What's new

[Chia sẻ] Trường Sa ... viết về nơi tôi đã một lần đến

Trước hết tôi rất xin lỗi vì lời hứa viết ngay về chuyến đi của tôi để chia sẻ cùng các bạn những cảm nhận của cá nhân trong chuyến đi Trường Sa vừa rồi. Thật đáng tiếc vì thời gian vừa rồi quá nhiều việc cần giải quyết nên tôi chưa thể làm được, tuy vậy những cảm nhận trong chuyến đi này vẫn còn in đậm trong tôi không hề phai nhạt. Tôi luôn tin rằng mình có thể viết lại vào bất kỳ thời gian nào.

Hôm nay cho phép tôi quay lại diễn đàn, chia sẻ cùng các bạn những cảm nhận của cá nhân về chuyến đi với tôi đó là lịch sử. Những bài viết này, khi nhận được góp ý của các thành viên và bạn bè tôi sẽ gửi tặng các chiến sỹ, thủy thủ mà tôi đã rất ngưỡng mộ.

Có một điều tôi luôn mong muốn và chúc cho các bạn đang nuôi dưỡng ước mơ cháy bỏng "ra với Trường Sa" đó là hãy đừng dừng lại, tiếp tục ước mơ rồi một ngày ước mơ sẽ thành sự thật như chính ước mơ của tôi. Chỉ có điều rằng đó không phải là cuộc dạo chơi đơn giản, đó là thử thách các bạn phải vượt qua, nhưng tôi cam đoan đó thực sự là điều thú vị mà trong đời hãy cố gắng để được một lần cảm nhận.

Trong những bài viết của tôi, xin phép sẽ không đưa tên từng người cụ thể, hãy coi như tôi đang viết về các anh những người con của tổ quốc, đang hiến dâng tuổi trẻ của mình cho nhiệm vụ cao cả thiêng liêng "Giữ toàn vẹn vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc". Xin được cảm ơn tất cả những người đã cho tôi cảm hứng để viết được loạt bài này, và cũng xin được cảm ơn các bạn đã đọc và góp ý giúp tôi có cơ hội hoàn chỉnh hơn.

Cảng Lữ đoàn 125, nơi chúng tôi khởi hành ra Trường Sa:
canglu125.jpg


Tàu Trường Sa 19 bắt đầu rời cảng:
truongsa19rky.jpg


Những con sóng bắt đầu đón tàu chúng tôi:
songa.jpg


song1.jpg


Bình minh trên Biển Đông:
binhminh.jpg


binhminh1.jpg
 
To bác Greenline: Rất cảm ơn bác, khi nào em có dịp em sẽ quyết nhờ bác chỉ cho em một ít kiến thức về chụp ảnh. Hôm trước em có down được quyển SHOT LIKE A PRO cơ mà chưa lúc nào ngó được bác ạ. Môn này cũng là môn em hâm mộ lắm đấy.

Bác làm em ngượng rùi, em chụp chưa đâu vào đâu cả. Em cũng mắc bệnh giống bác là có một đống sách nhưng chưa đọc. :D Có điều nói nhỏ với bác là đụng vào cái món này mất thời gian và ... rất tốn tiền. Đề nghị bác suy nghĩ kỹ trước khi hỏi. :D Giỡn vậy chứ trong phượt cũng có topic về kỹ thuật chụp ảnh. Bác vướng gì thì cứ trao đổi nhé. :)

Em vẫn đang theo dõi bài của bác. Cảm ơn bác vaputin đã nhiệt tình cung cấp thêm thông tin. :)
 
Bác Putin toàn hàng độc thôi! Rất rất cảm ơn bác đã giúp sức cho em minh hoạ thêm về Trường Sa. Em sẽ có bài tiếp, theo em là khá được, trong đó em viết về những đổi thay ở Trường Sa theo kiểu ... đoán. Nhưng có vẻ như em đang đoán đúng phết đấy bác ạ.
To Greenline: Chắc sẽ phải học thôi, chỉ vì cái sự đa mang mà đến giờ vẫn còn lận đận!
To Vaputin: Bác có biết không cái mà em không ưng nhất là: rất khó xoay để có thể chụp được cái mặt trống đồng trên cột mốc sáng như gương bác ạ, ánh nắng và bóng cứ làm cho nó tối đi mất mới tức chứ!
 
