What's new

[Chia sẻ] Tự nhiên đi lạc sang Lào - Tham quan thì ít, phóng lao thì nhiều

Khi những chiếc lá cuối cùng trên những hàng cây rơi xuống đất, tiết trời Hà Nội trở nên se lạnh. Những thiếu nữ Hà thành không còn hững hờ mặc cái áo hai dây như sắp rơi xuống đất bất kỳ lúc nào nữa, mà thay vào đó những bộ đồ kín đáo hơn (không thì chết cmn vì rét) nhưng không kém phần gợi cảm....

Trên một con phố nhỏ, mấy thằng "Gần hết tuổi trẻ, vẫn khoẻ như vâm" mà dân tình bây giờ hay gọi là già gân, ngồi nhâm nhi chén rượu nhìn ra ngoài tiết trời cuối thu mà buồn đến nẫu ruột.
Một thằng trong nhóm lên tiếng nói "Các ông này, lâu không chạy đi đâu cuồng cẳng quá". "Đúng rồi!" mấy thằng còn lại lên tiếng. Nhưng chạy đi đâu bây giờ: Tây bắc, đi rồi. Đông bắc, cũng đã đi, miền trung: vừa mới về..... Mà cả bọn không muốn chạy lại đường cũ. Bọn này tuy già nhưng lại chỉ thích cái mới. Bố khỉ, như thế người ta gọi là già hư đúng không các bác?

Một thằng nảy ra sáng kiến: "Hay là chúng ta đi cmn nước ngoài" "Wow! Good idea!" Quá ngon Cả bọn hào hứng hẳn lên "Này, đem cmn xe sang Apl chạy cho nó máu". "Không tao thích chạy ở Salar de Uyuni cơ". "Dek vào, tao muốn sang Mông cổ chạy...." Thế là cãi nhau um tý tỏi, không thằng nào chịu thằng nào.

Sau khi nâng lên đặt xuống vài ly rượu, mồi cũng đã cạn, một thằng trong bọn sau khi cầm tờ báo Nhân dân lên chùi mép vô tình liếc thấy dòng chữ gì đó bèn nói "Các ông ích kỷ bỏ mẹ, toàn nghĩ cho mình, dek biết nghĩ cho dân tộc, quốc gia gì cả. Đợt vừa rồi đồng chí Bun-nhăng Vo-la-chít Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Lào vừa sang thăm hữu nghị chính thức nước ta. Nay chúng ta chạy xe sang Lào để đáp lễ và thắt chặt tình anh em giữa hai nước"
Ơ đúng cmnr! phải sang thăm lại nhân dân Lào anh em chứ nhể. Thế là sau khi hết hai chai Single malt Made in Hà tây mấy thằng ra cái nghị quyết là Đi Lào
 
Last edited:
Ở giữa là chiếc ghế to (chắc để nhà vua ngồi) xung quanh là những chiếc ghế nhỏ chắc để cho quan khách. Nhưung em thắc mắc đây là phòng khách riêng mà rộng thế này ngồi lại cách xa nhau nữa chắc Vua Lào và các vị khách phải nói chuyện to lắm mới nghe được có khi lại lộ hết bí mật ;)









 
Tranh vẽ trên tường





Ở góc phòng có 3 cái tượng: Lần lượt từ trái qua phải là vua Ounkham (ông nội của vua Sisavangvong tiếp đến ở giữa là vua Khamsouk (bố của vua Sisavangvong), và cuối cùng là vua Sisavangvong


 
Last edited:
Đi ra khỏi phòng khách của Vua Lào là một cái hành lang, họ để các loại ngai, kiệu của đức Vua khi ngài đi ra ngoài. Thôi thì đứng giữa cố đô của Lào em lại luyên thuyên về họ một tý

Tan hợp, hợp tan là một quy luật cho bất cứ một quốc gia nào. Lào cũng thế, ngày xưa thấy bảo vương quốc Lan Xang hùng mạnh lắm chiếm toàn bộ nước Lào bây giờ (nhưng thế dell nào vẫn thua Vietnam) Sau khi ông quốc vương gì đó mà em dek nhớ tên bị tèo mà ko có người nối dõi nên nước Lào bị chia làm 3: Luang Prabang, Vientiane và Champasak. Lào cũng chịu ách ngoại xâm nhiều lần. Do nhiều vàng bạc mà dân số lại ít nên bị các nước xung quanh thi thoảng nổi hứng lại vào cướp phá ;) . Trong khi các nước khác chỉ sang cướp hiếp giết rồi rút quân về thì Myanma lại chiếm Luang Prabang rồi sát nhập thành một tỉnh của họ. Champasak ở phía nam thì bị coi như là thuộc địa của Thailand. Khi Pháp sang chiếm Việt Nam thực ra Lào cũng chẳng có giá trị mấy với họ, nhưng phải chiếm để làm vùng đệm cho Việt Nam tránh ảnh hưởng của Anh từ phía tây lại. Đúng lúc Vương quốc Luang Prabang bị quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc cướp phá. Người Pháp nhảy vào giải cứu quốc vương Oun Kham (Ông nội của Sisavangvong) và tiện thể chiếm luôn thượng Lào, trung Lào rồi hạ Lào

