What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Hình a yilka chụp đẹp thế, hàng khủng có khác. Chắc a yêu thơ lắm đây, viết câu nào cứ như thơ ấy keke. tks bài viết và những thông tin cũng như hình ảnh màu sắc rất đẹp của anh. Ươc j được có bộ file gốc hình Tây Tạng của anh nhỉ, hì
 
Re: Ngày 5: Thăm thú Lhasa (Phần 4: cung điện Potala)

Người viết may mắn trong lúc sắp rời khỏi Hồng Cung đã kịp mua cuốn sách The Potala của Unesco, ấn bản 1993 giá 160RMB, dành riêng để giới thiệu về cung. Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala! sau khi mua, cuốn sách được đóng một triện màu đỏ 3 thứ tiếng Anh-Tạng-Trung: A Souvenir of the Potala Palace ^^ Sách dày 165 trang, tất cả đều in màu chụp lại toàn bộ các điểm nhấn kiến trúc của Potala, các điện thờ quan trọng của Hồng Cung và Bạch Cung, những Stupa chính cùng các pho tượng Phật quý giá cất bên trong cung, kiến trúc mái vòm kinh điển của cung ... Đây là 1 tài liệu tham khảo cực kỳ quý giá để khách phương xa hiểu được những giá trị văn hoá và thấy hết vẻ đẹp mà cung Potala sở hữu. Xin được giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh chụp lại từ sách, những hình ảnh này hầu như chưa xuất hiện trên mạng, và kể cả có đi thăm Potala ngày nay chắc cũng khó lòng mà mục kích được:

Anh yilka ơi cuốn này có 2 loại, loại nhỏ A5 giờ 140Y rồi, cuốn lớn thì 260Y anh ạ, a mua lâu chưa mà có giá 160Y vậy ạh? hic
 
@ congchuadiana: thanks e, hy vọng sẽ có dịp gặp gỡ và đàm đạo với e thêm :)

@ hylong: cuốn 'The Potala' của anh là bản A5 giá 140 RMB (mà a mua với giá 160 RMB) đó em :D cuốn to kia nặng quá nên a ko mua hihi Về ảnh e muốn lấy file gốc cũng được, có gì gặp e ở VN a copy cho, vì toàn bộ ảnh thì nhiều và dung lượng hơi lớn tẹo :D Thanks e đã đọc và ủng hộ.
 
Cám ơn bạn Yilka về những thông tin và hình ảnh tuyệt đẹp về Tây Tạng. Mình cũng định sẽ làm một chuyến qua Tây Tạng vào năm sau, chắc khoảng đầu tháng 5. Visa xin vào China thì không khó nhưng Tibet travel permit thì mình chưa biết xin cách nào. Mình hiện đang ở bên Châu âu nên chắc là mình sẽ ghé qua Hongkong hay Chengdu trước rồi từ đó thông qua một ct du lịch nào đó để xin Tibet travel permit sau ( thấy bảo trên net là khi xin visa vào China thì đừng nói là ghé Tây Tạng, có nguy cơ bị từ chối cấp visa ). Mình đi du lịch một mình nên chỉ cần mình có Tibet permit rồi thì khi đến Lhasa mình sẽ ghép đi tour chung với người khác qua ct du lịch ở Lhasa ( vì bắt buộc phải đi theo group đấy, với lại đi ghép tour vậy chi phí cũng rẻ hơn). Cũng đang lưỡng lự không biết là có dể dàng đi tiếp qua Kathmandu, Nepal không nữa? Nếu từ Kathmandu quay lại Tibet thì có cần phải visa hay Tibet travel permit lần nữa không vậy? Có bạn nào thử qua chưa thế thì cho mình thêm tý thông tin nhé. Thanks
 
Cám ơn bạn Yilka về những thông tin và hình ảnh tuyệt đẹp về Tây Tạng. Mình cũng định sẽ làm một chuyến qua Tây Tạng vào năm sau, chắc khoảng đầu tháng 5. Visa xin vào China thì không khó nhưng Tibet travel permit thì mình chưa biết xin cách nào. Mình hiện đang ở bên Châu âu nên chắc là mình sẽ ghé qua Hongkong hay Chengdu trước rồi từ đó thông qua một ct du lịch nào đó để xin Tibet travel permit sau ( thấy bảo trên net là khi xin visa vào China thì đừng nói là ghé Tây Tạng, có nguy cơ bị từ chối cấp visa ). Mình đi du lịch một mình nên chỉ cần mình có Tibet permit rồi thì khi đến Lhasa mình sẽ ghép đi tour chung với người khác qua ct du lịch ở Lhasa ( vì bắt buộc phải đi theo group đấy, với lại đi ghép tour vậy chi phí cũng rẻ hơn). Cũng đang lưỡng lự không biết là có dể dàng đi tiếp qua Kathmandu, Nepal không nữa? Nếu từ Kathmandu quay lại Tibet thì có cần phải visa hay Tibet travel permit lần nữa không vậy? Có bạn nào thử qua chưa thế thì cho mình thêm tý thông tin nhé. Thanks

