What's new

Từ Đa Nhim trekking về Đưng K'nớ có nhớ đến ai?

Thế là đúng 1 năm trôi qua kể từ ngày trekking từ Bidoup về Phước Bình, tôi lại tiếp tục tự thưởng cho mình 1 chuyến đi từ Đa Nhim băng rừng vượt suối để về Đưng K'nớ sau 1 năm làm việc vất vả.

Người ta thường bảo rằng muốn trekking phải có sức khoẻ tốt, luyện tập thường xuyên đại loại như là phải test mới cho đi. Nhưng với tôi, luyện tập thể thao là 1 điều hiếm hoi trong list thời gian của 1 ngày mới bắt đầu và kết thúc. Nhưng với sức trẻ không sử dụng hoang phí nên tôi đã hoàn thành tốt và không làm ảnh hưởng đến các thành viên trong đoàn, tuy nhiên tôi thật sự ngu ngốc khi đã tận dụng nó quá nhiều và hi vọng không để lại các biến chứng sau khi trăng đã tàn, dầu đã cạn.

Kế hoạch của chuyến đi không có trước, và mọi người cùng nhau quyết định đi chưa được 2 tuần. Dự định ban đầu sẽ trekking từ Bidoup sang Chư Yang Sin, nhưng thời gian và sức khoẻ không cho phép nên kế hoạch đã thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Tôi chân thành cám ơn 5 người bạn đồng hành mà hầu như những chuyến đi trekking chúng tôi đều là những người bạn đồng hành tốt nhất cùng với 2 bạn Kiểm Lâm của Bidoup và 2 bạn Porter đã giúp tôi hoàn thành được kế hoạch của mình. Và đặc biệt xin gửi lời cám ơn đến nhà Chewingum đã không ngại vất vả đã giúp chúng tôi trong việc hầu cần tốt nhất.

Một ngày mới bắt đầu, cũng là lúc chúng tôi gặp gỡ các bạn Kiểm Lâm, Porter để cùng nhau lên đường tại trạm kiểm Lâm Dưng IAR RIÊNG thuốc vường quốc gia Bidoup - Núi Bà.

IMG_5947.JPG


Theo thông tin đọc trên bản đồ và các bạn Kiểm Lâm thì đường đi hầu như là xuống dốc nên khá nhẹ nhàng, tôi cũng tin là thế và hi vọng cũng nhẹ nhàng với 1 dân công sở mà suốt ngày chỉ biết mài cái đủn quần trên ghế mà luôn nói không với thể thao.
 
Một ngày dài trôi qua với những lúc leo trèo qua từng con dốc, chúng tôi đi vào giấc ngủ lúc nào không hay không biết, chỉ chợt giựt mình khi những cơn gió thổi qua làm lạnh cả người. Ảnh lữa vần bập bùng trong sương sớm, 1 vài bạn đã nhanh chóng thức giấc vì không ngủ được do thời tiết lạnh, còn 1 vài người thì vẫn tiếng ngáy đều đều bên tay.

Nhanh chân dậy khi đồng hồ chỉ 5h30 sáng, một ngày mới bắt đầu để tiếp tục một hành trình tiếp mà chúng tôi chưa biết sẽ như thế nào vì vẫn chưa tìm được lối ra. Con gà cuối cùng cũng được xử lý nốt, dù kho hơn mặn nhưng nhanh chóng được đánh chén sạch sẽ phần cho buổi sáng cùng với nồi cơm nguội còn dở dang tối hôm qua. Chúng tôi cũng nấu thêm 1 nồi cơm nóng để mang theo cho buổi trưa nay với phần thịt gà kho còn lại. Thu xếp hành lý và xử lý những đống rác thải, chúng tôi lại lên đường...

IMG_6252.JPG


Liên tiếp lao vào những bụi rậm để tìm đường đi mặc cho nhưng tổ ông, tổ kiến hay những con rắn chạy xung quanh chân. Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác cho hành trình.

IMG_6254.JPG


Những lúc xuống dốc chỉ bằng mông mà trượt dài liên tiếp.

IMG_6263.JPG

( Không còn sức nên noise hết cả hình)

Chúng tôi lại đi tiếp tìm những con đường mòn để tìm lối ra...
 
Cảm ơn anh, em cũng có biết một số người là thành phần ưu tú của người dân tộc thiểu số, thời chiến tranh được Mỹ huấn luyện, nói chuyện với họ thì rất thích, và có thêm rất nhiều kiến thức!
 
Chiếc giày bị đánh mất

Trước khi đi trekking mình chuẩn bị đôi giày rất kỷ, chạy ra công ty giày 32 tậu 1 đôi giày cao cổ để mang cho an toàn đôi chân, nhưng lấy 1 đôi 41 vì thấy nó ôm chân và vừa vặn.

Nhưng khi về nhà, đi tới đi lui thì thấy không hợp với chân mình, giờ lên đường cũng sắp đến mà bài thi thì chưa học nên không còn nhiều thời gian mua sắm gì cả. Thế là tôi phải dùng đôi giày cách đây 1 năm, ngày mà tôi cùng những người anh, người chị chinh phục thành công từ Bidoup về Phước Bình mà hơn 1 ngày đêm không 1 giọt nước. Mặc dù nó rất cũ kỹ nhưng tôi thật sự quý nó nên được cất rất cẩn thận trong ngăn giầy của mình.

