What's new

Tuyển thêm xế (không ôm) Tết xuyên Việt (mồng 2 Tết - 28/1/2012)

Đã có 2 xế và 1/2 cục gạch, tuyển thêm xế (tối đa 4 xế) phượt xuyên Việt xe gắn máy theo cung đường Trường Sơn-Hoàng Liên Sơn- Tây Côn lĩnh - Cao Bắc Lạng - Hà Nội về tàu hỏa. Tiêu chí phượt khám phá và trải nghiệm trên đường, không đi nhiều, gặp cảnh đẹp dừng chân tự nấu ăn, nghỉ ngơi thưởng ngoạn, Gặp bản làng yên bình vào trải nghiệm xin ngủ đêm. Chinh phục "Tứ Đại Đỉnh đèo" : Khâu Phạ, Pha Đin, Ô Quy Hồ, Mã Pí Lèng.Lịch trình dự kiến nhưng tùy theo hoàn cảnh sẽ điều chỉnh phù hợp với thời gian và sức khỏe thành viên:
- Ngày 1 : Tp HCM – BMT 350km
- Nghỉ café thác Diệu Thanh (gia Nghĩa km 86) – ăn trưa thác Trinh Nữ km 150.
- Ngày 2” BMT- Kontum 245km
Tham quan Pleime ghi dấu ấn chiến thắng của quân dân ta đánh tan Lữ đoàn 3 Không Kỵ Hoa Kỳ, 2 Chiến đoàn biệt động quân, 2 chiến đoàn Dù, chiến đoàn 3 thiết giáp VNCH và QĐNDVN tháng 10/1965.
- Ngày 3 : Nghĩ Kontum 1 ngàytham quan Nhà thờ gỗ, ngã 3 biên giới Việt-Miên-Lào, di tích ngục KonTum, cầu treo
- Ngày 4 : Kontum – Prao 250 km
Café Dăktô km 45 thăm địa danh Đăk tô - Tân Cảnh, cứ điểm E-42 (đồi Charlie), suối nước nóng có độ nóng cao 5,600độ C Cơm trưa Khâm Dức km 129
- Ngày 5 : Prao – Khe Sanh 212km
Cơm trưa Hương Phong km 90
Tham quan địa danh nỗi tiếng của chiến dịch Khe Sanh, căn cứ lớn nhất và hiện đại nhất của Mỹ được mệnh danh “Điện Biên Phủ thứ 2” trung tâm chỉ huy “Hàng rào điện tử Mc.Namara” gồm 45.000 quân Mỹ (sau tăng lên 69.000) trên toàn tuyến, trong đó 6.680 đóng tại Khe Sanh.
Chiến dịch Pegasus: ~20,000 (Sư đoàn 1 Không kỵ, 2 trung đoàn TQLC Mĩ và 1 trung đoàn biệt kích Dù VNCH)
Chiến dịch Niagra và chiến dịch Arc Light: Không quân chiến thuật và chiến lược Hoa Kỳ, ném hơn 110 ngàn tấn bom
Cứ điểm 932 đồi A Bia sau khi thất thủ lính Mỹ kinh hoàng đặt tên Hamburger Hill (Đồi thịt Băm) thề hiện sự thương vong khủng khiếp của quân đội Mỹ. Chính sự kiện này gây xôn xao ngay tại nườc Mỹ, dân Mỹ biểu tình chống chiến tranh VN.
- Ngày 6 : Khe Sanh – Phong Nha 200km (HCM đông)
Café Nghĩa trang Đường 9 – com trưa Nghĩa trang Liệt Sỹ Trường Sơn
Nghĩ ngày7+8 thăm hang động Phong Nha và Thiên Đường.