Em tạm thời sẽ không tra tấn các bác bằng chữ nghĩa văn vẻ lung tung của em nữa để chuyển sang làm tí ảnh mô tả cụ thể cho mấy bài văn ngô ngọng bên trên các bác nhá:

Một góc màu xanh Trường Sa nhìn từ cầu cảng:
1tsxanh.jpg


Nhà hàng Trường Sa Lớn với một màu xanh ngát:
2nhahangts.jpg


Dưới tán cây bàng vuông:

Quả bàng vuông, em mượn được quả bàng này của một em rất nổi tiếng đến nỗi nói cái ai cũng biết em ấy là ai ... nên em không cần phải nói nữa. Nhưng mà quả thật là được quả bàng vuông khô như thế này không phải là đơn giản. Em pót 2 cái cái thứ nhất để thấy quả nó to thế nào (so với tay em) cái thứ hai để thấy nó vuông thế nào:
4bangvuong1.jpg


5bangvuong2.jpg


Đây là cây tra các bác em, như trong bài em đã viết về cây này đấy ạ. Ăn gỏi trên đảo là có lá non của cây này, em liên tưởng mà ăn nem tai (Bà Hồng chẳng hạn) có lá non này thì tuyệt:
6tra.jpg


Đây là trùm quả tra non và trong bài em viết rằng ngoài này gọi là "nho Trường Sa". Chỉ còn quả xanh vì mấy quả chín em lỡ ăn hết mất rồi:
7quatraxanh.jpg
 
Đây là bàng ta này, hai hàng bàng ta trên lối vào đảo cũng đẹp lắm các bác ạ. Em có chụp nhưng mà đang để chỗ nào ấy, hôm nào tìm thấy em pót sau:
8bangta.jpg


Đây là bão táp này, mùa bão cây này sẽ bị táp và rụng hết lá (em nghe chiến sỹ kể thế các bác ạ). Em cũng đã đi xem thì đúng là vùng rìa đảo chỉ còn cành khô thôi:
9baotap.jpg


Đây là gốc nhàu khá lớn cạnh mấy cây đu đủ độ này ít quả này:
10nhaududu.jpg


Đây là gốc cây phong ba cổ thụ nhất trên đảo Trường Sa Lớn này. Các bác thông cảm vì lý do an toàn nên em không thể chụp thấp xuống dưới thân cây được. Nhưng mà đúng là cây phong ba này như một cây thế tuyệt đẹp:
11phongbagia.jpg


Một dải dọc đường băng này cũng được chia ra làm rất nhiều đoạn cây khác nhau. Đây là đoạn toàn bão táp này (hình như có cả mù u nữa):
12toanbaotap.jpg


Nhưng tiếp nối theo đoạn ấy sang đoạn này lại toàn là tra này:
13toantra.jpg


Và cuối cùng là những vạt muống biển nằm trên nền ... san hô và vỏ sò ốc trắng muốt, đẹp tuyệt với cho cái nền muống xanh tươi:
14muongbien.jpg


Tạm thời thế đã, mong các bác vẫn còn hào hứng để đón tiếp phần sau của em nhé!
 
Mình hứng thú với ảnh cây cỏ của bác lắm vì các ảnh về thủy hải sản TS mình có nhiều rồi nhưng ảnh chim và cây cỏ TS thì không được bao nhiêu.
Trong quyển Một thủa của PHẠM ĐÌNH TRỌNG có viết:" Trường Sa là nơi duy nhất trên đất nước ta có ba loài cây lạ: cây sâm đất, cây bàng quả vuông và cây phong ba". Các bạn thường chỉ chú ý bàng vuông và phong ba mà hay quên sâm đất. Hy vọng lần này bác có ảnh sâm đất. Nếu không thì lần sau nhớ chụp vài kiểu. Còn một cây nữa gọi là cà phê dại, mình cũng chưa thấy ảnh bao giờ.

Về cây nhàu (noni) và cây tra thì rất phổ biến ở miền Nam. Các bạn cẩn thận là cây nhàu đang được lăng xê lên như một loại thần dược. Ba xạo đó. Cây nhàu xưa nay mọc hoang, rễ làm thuốc nam, quả thì thời trước dùng để giặt quần áo ở nơi nào không có xà phòng, sau này thấy bà con xắt mỏng phơi khô nấu nước uống cho mát, chả phải là dược liệu quý giá gì đâu. Cây tra và rau muống biển thì mọc nhiều dọc bờ biển chổ có bãi cát. Tra đang mùa ra hoa kết quả, trái chín tim tím ăn ngọt ngọt nhưng trẻ con bây giờ có nhiều thứ để ăn nên quả tra chín và rau muống biển là món khoái khẩu của thỏ rồi sau đến lợn. Bò thì không thích ăn rau muống biển vì mùi vị của nó hăng. Có một số nơi nấu lẩu cá mập kèm rau muống biển nhưng mình chưa ăn qua bao giờ, Bạn nào thử rồi cho biết cảm tưởng nha
 
