------------------------cảm ơn vì bài viết hay của ban .đã mang một trái tim cộng đồng của con người Việt Nam...chia sẽ nỗi đau cùng người dân vầ đất nước Ai Câp _xa xôi..... đang phải ganh chiu nhiều thử thach mới đối với :vận _mệnh_ dân _tộc, của ho. .. Tôi vô cùng cảm kích trứơc tâm lòng của bạn dành trong bài viết này . Bài viết của ban là một cách chia sẻ nhân bản , về mọi góc độ tốt nhất, về tình yêu thương nhân loại./ )Thanks u. chúc bạn tất cả ...đều may mắn và luôn có những việc làm tốt, phát triển cho sự kế thừa ( một xã hội tốt đẹp toàn cầu:L
 
Re: Trung Đông - Israel - Jerusalem

Đọc topic của bác làm em thừ người nhớ lại chuyến đi của em đến Israel cách đây 5 năm. Tụi em cũng đi như bác Autum, theo lời mời của Massav thuộc bộ ngoại giao Israel tài trợ trong 2 tuần, đoàn em là đoàn thứ 3 đi theo chương trình này, nhưng đoàn gồm toàn các lãnh đạo doanh nghiệp (em là phọt phẹt nhất), đi làm việc với các doanh nghiệp telecom ở Tel Aviv và Jerusalem và dự Israel Telecom Exhibition, và cũng ớ Shefayim Kibbutz. Và được họ đưa đi chơi 3 ngày qua Old Jaffa, Jerusalem, Jericho (chút xíu thôi) , Dead Sea
Quả thực đó là một chuyến đi vô cùng ấn tượng với em cũng như các thành viên trong đoàn, ấn tượng từ buổi đầu offline với đại sứ Israel ở HN, với an ninh hàng không của ElAl tại Bangkok lúc đi, tại Ben Gurion lúc về, ấn tượng về từng hòn đá, con phố nhỏ hàng nghìn năm tuổi mà viết về nó có lẽ phải một pho sách.
Em có một điều rất tiếc là trước khi đi em không tìm hiểu được nhiều về lịch sử Israel và tôn giáo cổ đại. Em đang chuẩn bị đi công tác thì sếp gọi lên chìa vào mặt em cái giấy mời của sứ quán Israel hỏi: Mày có thích đi không. Em chỉ liếc qua thấy Israel là mắt sáng như cháy nhà và gật cái rụp, đi đâu chứ đi israel thì chết cũng chơi, chỉ kịp quẳng cái passport cho bọn hành chính lo thủ tục rồi đi luôn 1 mạch. Về chỉ kịp dự buổi gặp mặt của ông đại sứ trước khi đi. Ông đại sứ nói vài điều em vẫn nhớ mãi
- Cũng giống Việt nam chúng mày bị đô hộ 1000 năm, bọn tao bị đô hộ hơn 2000 năm, nhưng chúng tao vẫn giữ được nhưng bản sắc rất riêng của người do thái
- Chúng mày có Hợp tác xã, còn Israel có Kibbutz nhưng HTX của Isreal mới đúng nghĩa và thực sự phát triển và em được chứng thực điều này khi ở Shefayim 2 tuần, ăn trưa và tham quan Three Olives Kibbutz ở gần Jerusalem
- Ông ta hỏi: Ai đã đến Mỹ; ½ đoàn giơ tay; “ ok, nếu ở mỹ thấy người mang súng vào ngân hàng thì đó là cướp nhà băng, còn ở Israel đó là chuyện bình thường, vì khá đông nhân viên nhà băng là lính dự bị, được vũ trang đầy đủ, và mang súng đi làm, khi có chiến sự họ sẽ đi thẳng từ nơi làm ra đơn vị chiến đấu”
Và ấn tượng đầu tiên là có lẽ ½ dân Israel mặc quân phục, thanh niên 18 tuổi nam đi lính 3 năm, nữ 2 năm rồi làm gì thì làm. Học sinh trung học cũng được huấn luyện và trang bị vũ khí, buổi chiều đi siêu thị, bọn em ngồi ngắm các cô bé học sinh do thái khoác quân phục rất xinh, đeo M16 với băng đạn cài ngang đi shopping ríu rít. Lúc đầu còn e ngại, sau bọn em ra xin chụp ảnh chung và các cô cũng rất vui vẻ. Các cô receptionist tại các công ty em đến rất xinh, nhưng cũng đeo súng đạn quanh người. Vào siêu thị cũng bị xét đồ rất kỹ, nhưng bọn em bảo bọn tao là Vietnamese thế là an ninh phẩy tay cho qua hihi.Xe bọn em đi thăm quan cũng có 2 chú an ninh ôm súng ngồi cuối xe để bảo vệ.
Em cũng đi qua đúng như nơi bác Chitto đi qua ở Old Jaffa, vào cổng Dung Gate ở Old City của Jerusalem, qua những con phố nhỏ như đường hầm, Cổng đá gần nhà thờ mộ chúa v.v…và thấy các bạn Công giáo trong đoàn sùng kính thế nào khi sờ tay vào phiến đá khâm liệm Chúa.
Lúc ở làm thủ tục ở Suvarnabhumi, dù được báo trước nhưng em vẫn choáng khi cô bé an ninh của El Al trẻ măng, ăn mặc rất hihop mặt tỉnh bơ nói: “ Israel không cần du khách, tao có thể từ chối cho mày lên máy bay mà không cần giải thích, nếu mày không qua được các thủ tục phỏng vấn và kiểm tra an ninh”. Quẳng thư giới thiệu của sứ quán ghi đích danh tên em sang một bên. Các cô bé, cậu bé an ninh quần đoàn em mất 3h đồng hồ.
Khó là thế, mà em đến Jerusalem đúng vào thứ 7, mới vào đến con dốc nhìn xuống nghĩa địa của người do thái đã thấy xe chở du khách đủ các quốc tịch ùn ùn đổ xuống.
Và do không tìm hiểu trước. Chị phiên dịch của Sứ quán Israel đi cùng ấm ớ nốt về khoản lịch sử, tôn giáo, du khách lại đông khủng khiếp, nên em cũng chỉ nghe lõm bõm nhưng gì Tour Guide nói, chủ yếu là hiểu qua guide book đọc khi đi trên xe.
Và đọc bài của bác Chitto em hiểu hơn nhiều điều
Cảm nhận về chuyến đi, về đất nước, con người Israel thì vô cùng nhiều, viết ra sợ loãng topic của bác, và về độ uyên bác thì bác Chitto là số 1 rồi. Em xin mượn bác câu nói này để nói xúc cảm của em khi đứng trước Jerusamlem:
“Bước qua cổng thành, tôi hiểu rằng mỗi tấc đất ở đây đều thấm máu và nước mắt. Mỗi viên gạch ở đây đều mang những giá trị lịch sử. Mỗi tảng đá đều chứng kiến bao thăng trầm vinh nhục. Dẫu có cố công bao nhiêu cũng không thể chụp hết, đến hết các dấu tích lịch sử nơi này. Do đó nhiều lúc máy ảnh trở thành thứ vô nghĩa. Chỉ có nhìn, và cảm nhận là còn mang về được chút gì nơi đây”
Có 1 điều em muốn hỏi bác Chito là Tại sao lại có khu của thiên chúa giáo Armenia tại khu thành cổ, và nó có liên quan gì đến Armenia ngày nay không.
Cám ơn bác
 