- Ngày 9 : Phong Nha – Thái Hòa 300km
Cơm trưa TT PHố Châu km 180
- Ngày 10 : Thái Hòa – Cao Phong 250km
Cơm trưa Ngọc Lặc Km125
- Ngày 11 Nghĩ Cao Phong đi cung đường Tây Tiến của chiến dịch tây Tiến oai hùng năm xưa được mọi người biết đến qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Ngày 12 : Cao Phong – Sơn La 250km hoặc theo đường QL32 qua Tú Lệ, Mù Cang Chải chinh phục đèo Khâu Phạ và đèo Pha Đin (thẳng đến Điện Biên Phủ không qua Sơn La)
- Ngày 13 nghỉ ĐBPhủ tham quan cac di tích lịch sử DBP.
- Ngày 14 Điện Biên Phủ - Sapa 220km
Cơm trưa Pa Tần km 120. Qua cung đèo Ô Quỳ Hồ nằm trong 4 đâi đỉnh đèo VN
- Ngày 15, 16, 17, 18 nghĩ dưỡng tại Sapa. Di Lào Cai qua Hà Khẩu TQ mua “đồ chơi”. (ai muốn leo Fansipan thì leo, 3 ngày/chuyến), tham quan cac bản làng quanh Sapa. Đón tuyết (vào thời điểm này Sapa thường có tuyết.
- Ngày 19 : Sapa – Hà Giang 230km
- Ngày 20 Hà Giang – Yên Minh – Sà Phìn– Đồng Văn 170km
Cung đường Hạnh Phúc dài # 200km công trình “đại thũ công” thi công toàn bằng sức người hàng chục ngàn TNXP và 2 xe tải cũ gọi là cơ giới thi công trong 6 năm ròng. Con đường bi tráng nhất (khi con đường hoàn thành, phải có một nghĩa trang riêng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống)
Cơm trưa Yên Minh km 100
- Ngày 21 : Đồng Văn – Lũng Cú – Đồng Văn (30km X 2).
tTham quan cột cờ Lũng cú và điểm cực Bắc VN, Nhà Vua Mèo.
- Ngày 22 Đồng Văn – Mèo Vạc 30km – Cao Bằng 165km
Qua cung đèo Mã Pí Lèng nổi tiếng và dòng song Nho Quế. Cung đường đèo hiểm trở dài # 20km ở độ cao # 2.000m. Đoàn đường đèo # 20km do đội TNXP cảm tử treo mình trên vách đá đục đèo bằng tay để khai phá đường trong suốt 11 tháng.
Cơm trưa Bảo Lạc km 100
- Ngày 23 nghỉ Cao bằng tham quan Thac Bản Giốc – Hang Pắc Pó – suối LêNin, Hang Ngườm Ngao.
- Ngày 24 Cao bằng – Lạng Sơn 125km
- Ngày 25 nghỉ Lạng Sơn tham quan Dộng Nhị Thanh – Tam Thanh, Thành Nhà Mạc…
- Ngày 26 : Lạng Sơn – Hà Nội 150km ghé Bắc Ninh Tham quan Đền Đô.
- Ngày 27.28 tàu hỏa về TP HCM. Kết thúc.
Chi phí dự kiến 500k/ ngày (kề cả vé tàu hỏa và gởi xe Hà Nội-Tp HCM. LH 090 303 5201. Nóng Sốt dẻo...gần đến ngày khởi hành rồi mau đặt gạch nguyên cục.
 