Ấy tuy Lào chẳng có vẹo gì về kinh tế, nhưng nó là bàn đạp để tấn công các thuộc địa khác nên trong WW2 và Vietnam war nó lại cực kỳ quan trọng. Nên lại bị các đế quốc từ lớn đến nhỏ tranh giành ảnh hưởng.
Sau WW2 người Pháp đưa Sisavangvong làm vua của toàn bộ nước Lào thống nhất và thành lập chế độ quân chủ lập hiến
Trong Vietnam war thì xảy ra nội chiến Lào. Giữa một bên là quân đội Hoàng gia được Mỹ, VNCH, Thailand bảo trợ và một bên là Pathet Lào do Liên Xô, Trung Quốc, VNDCCH bảo trợ.
Kết quả như chúng ta đã biết, quân đội Hoàng gia thua tan tác. Chạy vào rừng theo Vàng Pao mà chúng ta hay gọi là phỉ. Pathet lên nắm quyền và do đảng Nhân dân cách mạng Lào định hướng đi theo CNXH

Số phận quốc vương cuối cùng của Lào: Savang Vatthana

Dù thế nào đi nữa tôi cũng đánh giá ông này là một người yêu nước. Mặc dù từ nhỏ ông được học ở Pháp và khi về Lào làm vua mà không biết nói một câu tiếng Lào nào ;)
Khi ông về làm vua tại Luang Prabang thì ở nước Lào bị chia rẽ.
Ở Vientiane Hoàng thân Sovanna Phouma là thủ tướng được Liên Xô công nhận. Nhưng ở Champasak Hoàng thân Boun Oum cũng làm thủ tướng và được Hoa Kỳ công nhận. Savang Vatthana đã cố gắng tiếp xúc cả hai bên và tạo ra một liên minh với Boun Oum là thủ tướng duy nhất được quốc hội bầu ra.
Điều này làm cho những người Pathet Lào nổi giận. Họ từ chối ký kết bất cứ liên minh với bên nào và khởi nghĩa
Để tránh nội chiến Savang Vatthana liên tục đi lại giữa các cường quốc của cả hai bên. Ông thăm Hoa kỳ, Liên xô, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (còn có cả ảnh chụp với uncle Hồ nhà mình để trong cung điện) và cả Việt Nam Cộng Hoà.... Với mong muốn nước Lào trở thành nước trung lập

Nhưng đời không như là mơ, các liệt cường họ còn tranh giành ảnh hưởng của hai học thuyết CNXH và CNTB đồng thời trong Vietnam war thì vị trí của Lào lại rất quan trọng với cả hai bên.
Trước tình hình thế giới lúc đó Savang Vatthana không thể cứu được nước Lào và nội chiến bắt buộc phải xảy ra. Năm 1975 những người Pathet giành chiến thắng. Savang Vatthana buộc phải thoái vị, ông từ chối lưu vong ở nước ngoài mà ở lại trong nước làm cố vấn tối cao cho chính phủ mới. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn vào năm 1977, chẳng hiểu sao ông và cả gia đình gồm cả hoàng hậu và Thái tử bị bắt đi cải tạo ở Sầm Nưa, lúc đó ông đã 70 tuổi

Được đúng 1 năm (1978) tự nhiên có tin cả gia đình ông bị chết trong trại không rõ lý do. Cái này đến nay cũng vẫn là bí mật quốc gia của Lào. Nhưng tôi đoán kết cục của ông cũng như kết cục của Sa Hoàng Nicholas đệ nhị của Nga mà tôi đã đề cập đến trong bài Nước Nga: Ký ức, mơ tưởng và hiện thực mà thôi










 
Dọc hành lang đó họ để một loạt trống đồng. Cái này em thấy giống trống đồng Đông Sơn và Ngọc Lũ của Việt Nam phết các bác ạ. Có lẽ nào ngày xưa 50 con Theo mẹ Âu Cơ lên núi có ông nào chạy lạc sang Lào chăng?