Re: Trung Đông - Israel - Jerusalem

Có 1 điều em muốn hỏi bác Chito là Tại sao lại có khu của thiên chúa giáo Armenia tại khu thành cổ, và nó có liên quan gì đến Armenia ngày nay không.

Người Armenia ở Jerusalem và người ở quốc gia Armenia hiện nay là một dân tộc bạn ạ. Dân tộc Armenia có lịch sử và truyền thống rất lâu đời, từ trước công nguyên rất lâu, không kém gì các dân tộc ở vùng Lưỡng Hà như Ba Tư, Do Thái... Từ khi người Do Thái lập quốc thì người Armenia cũng đã di cư nhiều nơi rồi. Cho đến trước Công nguyên thì người Armenia đã sinh sống xung quanh Jerusalem khá nhiều. Nên nhớ rằng nhà nước Do Thái đã sụp từ 500 năm TCN, và vùng đất đó có rất nhiều dân tộc khác cùng sinh sống.

Khi La Mã xâm chiếm Jerusalem, đuổi người Do Thái, thì các dân tộc khác vào sống trong thành phố, trong đó có người Armenia. Armenia cũng là dân tộc và quốc gia chấp nhận Kitô giáo từ rất sớm, thậm chí họ cho rằng họ là những người theo Kitô giáo đầu tiên, lập nên nhà thờ đầu tiên, là đất nước nhận Kitô giáo làm quốc giáo đầu tiên. Cho đến khi La Mã công nhận Kitô giáo thì họ đã định cư hàng trăm năm ở Jerusalem rồi. Ngay trong thời kì Hồi giáo nắm giữ Jerusalem, người Armenia Kitô giáo vẫn không dời đi, mà kiên trì ở lại. Và sau đó suốt cả chiều dài lịch sử, họ vẫn ở đó, dù không nhiều, nhưng luôn có.

Có thể nói khu Armenia là cộng đồng sinh sống liên tục lâu dài nhất ở Jerusalem, trải qua biến thiên lịch sử, tôn giáo, họ vẫn kiên trì bám trụ ở đó. Ngày nay đến đó, dễ thấy đây là khu bình lặng nhất, vắng vẻ nhất. Thế nhưng dường như khu vực đó cũng bí hiểm nhất, nơi mà khách du lịch hầu như không tìm hiểu được gì về đời sống người dân sau những bức tường đá.
 
Re: Trung Đông - Israel - Jerusalem

Mình sưu tập và được xem nhiều bộ phim Istrael, hoàn toàn không liên quan tới chiến tranh với thế giới Hồi giáo và họ cũng có cuộc sống giống chúng ta.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,145
Bài viết
1,173,963
Members
191,969
Latest member
kingfunplay
Back
Top