Last edited:
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Có 1 vài tư liệu liên quan đến vần đề ngủ bảng và phong tục tập quán của người dân tộc. Các bạn đọc và lưu ý để trán phạm fải khi vào làng bàn.
Ngủ bản

Tây Bắc, Đông Bắc, đặc biệt là các vùng hẻo lánh, miền núi, đâu đâu cũng có bản. Ví thử như khu vực hot nhất trong vài năm trở lại đây là: Mù Cang Chải, Tú Lệ, Hoàng Su Phì, A Pa Chảiv.v.. Tớ lên khu vực này đến bây giờ 100% đều chọn bản để ngủ. Và cho đến nay thì cái thú nhất thì vẫn là ngủ bản. Đám hostel với hotel chỉ có nước ăn xin. Nhưng ngủ bản để phải trả tiền thì nó lại chẳng thú lắm.

Thông thường, tớ hay chọn bản đẹp. Đi trên đường, thấy bản nào đẹp, ưng thì chạy vào. Nhưng, trươc khi vào cũng tạt qua chợ thủ 1, 2 kg thịt. Vào bản rồi thì hỏi cho ra nhà trưởng bàn, công an xã hoặc các vị có chức sắc trong bản, trong thôn để ở nhờ. Cơ bản thì nhà các vị này thường to, hiếu khách, biết nói tiếng Kinh. Và cái chỗ ngủ của ta thì được đảm bảo. Thôi thì, giấy tờ mang ra, góp gạo thổi cơm chung. Chủ nhà niềm nở vì co khách phương xa đến, ta thì có một đêm ăn ngon, ngủ yên, lại nhiều chuyện, nhiều thứ để hỏi, để ngó. Giao lưu không biết bao la là chén. Và, vô khối lần tớ ngồi trên nhà sàn, thấy đám phượt nhớn nhác tìm chỗ ngủ, chạy đi chạy lại như gà con. Trong khi chỗ ở thì khắp nơi.

Tuy vậy, cái thú ngủ bản nó cũng cần có chút nguyên tắc. Xin phép được chia sẻ cùng các bạn:
1. Phải đoán được tính tình chủ nhà. Cơ bản bà con sẽ rất lấy làm vui. Nhưng một hai câu nói chuyện mà thấy không ổn thì vui lòng "dạo quanh phố phường" rồi lượn sang nhà khác.
2. Vào nhà rồi thì cần biết là nhà ai, dân tộc gì, một số điều kiêng kị thì đừng dại mà phạm phải. Nếu không biết thì ngồi đâu, sờ cai gì thì phải hỏi trước.
3. Không nên ăn không, ngủ không của người ta. Mình nên chuẩn bị sẵn một số thực phẩm nào đó để cùng nấu ăn với gia đình.
4. Càng dân dã càng tốt. Đôi khi chỗ đi vệ sinh cách nhà 2m, ở bên cạnh có con trâu hoặc ...1 đàn gà đang soi thì bơ mà hành sự thôi.
5. Nên là người tình cảm.
6. Đừng nên hứa hẹn gì về việc sẽ quay lại, sẽ gửi gì lên nếu không chăc chắn 100% mình sẽ lên.

Tập quán , phong tục

một số việc cụ thể cần lưu ý: Khi vào làng, vào bản, vào nhà dân nếu trên đường vào ở cổng bản hay cổng nhà thấy có cắm lá xanh hoặc cọc dấu thì không nên vào vì dân bản hoặc chủ nhà đang kiêng người lạ. Khi đã đến với dân bản thì không được tự ý vào khu rừng kiêng, rừng cấm, không làm mất vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, không chặt cây khi thấy cây có dành dấu (X), không lấy măng, mộc nhĩ, lấy mật ong... khi đã có người đánh dấu, không bẻ mầm non đang mọc.

Khi vào nhà dân, nếu thấy dân ở nhà sàn mà nhà lại có hai cầu thang thì cần quan sát xem đi cầu thang nào; nếu đi cùng chủ nhà hoặc có cán bộ cơ sở đi cùng thì nên để cho chủ nhà hoặc cán bộ cơ sở lên trước (thông thường nhìn từ ngoài vào, cầu thang phía bên tay trái dành cho đàn ông và khách, cầu thang bên tay phải dành cho phụ nữ). Khi đã vào trong nhà nếu thấy trong nhà có hai bếp thì không nên đi thẳng một mạch từ đầu nhà vào bếp trong (bố trí 2 bếp, bếp ngoài đồng bào dành cho khách). Khi ngồi cạnh bếp lửa không dùng chân đẩy củi, không đút ngược cây củi vào bếp (ngược ở đây được hiểu là đút chiều ngọn của cây củi vào trước) vì đồng bào quan niệm làm như thế trong nhà sẽ có người đẻ ngược. Không nướng cơm đồ (xôi) vì nếu cơm đã đồ mà đem nướng đồng bào cho rằng năm đó sẽ xảy ra mất mùa. Khi ngồi cần chú ý không ngồi vào “cửa móng” (cửa sổ gian tiếp khách), nếu chủ nhà chưa mời không nên ngồi ngay vào đệm (thường dành cho bề trên và khách quý).