Ảnh chụp chơi trống đồng



 
Qua hành lang là đến một căn phòng trưng bày đồ. Thực ra nó là hai cánh gà của phòng Throne. Cái ngạc nhiên là các bạn Lào giữ được khá nhiều đồ. Và hầu như toàn bộ cung điện này không biết có được phục chế không nhưng hầu như còn nguyên vẹn. So với Đại Nội ở Huế của mình nhìn bị đổ nát và xuống cấp mới thấy đau xót cho nước mình lắm các bác ạ














 
Phòng Throne, sảnh chính của Cung điện. Nơi quốc vương thiết triều bàn bạc công việc của đất nước và là nơi tổ chức các nghi lễ chính. Nơi đây có một cái ngai vàng đặt giữa, hai bên có hai cái vương miện của vua Lào. Một cái ngài đội trong nhà và một cái ngài đội khi ra ngoài. Tất cả còn nguyên vẹn. Cái độc đáo của phòng này nữa là có nghệ thuật Mosaic kiểu Lào






 
Đằng sau phòng Throne là hệ thống phòng ngủ. Cứ tưởng vua thì sướng lắm. Nhưng có 3 phòng ngủ thôi các bác à. Một phòng ở giữa lớn nhất rộng khoảng 100m2 dành cho vua. Hai bên có 2 phòng mỗi phòng rộng chừng 60m2 dành cho hoàng hậu và thái tử. Đồ đạc trong phòng em thấy cũng đơn giản, bình thường. Không dát vàng như vua châu âu và cũng không đục đẽo chạm trổ cầu kỳ như vua Trung quốc. Thậm chí so với mấy cái phòng ngủ của mấy cái biệt phủ bây giờ mà báo chí đăng tin em nghĩ có khi còn kém xa


Phòng ngủ của vua






https://flic.kr/p/23wbE2y
https://flic.kr/p/23wbE2y
 
Đằng sau phòng ngủ của Thái tử là phòng ăn. Nhìn cũng bình thường so với các bậc quân vương




Đến đây em để ý thấy đôi vợ chồng hình như người Pháp vì họ nói tiếng Pháp với nhau. Ông chồng khoảng 70 tuổi cầm theo cuốn Lonely planet vừa vào vừa đọc và chỉ chỏ cho bà vợ. Bà vợ khoảng 60 tuổi nghe ông ck nói cũng gật gù. Em thấy đây là đúng là cách đi backpacking. Không cần HDV, họ đọc sach và đến nơi xem tận mắt xác thực lại những điều trong sách ghi. Chứ như em cứ đến đâu là cắm mặt vào ăn uống nhậu nhẹt nghe chừng phí quá.
Bông nhiên em thấy bà già đó đi lại phía em và nói: "Oh, no photo!" kèm theo là một ánh mắt giận dữ. Lúc này em thấy xấu hổ quá các bác à. Quy định của họ là No photo mà mình vi phạm lại để khách du lịch họ nhắc nữa. Mà nghĩ ra cũng đúng thật, đi vào bảo tàng để chiêm ngưỡng mọi thứ, nghĩ ngợi về một nền văn hoá, một dân tộc.... nhưng mình cứ nhăm nhăm chụp ảnh trộm. Ngoài cái việc nó không đường hoàng ra mình cũng bị phân tâm và đánh mất cơ hội xem và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Nên từ đó em không chụp ảnh nữa các bác ạ. Em đành tả bằng mồm cho các bác

Đối diện với phòng khách của vua (bên tay phải khi bước vào) là phòng khách của Hoàng hậu. Ở đây người ta bầy biện rất nhiều thứ. Chủ yếu là quà tặng của hai nước Liên Xô và Việt Nam cho quốc vương Savang Vatthana. Ở chính giữa là cái ghế của hoàng hậu ngồi. Hai bên là quốc kỳ hai nước. Bên trái là Việt Nam và bên phải là Trung Quốc. Hia nước đang đầu tư nhiều nhất vào Lào với con số 5 tỷ USD và 8 tỷ USD
 
Trên đường đi bộ về, em rẽ vào quầy tạp hoá mua cái thẻ Sim. Cô bé bán sim nói tiếng Anh bập bẹ nhưng cũng đủ hiểu tôi muốn gì. Lúc đưa Hộ chiếu ra cô ta nhìn và bảo: "Ô anh là người Việt à?" Hoá ra cô bé là người Việt các bác ạ. Bên này người Việt mình ở nhiều phết. Cũng may là mình không có thù hằn gì với Lào. Nên các bác sang đây không có ý định trả thù dân tộc. Chứ không có ngày trả thù vào chính dân tộc mình :))

Thấy có 3 nhúm xôi nhỏ đặt trên cái máy POS, em hỏi cô bé đây là cái gì. Cô bé nói à để cầu may ấy mà. Em hỏi tại sao là 3 nhúm xôi mà không phải là 2 hay là 4? Cô bé lắc đầu không biết và bảo chỉ biết là người ta làm thế thì mình làm theo thôi. Ngó thấy cái quầy bé một tý khoảng 1m2 như bốt của CSGT cũng có cái bàn thờ em xin phép cô bé chụp một kiểu ảnh






 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,139
Bài viết
1,173,929
Members
191,964
Latest member
360Marco
Back
Top