What's new

Từ Đa Nhim trekking về Đưng K'nớ có nhớ đến ai?

Thế là đúng 1 năm trôi qua kể từ ngày trekking từ Bidoup về Phước Bình, tôi lại tiếp tục tự thưởng cho mình 1 chuyến đi từ Đa Nhim băng rừng vượt suối để về Đưng K'nớ sau 1 năm làm việc vất vả.

Người ta thường bảo rằng muốn trekking phải có sức khoẻ tốt, luyện tập thường xuyên đại loại như là phải test mới cho đi. Nhưng với tôi, luyện tập thể thao là 1 điều hiếm hoi trong list thời gian của 1 ngày mới bắt đầu và kết thúc. Nhưng với sức trẻ không sử dụng hoang phí nên tôi đã hoàn thành tốt và không làm ảnh hưởng đến các thành viên trong đoàn, tuy nhiên tôi thật sự ngu ngốc khi đã tận dụng nó quá nhiều và hi vọng không để lại các biến chứng sau khi trăng đã tàn, dầu đã cạn.

Kế hoạch của chuyến đi không có trước, và mọi người cùng nhau quyết định đi chưa được 2 tuần. Dự định ban đầu sẽ trekking từ Bidoup sang Chư Yang Sin, nhưng thời gian và sức khoẻ không cho phép nên kế hoạch đã thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Tôi chân thành cám ơn 5 người bạn đồng hành mà hầu như những chuyến đi trekking chúng tôi đều là những người bạn đồng hành tốt nhất cùng với 2 bạn Kiểm Lâm của Bidoup và 2 bạn Porter đã giúp tôi hoàn thành được kế hoạch của mình. Và đặc biệt xin gửi lời cám ơn đến nhà Chewingum đã không ngại vất vả đã giúp chúng tôi trong việc hầu cần tốt nhất.

Một ngày mới bắt đầu, cũng là lúc chúng tôi gặp gỡ các bạn Kiểm Lâm, Porter để cùng nhau lên đường tại trạm kiểm Lâm Dưng IAR RIÊNG thuốc vường quốc gia Bidoup - Núi Bà.

IMG_5947.JPG


Theo thông tin đọc trên bản đồ và các bạn Kiểm Lâm thì đường đi hầu như là xuống dốc nên khá nhẹ nhàng, tôi cũng tin là thế và hi vọng cũng nhẹ nhàng với 1 dân công sở mà suốt ngày chỉ biết mài cái đủn quần trên ghế mà luôn nói không với thể thao.
 
Năng lượng đã nạp vào đầy đủ cho buổi sáng sẽ giúp chúng tôi vượt qua các thử thách trước mắt. Khăn gối đã chuẩn bị từ sáng sớm, mỗi người tự mang nước cho mình trong suốt hành trình, riêng tôi đã tự trang bị cho mình tận 2 chai Revive từ Sài gòn nên không mang thêm nước nữa. Tôi hơi ích kỷ khi không thông báo cho ai biết việc này vì nó do tôi tự trang bị cho mình nên mình có quyền chứ. Hehehe

Con đường mà chúng tôi đi hầu như ít có người đi vì những đám cỏ lau mọc qua đầu người và um tùm cả khu rừng và xoá dần lối mòn.

IMG_6036.JPG


Một bên là suối đang chảy tích tách, một bên là tiếng đàn vu vi của cỏ và hoa hoà quyện vào nhau cùng với tiếng líu lo của những con chim đang cười đùa những con mọt Sài Thành suốt ngày chỉ biết bán lưng cho ghế, bán mặt cho bàn, hít toàn khó bụi mà không biết tận hưởng những không khí trong lành bên những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