Vẫn là 1 đôi bộ đội cũ kỹ, vừa đi vừa sợ nó bong keo lúc nào không hay, nhưng chất lượng nó vẫn ổn cho đến hết ngày 1, rồi đến trưa ngày 2 nó vẫn bảo vệ đôi chân của tôi.

Tôi thật sự thích nó, nên lúc lội qua những con suối, tôi muốn giữ gìn nó thật khô và cầm trên tay để tránh nước vào. Nhưng có lẽ số đã định, đời cứ trêu ghẹo tôi hay sao ấy mà tôi lại đánh rơi 1 chiếc giày giữ dòng suối đang chảy xiết. Nhiều người cố tình chạy nhanh xuống cuối dòng đề mong nhặt lại được nhưng đều vô vọng. Hy vọng rằng nó sẽ trôi về vùng hạ và có nàng Tấm nào đó ướm thử và cưới tôi về làm chồng. Câu chuyện cổ tích này không biết nó có xảy ra với tôi hay không nhưng trước mắt tôi chỉ còn 1 chiếc giày cho chân phải mà thôi trong khi đồng đội nhìn tôi với ánh mắt lo lắng.

Tôi còn nhớ cách nay gần 2 năm rồi, 1 lần chinh phục đỉnh Chư Yang Sin cùng đồng đội, nhìn các bạn porter chân đất mà leo núi, vượt đèo băng qua mấy đám gai, đám cỏ lao hay những lúc vào trong rừng già mà tôi rất lo ngại. Nhưng họ chẳng có vấn đề gì ngoài những con vắt nhỏ nhoi với vài vết máu nhỏ. Tôi liền mang thêm 2 đôi với vào chân để bảo vệ phần nào, mượn thêm đồng đội 1 chiếc dép lê rồi dùng dây cột lại làm quai hậu để tránh tuột tới tuột lui.

Ấy vậy mà tôi cũng leo đèo, vượt dốc cũng như ai, có điều nó hơi trơn trợt khi leo lên và trượt xuống vì không có độ bám. Vì vậy hầu hết sức lực tôi đề dồn vào 1 chân phải mà thôi.

IMG_6246.JPG


Thật sự mà nói thì rất khó đi đường bằng nói chi là đường núi rừng vì 1 chân ở bên Tây, 1 chân ở bên Tàu nên việc di chuyển với tốc độ nhanh với đồng đội là vô cùng khó khăn, nhưng tôi đã làm được điều đó vì không muốn làm ảnh hưởng đến đoàn, cũng như ảnh hưởng tâm lý của mọi người.

Dù sao, tôi cũng rất hãnh diện vì chiếc giày của tôi. Và sau này tôi sẽ kể cho con cháu tôi nghe những gì tôi đã làm vào tuổi trẻ, những trải nghiệm ấy đã giúp tôi thành đạt hơn trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

IMG_6247.JPG
 
Đi gần 3 tiếng đồng hồ trong rừng rậm với những bụi rậm cao khỏi đầu nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm được con đường mòn hay dấu vết đi rừng của người đồng bào hay kiểm lâm. Cứ leo lên những con dốc rồi trượt những con dốc và tôi thật sự lầm bầm trong đầu khi 2 đầu gối cứ kêu rạo rạo khi xuống dốc. Mặc dù được các bạn cảnh báo nhưng tôi vẫn chủ quan và ỷ lại sức khoẻ của mình trước đây nên giờ đây mới nhận ra mình quá ngu khi không luyện tập thể thao thường xuyên cho nên giờ đây mỗi bước xuống dốc còn hơn hình phạt đi trên đống lữa đang cháy. Do đó sau này các bạn đường nên chủ quan và ỷ lại sức khoẻ mà ảnh hưởng khi về già.

IMG_6268.JPG


Với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý và bảo tồn và đang đi trong khu vực mà các anh đang chia nhau cai quản nên chúng tôi cũng tìm được lối mòn dọc theo các trail, niềm vui hiện lên mặt của từng người rỏ mồng một. Có lẽ được bảo tồn tốt nên giờ đây vẫn còn những cây cổ thụ như thế này

IMG_6279.JPG


Chúng tôi quyết định tự thưởng cho mình 30 phút để ngắm con thác đẹp gần 6 tầng, vì lý do an toàn nên chúng tôi không dám mạo hiểm để chụp hết vẻ đẹp của con thác hùng vĩ ấy.

IMG_6281.JPG


Vì hành trình còn dài nên chúng tôi nhanh chóng lên đường, dọc theo các trail thì có 1 vài nơi có sóng điện thoại của mạng Viettel nên 1 vài bạn đã chủ động liên lạc với gia đình để thông báo tình trạng sống chết thế nào.

Vượt qua thêm vài con dốc chúng tôi đã tới được 1 con suối nhỏ để dừng lại ăn trưa.

1 bữa trưa bình dị và ngất ngây để đánh đổi cả cuộc đời với thiên nhiên tạo hoá

IMG_6308.JPG
 
Sự cố mất dữ liệu của Diễn Đàn lại đưa chuyến đi về khoảng thời gian giữa hành trình! "Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ"..hãy bắt đầu từ ngày thứ 2 của chuyến đi, cũng là ngày đầu tiên của 2011! Ngày mới nắng đẹp, cung đường phía trước, những khuôn mặt ngời sáng trong nắng. Chúng tôi chia tay căn nhà nhỏ gác rừng của KL Bidoup, thấp thoáng hình ảnh của Đại úy Linh....

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,983
Members
192,330
Latest member
sangtenxe
Back
Top