Khi ăn cơm nếu chủ nhà không mời thì không được ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm đồng thời tôn trọng sự sắp đặt vị trí ngồi của chủ nhà; không được gắp đầu gà, chân gà, gan gà (những thứ này thường để chung một đĩa với dụng ý để khách chứng giám lòng thành của chủ). Khi uống rượu nếu thấy trong mâm có 2 ly rượu (cốc, chén) để giữa chủ nhà và khách hoặc giữa chủ nhà và người già nhất thì không được uống 2 ly rượu này (đồng bào quan niệm đây là 2 ly rượu dâng lên tổ tiên). Khi có người mời, hoặc mời mọi người xung quanh mới uống, không nên cầm ly uống ngay. Đặc biệt để tỏ lòng mến khách những người trong mâm rượu dùng rất nhiều “lý” để chúc rượu nhau (chúc chung cả mâm, chúc riêng từng người, ly rượu làm quen, chúc sức khỏe...) trong trường hợp ấy không nên từ chối (uống được bao nhiêu do khả năng của mình) và nên chủ động chúc rượu lại chủ nhà và những người trong mâm rượu. Ngoài ra khi mời rượu không nên dùng từ “uống hết” mà chỉ nên dùng từ “uống cạn” (đồng bào quan niệm nếu dùng từ “uống hết” nghĩa là chủ và khách không còn tình cảm gì, không còn gì để uống), trong khi ăn uống không nên vừa ăn vừa nói quá to.

Khi đi ngủ không nằm ngủ dọc theo đòn nóc nhà (chỉ người chết mới nằm như vậy), không ngủ dậy quá muộn, không đắp ngược chăn. Khi tiếp xúc với cán bộ là người dân tộc thiểu số ở cơ sở, tiếp xúc với dân bản không nói quá to với cử chỉ gay gắt, đặc biệt không dùng ngón tay trỏ của mình chỉ vào mặt người đang đối thoại với mình. Không tranh cãi với người già, phụ nữ và trẻ em, không xoa đầu trẻ nhỏ, không nên biểu lộ tình cảm thái quá đối với phụ nữ đã có chồng, con gái đã có người yêu, phụ nữ goá chồng. Khi nói chuyện với bà con dân bản cần tránh dùng từ kiêng, từ có tính miệt thị dân tộc như: gọi người đàn ông có tuổi là “bố bản”, dùng từ “xá” (có nghĩa là rách rưới) chỉ dân tộc Khơ Mú, “Thổ mừ” chỉ dân tộc Thổ... hoặc có khi nói những từ chung chung như “ông Mông”, “ông Thái”, “ông Dao”...

Ngoài ra một số dân tộc thiểu số có những điều “kiêng”, “cấm” trong các nghi lễ như chọn đất làm nương rẫy, chọn ngày dựng nhà, chọn ngày cưới hỏi vợ, chồng; kiêng cữ khi phụ nữ mới sinh. Những nghi lễ khi trong nhà có người chết; những nghi lễ trong việc cúng bản, cúng mường; gặp những trường hợp này tốt nhất là chúng ta lắng nghe, quan sát không nên vội vàng phê phán chê bai như: mất vệ sinh, lạc hậu, tốn kém; mê tín dị đoan…

Cán bộ công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những thế hệ kế tiếp nhau được bổ sung trong quá trình phát triển của đất nước. Những nội dung nêu trên mặc dù chỉ ở mức độ chung nhất nhưng sẽ là cần thiết cho cán bộ mới làm công tác dân tộc tham khảo góp phần tăng cường kỹ năng công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên đây là 1 số king nghiệm của các bạn phượt dạn dày kinh nghiệm, chúng ta nên học hỏi.
 
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Chương trình của đoàn bác thật hoành tráng và thú vị,rất tiếc là không đủ thời gian và điều kiện tham gia.bác đã có nhiều kiến thức, kinh nghiệm,chỉ xin lưu ý một chút về khí hậu của miền bắc trong thời gian đó, mong là ko có ngày nào quá tê lạnh. Chúc cả đoàn vui vẻ thành công như ý!:))
 
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Thank Chú, chủ nhật này cháu phải lên dl với mấy người bạn, hẹn gặp các Chú vào lần off 8t1 ạ. hihi thông tin Chú đưa ra thật hữu ích, phải ghi nhớ mới được. hay cháu nhờ Chú mua hộ cháu một cái barga được không ạ? khi nào off cháu sẽ lấy.
 