IMG_6093.JPG


Đi dọc theo con suối, chúng tôi phần nào lấy lại những gì đánh mất thời xa xưa và giúp đi phần nào nỗi nhớ nhung những chuyến trekking lần trước. Dù đã được báo trước là sẽ chuẩn bị tinh thần vượt qua con suối này bằng 2 bàn chân nên chúng tôi cũng muốn cảm giác như thế nào. Nhưng con nước đã lên cao quá bụng và băng qua suối quá nguy hiểm, nhưng rất may là có những người đồng bào đã đi trước đó và tạo hẳng 1 cây cầu khỉ bắt cheo leo giữa dòng, cây cầu này cách mặt nước gần 2m chỉ với 1 cây cở bắp chân người vắt ngang 1 tảng đá và chơi vơi bên kia cầu mà không hề có tay vịn.

Cầu khỉ ở miền Tây tôi đi nhiều và cũng mạnh dạn chạy ào qua cây cầu khỉ mà không sợ chùn chân rơi xuống sông, nhưng lần này tôi lại có cảm giác run sợ và 2 chân cứ run như cầy sấy khi từng bước lò dò qua con suối. Vai thì mang bao lô, máy ảnh vẫn lắc lư trên cổ, nếu không may mà rơi xuống suối thì cái đầu tiên tôi sợ nhất là chiếc máy ảnh mà tôi nâng niu nó hơn bản thân mình. Không tay vị, và không nhờ sự trợ giúp của 1 ai, vì tôi tự nhủ rằng mình sẽ qua được. Và rồi tôi cũng qua được con suối nhưng miệng thì thở dốc, chân thì run còn mặt thì tái đi phần nào mà tôi cảm nhận được sự nguy hiểm của nó.

Các bạn Kiểm lâm thấy được sự khó khăn khi chúng tôi vượt qua suối nên các bạn ấy nhanh chóng giúp các bạn sau cách đi an toàn hơn.

IMG_6098.JPG


Vượt qua con suối nhỏ nhưng cả nhóm chúng tôi đều mệt lả đi, cũng như áo các bạn kiểm Lâm cũng ướt đẫm.

IMG_6108.JPG
 
Thông thường thì leo lên 1 hay 2 con dốc thì chúng tôi dừng chân lại ngồi nghỉ khoảng 5 phút để uống ngụm nước hay hút 1 điếu thuốc. Nhưng khi đi qua 1 đoạn suối thì chúng tôi không thể bỏ qua mà ngồi lại tạo bọt để sau này về khoe với con với cháu là ngày xưa cha , ông nội, ngoại của chúng mày thời trai trẻ phải băn rừng lội suối chứ không phải suốt ngày đi BMW hay Airbus như tụi bây nhé.

IMG_6112.JPG


Đồng bọn tạo bọt

IMG_6114.JPG


IMG_6118.JPG


IMG_6119.JPG


( Thông cảm nhà em không mang tripod với lại trình kém nên chỉ được vậy thôi ạ)
 
Tiếp tục chui qua những rừng già, rồi rừng thông, rồi các đám lau sậy để tiến lên phía trước, hành trình có vẻ như không hoành chỉnh nếu thiếu vắng những lúc cheo leo 1 bên là suối đá cheo leo, 1 bên là dãy đá dựng đứng mà chúng tôi phải vượt qua mà tay chỉ bám víu vào những rễ cây rừng với từng bước chân cẩn thận nhưng rất chơi vơi.

IMG_6122.JPG


IMG_6126.JPG


Đám vắt xanh ( Vắt lá) vẫn tìm những chổ bí hiểm mà xơi thằng bé khi vừa vượt qua vách đá cheo leo.

IMG_6131.JPG
 
Hồi sáng vừa lội hụt con suối nhưng lần này thì không còn cách nào khác, phải lội thôi. Kiểm Lâm thì họ mang giày lội luôn, bọn tôi thì sợ ướt đôi giày vì đứa thì mang bộ đội, đứa thì mang waterproof hàng cao cấp đi rất êm, rất khoẻ đôi bàn chân.