Thanks bạn Icarus :) Nếu bạn định đi Tibet thì cũng ko khó khăn lắm, thực ra đi Tây Tạng tốn kém và cần chuẩn bị về sức khỏe + tiền bạc là chính, chứ thủ tục giấy tờ thì đơn giản, vì đã có cách sẵn rồi, cứ thế mà làm thôi. Bước 1 là bạn cần mua vé máy bay vào TQ, sau đó đi xin visa du lịch như thường lệ, tất nhiên ko nói trong visa là đi Tây Tạng (như bạn đã nói). Tiếp theo bạn liên hệ với agency ở Thành Đô , Bắc Kinh, hay Thượng Hải (tùy vào điểm bạn sẽ bay vào), họ đều có các 'tour' cho 1 người trở lên để đưa bạn vào và ra Tây Tạng với giấy phép hợp lệ + xe tàu vv... Bạn cũng có thể email sớm cho các agents này và nói luôn là sẵn sàng ghép tour với bất kỳ nhóm nào nếu tình cờ đi trùng thời điểm, còn nếu ko thì cứ đi 1 mình cũng ko phiền hà gì, chỉ có điều chi phí lớn hơn.

Về việc từ Tây Tạng qua Kathmandu thì ko khó khăn, vì Nepal có visa on arrival, xuống sân bay Nepal xin là được. TUy nhiên sau khi đi Nepal rồi mà bạn muốn quay lại Tây Tạng thì ko dễ dàng, lúc đó bạn phải xin visa TQ cấp tại Nepal thì mới đi được (kể cả bạn có multiple visa xin sẵn rồi, nhưng nếu đi từ Nepal sang là nó biết ngay đi Tây Tạng, nó sẽ ko chấp nhận!).

Lộ trình của mọi ng thì thường đi Tây Tạng, 'tiện' ghé Kathmandu, Nepal rồi từ Nepal bay về. Hoặc ngược lại, đi Nepal rồi sang Tây Tạng; theo cách này để tránh phiền hà thì nhiều người apply tour 1 mạch từ Nepal luôn, agents sẽ đưa bạn đi từ Nepal, thăm vùng Ngari (giáp ranh Tây Tạng - Nepal) rồi lái xe vào Lhasa => thú vị nhưng tốn kém và cần 2-3 tuần mới đủ. Bạn có thể tham khảo các topic đi Tây Tạng trên Phượt, nếu có chỗ nào bạn cần thêm thông tin thì cứ post lên hỏi mọi người, sẽ có hồi đáp :) Chúc bạn sớm lên đường vui vẻ ^^

==

@ Codet: thanks bạn hihi, có điều chữ hơi bé, ảnh lại bị photobucket nó compress xíu nên đọc hơi mờ :D con đường mây trắng của Codet mang màu nâu nhiều hơn nhỉ :p May sao giấc mơ 10 năm này ko phải giấc mơ Dương Châu, bừng con mắt dậy thấy mình hạnh phúc vì đã có dịp đến nơi đây. Sẽ có nhiều thập niên nữa qua, thế hệ sau của chúng ta sẽ tiếp tục nối dài giấc mơ khi trước :)
 
@Yilka: cảm ơn bạn vì bài chia sẻ rất công phu và vô cùng hữu ích. Bạn có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm về điện thoại di động và GPS khi đi Tibet không, cụ thể mình muốn tìm hiểu các vấn đề sau:
-Với dân du lịch tại Tibet, nên sử dụng hình thức điện thoại di động nào là tiện nhất (có lẽ là thẻ/thuê bao trả trước chăng?)
-Nếu là thẻ điện thoại, giá cả "khoảng khoảng" thế nào :)
-Điện thoại mình có tích hợp GPS, chức năng này sử dụng thông qua chức năng điện thoại, nên 0 biết sử dụng thẻ/thuê bao trả trước tại Tibet họ có cho mình sử dụng GPS không? Lang thang mà 0 có GPS thì buồn lắm :)

Cảm ơn Yilka :)
 
@ klown13: cảm ơn bạn đã ghé đọc và comment. Về GPS trên điện thoại trong Tibet thì mình chưa có kinh nghiệm vì ko subscribe data plan trong TQ nên đt ko truy cập Internet đc, đt của mình load map từ internet rồi dùng tín hiệu gprs hay edge hay 3G - giả sử đã có data plan - để ping-point ra location, cách làm này trong TQ ko đc vì SIM đt hồi đó mình dùng là của Sing và roaming, chỉ nt hoặc đt (với giá cắt cổ) đc thôi.

- Giả sử bạn ko dùng roaming thì nên mua sim đt trả trước ở TQ giá cũng rẻ thôi. Ở Tibet bạn sẽ thấy vô số các chỗ bán sim và thẻ nạp tiền, China Unicom chẳng hạn. Nhưng để hạn chế việc bị để ý và hỏi xem passport khi mua thì tốt nhất là bạn mua SIM và kích hoạt ở nơi khác trước khi vào Tây Tạng (vd: Thành Đô, Nam Ninh Hữu Nghị Quan, Côn Minh vv...). Giá sim khá rẻ, vài chục tệ, trong tài khoản có thêm vài chục tệ nữa, đủ cho bạn nt và gọi (ngắn) trong 7-10 ngày lận.

- Nếu bạn thực sự rất cần GPS thì có lẽ nên mua 1 cục native GPS mang theo, chuyên nghiệp và chắc chắn hơn so với dùng trên đt :) Chúc bạn như ý!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top