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Thank Chú, chủ nhật này cháu phải lên dl với mấy người bạn, hẹn gặp các Chú vào lần off 8t1 ạ. hihi thông tin Chú đưa ra thật hữu ích, phải ghi nhớ mới được. hay cháu nhờ Chú mua hộ cháu một cái barga được không ạ? khi nào off cháu sẽ lấy.

Hi! Cái bagarge đó gắn nhanh mà, để chú gắn trước, khi off Ngoctinhkj thấy thích hợp thì mua gắn luôn. Không cần mua trườc đâu. Vấn đề là túi ngủ, võng, đèn led đội đầu....đã mua chưa? Còn việc kiểm tra xe cộ nữa? Nhông sên, săm lốp, bạcc đạn bánh trước và sau? gắn 4 signal chớp...? làm tới đâu rồi?
 
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Chào bác yamaham, chưa khởi hành mà tràn ngập thông tin cần thiết cho chuyến đi, thật bổ ích .Soloclick rất ủng hộ việc kêu gọi các nhóm phượt hổ trợ ở các vùng miên của bác . Hy vọng sẽ có được sự ủng hộ của diển đàn. Hẹn gặp anh khi mang xe đi kiểm tra. Thân .
 
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Cùng các phượt từ trong đoàn. Hôm nay có 1 phươt nữ Hà Nội đt nói chuyện và góp ý hường dẫn rất nhiều điều hay về tình hình đường xá, mưa phùn giá rét trên cung đường Tây Và Đông Bắc. Tôi rất ngạc nhiên và khâm phục bạn Trang này thể hiện tinh thần phượt đúng nghĩa cũng nhjư bạn ấy có tinh thần phượt thoát ra khỏi tính địa phương, cục bộ. Cảm ơn ban Trang nhiều về sự giúp đở vô vụ lợi với lòng nhiệt tình của dân phượt chính cống. Hy vọng có dịp gặp bạn ở TP HCM hay Hà Nội mời bạn ly nước , giao lưu tâm sự để tỏ lòng quý mến và ngưỡng mộ.
 
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Nếu các bác cần thông tin hay gặp khó khăn gì ở cung đường Hà Giang thì call em nhé: 0913281886. Rất vui lòng được giúp đỡ các bác!
Chúc cả đoàn có 1 chuyến đi ý nghĩa ^^
 
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Nếu các bác cần thông tin hay gặp khó khăn gì ở cung đường Hà Giang thì call em nhé: 0913281886. Rất vui lòng được giúp đỡ các bác!
Chúc cả đoàn có 1 chuyến đi ý nghĩa ^^
Cảm ơn Tieumuoi_hg nhiều, đoàn đã ghi nhớ số đt, sẽ gơi khi đến Hà Giang.
 
Re: Tuyển thêm xế (không ôm) Tết phượt xuyên Việt (Khởi hành mồng 2 Tết - 28/tháng Gi

Thông báo tình hình ngủ nghê tại Đồng Văn, Theo tôi biết ở Đông Văn chỉ có 3 KS 1 Cao Nguyên Đá và 2 KS mini của tư nhân 4-50 phòng là ngập rồi. Những ngày có hội vui lớn sẽ tập trung nhiều du khách cũng như phượt tử 4 phương tụ hội về sẽ khó khăn v/v thuê phòng KS. Dịp triển lãm hình ảnh kết hợp chợ phiên vào 2 ngày 18/02 và 19/02 tại chợ cũ Đồng Văn cũng trong trường hợp này. Do lo ngại đoàn sẽ gặp khó khăn trong nhưng ngày lưu lại ĐV tham dự hội triển lãm "Thương Nhớ Đồng Văn" nên tôi đã đăng ký và đặc cọc trước thuê 2 phòng x 4 ngày lưu trú 16- 17 - 18 - 19/02/2012. Các bạn yên tâm nghe.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,338
Bài viết
1,175,284
Members
192,056
Latest member
Lyminhchung
Back
Top