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì lúc vượt qua suối như thế này thì bạn nên mang đôi vớ để tránh đá cắt vào chân, và chống trơn trượt tốt hơn là đi chân không hay mang giày có đế trơn thì dễ bị ngã lắm.

IMG_6134.JPG


Có bạn tháo cả quần dài ra vì sợ ướt quần, còn Rùa em thì mặt cười hớn hở khi được chụp hình và cũng là nụ cười cuối của em trong hành trình vì phải chia tay với 1 chiếc giày khi rơi tỏm xuống suối mà không kịp vớt đã trôi nhanh chóng mất hút. Một hành trình gian khổ cho Rùa em bắt đầu từ đây với 1 chiếc giày.

IMG_6139.JPG


Mặc cho cởi quần thì nước cũng tới rốn luôn và dòng nước chảy xiết nên rất nguy hiểm khi qua đoạn suối này.
 
Tiếp tục hành trình là những vũ điệu lội suối, lúc đầu còn ngồi xuống cởi giầy ra, nhưng sau nhiều lần lội sình, băng suối ướt sủng thì còn hơi sức đâu mà tháo ra mang vô. Cũng chính vào những lúc gặp những trường hợp như thế này thì các bạn mới biết được công dụng của những đôi giày bộ đội rẻ tiền nhưng phát huy đầy tính năng của nó hơn là những đôi giày với giá bạc triệu trong các shop giầy chuyên dụng cho trekking với đầy đủ tính năng nào là waterproof, chống sốc, chống trượt....mà đi vào những con suối như thế này thì có mà mang thêm những cục tạ hàng chục kg khi nước chui vào trong. Tuy nhiên, với những tính năng của nó thì trekking trên những con đường không băng qua suối thì tuyệt vời cho đôi chân của bạn.

IMG_6146.JPG


IMG_6153.JPG


Tiếp tục băng qua những con suối lớn, suối nhỏ liên tiếp, băng qua những trail rừng già, rừng thông hay những bãi đá dọc theo những con suối rồi lại tiếp tục lang thang trên những cánh đồi trọc không 1 bóng cây, chỉ lác đác vài cây cỏ dại và những vũng bùn mà những đàn bò, đàn trâu của người đồng bào thả rông để tự kiếm ăn.
Cần lưu ý 1 điều là những con bò, con trâu ở đây không giống như những con trâu, bò mà chúng ta thường gặp ở dọc con đường, thôn xóm mà chúng ta đi qua. Các con bò, con trâu này được thả ra và tự kiếm sống, hàng tuần những người chủ của nó sẽ mang muối ra cho nó ăn và nó chỉ nghe lời chủ nó, nếu gặp chúng ta, nó sẽ sẵn sàng lao vào chúng ta nếu thấy chúng ta yếu thế, do đó gặp những trường hợp như thế thì các đồng bào cố gắng tìm cách tránh xa đàn trâu hoặc là dùng những cành cây lớn chạy tới hù doạ bọn chúng để chúng tháo chạy. Nếu bọn chúng không tháo chạy mà lấn tới luôn thì ít nhất ta bị nó húc 1 phát văng vài chục mét.

IMG_6158.JPG
 
Sau khi vượt qua được lũ trâu, bò rừng thì chúng tôi tiếp tục vượt thêm vài con suối cạn hay đi trên những con đường không lối mòn.

Đôi khi lại lạc giữa rừng cây quại chuối mà bọn heo rừng đã đào bới ăn gốc rễ

IMG_6162.JPG


Và vượt qua những khu vực trên chỉ có ánh nắng mặt trời, dưới đất là những đồi trọc lác đác vài cọng cỏ lưa thưa nhưng vai vẫn mang những ba lô nặng trĩu với đôi chân rã rời nhưng không một lời than vãn vì đã chấp nhận vướng vào kiếp hành xác.