Trồng cây ở TS vất vả gấp chục lần ở đất liền.
Để có được màu xanh như ngày hôm nay không phải là chuyện đơn giản bởi đặc điểm thổ nhưỡng nơi đây chủ yếu là cát và san hô, do quá trình san hô liên kết nên phần phía dưới lớp cát có lớp san hô này rất rắn, cứng, không khác gì đá. Chính vì vậy, để trồng được cây phải cần đến hai hoặc ba chiến sỹ khỏe mạnh dùng đến xà beng và búa tạ đào rồi bẩy từng tảng san hô lên. Lấy hết phần cứng của san hô ra, để cho hố sâu được khoảng 1 mét sau đó dùng số đất màu mang từ đất liền ra và chất mùn để tạo phân cho cây tươi tốt. Tuy nhiên, quá trình để tạo một chiếc hố để có thể trồng được một cây xanh trên đảo Trường Sa cũng phải mất từ 20 đến 30 ngày. Cũng có nhiều trường hợp, mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ các khâu đào hố, trồng cây, bón phân nhưng nhiều cây vẫn không thể nảy chồi do không chịu được cái thời tiết khắc nghiệt của những tháng cuối năm và đầu năm tại Trường Sa.

Bạn Vietgaz chắc có lưu ý là cây trên đảo thường được trồng nhiều lớp như lớp ngoài cùng là rau muống biển, cỏ chông xong đến tra, phong ba bảo táp, rồi đến bàng, dương. Cây ăn quả thường được trồng ở trung tâm đảo. Lý do là ngoài bão tố thì gió biển cũng diệt cây không kém.

Đã nghèo còn mắc cái eo. Mỗi năm đều dính vài trận bão thì cầy đi đằng cây đảo đi đằng đảo. Tuy vậy vẫn phải trồng cây vì đó là nhiệm vụ.
 
THỊ TRẤN KHÔNG XE MÁY

Thực tế thì thị trấn không chỉ không có xe máy mà còn không có bất kỳ phương tiện giao thông nào khác: không ô tô, không xe đạp và lẽ dĩ nhiên sẽ không có sự ôm nhiễm khói bụi nào do các phương tiện giao thông gây ra. Chủ tịch thị trấn Trường Sa nói đùa với chúng tôi “Thị trấn của chúng tôi có karaoke nhưng không có quán cà phê và chắc chắn là thị trấn duy nhất trong cả nước không có xe máy và không có cảnh sát giao thông”. Gần một tuần sống trên đảo, tôi không còn phải nghe thấy bất kỳ tiếng “bim bim” nào nữa, không còn cảm giác lo sợ và căng thẳng mỗi khi dắt xe máy ra khỏi nhà vào buổi sáng để đi làm và dắt xe máy ra khỏi cổng cơ quan để đi về. Không còn cảnh nườm nượp người và xe cùng nhau chen lấn vội vàng để lao về phía trước, như lo sợ nếu không đi cho nhanh thì con đường sẽ biến mất ngay trước mắt. Cách di chuyển duy nhất ở trên đảo là đi bộ, nhưng chắc chắn bạn sẽ thích khi được đi bộ ở đây. Giữa trưa, mặt trời như thiêu đốt những vẫn không đủ sức xuyên qua các tán cây để đốt nóng những con đường bê tông chạy vòng quanh đảo, có vẻ như trên cao càng nóng thì những con đường nằm dưới những tán cây càng mát hơn và có thể yên tâm chân trần đi bộ quanh khắp đảo mà không sợ bàn chân bị phồng vì nóng. Khi đã quá mệt mỏi với phố phường, chỉ cần vắng bóng xe cộ thôi bạn đã cảm thấy mình đang ở trên thiên đường rồi.

Ngày mai em lại phải đi công tác mất rồi, không biết có xong sớm không nữa, đang máu.
 
Bạn gà này vui vẻ dẫn hai bạn gà khác đi kiếm ăn ngay cạnh đường băng:
binhyen1.jpg


Em thấy Trường Sa Lớn có vẻ ít chim, đi làm mấy ngày mí thấy hai em này:
binhyen2l.jpg


Lại mấy bạn gà em gặp trên đường đi tìm dây cáp này:
binhyen3.jpg


Em đố các bác biết em chụp cái gì? Em chắc là cũng sẽ có nhiều bác đoán được ra. Có lẽ cũng có nhiều nhà báo, anh em săn ảnh đến Trường Sa nhưng không biết có bác nào lọ mọ như em không nữa??? Lúc đi làm thì thôi chứ rảnh là em chui rúc khắp nơi. Các bác có thích cái này không?
binhyen4.jpg


Em chỉ biết chụp ảnh theo cảm hứng rồi tự khen lấy là đẹp, nếu có bác nào khó chịu thì bỏ quá cho em nhé. Cái ảnh này em cũng thích lắm đây này:
binhyen5.jpg


Hôm trước em đã đề cập đến cái quạt trên giường em, hôm nay em pót tiếp cái quạt bên giường bạn em và cái quạt "song quạt hợp bích" của em lúc chạy nó dư thế nào nhá:
quatbaneme.jpg


quatem.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top