IMG_6168.JPG


Để rồi có lúc mùi hương hoa ngũ sắc lan toả cả khu rừng mà bấu lâu nay nơi đây ít được bàn tay con người chạm đến mà giờ đây lại có 1 nhóm người đang giẫm nát rừng hoa.

IMG_6169.JPG


Và để nghỉ ngơi sau 1 ngày leo trèo vất vả, chúng tôi chọn 1 nơi tương đối cao, tương đối đẹp, tương đối thơ mộng và đủ để cho chúng tôi thư giãn sau 1 bữa ăn trưa với các loại bánh chưng với chà bông.

Như đã nói từ trước kính thưa các loại ruồi vàng nên chúng tôi mắc ngay cái võng đun đưa giữa rừng thông thơ mộng và chìm vào giấc ngủ trưa mà không bị quấy rầy bỏi đám ruồi hay muỗi rừng. 1 nhóm thì mắc võng với tiếng ngáy say sưa, 1 nhóm thì nắm phơi mình dưới gốc thông già nghe những bản tình ca, 1 nhóm thì lang thang xuống suối tìm những con cá suối cho buổi tối nay.....

IMG_6173.JPG
 
Theo dự tính của bạn KL đac từng đi cung đường này cách nay gần 10 năm thì chổ cắm trại tối nay chỉ đi khoảng 3h chiều là tới ngã 3 suối nên chúng tôi cũng không vội vã gì nên cứ nằm nghỉ trưa cho đã cái lưng rồi mới đi khi đồng hồ chỉ 1h30 chiều.

Đã gần 10 năm rồi chứ có phải là mới hôm qua đâu nên đường xá bây giờ thay đổi ghê quá, không còn nhận ra đường cũ nữa nên các bạn kiểm lâm cứ hết giở bản đồ ra, ngó tới ngó lui, bàn tới bàn lui nào là ngày xưa chổ này có cái cây thông lá đỏ, nào là có cây sung già....mà sao giờ không nhận ra nó đang ở đâu?

Chúng tôi chỉ biết rằng hết băng qua bụi rậm này, lại vượt qua đám cỏ tranh khác, rồi chui toạt xuống con suối nhỏ để đi vì hết đường để tiến.

IMG_6194.JPG


Hay những lúc phải bay qua những con suối

IMG_6198.JPG


Hay những lúc chìm trong những rừng cỏ

IMG_6203.JPG

IMG_6204.JPG


Có nhưng lúc không thể leo, chui mình qua đám cỏ được thì chúng tôi lại đi dọc theo những dòng suối nhỏ để tìm cho mình 1 lối đi mới nhưng hướng ra chính vẫn là hướng phía tây để về Đưng K'nớ.

IMG_6217.JPG


Giờ đây những đôi giày Waterproof không còn treo lủng lẳng trên ba lô hay cầm trên tay nữa mà thay vào đó là nó được mang hẳn vào chân đi dưới những con suối cạn có khi nước vượt qua khỏi đầu gối.

IMG_6222.JPG


Hiện tại đồng hồ đã gần 17h nhưng vẫn chưa tìm ra được nơi để cấm trại qua đêm.

Đêm nay ta phải ngủ đâu?
 
Nói thêm về người đại úy già đi anh!

Đại Uý Linh có thể nó được nhiều ngôn ngữ từ Anh Pháp Hoa Việt và ngôn ngữ chính của Đại Uý là tiếng đồng bào người Chin.

Vì hôm ấy rơi vào ngày cuối năm nên cả gia đình Đại Úy gồm vợ và các con gái đã cùng nhau đi về Đa Nhim để đi lễ ở nhà Thờ. Người dân ở đây họ rất mộ đạo và sẵn sàng bỏ làm để đi lễ.

Riêng đại uý Linh thì có nhiệm vụ ở nhà trông chừng đàn chim xuống ăn trộm những hạt lúa đang chín rộ, nhưng mới tờ mờ sáng thì đại uý đã làm hơn cả lít đế rồi. Nếu không có rượu thì không làm gì được vì cái tay nó run, cái chân nó quẹo thì làm sao cầm được cái cuốc cái rìu.

Ấy vậy mà đại uý vừa qua tuổi 40 nhưng tóc đã bạc đi nhiều không phải ra mấy cái shop gội đầu, làm móng mà nhuộm, màu tóc ấy có được là do những ngày tháng dầm mưa dãi nắng để kiếm từng con cá, cọng rau nuôi bầy con nhỏ.

Mặc dù nghèo, nhưng cái tính của đại uý rất tốt, có được nải chuối già vừa chín và con cá suối vừa nướng xong nhưng cũng đem tặng cho những đứa Thành thị tay không 1 vết chai sần, quần vẫn là có li mặc dù đi rừng như những đứa chúng tôi. Vật chất và tình người ở đây không thể dùng tiền để đánh đổi, thay vào đó là những tình cảm chân thành nhất với những ly rượu nhỏ nhoi cay nồng mà chúng tôi chia sẽ.
 
Tiếp tục đi theo những con suối cạn và vẫn chưa biết chính xác nơi nào sẽ cấm trại vì trời đã sụp tối. Chúng tôi quyết định không đi tiếp mà dừng lại để tìm kiếm 1 khoảng đất bằng bằng để tiện cho việc cấm trại qua đêm, và phải gần con suối để có cái nước mà nấu, có cái để mà ăn...

Phải mất gần 30 phút để chọn được chổ và mất cả giờ đồng hồ để phát những đám cỏ dại mọc xung quanh, cũng nhưng kiếm những thanh củi khô về nhóm bếp lữa đêm nay.

IMG_6229.JPG


IMG_6236.JPG


Với ai đó họ luôn chọn ngủ lều cho mọi chuyến đi, nhưng với tôi võng mùng là 1 lựa chọn tốt nhất cho các chuyến trekking vì nó vừa gọn, vừa nhẹ, vừa có thể che chắn những loài côn trùng tốt nhất nhưng nếu bạn không quen sẽ rất khó ngủ.

Tôi chọn cho mình 2 cây gần nhất bếp lữa để làm tổ ấm cho mình, và tôi thảy tất cả những đồ cần thiết vào trong võng để tránh bọn vắt len lõi vào khi đang ngủ.

IMG_6240.JPG


Chúng tôi nhanh chóng churan bị buổi tối cho mình vẫn là món gà, nhưng hôm nay làm món gà kho sả ớt, đầu cánh và chân thì nấu với bí đỏ, còn bộ lòng thì chúng tôi dùng nó xào với đám rau cần nước vừa hái ở trong rừng. Tất cả những thứ ấy cùng với 1 lít rượu còn lại cho 10 anh em đêm nay trút bầu tâm sự.

4 người ngủ võng còn 6 người còn lại thì nằm phơi mình dưới đóng lữa đang nghi ngút khói và những chiếc lều mang theo cũng không có cơ hội để bung ra dù chỉ 1 lần vì địa hình không cho phép. Khi nữa đêm tình giấc thì 1 người rời bỏ võng để chui vào tấm chăn ấm áp bên cạnh đống lữa cùng đồng đội.

Đêm nay, trang không tròn và rất khuyết vì rơi vào những ngày đầu thang, nhưng những con bươm bướm cứa bay chập chờn lúc sáng lúc tối bởi những ánh đèn của nói làm sáng cả khu vực mà chúng tôi đang cấm trại.

Nhưng tiếng côn trùng kêu, tiếng lá rơi xào xạc hay tiếng nước chảy tí tách của dòng suối nhỏ đã tạo nên 1 âm thanh rất lạ, rất riêng mà không có nhạc cụ nào so sánh được. Đêmnay, chúng tôi ngủ rất ngon.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,983
Members
192,330
Latest member
sangtenxe
Back
Top